Chuyên đề Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ

Bên cạnh vốn tự có còn có một số nguồn vốn được coi như tự có mà công ty cũng có thể khai thác để sử dụng. Đó là các khoản phải trả phải nộp nhưng chưa trả chưa nộp như là thuế, tiền lương chưa đến kỳ trả, bảo hiểm xã hội.Khi lượng tiền đó chưa dùng đến thì công ty có thể tạm thời sử dụng vào việc khác. Lượng vốn này tuy không lớn nhưng nó giúp cho việc tháo gỡ khó khăn do thiếu vốn.

Trong cơ chế tự cung ứng vốn, khấu hao tài sản cố định cũng là một nguồn vốn quan trọng. Tuy nhiên đối với công ty thương mại như công ty thì quĩ khấu hao này không phải là lớn nhưng việc quản lý nó có ý nghĩa lớn và rất cần thiết. Bình quân hàng tháng lượng trích khấu hao chỉ khoảng 4 đến 5 triệu đồng, nó được dùng để tái đầu tư tài sản cố định.

Như vậy bằng các biện pháp khác nhau công ty đã tạo ra cho mình lượng vốn chủ sở hữu nhất định. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, nguồn vốn này cũng ngày càng tăng lên về qui mô. Tính đến cuối năm 2001 vốn chủ sở hữu của công ty là 4.715 triệu, năm 2002 là 8.317 triệu, năm 2003 dự tính sẽ là 8.400 triệu.

 

doc72 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, quyết định các vấn đề quan trọng. Bên dưới là các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc ,có nhiệm vụ trực tiếp điều hành các công việc chính của công ty. Các phòng ban nghiệp vụ có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các công việc hàng ngày. Cụ thể như sau: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện việc phân phối hàng hóa cho các cửa hàng, đại lý, nghiên cứu mở rộng mạng lưới phân phối, tổ chức nắm bắt thông tin nhanh nhạy nhất về nhu cầu hàng hóa qua các kênh phân phối ,bán hàng cho các công trình, các nhà thầu xây dựng, thực hiện đấu thầu công trình, bán hàng đến tận tay người tiêu dùng, qua đó thu nhận những thông tin trực tiếp về nhu cầu của khách hàng. Đồng thời thực hiện việc trưng bày sản phẩm để khách hàng tham khảo. Phòng Kế hoạch vật tư có nhiệm vụ mua được mặt hàng phù hợp nhất về chất lượng, giá cả, phù hợp với nhu cầu khách hàng, phù hợp về phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển.Với công ty thương mại thì phòng Kế hoạch vật tư có vai trò rất quan trọng. Phòng Tài chính-kế toán có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện các công việc về kế toán tài chính như hạch toán kế toán nhằm quản lý vốn, các luồng hàng, tiền mặt, xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo qui định, tính toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 2.1.3. Định hướng chiến lược Công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ thành lập theo nguyên tắc dân chủ công khai, thông suốt nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động trong công ty, đảm bảo nộp đầy đủ nghĩa vụ cho nhà nước, tạo tích luỹ cho công ty nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, công ty có một số định hướng chiến lược như sau: Chuyên môn hoá trong kinh doanh thương mại, không đi vào sản xuất và lắp ráp. Tập trung vào nhập khẩu trực tiếp sản phẩm từ nước ngoài. Đồng bộ hoá sản phẩm. Như vậy ta thấy công ty có xu hướng tập trung vào chuyên môn hoá việc buôn bán sản phẩm vật liệu thiết bị điện được sản xuất ở nước ngoài, không làm trung gian phân phối cho những nhà sản xuất trong nước, không đi vào lắp ráp hay sản xuất. Đồng thời có xu hướng bán sản phẩm cả gói, tức là kinh doanh tất cả những sản phẩm phục vụ cho lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt và sản xuất, nhưng vẫn có sự tập trung vào những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao. Trước mắt công ty tập trung vào nghiên cứu mở rộng thị trường, xác lập vị trí của mình trên thị trường, tích tụ tập trung vốn để mở rộng qui mô kinh doanh. 