MỤC LỤC
I - GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
II - QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian:
2. Phương pháp thu thập thông tin.
3. Nguồn thu thập thông tin:
4. Các thông tin thu thập được
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Về vấn đề hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2003- 2007
2. Ý thức pháp luật và thực trạng chấp hành pháp luật ở Hà Tĩnh
IV. NHẬN XÉT VÀKIẾN NGHỊ
1. Nhận xét
2. Kiến nghị
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của Sở tư pháp Hà Tĩnh trong việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện chưa tốt để công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực tốt hơn.
c. phương pháp phân tích:phương pháp này giúp ta phân tích tình hình công tác phổ biến giáo dục pháp luật để thấy được những kết quả đã đạt được , chưa đạt được,nguyên nhân nào làm ảnh hưởng.để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục với tình hình ở đia phương mình.
3. Nguồn thu thập thông tin:
Qua quá trình thực tập được sự quan tâm, tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ của các cán bộ Sở tư pháp. Em đã được tiếp xúc tìm hiểu và nghiên cứu về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung uơng.Để triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 02/1998 - CT - TTg ngày 07/01/1998 về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Quyết định số 03/1998/ QĐ - TTg ngày 07/01/1998 về ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật (HĐCTPBPL). Đặc biệt ngày 09/12/2003 ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị số 32 - CT/ TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân, Quyết định số 13/2003/ QĐ - TTg ngày 17/1/2003 về phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong thời gian qua Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo công tác này như: Quyết định số 05/2007/QĐ - UBND ngày 25/01/2007 về ban hành kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2007 Quyết định số 47/2996/ QĐ - UBND ngày 29/08/2006 UBND tỉnh phê duyệt các đề án thuộc trương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân, xã (phường) thị trấn từ năm 2005 đến năm, kế hoạch số 19 KH/TW ngày 25/6/2007 của thường vụ tỉnh Uỷ về tiếp tục thực hiện chỉ thị 32- CT- TW ngày 09/12/2003 của Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân. Bên cạnh đó thông qua nghiên cứu tổng hợp các báo cáo của các Sở ban, ngành, tổ chức đoàn thể, các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh các hội nghị, hội thảo về chuyên đề phổ biến giáo dục pháp luật, sổ tay báo cáo viên pháp luật… Em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Trên đây, là những nguồn cung cấp thông tin mà em đã sử dụng hoàn thành chuyên đề thực tập Vai trò của Sở tư pháp trong việc phổ biến giáo dục pháp luật
4. Các thông tin thu thập được
Trong thời gian thực tập tại phòng phổ biến giáo dục pháp luật được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của các cán bộ Sở nói chung và các cán bộ phòng nói riêng. Qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết của phòng. Em đã thu được những bài học những kiến thức thực tế về công tác phổ biến giáo dục pháp luật
4.1 Khái niệm phổ biến pháp luật
a. Khái niệm phổ biến pháp luật
Là giới thiệu các văn bản của cơ quan nhà nước cho tất cà mọi tầng lớp nhân dân
b. Khái niệm giáo dục pháp luật
Đây là một quá trình nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng bằng tất cả các cách thức và biện pháp
Phổ biến giáo dục pháp luật có nghĩa là truyền bá pháp luật cho tất cả các đối tượng từ đó nâng cao ý thức pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
4.2 Vai trò của Sở tư pháp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Sở tư pháp Hà Tĩnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Tỉnh.Nhiệm vụ giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Từ năm 2003 dến nay Sở đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh và hội đồng HPCTPBGDPL trong việc triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, chỉ thị 32 - CT/ TW ngày 19/12/2003 của Ban bí thư trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ nhân dân, Quyết định số 13/2003/ QĐ- TTg ngày 17/01/2003 về việc phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007 Sở đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 19/KH -UB ngày 25/06/2007 vầ tăng cường công tác pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân.
Qua 5 năm thực hiện đến nay 100% các huyện thành phố, thị xã, 95% Sở ban, ngành, đoàn thể và các xã phường thị trấn đều ban hành và thực hiện tốt kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của ngành, địa phương mình. Nhờ thế chương trình phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện nhất quán trên toàn tỉnh và thu được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó hàng năm Sở tư pháp còn tham mưu cho hội đồng PHCTGDPL tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và ra văn bản hướng dẫn các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, giúp hội đồng PHCTPBGDPL rà soát kiện toàn lại hội đồng thành viên, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên…
Ngoài ra Sở tư pháp còn phối hợp với Sở ban ngành, tổ chức đoàn thể kế hoạch phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật như giữa Sở tư pháp với đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Sở tư pháp với báo hà Tĩnh, Sở tư pháp với Đoàn thanh niên, Sở văn hoá thông tin, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bưu điện tỉnh về xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.
