MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
Chương 1: MỘT VÀI LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ DI DÂN 4
1.1. Khái niệm việc làm 4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 4
1.1.2. Khái niệm việc làm 4
1.1.3. Phân loại việc làm 5
1.2. Di dân 6
1.2.1. Khái niệm di dân. 6
1.2.2. Phân loại di dân. 7
1.2.2.1. Theo khoảng cách di chuyển: 7
1.2.2.2. Theo độ dài thời gian cư trú: 8
1.2.2.3. Theo đặc trương di dân: 8
1.2.3. Các lý thuyết di dân. 9
1.2.3.1. Lý thuyết Micheal P.Todaro. 9
1.2.3.2. Lý thuyết của Ravenstein. 10
1.2.3.3. Lý thuyết đô thị hoá: 10
1.2.3.4. Lý thuyết lực “hút- đẩy” 10
1.3. Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm 12
1.3.1. Nơi xuất cư 12
1.3.2. Nơi nhập cư. 13
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ DI CƯ Ở THANH HOÁ. 14
2.1. Tổng quan về Thanh Hoá 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 14
2.1.1.1. Vị trí địa lý: 14
2.1.1.2. Địa hình 14
2.1.1.3. Khí hậu: 15
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên: 15
2.1.2. Tình hình kinh tế. 17
2.1.2.1. Về kinh tế: 17
2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng. 17
2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực Thanh Hóa 18
2.3. Thực trạng về di dân ở Thanh Hóa 21
2.3.1. Các yếu tố quyết định di dân. 21
2.3.1.1. Thực trạng về giải quyết việc làm của tỉnh. 21
2.3.1.2. Thất nghiệp. 25
2.3.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến di cư. 26
2.3.2. Đặc điểm của di dân. 27
2.3.2.1. Trình độ, độ tuổi, giới tính. 27
2.3.2.2. Địa điểm di cư. 29
2.3.2.3. Thời gian cư trú. 31
2.3.3. Hậu quả của di cư. 32
2.3.3.1. Mặt tích cực. 32
2.3.3.2. Mặt tiêu cực. 35
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM 38
3.1. Quan điểm của tỉnh về di dân 38
3.2. Giải pháp 39
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các ngành, các vùng kinh tế. 39
3.2.1.1. Nông nghiệp- nông thôn. 39
3.2.1.2. Ngành công nghiệp. 43
3.2.1.3. Dịch vụ 43
3.2.2. Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động 45
3.2.3. Mở rộng, nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, đào tạo nghề 46
3.2.3.1. Gắn kết việc đào tạo nghề với thị trường lao động 47
3.2.3.2. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 48
3.2.3.3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề 49
3.2.4. Phát triển mạnh thị trường lao động 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động. Trình độ hiểu biết về bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục thấp, họ vừa không có điều kiện về vật chất cũng như không biết cách chăm sóc. Về trí lực được thể hiện thông qua: Trình độ và kỹ năng. Tỷ lệ qua đào tạo cao 31% (bao gồm cả đào tạo nghề). Tuy nhiên cơ cấu đào tạo và hiệu quả nguồn nhân lực qua đao tạo chưa cao. Cơ cấu đào tạo hợp lý là cơ cấu có tỷ lệ đại học, trung học, học nghề là: 01, 04, 10 nhưng tỷ lệ này ở Thanh Hóa là: 01, 1.5, 03. Cơ cấu bất hợp lý dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ra “kỹ năng thực hành” rất kém.
Về kỹ năng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Nói chung, người Thanh Hóa có tính chịu khó, cần cù, tiết kiệm, thông minh… Nhưng, không chỉ đối với Thanh Hóa mà nguồn nhân lực Việt Nam có phong cách làm việc đơn lẻ, tinh thần hợp tác kém; ý thức chấp hành kỷ luật kém; không mạnh dạn tiếp thu cách làm ăn mới; năng lực sáng tạo yếu.
