Chuyên đề Vai trò của Tổng công ty nhà nước và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.

Chương I.

MỘT SỐ NHẬN THỨC LÝ LUẬN LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA .

I - Lý luận chủ nghĩa Mác -Lê nin và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội

II- Quá trình hình thành các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam và quan niệm về hiệu quả của chúng

Chương II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

I-. Khái quát thực trạng về các tổng công ty nhà nước

II - Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý các tổng công ty nhà nước ở nước ta

Chương III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

I- Phương hướng chung về đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu qủa kinh doanh các tổng công ty nhà nước

II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả các tổng công ty nhà nước

1 - Tiếp tục sắp xếp tổng thể và thúc đẩy thí điểm xây dựng

tập đoàn kinh doanh mạnh

2 - Vấn đề thành lập, tham gia Tổng công ty nhà nước. Mối quan hệ giữa Tổng công ty nhà nước với các công ty thành viên

3 - Thực hiện các biện pháp nhằm làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp Nhà nước

4 - Vấn đề xoá bỏ Bộ chủ quản, Ngành, địa phương chủ quản

5 - Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi một số chính sách

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của Tổng công ty nhà nước và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty nhà nước Tổ chức lại các liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty hiện có và thí điểm thành lập một số Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh; đó là những doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng cuả nền kinh tế quốc dân, nhằm tích tụ và tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời tiến dần tới xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt doanh nghiệp Trung ưong với doanh nghiệp địa phương và làm nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế đất nước. Thực hiện nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/1998-CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 về việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước, củng cố và hoàn thiện các Tổng công ty Nhà nước. Đến nay, theo đánh giá của Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương, cả nước có 91 Tổng công ty Nhà nước, trong đó có 17 Tổng công ty 91 (được thành lập theo quyết định 91) và 77 Tổng công ty 90 (được thành lập theo quyết định số 90). Trong lĩnh vực Công nghiệp có 7 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90; Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 4 Tổng công ty 91 và 14 Tổng công ty 90; Lĩnh vực Thương mại có 2 Tổng công ty 90; lĩnh vực Quốc phòng có 4 Tổng công ty 90; lĩnh vực Giao thông vận tải có 2 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90, lĩnh vực Xây dựng có 1 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90; lĩnh vực Thuỷ sản có 3 Tổng công ty 90; lĩnh vực Tài chính có 1 Tổng công ty 90, lĩnh vực Ngân hàng có 5 Tổng công ty 90; lĩnh vực Y tế có 2 Tổng công ty 90; lĩnh vực Hàng không có 1 Tổng công ty 91; lĩnh vực Văn hoá thông tin có 1 Tổng công ty 90; lĩnh vực Bưu chính viễn thông có 1 Tổng công ty 91; các Địa phương có 7 Tổng công ty 90. Về Vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước: + Năm 1996 vốn Nhà nước cấp cho các Tổng công ty là: 69.221 tỷ đồng, trong Tổng số: 98.185 tỷ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước - chiếm 70,5%; trong đó các Tổng công ty 91 chiếm 54,5%, Tổng công ty 90 chiếm 16,0%. + Năm 1997 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 73.831 tỷ đồng, trong Tổng số 102.650 tỷ đồng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước - chiếm 71,9% vốn Nhà nước tại toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước; Tổng công ty 91 chiếm 54,9%,Tổng công ty 90 chiếm 17%. + Năm 1998 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 78.837 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty 91 là 58.557 tỷ đồng, chiếm 54,3 %, vốn Nhà nước tại các Tổng công ty 90 chiếm 17,5%. + Năm 2000 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 80.027 tỷ đồng, trong Tổng số 105.880 tỷ đồng. Về lao động: - Tổng số CBCNVC tại các Tổng công ty Nhà nước: + Năm 1996 là 967602 người/1734474 người - chiếm 55,8% số lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 27,8% và Tổng công ty 90 chiếm 28%). + Năm 