2.2. Môi trường và ngành nghề kinh doanh 2.2.1. Môi trường bên ngoài *Môi trường ngành và mặt hàng kinh doanh Thiết bị điện là hàng hoá có vai trò quan trọng và mang tính tất yếu đối với đời sống nhân dân. Hiện nay sản phẩm kinh doanh chính của công ty là cáp điện cáp viễn thông, các loại công tắc ổ cắm, attomat, các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí, ngoài ra còn kinh doanh một số loại văn phòng phẩm. Khi đời sống được nâng lên thì nhu cầu về các loại hàng hoá này càng trở nên bức thiết, nó gắn liền với nhu cầu an toàn, có thể nói đây là loại hàng hoá ít co giãn và không có tính thời vụ nên rất thuận lợi cho việc tính toán nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời nó cũng là mặt hàng dễ bảo quản và vận chuyển nên việc bảo quản và vận chuyển cũng tương đối thuận lợi. *Khách hàng và thị trường tiêu thụ. Hiện nay công ty đang phân phối sản phẩm cho gần 100 cửa hàng, đại lý trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở Hà nội và các tỉnh phía bắc. Đây là thị trường tương đối rộng lớn và ổn định. Nước ta với 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng của các sản phẩm dân dụng trong đó có mặt hàng thiết bị điện. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao và ổn định, thu nhập của dân cư tăng nhanh, đời sống được cải thiện làm cho nhu cầu về thiết bị điện phục vụ sinh hoạt tăng nhanh nhất là những sản phẩm chất lượng cao. Cầu về chất lượng có sự khác nhau rất lớn giữa thành thị và nông thôn , ở thành thị phần lớn là những người có thu nhập cao, họ cần sản phẩm chất lượng cao và chấp nhận giá đắt. Ngược lại, ở nông thôn phần lớn là người có thu nhập thấp, họ cần những sản phẩm có giá thấp. *Điều kiện pháp lý Với chủ trương tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển, nhà nước đã tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều đó thể hiện ở sự thuận tiện trong việc đăng ký kinh doanh và thay đổi ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn. Đặc biệt công ty đã được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài mà không cần qua bất cứ nhà trung gian nào. Đó là điểm vô cùng thuận lợi đối với một công ty thương mại. Tuy nhiên trong thực tế về thủ tục hành chính còn có nhiều điều gầy phiền phức cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc vay vốn ngân hàng còn nhiều khó khăn do thủ tục còn nhiều phức tạp. *Đối thủ cạnh tranh Hoạt động trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là qui luật tất yếu. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp không thể né tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận nó để rồi cạnh tranh thắng lợi. Trong lĩnh vực thương mại, sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới không mấy khó khăn thì công ty phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt thị trường đồ điện ở nước ta cũng đang khá hấp dẫn, trong vài năm gần đây có rất nhiều công ty tham gia thị trường này. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực vươn lên bằng chính sức lực của mình. Hiện công ty đang là nhà phân phối độc quyền đối với một số sản phẩm có chất lượng cao của nước ngoài. Điều này rất thuận lợi cho công cuộc cạnh tranh. Đặc biệt khi thị trường Việt nam lớn mạnh, sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh thì công ty đã có vị trí xứng đáng trên thị trường thiết bị điện. *Nhà cung ứng Là công ty thương mại, với tư cách là nhà phân phối, công ty có thể chủ động lựa chọn nhà cung ứng. Vấn đề là lựa chọn sản phẩm hàng hoá của nhà sản xuất nào để việc tiêu thụ hàng hoá được dễ dàng. Tuy nhiên có một khó khăn là những sản phẩm có uy tín thường có sự khan hiếm hàng hoá, điều này đòi hỏi công ty phải có sự gắn bó nhất định với nhà cung ứng. Hiện công ty đang bán sản phẩm của các hãng như: Clipsal, AC, ABB, Pirelli, Hages, Seoul, Comet, SBN ,đó là những sản phẩm mà đang có uy tín trên thị trường. Trong đó, hàng của Clipsal chiếm 50%, Seoul chiếm 15%, AC chiếm 