Tóm lại, về nguồn nhân lực Thanh Hóa thì có một số điểm mạnh và điểm yếu sau:
- Dân số đông, tốc độ tăng cao là yếu tố cơ bản để cho tỉnh tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Với một nguồn nhân lực dồi dào, giá thuê lao động rẻ đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng phải đối mặt với vấn đề giải quyết việc làm.
- Thanh Hóa có truyền thông hiếu học, trọng học, điều kiện khó khăn cũng cố gắng vươn lên để cho con cái học hành đỗ đạt cao, có địa vị xã hội. Điều này đã nâng cao tinh thần học tập, tuy nhiên lại làm thay đổi mục đích học tập. Mặc dù được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn, trang bị kiến thức chuyên môn nhưng khả năng vận dụng, biến tri thức thành kỹ năng nghề nghiệp yếu, khả năng chuyển từ “năng học” sang “năng hành” bị hạn chếà Làm mất đi ý nghĩa thực tiễn của việc học hành.
- Con người Thanh Hóa rất cần cù, thông minh, sáng tạo…nhưng khả năng hợp tác, làm việc nhóm lại rất kém, mà đây là yếu tố rất quan trọng để có thể phát huy được sức mạnh tập thể trong thời đại hiện nay. Con người là sản phẩm của lịch sử vì vây, những phẩm chất hiện có là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài. Do nền sản xuất tiểu nông kéo dài, mang nặng yếu tố nhỏ nhoi, ghen ghết, đố kỵ những người vượt trội hơn mình, chỉ thấy cái lợi trước mắt, cục bộ mà không thấy cái lợi lâu dài, toàn thể…
2.3. Thực trạng về di dân ở Thanh Hóa
2.3.1. Các yếu tố quyết định di dân.
2.3.1.1. Thực trạng về giải quyết việc làm của tỉnh.
Dự báo dân số tỉnh đến năm 2010 khoảng 3,8 triệu người, số lao động có khả năng lao động và nhu cầu việc làm là 290.000 người. Để giải quyết việc làm, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các ngành, các vùng và các chương trình hỗ trợ việc làm như: Xuất khẩu lao động, cho vay vốn để giải quyết việc làm, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động…
Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế tỉnh không ngừng tăng trưởng và phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,2% năm, thu nhập bình quân đầu người 510 USD/năm, hàng năm giải quyết việc làm cho 30.000 người.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Tổng LĐ đang làm việc
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Số người
% so với tổng
Số người
% so với tổng
Số người
% so với tổng
2001
1.751.001
1.333.387
76,15
192.260
10,98
225.354
12,87
2002
1.812.541
1.349.074
74,42
206.086
11,37
257.381
14,21
2003
1.873.727
1.392.367
74,31
213.230
11,38
268.130
14,31
2004
1.927.330
1.406.950
73,0
222.992
11,57
297.388
15,43
2005
1.990.006
1.429.421
71,83
240.592
12,09
319.993
16,08
2006
2.048.508
1.413.470
69,0
297.034
14,5
338.004
16,5
2007
2.104.356
1.388.875
66,0
357.740
17,0
357741
17,0
Nguồn: -Tổng cục thống kê Thanh hóa.
- Kết quả điều tra lao động- việc làm hàng năm do Sỏ Lao động- TBXH, Cục thống kê Thanh Hoá và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.
a1. Nông- lâm- ngư nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành nông- lâm- ngư nghiệp là 4,8- 5,2%/ năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, tỉnh đã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng tận dụng lợi thế của vùng và từng bước gắn với thị trường. Diện tích một số cây công nghiệp: Mía, lạc, đậu tương… tăng khá nhanh. Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động trong trồng trọt giảm, tăng lao động trong chăn nuôi; Các trang trại sản xuất chăn nuôi tổng hợp được hình thành và phát triển, đến nay có gần 3.700 trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn được chú ý phát triển nhanh như: Thêu ren, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề mây tre đan… đến nay toàn tỉnh có hơn 200 làng nghề và gần 1000 hợp tác xã. Hàng năm các ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn đã tạo việc làm mới cho 15.000 người. Con số này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm tới. Nâng tổng số người đang làm việc trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp là 1.388.875 người, chiếm 66% tổng lao động đang làm việc trong toàn tỉnh.
