Chuyên đề Vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG

 PHÂN PHỐI THU NHẬP

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối

1.1.1. Lý luận của chủnghĩa Mác – Lê nin về phân phối

1.1.2. Một số lý thuyết về phân phổi trong kinh tế học hiện đại

1.1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về

phân phối thu nhập

1.2. Những nhân tố quy định phân phối và những nguyên tắc

 phân phối trong kinh tế thị trường định hướng XHCN

1.2.1. Những nhân tố quy định phân phối

1.2.2.Những nguyên tắc phân phối trong kinh tế thị trường

định hướng XHCN

1.3. Vai trò điều tiết của nhà nước trong phân phối thu nhập

1.3.1. Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập quốc dân

1.3.2. Cơ chế và chính sách phân phối thu nhập của nhà nước

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI PHÂN PHỐ THU NHẬP TRONG THỜI GIAN QUA Ở NƯỚC TA

2.1. Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua

2.1.1. Thực trạng chính sách tiền lương

2.1.2. Thực trạng chính sách thuế đối với phân phối

2.1.3. Thực trạng một số chính sách xã hội

2.2. Đánh giá kết quả chung và những vấn đề đặt ra đối với sự

điều tiết của nhà nước về phân phối thu nhập

2.2.1. Thu nhập và mức sống

2.2.2. Đánh giá về sự đổi mới các chính sách phân phối và

điều tiết thu nhập của nhà nước

2.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với sự điều tiết của nhà nước về

 phân phối thu nhập

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ

CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP NHẰM

THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN

3.1. Những quan điểm về phân phối và điều tiết thu nhập trong

kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam

 3.2. Những giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong

phân phối thu nhập nhằm thực hiện định hướng XHCN ở nước ta

3.2.1. Cải cách chính sách tiền lương

3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết

thu nhập hợp lý

3.2.3. Hoàn thiện các chính sách xã hội

KẾT LUẬN

 