4.3. Các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả. Sở tư pháp phối hợp với các Sở, ban ngành, tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp, các huyện, thành phố thuộc tỉnh, các xã, phường, thị trấn đã tổ chức thực hiện thông qua các hình thức đa dạng phong phú cụ thể:
a. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng:
Hình thức tuyên truyền miệng là hình thức thông qua các hội nghi, hội thảo chuyên đề, các lớp học, buổi sinh hoạt định kỳ của cơ quan đoàn thể, trường học, các trung tâm đào tạo dạy nghề, các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt thôn xóm, khối phố, các báo cáo viên tuyên truyền viên trực tiếp đến cơ sở tuyên truyền pháp luật trên địa bàn. Trong 05 năm tổ chức được gần 6000 hội nghị tập huấn văn bản pháp luật mới, tổ chức được 120 cuộc họp (theo số liệu báo cáo tổng kết 5 năm về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Sở tư pháp).
Một số huyện, xã tổ chức tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật như: Huyện Hương Khê, Thạch Hà, thị xã Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, Ở cấp xã có xã Gia Phô, xã Hương Giang, Lộc Yên của huyện Hương Khê. phường Hà Huy Tập, phường Nam Hà của thành phố Hà Tĩnh .v.v..Cục thuế, công an tỉnh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Hội phụ nữ, hội nông dân tỉnh
b. Phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các thiết chế văn hoá cơ sở.
Trong những năm vừa qua các ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngay từ đầu Sở tư pháp đã tiến hành ký kết chương trình phối hợp với đài phát thanh và truyền hình tỉnh và báo Hà Tĩnh để phổ biến giáo dục pháp luật “chương trình phát thanh và đời sống” phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh tiếp tục phát mỗi tháng một chuyên đề, thời lượng 20 phút, phát 2 lần nhằm đi sâu phổ biến, giới thiệu một cách kịp thời các văn bản pháp luật mang tính thời sự thiết thực như: Luật bình giới, luật quản lý thuế.v.v..
Chương trình hộp thư truyền hình, do Đài phát thanh và truyền hình tỉnh có nội dung phong phú thu hút đông đảo quần chúng quan tâm. Chương trình trả lời thư ban nghe đài, đài phát thanh truyền hình phối hợp với Sở tư pháp, Sở nội vụ, Sở giáo dục… Thực hiện nhiều chuyên đề có tác dụng giáo dục như: Chuyên đề chính sách thuế và cuộc sống. Chuyên đề lao động và công đoàn, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên trang pháp luật và đời sống do Sở phối hợp với báo Hà Tĩnh được duy trì đều đặn mỗi tuần 2 chuyên mục mỗi tháng một chuyện trang.
Năm 2007 Công an tỉnh thông qua báo Hà Tĩnh đã phổ biến được 255 tin bài. Qua báo khác 100 tin bài. Cục thuế 120 tin bài thông qua báo Hà Tĩnh, Sở tư pháp qua báo Hà Tĩnh 70 tin, báo khác 50 tin…
Ở đài truyền thanh, trang truyền hình tích cực tham gia điển hình là các huyện, Thạch Hà mỗi tuần phát 3 lần mỗi lần 30 phút, Can Lộc mỗi tuần phát sóng 2 lần mỗi lần 15 phút, hệ thống đài truyền thanh các xã phường, thị trấn cũng được huy động để tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Toàn tỉnh có 27.000 hệ thống loa truyền thanh cấp cơ sở hầu hết các văn bản được giới thiệu trên loa truyền thanh này.
c. Thông qua biên soạn in ấn, phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật xây dựng tủ sách pháp luật, cơ sở dữ liệu về pháp luật.
Để tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong những năm vừa qua đặc biệt năm 2007, Sở tư pháp tiếp tục giúp hội đồng PHCTPBGDPL biên soạn và phát hành 2500 cuốn bản tin tư pháp với nhiều chuyên mục hấp dẫn, chuyền tải kịp thời các nội dung pháp luật đến với nhiều người dân, các bản tin được phát hành miễn phí đến tận xã phường và các Sở, ban ngành, đoàn thể toàn tỉnh đồng thời Sở tư pháp đã phát hành 14.000 cuốn tài liệu có nội dung về luật tổ chức Quốc Hội và luật bầu cử đại biểu Quốc Hội. bên cạnh đó nhiều cơ quan cũng phát hành bản tin chuyên ngành có nội dung phổ biến có liên quan đến ngành mình: Bản tin văn hoá Hà Tĩnh, bản tin đối ngoại Hà Tĩnh trong năm 2007 các thành viên của hội đồng đã in ấn phát hành 400.000 cuốn tài liệu tờ gấp có nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đến cơ quan doanh nghiệp trường học và nhân dân tăng gấp đôi 2006 điển hình như, Sở tư pháp, cục thuế tỉnh, Công an tỉnh…
Các huyện cũng in ấn và phát hành gần 100. 000 tờ rơi tờ gấp điển hình như huyện Hương Khê, 100.000 tờ, huyện Kỳ Anh 60.000 tờ. Tủ sách pháp luật xã phường thị trấn được cung cấp miễn phí kịp thời.