a2. Công nghiệp- xây dựng:
Giá trị gia tăng bình quân hàng năm là 15,5- 16,7%/ năm. Trong tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như: Lễ Môn, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Lam Sơn, Nghi Sơn, Mục Sơn tiếp tục mở rộng quy mô thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế về: Sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Các công trình giao thông công cộng, các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã được đầu tư xây mới, nâng cấp và tu bổ. Với những thành tựu trên lao động trong ngành công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng từ 192.260 người năm 2001 đến 357.741 người năm 2007, chiếm 17% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
a3. Dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ là 10%/ năm. Với một địa hình dọc theo bờ biển dài hơn 1.200 km, Thanh hoá có tiềm năng về khai thác du lịch biển. Các điểm du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Bến En, khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, động Từ Thức…đã thu hút được nhiều lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp, nâng tổng số lao động trong ngành dịch vụ lên 357.741 người chiếm 17% tổng số lao động trong nền kinh tế.
Các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm.
b1. Chương trình xuất khẩu lao đồng.
Tỉnh Thanh Hoá được Bộ Lao động- TBXH đánh giá là tỉnh đứng thứ hai về xuất khẩu lao động. Các thị trường xuất khẩu chính như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Đông…Trong giai đoạn 2001- 2005 tỉnh đã đưa được 14.984 người, phấn đấu trong giai đoạn 2006- 2010 tỉnh đưa thêm 50.000 người. Có thể nói, công tác xuất khẩu lao động đã được tỉnh quan tâm, khuyến kích, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Số tiền mà người tham gia xuất khẩu lao động gửi về tiếp tục tham gia vào đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo.
b2. Chương trình vay vốn giải quyết việc làm.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ hội tìm kiến việc làm trở nên khó khăn hơn đối với những đối tượng yếu thế: Lao động nữ, lao động tàn tật, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động dân tộc thiểu số, lao nông thôn. Do đó nhóm đối tượng này cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để tạo việc làm. Trong đó có hỗ trợ về vốn vay từ Quỹ giải quyết việc làm.
Trong những năm qua Quỹ hỗ trợ giải quyêt việc làm đã cho vay hơn 3.500 dự án, giải quyết việc làm mới cho hàng chục ngàn lao động, với tổng kinh phí cho vay trong giai đoạn 2006- 2010 là 1.284.000 triệu đồng. Các lĩnh vực cho vay chủ yếu là: Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (chiếm tới 40% tổng số vốn cho vay), chăn nuôi…
b3. Một số chương trình khác.
- Đào tạo nghề: Nhằm nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người lao động, ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho lao động dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động người tàn tật.
- Phát triển mạnh thị trường lao động: Nhằm cung cấp các thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Hoặc các hội trợ việc làm hàng năm góp phần đa dạng hoá thị trường lao động
Bảng 2.3: Giải quyết việc làm mới theo hiệu quả của các chương trình
Chỉ tiêu
Phát triển kinh tế- xã hội (người)
Xuất khẩu lao động (người)
Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm (người)
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%)
Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn (%)
2001
28.079
421
7.500
6,12
75,15
2002
26.115
1.995
8.390
6,01
75,26
2003
24.441
4.059
9.000
5,7
75,7
2004
24.661
4.589
9.300
5,27
76,5
2005
27.970
3.920
9.810
4,98
77,52
2006
29.500
8.000
7.500
4,85
78,5
2007
30.500
9.000
7.500
4,75
80,4
Nguồn:- Sở Lao động- TBXH.
- Báo cáo các huyện, thị xã, thành phố.