1998 lao động tại các Tổng công ty 91 là 603.645 người. Về doanh thu: + Năm 1996 doanh thu của toàn bộ các Tổng công ty đạt 140.719 tỷ đồng/278.522 tỷ đồng- chiếm 50,5% Tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 25,9% và Tổng công ty 90 chiếm 24,6%). + Năm 1997 doanh thu của toàn bộ các Tổng công ty đạt 154.311 tỷ đồng/310.000 tỷ đồng- chiếm 49,8% Tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 25,6% và Tổng công ty 90 chiếm 24,2%). + Năm 1999 các Tổng công ty 91 đạt doanh thu là 90.487 tỷ đồng. Về lợi nhuận trước thuế: + Năm 1996 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 11.702 tỷ đồng trong Tổng số 13.992 tỷ đồng bằng 83,6% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 65,9% và Tổng công ty 90 bằng 17,7%. + Năm 1997 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 11.161 tỷ đồng trong Tổng số 13.439 tỷ đồng bằng 83,0% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 64,62% và Tổng công ty 90 bằng 18,8%. + Năm 1998 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 19.950 tỷ đồng trong tổng số 23.471 tỷ đồng bằng 85% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 68% và Tổng công ty 90 bằng 17%. Về nộp ngân sách: + Năm 1996 các Tổng công ty Nhà nước nộp 25.132 tỷ đồng trong Tổng số 32.673 tỷ đồng bằng 67,9% các doanh nghiệp Nhà nước nộp Ngân sách, trong đó các Tổng công ty 91 nộp bằng 54,3% và Tổng công ty 90 bằng 22,6%. + Năm 1998 các Tổng công ty Nhà nước nộp 27.609 tỷ đồng trong Tổng số 34.500 tỷ đồng- bằng 80% các doanh nghiệp Nhà nước nộp Ngân sách, trong đó các Tổng công ty 91 nộp bằng 54,9% và Tổng công ty 90 bằng 25,1%. II - Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý các tổng công ty nhà nước ở nước ta A- Những kết quả tích cực 1 - Về xây dựng chiến lược đầu tư phát triển. Hầu hết các Tổng công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2010. Trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Ngân hàng và các ngành kinh tế quan trọng khác theo hướng phát huy nội lực, phát triển các nguồn nguyên liệu trong nước, tăng năng lực sản xuất các sản phẩm trong nước dần thay thế những sản phẩm phải nhập khẩu nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng là cơ sở để tiếp tục sắp xếp lại các Tổng công ty, bước đầu hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún kém hiệu quả trước đây. Nhiều Tổng công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với trước khi thành lập Tổng công ty như các Tổng công ty dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, các Ngân hàng thương mại... 2 - Về tích tụ tập trung và điều hoà các nguồn nhân lực Việc thành lập các Tổng công ty bước đầu đáp ứng được yêu cầu biến đổi về chất, đồng thời là giải pháp để đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung đối với Tổng công ty Nhà nước. Những Tổng công ty này chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có triển vọng và cần được ưu tiên phát triển. Các Tổng công ty đã tập trung nguồn lực từ các công ty thành viên và tranh thủ vốn vay nước ngoaì để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đầu tư mới như; Điện lực,Dầu khí, Bưu chính viễn thông, xi măng, Hàng hải, Đóng tầu... Phần lớn các Tổng công ty Nhà nước đã tăng nhanh về vốn, tranh thủ vốn nước ngoài. Điển hình là các Tổng công ty xây dựng, các Ngân hàng thương mại, các Tổng công ty thuộc ngành giao thông vận tải, sản xuất tiêu dùng, các Tổng công ty thuộc ngành chế biến nông lâm thuỷ hải sản, đã tập trung vốn cho đầu tư phát triển và tham gia liên doanh. 3 - Về thị trường và xuất khẩu. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, căn cứ định hướng phát triển của ngành, nhiều Tổng công ty đã chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh, mở rộng thị phần, tiến tới chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 1996 đạt 3.900 triệu USD, năm 1997 đạt 5.500 triệu USD, năm 1998 đạt 5.200 triệu USD, có phần đóng góp chính của các Tổng công ty Nhà nước. Riêng năm 1997 Tổng công ty Dầu khí đạt 1.437 triệu USD, Tổng công ty Lương thực Miền nam đạt 673 triệu USD, Tổng công ty Dệt may đạt 467 triệu USD, Tổng công ty Than đạt 107 triệu USD, Tổng công ty Cà phê đạt 100 triệu USD vv... Các Tổng công ty với vị thế là các doanh nghiệp lớn đã góp phần thống nhất điều hoà được giá cả, phân phối lưu thông hàng hoá, nâng cao được khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, hạn chế tình trạng tranh giành khách hàng trong và ngoài nước giữa