doc155 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế, nên đây là loại thuế có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập, có khả năng mang lại nguồn thu lớn cho NSNN, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân. Thuế tiêu dùng thể hiện chủ trương, quan điểm của Nhà nước trong việc điều tiết thu nhập nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng và tiết kiệm trong toàn bộ xã hội, khuyến khích và bảo hộ sản xuất trong nước và nhiều mục tiêu khác. (2) Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các thể nhân và các pháp nhân. Chính sách thuế thu nhập ra đời nhằm thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào việc đóng góp các yếu tố sản xuất: người có lao động với chất lượng cao hoặc người có nhiều vốn đầu tư, thì có ưu thế và cơ hội nhận được thu nhập cao; ngược lại, người có trình độ nghề nghiệp thấp hoặc vốn ít thì sẽ nhận được thu nhập thấp. Như vậy, có thể sẽ dẫn đến phân hoá giầu, nghèo. Nhà nước cần sử dụng thuế thu nhập làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao. Mặt khác, thuế thu nhập được sử dụng nhằm giảm bớt tính chất luỹ thoái của thuế tiêu dùng. Do đó, ở hầu hết các nước, thuế thu nhập được áp dụng nhằm thực hiện sự công bằng xã hội. Dưới đây chúng ta xem xét thực trạng vai trò của chính sách thuế đối với điều tiết thu nhập và bảo đảm công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian qua. Đại hội lần thứ VI của Đảng là cái mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Việt Nam. Nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thích ứng với cơ chế kinh tế mới, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương cải cách hệ thống chính sách thuế, thay thế chế độ thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp. Qua cải cách thuế bước I từ năm 1990 đã hình thành một hệ thống chính sách thuế, bao gồm: - Luật thuế doanh thu - Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Luật thuế lợi tức - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp - Pháp lệnh thuế tài nguyên - Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao - Pháp lệnh thuế nhà đất - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn một số loại thuế mang tính chất lệ phí như thuế môn bài, thuế sát sinh; và một số phí, lệ phí: lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí chứng thư, phí cầu đường, qua phà,..... Nhằm nâng cao tính công bằng trong chính sách thuế và phục vụ chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước chủ trương cải cách thuế bước II từ năm 1996, ban hành một số sắc thuế mới, sửa đổi bổ sung một số sắc thuế. - Luật thuế giá trị gia tăng thay thế doanh thu, áp dụng từ ngày 1/1/1999. - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợitức, áp dụng từ ngày 1/1/199. - Sửa đổi, bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Sửa đổi, bổ sung luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Sửa đổi luật thuế chuyển quyền sử dụng đất - Sửa đổi, bổ sung pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Huỷ bỏ thuế sát sinh - Ban hành Pháp lệnh phí, lệ phí. Hệ thống chính sách thuế hình thành qua cải cách bước I và bước II được thực hiện hơn 10 năm qua đã đạt kết quả tốt trong việc động viên qua thuế và phí, lệ phí. Do áp dụng cho mọi thành phầm kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân nên đã bảo đảm tỷ lệ điều tiết thu nhập tương đối cao vào ngân sách nhà nước, bảo đảm động viên công bằng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường. Tính tự giác của đối tượng nộp thuế ngày một nâng cao, công tác quản lý thuế ngày một thuận lợi hơn. Hiệu quả động viên qua thuế, phí, lệ phí thực hiện được nhiệm vụ mà nhà nước đề ra bình quan là 19 - 20% GDP. Cụ thể, năm 1996 đạt 21,8% GDP, năm 197 đạt 19,4% GDP, năm 1998 đạt 19,2% GDP, năm 1999 đạt 18,6%, năm 2000 đạt 19,6% GDP và năm 2001 đạt 20,4% GDP. Thuế và phí, lệ phí bảo đảm từ 95% trở lên tổng thu NSNN, bảo đảm chi thường xuyên của ngân sách, đồng thời còn giành một phần ngày càng tăng cho đầu tư phát triển. Qua cải cách thuế bước I và bước II, từng chính sách thuế được dần dần hoàn thiện. Động viên công bằng qua từng chính sách thuế cũng ngày một tốt hơn. Dưới đây xem xét vai trò của một số loại thuế đối với phân phối. * Đối với thuế gia trị gia tăng (GTGT) Thuế giá trị gia tăng là thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, nên về nguyên tắc đối tượng đánh thuế là mọi hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam và đối tượng tiêu dùng, và đối tượng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Chính vì vậy, thuế GTGT bao quát hết các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, bao gồm hàng hoá nhập khẩu nên đã điều tiết được một phạm vi rộng các nguồn thu nhập, tạo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN. Luật thuế GTGT quy định 26 