2.3.1.2. Thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị có xu hướng giảm xuống và tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng lên. Mức thất nghiệp năm 2007 là 4,75 thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (phấn đấu năm 2010 đạt mức thất nghiệp < 5%). Để đạt được những thành tựu trên là do có rất nhiều nguyên nhân, trong đó sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác lao động- việc làm. Ông cha ta đã từng nói “Nhàn cư vi bất thiện”, hơn nữa có việc làm mới tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống. Xuất phát từ tư tưởng đó, tỉnh đã xem giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu khác.
Tuy nhiên, trên thực tê ở tỉnh con số thất nghiệp còn thấp hơn và tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn cao hơn. Nội lực phát triển của tỉnh chỉ giải quyết được 70% nhu cầu việc làm, số còn lại một phần di cư ra các vùng khác để làm ăn. Đối tượng di cư chủ yếu là người nông dânà nguồn lực sản xuất trên đầu người tăng một cách tương đốià Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Bắc Trung Bộ là vùng có tỷ lệ di cư đến các khu vực khác cao nhất trong cả nước. Đây chủ yếu là luồng di cư tự do nên việc quản lý là rất khó khăn vì nó không chỉ liên quan đến khu vực xuất cư mà còn ảnh hưởng đến nơi nhập cư.
2.3.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến di cư.
Xét ở tầm vi mô, di cư xảy ra do sự khác biệt về những cơ hội giữa nơi đi và nơi đến. Một người có di cư hay không phụ thuộc vào việc các hệ thống xã hội liên kết các vùng thuộc nơi đi và nơi đến và các cơ hội có phù hợp với họ hay không. Biết được các lý do di cư có thể giúp cho việc xây dựng các chính sách tác động đến di cư. Có rất nhiều lý do dẫn đến di cư như: Tìm được việc làm hay việc làm tốt hơn ở nơi ở mới, cải thiện đời sống, đi học, gần người thân, không hợp với nơi ở cũ, kết hôn… Nhưng tóm lại có hai nhóm nguyên nhân là: Nhóm nguyên nhân về kinh tế và nhóm nguyên nhân về tinh thần. Trong đó nguyên nhân về kinh tế là chủ yếu.
Theo một cuộc điều tra về di cư ở Thanh hoá, thì có khoảng 70% số người được hỏi trả lời nguyên nhân di dân là do nơi ở cũ họ không tìm được việc hoặc có việc nhưng mức lương quá thấp không đủ nuôi bản thân. Trong khi đó, nơi nhập cư lại dễ dàng tìm kiếm được một công việc với mức lương khá, có dư gửi về cho gia đình. Thanh hoá là tỉnh có dân số đông, diện tích đất nông nghiệp ít (chiếm khoảng 14% tổng diện tích đất), mức thu nhập bình quân đầu người thấp 480- 520 USD/năm. Ngược lại, ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thanh phố Hố Chí Minh, các khu công nghiệp đang thiếu lao động nhưng mức thu nhập lại cao hơn. Chính những yếu tố trên đã tạo ra lực đẩy từ nơi đi và lực hút từ nơi đến để có quyết định di dân.
Ngoài ra, nhóm yếu tố về tinh thần: Không hợp nơi ở cũ, muốn cải thiện môi trường sống, kết hôn, gần người thân, quan niệm…cũng góp phần tạo nên nguồn di cư này. Thanh hoá là vùng có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè rất nóng và mùa đông cũng rất lạnh, thiên tai thường xuyên xảy ra nên có một số người quyết định di dân đến một vùng đất mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Hoặc một số người lao động nông thôn trẻ tuổi quan niệm rằng “địa chủ nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”.
Đặc điểm của di dân.
Nghiên cứu nắm bắt được các đặc điểm của người di dân là rất quan trọng trong việc hoạt định chính sách di dân. Qua nghiên cứu về đặc điểm di chúng ta biết được đa phần người di dân thuộc độ tuổi nào, trình độ, giới tính… từ đó nắm bắt được những mặt tích cực, tiêu cực và giúp cho việc hoạt định chính sách.
Trình độ, độ tuổi, giới tính.
Đa phần những người di cư là người trẻ, trong độ tuổi từ 15- 34 tuổi chiếm 90% tổng số dân di cư. Trong cuộc điều tra về di dân năm 2004 của Tỉnh Thanh Hoá có số liệu như sau.
Bảng 2.4: Độ tuổi, giới tính của người di cư trong năm 2004.
Đơn vị: người
Tuổi
Nhập cư
Xuất cư
Di cư thuần
Nam
Nữ
Tổng
0- 4
27
20
15
35
8
5- 9
32
37
21
58
26
10- 14
230
233
354
587
357
15- 19
469
1.417
1.316
2.733
2.264
20- 24
1.161
3.720
1.881
5.601
4.440
25- 29
978
500
632
1.132
154
30- 34
735
537
320
857
122
35- 39
284
293
118
411
127
40- 44
192
72
75
147
- 45
45-49
75
32
36
68
- 7
50- 54
63
21
33
54
- 9
55- 59
72
46
32
78
6
60+
94
57
52
109
15
Nguồn: - Tổng cục thống kê về điều tra di dân năm 2004.
- Sở Lao động- TBXH tỉnh Thanh Hoá.
Năm 2004 tổng mức di cư thuần 7.475 người, đứng đầu trong cả nước về số người di cư. Trong đó, xuất khẩu lao động là 4.589 người, di cư theo chủ trương của nhà nước ra các đảo là 234 người, còn lại là di dân tự phát 2.652 người.
Những người di dân là những người trẻ, có sức khoẻ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề nói chung là thấp, nam di cư nhiều hơn nữ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có đến 80% số người di dân nằm từ độ tuổi 15- 30 tuổi. Số người từ độ tuổi 0- 19 tuổi chiếm 30%, đây là độ tuổi học sinh đang học phổ thông. Như vậy, đa phần những người di cư là những người có trình độ học vấn thấp, kéo theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cũng không cao. Các nghề chính mà người di cư làm là: Công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, thợ xây dựng, giúp việc gia đình, bốc vác cửu vạn, đánh giầy, bán báo, bán vé số…đây là những công việc đơn giản. Và hậu quả là công việc thường không ổn định.
Địa điểm di cư.
Rất phong phú và đa dạng, bao gồm 64 tỉnh, thành trong cả nước. Theo một cuộc điều tra của Tổng cục thống kê về “ảnh hưởng của di dân đến sức khoẻ” thì nguồn hiểu biết của những người di cư về nơi nhập cư chủ yếu thông qua bạn bè hoặc người thân giới thiệu. Điều này phản ánh một thực trạng là: Người di dân sẽ đến bất cứ vùng nào mà họ chắc rằng ở nơi đó thu nhập “dự kiến” cao hơn mức thu nhập hiện tại. Tuy nhiên, có 05 khu vực điển hình mà số người di cư chiếm tỷ lệ cao đó là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khu kinh tế Đông Nam bộ (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai), Khu kinh tế Đông Bắc ( gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương), Tây Nguyên (gồm: Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Số người di cư đến các khu vực có sự thay đổi theo thời gian. Trước kia, vào những năm 90, theo chủ trương của nhà nước di dân kinh tế mới và di dân ổn định biên giới thì số người di cư vào Tây Nguyên chiếm một tỷ lệ cao. Nhưng trong những năm gân đây, cơ chế thông thoáng, các khu công nghiệp ngày càng phát triển mạnh và mở rộng quy mô, cần một số lượng lớn lao động thì nơi đây đã trở thành điểm đến của đa số người di cư tự phát.
Bảng 2.5: Số người di cư giữa các vùng trong năm.