các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt đối với những ngành đang sản xuất, quản lý những mặt hàng nhạy cảm như: Xi măng, giấy, lương thực.. đã có tác dụng tham gia bình ổn giá trong nước, xoá bỏ những cơn sốt như trước đây thường xảy ra, đặc biệt là quản lý được thị trường lương thực giúp bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu gạo. 4 – Về hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Với mô hình tổ chức mới, các Tổng công ty đã có được sức mạnh tổng hợp của các công ty thành viên, trên cơ sở nguồn vốn, đất đai, tài nguyên...do Nhà nước giao. Trên cơ sở đó đã tổ chức lại sản xuất kinh doanh, định hướng hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, tập trung tháo gỡ khó khăn cho từng đơn vị, từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính, giải phóng vật tư hàng hoá, sản phẩm tồn đọng trong nhiều năm, huy động thêm được vốn nhàn rỗi cho sản xuất kinh doanh. Tuy vốn kinh doanh thiếu nghiêm trọng nhưng doanh thu hàng năm vẫn tăng bình quân gần 10% so với các năm trước. Năm 1997 các doanh nghiệp trong Tổng công ty thua lỗ khoảng 10% (Công ty trong Tổng công ty 91 thua lỗ 8,6%, công ty trong Tổng công ty 90 thua lỗ 13,2%) trong khi đó toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ trên 30%. Bên cạnh thành quả về kinh tế cần nhấn mạnh vai trò của các Tổng công ty về hiệu quả xã hội như: ổn định việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình: Đường,điện, trạm ở các vùng sâu, vùng xa... 5- Bảo đảm cân đối nền kinh tế. Hầu hết các Tổng công ty Nhà nước đang đảm nhận những ngành kinh tế then chốt trong nền kinh tế quốc dân,đáp ứng những sản phẩm chủ yếu, ổn định giá cả, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.Ví dụ: Tổng công ty Dầu khí có sản lượng dầu thô ngày một tăng, là một ngành sản xuất có hiệu quả khá cao, có kim ngạch xuất khẩu cao nhất Việt Nam; Tổng công ty Điện lực sản xuất với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP và của các ngành công nghiệp khác, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nền kinh tế quốc đân và đời sống nhân dân; Tổng công ty Than đang phát triển với tốc độ cao, đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Các Tổng công ty sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến hàng nông lâm, thuỷ hải sản đáp ứng những sản phẩm quan trong, thiết yếu cho đời sống nhân dân và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu; Các Ngân hàng cũng thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang tự chủ với sự khẩn trương hình thành các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng này hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 hạng đặc biệt thông qua cơ chế tín dụng, phương thức hoạt động còn chịu sự chi phối của luật ngân hàng và luật doanh nghiệp Nhà nước, những năm qua hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại đã có nhiều đóng góp việc giải quyết vốn vay và giải quyết vốn cho các doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước, năm 1997 nộp ngân sách 374 tỷ đồng, năm 1998 nộp ngân sách 400 tỷ đồng, năm 2000 nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng; Các Tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng đã đảm nhận những công trình đầu tư xây dựng cơ bản về an ninh quốc gia, ngoài ra còn tham gia sản xuất những mặt hàng dân dụng đóng góp chung cho xã hội và thực hiện nghĩa vụ kinh doanh với Nhà nước. B- Những yếu kém và nguyên nhân. 1 - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp: Cơ cấu DNNN còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý. Các doanh nghiệp của các ngành kinh tế kỹ thuật hoạt động phân tán, manh mún,trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau, điển hình là trong các lĩnh vực thương mại, tư vấn... ở các Tổng công ty lớn, mặc dù có sự vươn lên đáng kể nhưng nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu và điều kiện hiện có. Các Tổng công ty được nhà nước tập trung đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai, tín dụng, thuế ...Nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Năm 2000 so với năm 1999, doanh thu của các Tổng công ty tăng 27,6% nhưng lợi nhuận giảm 46% trong đó lợi nhuận của các Tổng công ty 91 giảm 2,2% và các Tổng công ty 90 giảm đến 77%. Gía bán sản phẩm của nhiều công ty trên thị trường giảm, trong khi chi phí sản xuất kinh doanh lại tăng lên. Có Tổng công ty dựa vào lợi thế và sự bảo hộ của nhà nước; không phấn đấu giảm giá