nhóm hàng, mặt hàng, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, y tế, dạy học, quốc phòng... không thuộc diện chịu thuế GTGT. Đó là các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất, cộng đồng nên nhà nước không đặt vấn đề điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng. Thuế GTGT được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, nên tránh được tính trùng lặp, đảm bảo tính công bằng cao. Về thuế suất, để đảm bảo điều tiết một cách công bằng trong giai đoạn đầu chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế suất sang thuế giá trị gia tăng, Luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất khác nhau: phổ biến là mức thuế suất 10% áp dụng đối với một số hàng hoá dịch vụ thông thường; thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp vào sản xuất và tiêu dùng; thuế suất 20% áp dụng đối với một số hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết thu nhập và điều tiết tiêu dùng; thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chưa đồng nhất, nên phân biệt mức thuế suất thuế GTGT khác nhau đối với từng nhóm mặt hàng là sự cần thiết. Để đảm bảo công bằng đối với tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thuế giá trị gia tăng áp dụng 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp trực tiếp áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán; phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh doanh chấp hành tốt công tác hạch toán kế toán và chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ. Bản thân phương pháp khấu trừ thuế cũng thể hiện cao tính công bằng tức là tính thuế đầy đủ đầu ra, nhưng khi nộp thuế lại được khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào, đảm bảo thuế không bị trùng lặp; * Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp Động viên công bằng được thể hiện chủ yếu ở các mặt: Vận dụng tính động viên công bằng theo chiều ngang, Luật thuế quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; thu nhập chịu thuế là toàn bộ thu nhập của cơ sở nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí để tạo ra thu nhập đó kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài và các thu nhập chịu thuế khác. Thuế suất được áp dụng chung nhất cho các doanh nghiệp trong nước là 32%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%, đồng thời nếu chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5%, 7% hoặc 10%. Luật quy định các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao hơn đó. Vận dụng động viên công bằng theo chiều dọc đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư áp dụng thuế suất 25%, 20%, hoặc 15%. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như trên mới nhìn tưởng như không công bằng, song đó là sự vận dụng quan điểm điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng của Đảng và Nhà nước. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp vận dụng công cụ miễn, giảm thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích sản xuất cho một số ngành và một số đối tượng thuộc diện thực hiện chính sách xã hội như: áp dụng miễn thuế trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo để khuyến khích và động viên công bằng đối với các cơ sở sản xuất mới thành lập, các cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn; áp dụng miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo đối với cơ sở mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi; miễn thuế cho các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ các cơ sở của người tàn tật, cơ sở dậy nghề cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số...; miễn thuế cho người kinh doanh có thu nhập thấp. Qua 3 năm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu về thuế và phí. Năm 1999 tỷ trọng số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu về thuế và phí là 18,3%, năm 2000 là 24%, năm 2001 là 25,4%. Điều đó để thể hiện vai trò điều tiết thu nhập, động viên nguồn thu tương đối lớn vào NSNN, góp phần bảo đảm công bằng trong phạm vi toàn xã hội. * Pháp lệnh thuế thu nhạp đối với người có thu nhập cao. Để góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của những người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước. Ngày 19/5/1994 UBTVQH khoá IX đã ban hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, pháp lệnh đó đã được sửa đổi hai lần vào tháng 2/1997 và tháng 6/1999. Ngày 19/8/2001 UBTVQH đã ban hành pháp lệnh về "thuế thu nhập đối với ngoài có thu nhập cao". Pháp lệnh này quy định công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập. Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập bao gồm thu nhập thường xuyên dưới các hình thức: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các khoản thu nhập ngoài lương, tiền công do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; và thu nhập không thường xuyên dưới các hình thức: quà biếu, quà tặng, chuyển giao công nghệ, bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.... trúng sổ số. Động viên công bằng cho từng đối tượng áp dụng theo một biểu thuế luỹ tiến từng phần với các mức thuế suất 10%, 20%, 30%, 40%, 50% đối với thu nhập thường xuyên. Vận dụng động viên công bằng theo những hoàn cảnh khác nhau nên thuế thu nhập đối với người thu nhập cao có hai biểu thuế: một áp dụng cho người nước ngoài, và một cho người Việt Nam. Động viên công bằng còn thể hiện áp dụng mức khởi điểm chịu thuế; đối với người nước ngoài có thu nhập đến 8 triệu đồng, thuế suất là 0%; đối với người Việt Nam có thu nhập đến 3 triệu đồng thuế suất là 0%; đối với người Việt Nam có thu nhập sau khi đã nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần mà cao hơn 15 triệu đồng, còn phải nộp thuế bổ sung 25% trên phần thu nhập cao hơn 15 triệu đồng. Để thực hiện chính sách điều tiết thu nhập, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao còn quy định: những người có thu nhập không thường xuyên đến mức quy định phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho NSNN. Biểu 2. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam Đơn vị: 1000 đồng Bậc Thuế nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 3000 0 2 Trên 3000 đến 6000 10 3 Trên 6000 đến 9000 20 4 Trên 9000 đến 12.000 30 5 Trên 12.000 đến 15.000 40 6 Trên 15.000 50 Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập (19/5/2001) Biểu 3: Biểu thuế thu nhập đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài (Đơn vị: 1000 đồng) Bậc Thuế nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 8000 0 2 Trên 8000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 5 Trên 80.000 đến 120.000 40 6 Trên 120.000 50 Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập (19/5/2001) Biểu 4: Biểu thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên (Đơn vị: 1000 đồng) Bậc Thuế nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 2000 0 2 Trên 2000 đến 4.000 10 3 Trên 4.000 đến 10.000 20 4 Trên 10.000 đến 20.000 30 5 Trên 20.000 đến 30.000 40 6 Trên 30.000 50 Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập (19/5/2001) * Thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB) Là một loại thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nằm trong danh mục nhà nước quy định. Thuế TTĐB thường có mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập đối với những người sử dụng những hàng hoá cần hạn chế tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá.... hoặc những hàng hoá cao cấp như máy điều hoà, ô tô con... Theo quy định hiện hành, biểu thuế TTĐB có 12 mức thuế suất khác nhau từ 15% đến 100% được phân theo loại hàng hoá, dịch vụ. Đối với những mặt hàng cần điều tiết mạnh (thường là các hàng hoá cao cấp như ô tô, rượu, bia, thuốc lá cao cấp và các hàng hoá không khuyến khích sử dụng như bài lá, vàng mã....) thì áp dụng thuế suất cao (60% , 70%, 100%). Đối với các mặt hàng đặc biệt nhưng việc tiêu dùng chúng mang tính chất đại chúng ( như rượu có độ cồn thấp, xăng, điều hoà nhiệt độ, kinh doanh karaoke....) áp dụng thuế suất từ 15% đến 55%. Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nhằm mục đích điều tiết một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN, chứ không mang tính hướng dãn tiêu dùng và điều tiết thu nhập cao. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết thu nhập của nhà nước. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực, mà còn liên quan đến vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ theo định hướng của nhà nước thì cần phải biết sử dụng mức thuế cao để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao.Vì vậy, mục tiêu của thuế TTĐB là hướng vào điều tiết thu nhập của các tầng lớp có thu nhập khi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đặcbiệt, thực hiện phân phối thu nhập công bằng, hợp lý. * Đánh giá vai trò của hệ thống chính sách thuế đối với việc phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Những kết quả đạt được. Thứ nhất, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, việc thực hiện hệ thống chính sách thuế đã bảo đảm huy động và tăng nguồn thu cho NSNN. Số thu về thuế và phí tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu trong nước, đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về chi tiêu thường xuyên ngày càng tăng của nhà nước. Thứ hai, hệ thống chính sách thuế được áp dụng chung thống nhất cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Thứ ba, các chính sách xã hội như chính sách ưu đãi về thuế đối với người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ... tuy chưa mất hẳn nhưng phần lớn đã được loại ra khỏi chính sách thuế, làm cho tính trung lập của thuế được tăng lên, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Thứ tư, thông qua chính sách miễn giảm thuế GTGT, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu... và sự ưu đãi về thuế đối với một số đơn vị kinh tế mới thành lập, đầu tư chiều sâu, các đối tượng thuộc chính sách xã hội.... đã thể hiện vai trò điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội theo quan điểm và đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Thứ năm, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, tuy là loại thuế mới, nhưng đã điều tiết được thu nhập của người có thu nhập cao, hạn chế chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các thành viên trong xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội. Số tiền thuế ngày càng tăng, góp phần vào sự động viên nguồn thu cho NSNN. Những tồn tại, bất cập của hệ thống thuế hiện nay Ngoài những mặt tích cực, hệ thống thuế hiện nay cũng còn những tốn tại, bất cập. Dưới đây sẽ nêu những bất cập của hệ thống thuế xét về phương diện đảm bảo nguồn thu cho NSNN và điều tiết phân phối thu nhập. - Phạm vi tác động của chính sách thuế. Theo một số nghiên cứu, nếu loại trừ thuế nhập khẩu, dầu thô và các khoản thu ngoài thuế, thì phạm vi tác động của hệ thống thuế đối với nền kinh tế và nguồn thu trong nước chỉ còn khoảng 51,9% tổng thu NSNN. NSNN phụ thuộc ở mức độ cao vào hoạt động kinh tế đối ngoại và dầu thô. Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát được hết các nguồn thu đã phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường như thuế thu nhập chưa đánh trên thu nhập chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản, thu nhập đầu tư vốn ra nước ngoài, chưa áp dụng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, ...; thuế thu nhập cá nhân chỉ mới đánh vào người có thu nhập cao, nên diện chịu thuế hẹp. Diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được mở rộng làm hạn chế nguồn thu cho NSNN. - Tính công bằng của hệ thống thuế chưa cao. Hế thống thuế chưa có khả năng điều tiết thu nhập của các tằng lớp dân cư trong xã hội khi có thu nhập phát sinh hoặc khi mua tậu tài sản. Tổng các sắc thuế trực thu hiện chỉ chiếm 1/4 tổng thu từ thuế, phí, lệ phí, trong đó thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm 3,1% thể hiện mức độ điều tiết rất thấp của hệ thống thuế hiện nay. Tỷ trọng thuế trực thu nhỏ hơn thuế gián thu cho thấy mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội còn bị hạn chế. Mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư chưa cao thể hiên ở các điểm: (1) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao mới chỉ điều tiết vào các cá nhân có thu nhập cao, chưa điều tiết vào đại bộ phận dân cư, chưa điều tiết đối với các khoản thu nhập khác của các cá nhân ngoài tiền lương. (2) Còn phân biệt về mức khởi điểm chịu thuế giữa người Việt nam và người nước ngoài (3) Còn có sự phân biệt về thuế thu nhập giữa cá nhân kinh doanh và không kinh doanh nhưng có thu nhập cao phải chịu thuế. - Vấn đề bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp. Còn có sự phân biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đâù tư nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất phổ thông là 25%, trong khi các doanh nghiệp trong nước nộp 32% tính trên thu nhập chịu thuế. Còn có sự ưu đãi về thuế đối với DNNN so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mà sự ưu đãi đó không cần thiết, làm giảm tính cạnh tranh của chúng. DNNN được Nhà nước cấp vốn nhưng lại được miễm khoản chia lợi nhuận với Nhà nước sau quá trình kinh doanh, trong khi các doanh nghiệp khác phải chia lãi cổ phần hoặc phải trả lãi tiền vay để kinh doanh. - Hệ thống thuế hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo tính tương thích cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nổi bật là những quy định về thuế nhập khẩu, phân biệt hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu trong thuế tiêu thụ đặc biệt,... Việc bảo hộ qua thuế còn tràn lan, cào bằng, thiếu trọng điểm, thiên về lợi ích của những tập đoàn liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, chưa chú trọng bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước. 2.1.3. Thực trạng một số chính sách xã hội Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, các chính sách xã hội cũng được đổi mới, điều chỉnh, sửa đổi liên tục theo hướng huy động mọi lực lượng trong xã hội bao gồm nhà nước, cộng đồng và người dân cùng thực hiện chính sách xã hội. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách xã hội. Nhà nước bảo đảm khoản chi tương đối lớn cho lĩnh vực xã hội, cho đảm bảo xã hội. Việc coi trọng chính sách xã hội đã có tác dụng quyết định đến việc cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt của tầng lớp xã hội có mức sống thấp. Chính sách xã hội của Việt Nam là một hệ thống các chính sách liên quan đến lĩnh vực xã hội, có phạm vi tác động toàn diện, tới mọi đối tượng trong xã hội. Dưới đây nghiên cứu thực trạng một số chính sách xã hội ở nước ta hiện nay. * Chính sách giải quyết việc làm Việt Nam là nước có dân số đông và trẻ, nền kinh tế còn kém phát triển, vì vậy, vấn đề thất nghiệp ở thành thị (đầu thập kỷ 90 gần 10%) và thiếu việc làm ở nông thôn (30 - 36%) là hết sức trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Chính phủ thông qua Chương trình quốc gia về việc làm với 3 hướng cơ bản: - Phát triển kinh tế tạo nhiều chỗ làm việc - Cố gắng giữ chỗ làm việc đã có (chống sa thải hàng loạt) - Hỗ trợ cho người muốn tìm kiếm việc làm. Chương trình này được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Chương trình quốc gia về việc làm được thực hiện trên phạm vi cả nước trên cơ sở thành lập Quỹ quốc gia về việc làm bằng cách huy động các nguồn vốn của nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và dân cứ cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng có dự án tạo việc làm, hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm. Nhờ đó, một mặt, nhà nước huy động vốn của dân để đầu tư, mặt khác, tạo việc làm nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động và cho xã hội. - Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về việc làm. Nghị định đã nói rõ nguồn thành lập Quỹ quốc gia về việc làm và quỹ đó được sử dụng vào các mục đích nào. Thông tư liên tịch số 13/1999 TTLT - BLĐTBXH - BTC - BKHĐT ngày 08/5/1999 của Bộ lao động - thương binh và xã hội - Bộ tài chính - Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Thông tư này nói rõ đối tượng được vay, mức vốn vay, lãi suất cho vay thu hồi và sử dụng vốn thu hồi, gia hạn nợ, cho vay, xử lý các dự án nợ quá hạn. Về mức vốn vay, đối với mỗi hộ gia đình, mức vay tối đa không quá 10 triệu đồng, ít nhất phải tạo ra một chỗ làm việc mới hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với một lao động. Đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 300 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng trên một chỗ làm việc mới. Cùng với Bộ luật lao động, những Nghị định và Thông tư trên đã tạo ra cơ sở pháp lý cho quan hệ lao động trong cơ chế thị trường, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo việc làm. Nhà nước thực hiện cho vay vốn ưu đãi về lãi suất, không phải thế chấp, đối với các dự án nhỏ tạo việc làm, hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở dạy nghề, có chủ trương chính sách và cơ chế nhằm phát triển xuất khẩu lao động và chuyên gia... Nhờ chính sách đúng đắn và sự tham gia tích cực của các tổ chức và nhân dân, nên việc giải quyết việc làm đã có chuyển biến tích cực. - Nhà nước, các ngành, các cấp và các tổ chức đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn đầu tư, trong giai đoạn 1991 - 2000 đã huy động được khoảng 57 tỷ USD. Nguồn vốn ngày đã có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Theo số liệu của Bộ lao động - thương binh và xã hội, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã hình thành năm 1992 đến nay đã có khoảng 2000 tỷ đồng, trong đó 1.350 tỷ đồng trừ NSNN (chiếm 67,5%); doanh số cho vay là 4000 tỷ đồng, thu hút 3 triệu lao động, trong đó 1,4 triệu người có việc làm mới và 1,6 triệu người có thêm việc làm. Cả nước đã có 143 Trung tâm dịch vụ việc làm, hàng năm tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho 20 vạn người, giới thiệu và cung ứng 8 vạn lao động. - Hệ thống dạy nghề của nước ta đến nay đã có 154 trường dạy nghề, 86 trung tâm dạy nghề, 320 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp... Số học sinh được đào tạo nghề dài hạn tăng từ 80.000 năm 1996 lên 150.000 năm 2000, ngoài ra còn khoảng 500.000 được đào tạo nghề ngắn hạn. - Về giải quyết việc làm, từ năm 1991 - 2001 số người có việc làm đã tăng từ 30,9 triệu lên 40,6 triệu tăng 32,2% bình quân hàng năm tăng khoảng 2,9%. Chỗ làm việc mới hàng năm cũng có xu hướng gia tăng, nên thời kỳ 1991 - 1995 số việc làm mới tăng bình quân 863 nghìn người/ năm, thì thời kỳ 1996 - 2000 con số đó là 1,2 triệu người/ năm. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 10% năm 1991 xuống còn 6,5% năm 2000, phấn đấu đến năm 2010 sẽ dưới 5% . Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có xu hướng tăng từ 72,1% năm 1996 lên 74% năm 2000, mục tiêu đến năm 2010 sẽ từ 80 - 85%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên khoảng 20% năm 2000. Qua việc cải cách hành chính và sắp xếp lại DNNN, lao động trong khu vực nhà nước giảm từ 14,7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2000. Khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể thu hút khoảng 90% lao động xã hội và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 33 vạn lao động. - Số lượng lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0065.doc
Tài liệu liên quan