d. Thông qua hình thức lồng ghép công tác phổ biến với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý cũng là một phương thức hữu hiệu đưa pháp luật đến trực tiếp người dân. Trong những năm vừa qua, Sở tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý, lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật vào cuộc trợ giúp pháp lý lưu động để nhằm tăng cường phổ biến pháp luật ở xã vùng sâu, vùng xa. Năm 2007 Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức được 16 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động tại cấp xã. Thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý, những vướng mắc của người dân được giải quyết kịp thời, thấu đáo. Đi đôi với phổ biến pháp luật, Trung tâm còn kết hợp cấp miễn phí 1000 tài liệu, tờ gấp, tờ rơi có nội dung pháp luật đến từng người dân. Trong năm 2007, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã có trên 2000 lượt người được phổ biến giáo dục pháp luật.
e. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được các cấp các ngành đặc biệt là ngành giáo dục quan tâm. Đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật được tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, giáo trình bộ môn pháp luật được bổ sung kịp thời. Năm 2006 - 2007 ngành giáo dục đã phổ biến các văn bản pháp luật như luật giáo dục, luật giao thông đường bộ - luật khiếu nại tố cáo. Sở ta pháp đã phối hợp Sở giáo dục tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 12 cán bộ chuyên viên phòng giáo dục. Các huyện thành phố thị xã, 198 Bí thư chi bộ của các trường trung học cơ sở 450 giáo viên giảng dạy môn giáo dục pháp luật, giáo dục công dân 8 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng… Năm 2007 phổ biến cho 6856 cán bộ giáo viên tiểu học, 6509 giáo viên THCS 3155 cán bộ giáo viên THPT ở tỉnh. Sau đó cán bộ đã phổ biến cho 46247 cháu mẫu giáo, 108.878 học sinh tiểu học 130, 147 Trường trung học cơ sở, Ngoài ra các tổ chức đoàn hội còn kết hợp tuyên truyền pháp luật cho học sinh sinh viên trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ trại hè, sinh hoạt đoàn sinh hoạt đội. trong năm 2007 ngành giáo dục đào tạo đã phổ biến 15 văn bản pháp luật cho hơn 350.000 lượt cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên được nâng lên rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật trong nhà trường đã giảm.
Ngoài ra công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các hình thức, thông qua hoạt động câu lạc bộ, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thông qua hoạt động hòa giải có cơ sở, thông qua hoạt động thi hành án dân sự, các phiên tòa xét xử lưu động của tòa án nhân dân các cấp. đã góp phần tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đến đông đảo cán bộ nhân dân.
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Về vấn đề hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2003- 2007
Từ tháng 1 năm 2003 đến hết năm 2007. Sở tư pháp đã tích cực tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và hội đồng PHCTPBGDPL trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
a. Về xây dựng củng cố kiện toàn tổ chức. Bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
Trong những năm vừa qua hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh thường xuyên được kiện toàn và định kỳ họp một năm 2 lần,
Để dánh giá kết quả của công tác và triển khai nhiệm vụ cho những năm tiếp theo. Hội đồng PHCTPBGDPL ở 12/12 huyện, thành phố, thị xã và 224 xã phường thị trấn.
Các phòng tư pháp cấp huyện, thành phố phối hợp ban tư pháp xã tập luyện bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viện, tuyên truyền viên ngắn hạn, nhờ vậy trong thời gian 5 năm từ 2003 dến 2007 lực lượng báo cáo viên tuyên truyền viên được quan tâm xây dựng, hiện tại toàn tỉnh có 225 báo cáo viên pháp luật trong đó báo cáo viên trên cấp tỉnh có 52 báo cáo viên, cấp huyện 173 báo cáo viên. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật viên cấp xã có 5310 người, trong đó có trình độ Đại học luật 47 người, Đại học khác 25 người, trung cấp luật 152 trung cấp khác 450 người. số lượng hòa giải viên toàn tỉnh rất lớn, có khoảng 18.276 người theo báo cáo tổng kết 5 năm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là 4.354 buổi riêng trong năm 2007. Đội ngũ này được tăng cường tập huấn kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật toàn tỉnh có 52 báo cáo viên pháp luật. 173 báo cáo viên cấp huyện, 1600 báo cáo viên cấp Ủy Đảng và 15.000 tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
Trong năm 2007 tổ chức được 15 cuộc hội nghi tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.
b. Kết quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiết chế văn hóa thông tin xã phường, thị trấn.