15%, Hages chiếm 10%, còn lại là của các hãng khác. Các loại dây, cáp điện được nhập từ công ty Simex- Hàn Quốc, chấn lưu điện tử, hàng AC được nhập từ hãng MST- Hồng Kông, hàng Clipsal nhập qua công ty may Việt Tiến. Với mặt hàng cáp của hãng Pirelli và hàng Hages thì công ty là nhà độc quyền phân phối ở Việt nam. Với hàng Clipsal, hàng có chất lượng cao, chiếm tỷ lệ cao trong những hàng hoá mà công ty kinh doanh thì công ty là một trong 3 nhà phân phối chính thức đầu tiên ở khu vực phía bắc. Đây là điểm rất thuận lợi cho việc nhập hàng từ hãng sản xuất này. 2.2.2. Môi trường bên trong. *Điều kiện về tài chính Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì tiềm lực về tài chính cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của nó. Để có một cơ cấu vốn hợp lý cần phải tính đến nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm, thị trường tiêu thụ, là một công ty thương mại kinh doanh thiết bị điện nên công việc quản lý vốn cũng có những nét đặc trưng riêng. Công ty có 4 thành viên góp vốn với số vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Đây là lượng vốn tương đối lớn đối với một công ty thương mại ngoài quốc doanh. Hơn nữa tiềm lực tài chính cá nhân của các thành viên góp vốn khá mạnh có thể bổ sung vốn góp nếu cần thiết. Ngoài vốn điều lệ, vốn kinh doanh của công ty còn bao gồm vốn vay, vốn tiếp nhận, vốn tích luỹ và vốn khác. Công ty có mối quan hệ cá nhân rất tốt thuận lợi cho việc vay vốn từ những người có vốn nhàn rỗi để phục vụ kinh doanh. Trong cơ cấu vốn của công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn, đây là đặc trưng của công ty thương mại. Nó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ. Xét theo nguồn hình thành thì vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn của công ty tương đối lớn thể hiện khả năng tài chính khá mạnh của công ty. Trong phần vốn vay thì chủ yếu là vay tư nhân, ngắn hạn làm cho chi phí vốn lớn và áp lực trả nợ lớn. * Nguồn nhân lực Công ty có đội ngũ lao động gần 40 người có trình độ, nhiệt tình với công việc, hết lòng vì sự phát triển chung của công ty. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ cao, được cọ sát thực tế nhiều. Công ty luôn quan tâm đến người lao động, tạo điều kiện cho việc học tập nâng cao trình độ. Số nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng đạt hơn 60%. Đây có thể coi là một nguồn lực rất quan trọng trong sự phát triển của công ty. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM & PTCN Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động nhưng công ty đã có những bước tiến mạnh và vững chắc. Với lượng vốn không lớn, hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp, công ty vẫn đạt được mức doanh thu khá cao và có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Đó là kết quả rất đáng khích lệ đối với một công ty non trẻ. Kết quả đó được phản ánh qua bảng số liệu sau: Biểu 1: Kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng và qldn Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Nộp ngân sách Thu nhập bình quân Triệu vnđ Triệu vnđ Triệu vnđ Triệu vnđ Triệu vnđ Triệu vnđ Triệu vnđ 1000 đ/người 8823 8020 803 383 420 285,6 640 950 22.400 20.360 2.240 834 1.406 956,1 1.100 1100 39.394 35.944 3.750 2.034 1.726 1.173,7 1.600 1300 ( Nguồn : Báo cáo KQKD tính đến 31/12 các năm 2000,2001,2002 Phòng TC - KT , Công ty TNHH TM & PTCN ) 8823 22400 39394 0 10000 20000 30000 40000 2000 2001 2002 Biểu đồ Doanh thu Doanh thu Tr.VND Với các chỉ tiêu trên bước đầu có thể thấy được tình hình khả quan của công ty. Trước hết là về doanh thu phản ánh qua biểu đồ doanh thu trong hai năm gần đây có tốc tăng trưởng rất cao, năm 2001 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2000, năm 2002 doanh thu đạt gấp 1,5 lần so với năm 2001. Có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy là do công ty