thành, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và không tích cực chuẩn bị cho cạnh tranh và hội nhập 2 - Nhận thức và Mô hình tổ chức tổng công ty chưa ổn định, thiếu nhất quán: Tổng công ty Nhà nước trong thời gian qua cùng với những kết quả đã nêu ở trên, cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém về tổ chức và các mối quan hệ, chức năng và phân cấp hoạt động, cơ chế và quan hệ tài chính và vai trò lãnh đạo của Đảng,vai trò của các đoàn thể trong hoạt động của Tổng công ty. Những yếu kém này đang làm cản trở quá trình quản lý,tích tụ, tập trung vốn, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường vv... do đó phát sinh những nhận thức khác nhau về mô hình Tổng công ty Nhà nước, nên chưa kiên quyết thực hiện mục tiêu đề ra khi thành lập Tổng công ty dẫn đến hạn chế phát huy sức mạnh của các Tổng công ty Nhà nước. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực đẩy mạnh việc sắp xếp đổi mới DNNN (Chỉ thị 20/1998/CT Tg ngày 21-4-1998) nhưng năm 1999 chỉ cổ phần hoá được 249 doanh nghiệp, năm 2000 được 212 doanh nghiêp. Luỹ kế đến 20-9-2001, cả nước cổ phần hoá 689 doanh nghiệp ( bằng 11% tống số DNNN hiện có) và thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê (theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP) được 74 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: Nhận thức chưa nhất quán trong các cấp, các ngành; không ít nơi do dự, không muốn chuyển đổi sở hữu, cổ phần hoá vì sợ mất quyền quản lý của mình đối với doanh nghiệp trực thuộc. Người lao động trong doanh nghiệp đều sợ mất sự bao cấp, bảo hộ che chắn của nhà nước, sợ mất quyền lợi việc làm,… Việc thành lập, duy trì hoạt động một số Tổng công ty nhà nước chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế cần thiết của nền kinh tế thị trường, còn chạy theo hình thức, dàn trải, tràn lan; một số Tổng công ty nhà nước thành lập ra nhưng không đủ môi trường hoạt động, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh dẫn tới làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ, khả năng cạnh tranh bị trì trệ, giảm sút; khi một số Tổng công ty nhà nước đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém, thua lỗ kéo dài không có khả năng duy trì vẫn chưa được xử lý dứt điểm , không mạnh dạn tổ chức sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý hoặc hình thức sở hữu nên càng dẫn tới khó khăn, thua lỗ thêm. Những hạn chế yếu kém của một số Tổng công ty nhà nước có nguyên nhân khách quan nhưng không ít là do các nguyên nhân chủ quan “do chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về mô hình , về yêu cầu đổi mới, sắp xếp lại nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và các Tổng công ty nhà nước, nhiều vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được tổng kết thực tiễn để kết luận” 3 - Tổ chức và mối quan hệ trong các tổng công ty nhà nước a - Về công tác tổ chức và cán bộ (*): Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX Hầu hết các Tổng công ty Nhà nước được thành lập nhưng thực chất cũng mới là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước độc lập, được thành lập theo nghị định 388/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng( nay là Thủ tưóng Chính phủ ) làm các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Về tổ chức bộ máy của các Tổng công ty còn nhiều vấn đề phải giải quyết, hoàn thiện. Bộ máy quản lý điều hành cồng kềnh, lao động dư thừa, năng suất lao động thấp, hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa phát huy được năng lực, bản lĩnh cần có .Yêu cầu đối với giám đốc trong điều kiện mới không chỉ có năng lực, trình độ về nghiệp vụ kinh doanh mà cần phải có óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm. Việc bố trí cán bộ chủ chốt ở một số Tổng công ty chưa hợp lý, lựa chọn cán bộ còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa am hiểu ngành kinh tế kỹ thuật; một số trường hợp bổ nhiệm cán bộ tuổi cao, chủ yếu để giải quyết chính sách; trình độ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc còn chênh lệch, chưa hợp lý nên khó phối hợp, hợp tác, khó thuyết phục lẫn nhau và chưa thuyết phục được các doanh nghiệp thành viên, nhất là các doanh nghiệp thành viên có giám đốc trình độ cao. Chưa có những quy định cụ thể gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhất là đối với người lãnh đạo. “ Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh” (*) Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp chưa