Theo số liệu tổng kết 5 năm (từ năm 2003 đến năm 2007). Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đang có một hệ thống, báo chí, thông tấn hoạt động với các hình thức và chương trình cụ thể bao gồm : Báo hình, báo in, báo mới, báo điện tử cụ thể.
Về báo hình: Thông qua các kênh truyền hình phát sóng các chương trình pháp luật và đời sống trên đài truyền hình tỉnh phát mỗi tháng một chuyên đề, thời lượng 20 phút, phát 2 lần.
Ở cấp huyện, Đài phát thanh và truyền hình cũng tích cực tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã trở thành một kênh thông tin phổ biên phap luật hữu hiệu, ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã đều có chương trình chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng truyền hình. Điển hình các huyện Thạch Hà mỗi tuần 3 lần mỗi lần 30 phút. Can Lộc mỗi lần 15 phút, Đức Thọ mỗi tuần phát sóng 2 lần, mỗi lần 15 -20 phút …
Về báo in: Phát hành mỗi tuần 2 chuyên mục, mỗi tháng một chuyện trang trong 5 năm phát hành150.000 cuốn. bên cạnh đó hàng quý phát một tạp chí với số lượng 5000 cuốn. Thông qua hoạt động báo chí đã góp phần tích cực trong việc phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cơ chế chính sách của tỉnh vào cuộc sống.
Về báo nói: Thông qua các đài truyền thanh của tỉnh các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường thị trấn, đưa pháp luật đến người dân, hệ thống loa truyền thanh của các xã phường, thị trấn, thôn xóm được huy động tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Toàn tỉnh có khoảng 27.000 hệ thống loa truyền thanh cấp cơ sở phần lớn các chính sách được thông qua hệ thống loa truyền thanh này.
Về báo điện tử: Thông qua các trang Website của tỉnh hòa mạng với quốc gia, hệ thống intenet được đầu tư hầu như các cơ quan đơn vị đều hoạt động.
Ngoài ra thông qua thiết chế văn hóa xã phường. Nhà văn hóa để giao lưu sinh hoạt, hệ thống từ sách pháp luật phục vụ đến từ xã phường với hàng chục đầu sách trên một tủ sách pháp luật, tài liệu sách khác nữa. hệ thống thư viên cấp huyện, cấp cơ sở được thành lập cải tại thêm
Nhìn chung trong thời gian qua các loại báo chí trên toàn tỉnh có sự phát triển và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động đúng hướng đúng pháp luật tích cực tuyên truyên phổ biến, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
c. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua vận động nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Thông qua vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hoạt động hòa giải, trong những năm qua toàn tỉnh đã vận động được 1.234.414 lượt người tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, hàng trăm nghìn lượt người ký cam kết nói không với mà túy và tệ nạn xã hội
Ngoài ra thông qua hình thức câu lạc bộ do các ngành chỉ đạo thành lập và đang duy trì hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các hội viên câu lạc bộ nhân dân ở các cơ sở
Thông qua các phong trào vận động của nhân dân đã góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm các tệ nạn xã hội. Xây dựng môi trường sống lành mạnh và văn minh ở cơ sở tuy nhiên vẫn còn chậm đổi mới. Phương thức tập hợp tổ chức thực hiện các cuộc vận động,các phong trào chưa thực sâu rộng, đồng đều nhiều nơi còn mang tình hình thực.
d. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo và phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo.
Trong 6 năm triển khai thực hiện luật khiếu nại tố cáo và các nghị định hướng dẫn thi hành các ngành những đơn vị tổ chức đã tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị, lớp học, câu lạc bộ, đồng thời thông qua hoạt động tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của bản thân, gia đình, tổ chức và lợi ích Nhà nước.
Tuy vậy hiện nay hiện tượng đơn thư khiếu nại tố cáo trong nhân dân vẫn còn nhiều phức tạp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Thu hồi đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng. tranh chấp quyền sử dụng đất, thừa kế
e. Ngoài ra thông qua các hoạt động như biên soạn và phát hành các ấn tượng về phổ biến giáo dục pháp luật phát miễn phí cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, thi hành án, phiên tòa xét xử lưu động của tòa án nhân dân các cấp hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường ….đã góp phần tích cực vào việc phổ biến giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở.