đã đầu tư vốn mở rộng thị trường phân phối và thực hiện đa dạng hoá mặt hàng. Năm 2001 doanh thu đạt gần 40 tỷ đồng, đây là kết quả rất cao đối với một công ty mới thành lập. Qua biểu đồ phản ánh lợi nhuận .Từ khi thành lập công ty luôn làm ăn có lãi. Tuy doanh thu năm 2002 tăng gần 1,5 lần so với năm 2001 nhưng lợi nhuận chỉ tăng lên chút ít bởi vì chi phí năm 2002 tăng nhiều so với năm 2001 tăng 2,5 lần. Lý do của tăng chi phí là do công ty muốn đẩy mạnh lượng hàng bán ra để chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị trí của mình, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài nên đã chấp nhận chi phí cao. Với mức lợi nhuận tăng qua các năm, công ty có điều kiện tích tụ tập trung vốn mở rộng qui mô hoạt động. Thị trường chính của công ty là Hà nội và các tỉnh phía bắc, và đang được mở rộng xuống các tỉnh phía nam. Hiện công ty đang phân phối hàng cho 100 cửa hàng đại lý chiếm 40% thị trường đồ điện miền bắc. Với sản phẩm cáp của Pirelli- Italy, sản phẩm của Hages - Đức thì công ty là nhà độc quyền phân phối ở Việt Nam, với hàng Clipsal, thì công ty là một trong 3 nhà phân phối chính thức đầu tiên ở các tỉnh phía bắc. Đó là những mặt hàng đang có uy tín trên thị trường. Hàng năm mức nộp ngân sách của công ty cũng rất cao. Năm 2002 mức nộp ngân sách của công ty đạt 1,6 tỷ đồng, đây là mức nộp ngân sách rất lớn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện công ty có 40 cán bộ công nhân viên đang làm việc, thu nhập bình quân đạt gần 1 triệu đồng một tháng. Đây là mức thu nhập rất cao so với khu vực kinh tế nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh khác. Ngoài ra công ty còn rất quan tâm chăm sóc đời sống người lao động, chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược, vì mục tiêu phát triển lâu dài của công ty. Qua một số chỉ tiêu đánh giá chung về kết quả hoạt động của công ty TNHH TM&PTCN trong vài năm gần đây cho ta thấy một bức tranh tương đối sáng sủa về một công ty mới thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh và đầy biến động đòi hỏi công ty cần có những nỗ lực hơn nữa để phát huy hiệu quả và đạt được những mục tiêu lâu dài. 2.3. Tình hình huy động và sử dụng vốn ở công ty TNHH TM&PTCN 2.3.1. Thực trạng việc huy động vốn Để tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty cũng như mọi công ty khác đều phải thực hiện việc huy động vốn. Trong thực tế, công ty đã tập trung khai thác các nguồn vốn chủ yếu là: vốn tự có, vốn vay tư nhân, vốn chiếm dụng và vốn vay các tổ chức khác. 2.3.1.1. Vốn tự có Vốn tự có bao gồm vốn góp và vốn tự cung ứng, nó có ưu điểm là doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính, chi phí vốn thấp nhưng lại có hạn chế về số lượng. Là công ty TNHH, vốn ban đầu của công ty do các thành viên tự nguyện đóng góp. Với số vốn điều lệ ban đầu là 800 triệu đồng đã tạo cơ sở cho việc phát triển nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Qua mỗi chu kỳ kinh doanh nguồn vốn này lại được bổ sung thêm bằng việc trích một phần lợi nhuận để lập quĩ và có thể là các thành viên góp thêm để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Khi thành lập vốn điều lệ của công ty chỉ có 800 triệu đồng, một lượng vốn ít ỏi. Nhưng trong thời gian hoạt động, bằng khả năng tài chính cá nhân, các thành viên công ty đã liên tục bổ sung vốn góp. Đến tháng 2 năm 2002 vốn điều lệ đã được bổ sung lên đến 8 tỷ đồng, làm tăng đáng kể sức mạnh tài chính của công ty. Theo quyết định của hội đồng thành viên, công ty sẽ trích 15% lợi nhuận để lập quĩ phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó quĩ dự trữ được trích 5% lợi nhuận cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ thì chuyển phần vượt quá đó sang qũi phát triển doanh nghiệp. Tỷ lệ trích này không phải là lớn những với số lợi nhuận thu được hàng năm lớn nên quĩ phát triển doanh nghiệp cũng