được phát huy và thể hiện được năng lực, bản lĩnh cần phải có .Yêu cầu đối với giám đốc trong điều kiện mới không chỉ có năng lực, trình độ nghiệp vụ kinh doanh mà cần phải có óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm , sự nhanh nhạy trong việc thu thập và xử lý thông tin, sự sáng suốt trong dự báo các tình huống trên thương trường với sự năng động, chủ động trong kinh doanh . b - Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty thành viên Việc thành lập một số Tổng công ty Nhà nước nhất là các Tổng công ty chỉ gồm những đơn vị liên kết theo chiều ngang mà chưa tổ chức lại tổng thể và cơ bản theo cơ cấu phù hợp với mô hình Tổng công ty, lại chưa chuẩn bị những điều kiện tối thiểu cần thiết để Tổng công ty hoạt động, nên sau khi thành lập theo quyết định các tổng công ty Nhà nước đã lúng túng trong tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị và tổ chức Hội đồng quản trị tuy đã được cụ thể hoá một bước nhưng khi thực hiện còn một số vướng mắc vì chưa xác định rõ vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị. Có nơi Hội đồng quản trị trong khi chưa thực hiện tốt các chức năng chủ yếu như xây dựng chiến lựợc, quyết định dự án đầu tư, lựa chọn cán bộ nhưng lại sa vào lĩnh vực điều hành của Tổng giám đốc. Chủ tịch hội đồng quản trị không điều hành trực tiếp nên thường thiếu thông tin và thiếu thực tế, không nhạy bén với các hoạt động diễn ra thường xuyên hàng ngày tại Tổng công ty do vậy thường xảy ra tình trạng không thống nhất trong chỉ đạo với Tổng giám đốc điều hành. c - Mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên. Do hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập theo nghị định 388/HĐBT, qua nhiều năm quen với hoạt động hoàn toàn độc lập, nhưng hầu hết các Tổng công ty sau khi thành lập lại đều chưa kiên quyết với việc tổ chức sắp xếp lại một cách Tổng thể và cơ bản theo mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức của Tổng công ty còn nhiều chồng chéo, chưa phát huy hết sức mạnh của đơn vị lớn. Thậm chí các đơn vị thành viên còn cạnh tranh lẫn nhau, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. Việc đào tạo lại và đổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng, nhưng nhiều trường hợp không được quan tâm đúng mức, các Tổng công ty chưa thực sự đầu tư hợp lý vào các chiến lược đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại, thực hiện đi tắt đón đầu, đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới của từng đơn vị cũng như của nền kinh tế. Chưa có những chính sách cụ thể tạo điều kiện và ràng buộc gắn kết mang tính hệ thống giữa các đơn vị thành viên trong cùng Tổng công ty, nhiều Tổng công ty nhà nước có hệ thống đơn vị thành viên quá dàn trải, thành lập ở hầu hết các huyện thị , tỉnh, thành phố trong cả nước, dẫn tới phân tán, vượt ngoài khả năng và trình độ quản lý của Tổng công ty nhà nước, hoạt động thua lỗ, yếu kém trong quản lý, tham ô, thất thoát vốn của Tổng công ty nhà nước, không tạo nên sức mạnh tổng hợp trong doanh nghiệp. d - Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp chưa hợp lý. Với bộ máy quản lý doanh nghiệp hiện nay, hệ thống doanh nghiệp đã phải chịu hai gọng kìm và bất cứ lúc nào cũng có thể kiểm tra, trong đó đáng lưu ý là sự tồn tại lâu dài của cơ chế bộ, ngành và cấp chủ quản với hai chức năng song hành: vừa là đại diện chủ sở hữu nhà nước, vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp can thiệp quá sâu vào mọi lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả là gây tâm lý ỷ lại, thói quen bị động, thụ động xin xỏ các điều kiện thuận lợi trong kinh doanh. Quan hệ của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện một số quyền sở hữu Nhà nước đối với các Tổng công ty Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ theo nội dung đã được phân cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực duyệt dự án đầu tư và lĩnh vực quản lý cán bộ. Vấn đề nổi cộm hiện nay là do tiêu chí và nội dung về quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu của các Bộ, ngành, địa phương đối với các Tổng công ty Nhà nước chưa được xác định rõ, nên có nhiều tình trạng các Bộ, ngành, địa phương không quản lý được các Tổng công ty Nhà nước trong khi các Tổng công ty Nhà nước lại cảm thấy phải chịu quá nhiều phiền hà từ các Bộ, ngành và địa phương. Một số Bộ ngành, địa phương lại can thiệp quá sâu vào chỉ đạo điều hành của các Tổng công ty Nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động