2. Ý thức pháp luật và thực trạng chấp hành pháp luật ở Hà Tĩnh
Pháp luật của Nhà nước không phải bao giờ, cũng không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh. Có thể nói rằng bản chất của pháp luật nước ta là rất tốt đẹp nó phản ánh được ý chí nguyện vọng của đông đảo quàn chúng nhân dân trong xã hội phổ biến giáo dục pháp luật. chính là phương tiện truyền tải thông tin, yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến vời người dân, giúp người dân hiểu biết nắm bắt được pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian công sức cho việc tìm hiểu, học tập. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân. Công tác PBGDPL thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trình độ hiểu biết của cán bộ và nhân dân được nâng cao thể hiện thông qua việc cán bộ vận dụng các quy định pháp luật vào quá trình giải quyết công việc, nhân dân đã từng bước chủ động tìm hiểu pháp luật tích cực góp ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật trong việc quản lý Nhà nước, xây dựng chủ trương chính sách lớn của Đảng, tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương . Công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
* Tuy nhiên. Bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như: Trình độ cán bộ báo cáo viên, chấp hành viên tuyên truyền viện còn nhiều hạn chế, một phần không nhỏ. Thôn xóm, khối phố chưa vững mạnh. Nhận thức ý thức tự giác chấp hành pháp luật của bộ phận không nhỏ của cán bộ, nhân dân về giao thông đường bộ, đất đai, bảo vệ môi trường và phát triển rừng còn thấp dẫn tới nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Việc tuyên truyền phổ biến một số văn bản pháp luật mới về cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Chưa có đủ điều kiện để phổ biến các văn bản dưới Luật quan trọng như: (Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư) đến với người dân, công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn hẹp.
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét
1.1. Kết quả đạt được
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh trong 5 năm thực hiện đã có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, các mục tiêu chủ yếu đề ra trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật đều được thực hiện tốt, công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên, công khai và cho mọi đối tượng với nhiều hình thức phong phú đa dạng.
Qua 5 năm thực hiện quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Chính phủ, cấp ủy chính quyền các cấp đã nhận thức rõ vai trò vị trí của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội cho nên công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được chú trọng đúng mức. Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân không ngừng được nâng cao, ước tính có trên 14 triệu lượt người/1,3 triệu dân trong toàn tỉnh được phổ biến pháp luật. Trung bình mỗi người dân được phổ biến gần 9 lần các văn bản pháp luật khác nhau. Kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, trong xã hội được siết chặt. Trong nhân dân, ý thức pháp luật được nâng cao, tính chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân một cách chủ động. Tình trạng vi phạm pháp luật do không hiểu luật pháp luật giảm mạnh, tình trạng người giữ đơn thư khiếu nại vượt cấp giảm một cách rõ rệt.
1.2. Khó khăn và tồn tại:
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình phức tạp với 3/4 diện tích là đồi núi, thiên tai khắc nghiệt, số xã thuộc diện khó khăn nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Về nhận thức các ngành các cấp đều thấy tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhưng hoạt động thực tiễn của công tác này còn bị coi nhẹ, chưa ngang tầm với vị trí vai trò của nó. Do đó một số nơi thực hiện chưa thường xuyên, chưa sâu, nhiều đơn vị còn bị động lúng túng trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật
Một số xã, phường, thị trấn, cấp ủy, chính quyền còn chưa thực sự quan tâm đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thụ động trong triển khai phổ biến cho cán bộ nhân dân các cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương.đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ đa số là kiêm nhiệm nên hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao.
Chế độ thông tin báo cáo của thành viên hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh, huyện với cơ quan thường trực của hội đồng cấp tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên kịp thời.
Việc sơ kết tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, của hội đồng PHCTPBGDPL từ tỉnh đến các ngành, các cấp chưa được chú trọng. Lực lượng tuyên truyền viên còn thiếu, chưa huy động và phát huy được đông đảo các lực lượng khác ở cơ sở tham gia phổ biến giáo dục pháp luật như trưởng thôn, xóm, khối phố, thanh niên tình nguyện
Về cơ sở vật chất phương tiện kỹ thật kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tinh thần trương trình phổ biến pháp luật tử năm 2003 đến 2007 của Chính phủ thường xuyên.
2. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới có một số kiến nghị sau:
2.1. Hội đồng PHCTPBGSPL cần có những chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn thường xuyên hơn nữa đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các tỉnh thành phố.
2.2. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật
2.3. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác này trong tình hình mớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Sở tư pháp trong việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật.doc