có qui mô đáng kể, phục vụ cho việc phát triển qui mô cũng như chất lượng kinh doanh của công ty. Bên cạnh vốn tự có còn có một số nguồn vốn được coi như tự có mà công ty cũng có thể khai thác để sử dụng. Đó là các khoản phải trả phải nộp nhưng chưa trả chưa nộp như là thuế, tiền lương chưa đến kỳ trả, bảo hiểm xã hội.Khi lượng tiền đó chưa dùng đến thì công ty có thể tạm thời sử dụng vào việc khác. Lượng vốn này tuy không lớn nhưng nó giúp cho việc tháo gỡ khó khăn do thiếu vốn. Trong cơ chế tự cung ứng vốn, khấu hao tài sản cố định cũng là một nguồn vốn quan trọng. Tuy nhiên đối với công ty thương mại như công ty thì quĩ khấu hao này không phải là lớn nhưng việc quản lý nó có ý nghĩa lớn và rất cần thiết. Bình quân hàng tháng lượng trích khấu hao chỉ khoảng 4 đến 5 triệu đồng, nó được dùng để tái đầu tư tài sản cố định. Như vậy bằng các biện pháp khác nhau công ty đã tạo ra cho mình lượng vốn chủ sở hữu nhất định. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, nguồn vốn này cũng ngày càng tăng lên về qui mô. Tính đến cuối năm 2001 vốn chủ sở hữu của công ty là 4.715 triệu, năm 2002 là 8.317 triệu, năm 2003 dự tính sẽ là 8.400 triệu. 2.3.1.2. Vay tư nhân Để có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty đã vay vốn từ các cá nhân có vốn nhàn rỗi. Đây là nguồn vay chủ yếu của công ty trong thời gian qua. Trên thực tế có rất nhiều người có vốn nhàn rỗi với số lượng lớn. Thông thường tâm lý cá nhân là muốn lãi cao nhưng lại sợ rủi ro. Để vay được nguồn vốn này thì người vay phải trả lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng và phải khéo léo. Ưu điểm của nguồn vốn này là có thể vay với số lượng lớn và không bị ràng buộc bởi thời gian trả nợ. Bằng các mối quan hệ cá nhân, công ty đã tạo được nguồn vốn rất lớn, bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn. Khi mới thành lập, lượng vốn còn ít công ty đã đẩy mạnh khai thác nguồn vốn này. Hiện nay,tiềm lực tài chính đã mạnh lên , công ty đã có sự cân nhắc đến chi phí của các khoản vay. Ưu điểm rất lớn của vốn vay tư nhân là thực hiện nhanh chóng thuận tiện. Chính vì vậy mà nó rất có ý nghĩa với việc tính toán vốn cho mỗi chu kỳ kinh doanh. Khi cần vốn thì tiến hành vay, khi có khả năng thì trả để giảm chi phí. Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn này công ty đã chủ động tạo uy tín trong việc vay trả vốn, phục vụ cho mục tiêu huy động vốn lâu dài. 2.3.1.3. Vốn chiếm dụng Cũng như mọi công ty thương mại khác, vốn chiếm dụng của công ty TNHH TM&PTCN là nguồn vốn rất quan trọng. Vốn chiếm dụng chủ yếu là mua hàng trả chậm. Thông thường khi công ty nhập hàng từ nhà cung cấp thì khoảng 1 tháng sau mới thanh toán tiền. Bên cạnh đó khi công ty bán hàng cho khách hàng thì lại bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do vậy lượng vốn chiếm dụng thực tế sẽ bằng số chênh lệch giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Theo số liệu cuối năm 2002 thì số phải trả người bán là 6.180 triệu, số phải thu của khách hàng là 1.982 triệu đồng. Như vậy lượng vốn chiếm dụng thực tế của công ty là tương đối lớn. Lượng vốn này rất có ý nghĩa, nó giúp Công ty có thể đầu tư theo chiều sâu với số vốn tự có ít mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế là chi phí vốn lớn và công ty phải chịu sự chi phối của nhà cung ứng. 2.3.1.4. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức khác Vốn vay từ ngân hàng thương mại có ưu điểm lớn là chi phí vốn thấp. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta vay vốn từ ngân hàng thương mại là việc hết sức khó khăn đối với công ty nhỏ ngoài quốc doanh. công ty cũng có huy động vốn từ nguồn này nhưng với số lượng rất ít ỏi. Để vay được vốn ngân hàng công ty phải làm các thủ tục hết sức phức tạp như là trình phương án kinh doanh, có tài sản thế chấp là các bất động sản hoặc sổ tiết kiệm và lượng vay được cũng không lớn. Đặc biệt càng khó khăn hơn khi công ty mới đi vào hoạt động, chưa có uy tín đối với nhà cung ứng vốn này. Hiện nay đối với công ty nguồn vốn này chỉ là thứ yếu. Trong tương lai, khi đã lớn mạnh và có uy tín, công ty sẽ hướng tới khai thác nguồn vốn này bởi ưu điểm lớn của nó là lãi suất thấp. Bên cạnh đó nguồn vốn vay dễ thực hiện hơn là nguồn vay từ khách hàng và nhà cung ứng. Do sự cần thiết phải hỗ trợ lẫn nhau trong việc kinh doanh mà đối tác cho công ty vay vốn nếu có thể. Các khoản vốn vay này không phải là vốn chiếm dụng, người vay vẫn phải chịu lãi suất theo thoả thuận, nó có thể tồn tại song song với khoản vốn chiếm dụng. Thực tế vốn vay từ nguồn này không lớn bởi vì đối tác cũng rất cần vốn cho hoạt đông kinh doanh của họ. Như vậy với các nguồn vốn chủ yếu trên công ty đã tạo đủ vốn cho suốt quá trình hoạt động của mình. Lượng vốn cần thiết phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh. công ty đã cố gắng tính toán sử dụng các nguồn vốn phù hợp nhất với đặc điểm chu kỳ kinh doanh của mình. Theo số liệu báo cáo ngày 31/12/2002 thì tổng nguồn vốn của công ty là 16.826 triệu đồng. Nhìn chung tỷ lệ vốn tự có trong tổng nguồn vốn là tương đối cao. Đối với phần vốn huy động chủ yếu là vốn vay ngắn hạn của tư nhân nên phải chịu lãi suất khá cao, đây là điểm hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên với yêu cầu tạo vốn linh hoạt thì việc huy động vốn của công ty trong thời gian qua là khá phù hợp. 2.3.2. Tình hình quản lý sử dụng vốn ở công ty TNHH TM & PTCN 2.3.2.1. Tình hình hoạch định cơ cấu tài chính Công ty đã xác định được vai trò của việc hoạch định vốn, nó là chiến lược bộ phận của chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp và là cơ sở để hoạch định các chiến lược bộ phận khác. Xét về bản thân công tác quản trị vốn thì hoạch định chiến lược vốn là điều kiện tiên quyết sử dụng vốn có hiệu quả. Cơ cấu nguồn vốn của công ty được biểu hiện trong biểu sau : Đơnvị :1000đồng 111001000đồng đồng Biểu 2: Cơ cấu vốn năm 2002 Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ A- Nợ phải trả I-Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Phải trả người bán Thuế và các khoản phải nộp Phải trả phải nộp khác II- Nợ dài hạn III- Nợ khác 7.945.482 7.945.482 2.220.475 5.554.246 116.063 54.698 8.508.642 8.486.192 1.450.000 6.181.866 128.988 725.338 22.450 B -Vốn CSH I- Vốn, quĩ Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch tỷ giá Lợi nhuận chưa phân phối II- nguồn kinh phí khác Quĩ trợ cấp mất việc làm Quĩ khen thưởng phúc lợi Tổng cộng nguồn vốn 4.715.000 4.500.000 (30.000) 200.000 20.000 25.000 12.660.482 8.317.518 8.000.000 (38.482) 300.000 25.000 31.000 16.826.160 (Nguồn :Bảng cân đối kế toán 31/12/2002 - Phòng TC-KT - Công ty TNHH TM&PTCN) Trước hết là xác định mức cầu về vốn. Ban lãnh đạo công ty đã dựa vào các kết quả phân tích và dự báo môi trường để xác định chiến lược đầu tư rồi từ đó xác định các mục tiêu đầu tư cụ thể trong từng thời kỳ. Bằng cách làm rất khoa học đó mà công ty đã xác định tương đối chính xác lượng vốn cần thiết trong mỗi giai đoạn đầu tư. Năm 2002 lượng vốn bình quân là 13,7 tỷ đồng, năm 2001 là 9,5 tỷ đồng. Năm 2002 công ty dự tính cần 17 tỷ đồng để phục vụ kinh doanh. Để đáp ứng được nhu cầu về vốn đó công ty đã kết hợp sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên việc xác định cơ cấu giữa các nguồn vốn là rất quan trọng bởi cơ cấu vốn biểu hiện sức mạnh tài chính của công ty. 2.3.2.2. Tình hình quản lý tài sản Đơn vị: 1000 đồng Biểu 3: Cơ cấu tài sản năm 2002 Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ I - Tài sản lưu động Tiền Khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác 12.016.342 381.597 897.195 10.498.344 239.206 15.774.560 922.620 1.982.006 12.118.424 751.510 II- Tài sản cố định 644.140 1.051.600 Tổng tài sản 12.660.482 