Đơn vị: Người
Năm
Xuất cư
Xuất khẩu LĐ
Nhập cư
Tây Nguyên
Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
KKT Đông Nam Bộ
KKT Đông Bắc
2001
7.273
421
973
1.165
920
1.036
853
2002
8.941
1.995
720
959
1.075
944
1.112
2003
11.632
4.059
413
901
1.013
912
1.390
2004
11.569
4.589
406
854
1.795
1.375
1.013
2005
12.173
3.920
371
998
1.142
1.452
1.238
2006
16.200
10.000
351
865
1.313
1.661
1.316
Tổng
67.788
24.984
3.234
5.742
7.258
8.273
6.922
Nguồn: - Tổng cục Thống kê.
- Cục Thống kê Thanh Hoá.
Trình độ, giới tính của người di cư đến các vùng trên cũng khác nhau. Những người đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì có trình độ cao hơn so với các nơi khác, khoảng 30% đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Đối tượng đến hai thành phố này bao gồm: Những người đang đi học hoặc đã học xong ở lại thành phố để làm việc, những người nông dân ra làm giúp việc, cửu vạn… Ngược lại, những người di cư đến Tây Nguyên có trình độ học vấn cũng như tay nghề thấp nhất trong 5 khu vực trên. Di cư đến khu vực này chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, tức là cả gia đình cùng vào trong đó làm ăn sinh sống. Mức thu nhập giữa người di cư và người dân bản địa ở Tây Nguyên không có sự chênh lệch cao. Điều này khác hoàn toàn với Hà Nội và thành phố Hố Chí Minh, dân bản địa có mức thu nhập cao gấp 2-3 lần người di cư.
Có sự khác biệt về giới tính giữa người đến vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đông Bắc. Đa số người di cư đến khu kinh tế Đông Nam Bộ là Nam, còn Đông Bắc là nữ. Điều này được giải thích do sự gần gũi về địa lý, Thanh Hoá gần khu kinh tế Đông Bắc hơn, hơn nữa nữ giới lại có xu hướng di chuyển đến những nơi gần. Về trình độ học vấn của người di cư Thanh Hoá đến hai khu công nghiệp này là như nhau, khoảng 85% tốt nghiệp tiểu học, 27% tốt nghiệp trung học.
Thời gian cư trú.
Nguyện vọng của đa số người di dân là: “Chỉ muốn kiếm thêm một chút tiền cho gia đình ở nông thôn chứ không có ý định ở đây lâu dài”. Bởi vì, phần lớn người di dân là những người nghèo, không có hoặc ít đất canh tác. Họ chỉ muốn đi làm trước hết là giúp đỡ gia đình, sau đó là kiếm ít vốn về làm ăn. Vì vậy, khoảng thời gian 5- 10 năm là thích hợp cho người di cư.
Khi người di dân đến nơi cư trú mới họ gặp phải rất nhiều khó khăn về chỗ ở, đăng ký hộ khẩu, thái độ phân biệt của dân bản địa…Chính những khó khăn này đã dập tắt hy vọng muốn định cư tại vùng đất mới. Tuy nhiên, người di cư đến Tây Nguyên lại có sự khác biệt, do đặc thù riêng biệt của di cư vào vùng này theo hình thức cả gia đình, và chủ yếu là đi theo chủ trương của Nhà nước, những người di cư vào đây gặp ít khó khăn hơn trong việc đăng ký hộ khẩu, nên họ quyết định ở lại đây vĩnh viễn.
Số người được ở lại vĩnh viễn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ bao gồm người có trình độ cao, có mức lương cao hoặc những người mà người thân có nhà ở đây. Tuy vây, con số này rất ít.