các Tổng công ty Nhà nước không theo quy định, gây khó khăn cản trở hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước. Cơ cấu kinh tế quyết định tính chất và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế. Mỗi nền kinh tế với cơ cấu kinh tế nhất định đòi hỏi có một cơ chế quản lý kinh tế thích hợp.. Trong cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, doanh nghiệp Nhà nước không có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Khi chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhưng nội dung của cơ chế quản lý kinh tế chưa thay đổi kịp làm cho các Tổng công ty nhà nước thiếu quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng xin, cho còn khá phổ biến trong quản lý của cơ quan chủ quản, nhất là trong lĩnh vực cấp vốn, cấp các chỉ tiêu, hạn ngạch xuất nhập khẩu... 4 - Các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách hiện nay còn thiếu đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không rõ ràng, phân cấp còn thiếu rạch ròi, chưa có những quy định cụ thể về quản lý Nhà nước, về các mối quan hệ giữa Tổng công ty Nhà nước với các Bộ, ngành, địa phương, Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản. Hệ thống thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước đã được cải tiến nhưng còn nhiều bất cấp, chưa kịp với quá trình đổi mới theo cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường. Các cơ chế, chính sách về cổ phần hoá chưa đồng bộ, quy trình và thủ tục phức tạp, chưa khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hoá. Việc khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu; xử lý phần vốn tự bổ sung ... còn bất cập. Các biện pháp giao bán khoán kinh doanh, cho thuê DNNN chưa được đẩy mạnh, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Nhiều bộ, ngành, địa phương còn thiếu sự quan tâm đúng mức, cần thiết trong chỉ đạo thực hiện chủ trương này; chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể. Nhiều doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính không lành mạnh, nợ phải trả lớn, công nghệ lạc hậu ... đã không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và vướng mắc ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện. Nghị định 39/CP, Nghị định 50/CP, 59/CP, 42/CP, 43CP, 92/CP và 93/CP sau thời gian thực hiện có những điểm cần được sửa đổi. Ngoài những chế độ phân cấp thực hiện theo nghị định 39/CP và các quyết định thành lập các Tổng công ty Nhà nước 90, các Tổng công ty Nhà nước 91 còn một số quy định chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là những quy định về tài chính. Hệ thống thể chế, chính sách hiện nay vừa thể hiện lối tư duy cũ, nặng cơ chế xin cho ,ban phát, bảo trợ đến mức tối đa từ ngân sách nhà nước, từ các mệnh lệnh theo các ý muốn chủ quan của các cơ quan hành chính, quyền tự chủ, tự quyết định của doanh nghiệp nhà nước trên thương trường chưa được bảo đảm đúng mức, quyền tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định, quyết đoán cũng không còn. Điều đó còn gây tâm lý ỷ lại nặng nề dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước, vừa triệt tiêu động lực, vừa không khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của mình. Một số nội dung trong luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ mẫu của Tổng công ty Nhà nước chưa có văn bản hướng dẩn thực hiện, chế độ chính sách của Nhà nước chưa hợp lý nên Tổng công ty Nhà nước còn lúng túng trong việc quyết định, điều hoà tài chính trong Tổng công ty. 5 - Quan hệ tài chính Tuy Nhà nước giao vốn cho các Tổng công ty Nhà nước, nhưng sau đó vốn lại giao lại cho các đơn vị thành viên nên dẫn đến tình trạng vốn bị phân tán. Chưa xác định được phương thức hạch toán hợp lý đối với mô hình Tổng công ty Nhà nước. Điểm yếu nhất là các Tổng công ty Nhà nước chưa tập trung huy động vốn, điều chuyển được các nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty Nhà nước. Chỉ có một số Tổng công ty huy động được vốn, điều chuyển vốn trong nội bộ Tổng công ty còn hầu hết các Tổng công ty mới chỉ thực hiện việc baỏ toàn vốn của bản thân Tổng công ty Nhà nước.Về cơ chế tài chính của các tổng công ty nhà nước với các doanh nghiệp thành viên cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc, nhất là về tính độc lập tương đối và quyền tự chủ chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều khoản vốn vay cho các doanh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100528.doc
Tài liệu liên quan