Trong cuộc điều tra về di dân của tỉnh năm 2004, mẫu được chọn để hỏi là 1000 người, những người này là di cư tự phát. Khi được hỏi họ sẽ quyết định ở đó trong bao lâu thì 69% trả lời rằng họ sẽ không ở một nơi cố định, nhưng thời gian đi làm ăn xa là khoảng 5- 10 năm; 9% trả lời là không có ý định quay trở về quê hương, tức là thời gian di cư là vĩnh viễn; 15% trả lời là họ sẽ đi xa trong vòng 2- 5 năm, đa số những người này là phụ nữ; số còn lại nói rằng họ không biết sẽ di cư trong bao lâu, tuỳ vào điều kiện. Con số này một lần nữa khẳng định: Người di cư luôn có xu hướng quay trở về quê hương để ổn định cuộc sống lâu dài.
Một điều đáng chú ý ở đây, thời gian cư trú càng lâu thì trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề, tác phong công việc, bản lĩnh… hay chất lượng nguồn nhân lực càng được nâng cao. Một câu mà ông cha hay nói “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đây là mặt tích cực của di cư, sau một thời gian cư trú, người di cư trở về quê với ít vốn và tay nghề để làm ăn.
Hậu quả của di cư.
Như đã biết, có rất nhiều hình thức di cư, theo đặc trưng của di cư thì có di cư theo tổ chức (ra biên giới, hải đảo hoặc xuất khẩu lao động) và di cư tự phát; theo khoảng cách di cư có di cư nông thôn- nông thôn (Thanh Hoá- Tây Nguyên), di cư nông thôn- thành thị (Thanh Hoá- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…). Tuỳ theo từng hình thức di cư mà hậu quả khác nhau. Những luồng di cư có tổ chức thường được Nhà nước cũng như chính quyền địa phương ở nơi nhập cư hỗ trợ về nhiều mặt: Đất sản xuất, hộ khẩu, tiếp cận với các dịch vụ y tế, tín dụng… Vì vậy, đối với bản thân họ cũng như đối với nơi đến và nơi đi gặp ít khó khăn hơn. Ngược lại, nguồn di cư tự phát thì tự bản thân người di cư phải lo liệu mọi mặt, đôi khi còn gặp phải sự xem thường của người dân gốc tại nơi cư trú.
Nếu chúng ta chỉ xem xét di cư ở góc độ của nơi đến hay nơi đi thì chưa thấy hêt được tác động của di cư. Vì vậy, xét ở tầm vĩ mô di cư có những mặt tích cực và tiêu cực sau:
Mặt tích cực.
Đối với người di cư:
Đầu tiên mà họ cảm nhận được lợi ích của việc di cư đó là có việc làm hoặc việc làm tốt hơn trước. Khoảng 92% số người di cư tìm được việc làm ở nơi nhập cư. Tuỳ theo trình độ, độ tuổi, giới tính mà người di cư có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân. Những công việc chủ yếu mà người di cư Thanh Hoá làm là: Công nhân trong các các nhà máy cơ khí, dệt, bán hàng dong… Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà hầu hết những người chuyển đến cho rằng tình trạng công việc tốt hơn trước rất nhiều.
Điều thứ hai mà người dư cư nhận được từ việc di cư là đời sống được cải thiện. Khoảng 75% người di cư cho rằng mức thu nhập của họ tăng lên so với khi không di cư. Mặc dù những công việc trên không tạo ra thu nhập cao nhưng so với ở nhà làm ruộng thì rất cao.
Sự cải thiện về đời sống không chỉ dừng lại ở những người trực tiếp di dân mà còn có tác động tích cực đối với gia đình của họ ở quê thông qua tiền gửi về. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm thường có một lượng tiền tiết kiệm gửi về cho gia đình. Khoản tiền này chủ yếu để tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm, các dịch vụ y tế… Số rất ít còn lại để tiết kiệm dưới dạng tiền mặt.
Khoảng 59% người di cư cho rằng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp được cải thiện hơn trước rất nhiều. Nhưng điều này lại không đúng với những người chuyển đến Tây Nguyên, phần lớn họ cho rằng không có cải thiện gì về cơ hội học tập.
Một số điểm khác cũng được xem là mặt tích cực đối với người di cư như: Thoả mẵn chí tò mò ở một vùng đất hứa, thay đổi môi trường sống, giao lưu học hỏi văn hoá phong tục ở các vùng miền khác nhau…
Đối với nơi nhập cư:
Chúng ta xem xét ở hai góc độ, đó là khu vực đô thị ( Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) hoặc khu vực nông thôn (Tây Nguyên). Luồng di cư nông thôn- nông thôn đã góp phần phân bố lại lao động dân cư để khai thác tốt hơn các tiềm năng đất đai, rừng, mặt nước ven biển phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước và vùng lãnh thổ. Đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho các nông lâm trường và các cơ sở sản xuất khác tại địa phương trong tháng thời vụ căng thẳng (thu hái cà phê, chè, cao su..). Đồng thời còn cung cấp một lực lượng đáng kể lao động là cán bộ quản lý, kỹ thuật cho địa phương nơi nhập cư (đặc biệt là những nơi đang quá thiếu lực lượng này). Đưa thêm ngành nghề mới đến nơi nhập cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tất cả những điều trên đều có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nơi nhập cư. Ngoài ra, sự giao lưu hoà nhập về văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc.
Có nhiều ý kiến cho rằng, lao động di chuyển tự do vào thành phố tìm việc làm và đã làm tăng sức ép về việc làm ở thành phố. Người di cư vào thành phố có thể làm bất cứ công việc gì với giá thuê lao động thấp mà người lao động ở thành phố không muốn làm. Vì vậy, lao động nông thôn ra thành phố không thể gọi là tăng sức ép về việc làm ở thành phố. Tuy nhiên, luồng di cư này vẫn có ý nghĩa thúc đẩy sự cạnh tranh về việc làm.
Lực lượng di cư đông đảo này vào thành phố đã xuất hiện một số nghề dịch vụ “bình dân” rẻ tiền, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho lực lượng tại chỗ đó như: Quán cơm “bình dân”, nhà trọ “bình dân”, dịch vụ cho thuê các phương tiện, dụng cụ hành nghề: Xích lô, xe đạp, quang gánh… một vài nơi xuất hiện dịch vụ gửi tiền thuê cho những người lao động trước khi họ trở về quê.
Tóm lại, dù là nguồn di cư vào thành phố hay nông thôn thì nó cũng không làm tăng sức ép về việc làm mà còn cung cấp một lực lượng lao động trẻ, có sức khoẻ, chịu khó có thể làm nhiều việc nặng nhọc, vất vả với đồng lương ít hơnà Thúc đẩy phát triển kinh tế nơi nhập cư.
Đối với nơi xuất cư:
Mặt tích cực đầu tiên được nhắc đến là giảm áp lực về việc làm. Dân đông, đất đai ít, kém màu mỡ, nền kinh tế của tỉnh chưa đủ khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, thì di dân là giải pháp mà người lao động “tự cứu mình”. Có việc làm sẽ có thu nhập cho bản thân và gia đình. Hiểu theo một cách khác, di dân giúp xoá đói giảm nghèo nơi xuất cư. Những đồng tiết kiệm gửi về không chỉ làm tăng tiêu dùng của gia đình mà đây còn là những khoản tiền giúp em út của họ lấy tiền ăn học. Như vậy, dù là nơi xuất cư hay nhập cư thì di dân đều có ý nghĩa thúc đấy sự phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2004 về “ảnh hưởng của di dân đến sức khoẻ” thì số người di dân vào thành phố Hà Nội đóng góp 9% GDP của thành phố.
Mặt tiêu cực.
Đối với người di cư:
Khi đến một vùng đất mới họ gặp phải rất nhiều khó khăn; về chỗ ở, hộ khẩu, điện nước, thay đổi môi trường sống…Khoảng 65% người di cư trả lời rằng họ gặp khó khăn trong vấn đề nhà ở. Tỷ lệ người di cư đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sống trong các ngôi nhà ổ chuột, bến xe, công viên hoặc một túp liều dựng l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33047.doc