16.826.160 (Nguồn :Bảng cân đối kế toán 31/12/2002 - Phòng TC-KT - Công ty TNHH TM&PTCN) Từ bảng số liệu đó ta thấy được tình hình biến động của cơ cấu vốn. Xét về tổng nguồn vốn thì số cuối năm lớn hơn số đầu năm là 4.166 triệu, hay nói cách khác nguồn vốn đã tăng 32,9%. Lượng vốn tăng này là do chủ trương của công ty muốn đầu tư mở rộng thị trường. Vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn góp của các thành viên. Tổng số vốn kinh doanh đầu kỳ là 4,5 tỷ nhưng cuối kỳ đã tăng lên đến 8 tỷ đồng. Lượng vốn góp tăng này sẽ cải thiện đáng kể tình hình tài chính của công ty. Ngoài sự thay đổi lớn về vốn góp, các khoản nợ không thay đổi nhiều giữa đầu kỳ và cuối kỳ. ở thời điểm cuối năm 2001 đầu năm 2002 số nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều, nhưng đến cuối năm 2002 thì giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có sự cân bằng giá trị. Điều này báo hiệu sự lành mạnh hoá nguồn vốn của công ty. Trong nợ phải trả thì chủ yếu là nợ ngắn hạn, làm cho khả năng thanh toán nợ có thể bị giảm sút. 2.3.2.2.1. Quản lý tài sản lưu động Xét về cơ cấu tài sản, công ty TNHH TM & PTCN cũng có đặc điểm chung của công ty thương mại là tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn. Lượng vốn lưu động chiếm trên 80% tổng vốn, tập trung chủ yếu ở khâu dự trữ và các khoản nợ của khách hàng. Thiết bị điện là mặt hàng có giá trị cao nên tài sản lưu động của công ty tương đối lớn. Số cuối năm 2002 của tổng giá trị tài sản lưu động là 15.774 triệu đồng, trong đó hàng dự trữ chiếm 60% giá trị, khoản phải thu chiếm gần 20%. Đây là 2 khoản rất quan trọng cần có sự quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả. Đối với hàng dự trữ, công ty giao cho một phó giám đốc phụ trách. Việc xác định điểm nhập hàng và lượng hàng nhập chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, căn cứ vào lượng hàng bán ra kỳ trước. Tuy nhiên có một thực tế khó khăn là với những hàng hoá có uy tín thường hay xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hoá, do đó nhiều khi phải nhập số lượng lớn để dự trữ, điều này làm cho chi phí dự trữ tăng cao. Trong thị trường cạnh tranh, bán hàng trả chậm là một tất yếu, quản lý nợ đóng vai trò hết sức quan trọng.Việc thu hồi nợ để đảm bảo vốn kinh doanh là việc làm thường xuyên của mọi công ty, nhất là những công ty có vốn mỏng. Kế toán công nợ có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phát sinh và tình hình thanh toán.Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ thu hồi nợ. Thông thường trên hoá đơn bán hàng có ghi thời hạn thanh toán là chậm nhất 20 ngày. Với những khách hàng chậm chễ trong việc thanh toán thì cần phải có biện pháp xử lý. Năm 2002 có sự biến động lớn về tài sản lưu động. Tổng tài sản lưu động tăng 4 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt tăng 530 triệu, khoản phải thu tăng hơn 1 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng hơn 1,5 tỷ đồng, tài sản lưu động khác tăng 500 triệu đồng. Có sự biến động lớn như vậy là do công ty đã đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh. 2.3.2.2.2. Quản lý vốn cố định Tỷ lệ bình quân của vốn cố định / Tổng vốn = 766.870/ 14.743.321 = 5,2% Vốn cố định chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn của công ty, chủ yếu là để mua sắm các máy móc phục vụ cho công việc quản lý, giao dịch, và phương tiện vận tải. Do qui mô vốn của công ty còn nhỏ nên công ty đã có chủ trương ưu tiên mục tiêu thu hồi vốn nhanh. Công ty không đầu tư vào mua sắm các tài sản giá trị lớn như phương tiện vận tải lớn, nhà kho, cửa hàng mà sử dụng phương thức thuê mượn. Bằng cách này công ty không phải đầu tư vốn xây dựng cơ bản lớn nhưng lại phải chịu chi phí cao. Trong năm 2002 tài sản cố định cũng có sự biến động lớn. Trị giá cuối năm tăng 110% so với đầu năm, tương đương 530 triệu đồng. Giá trị tăng lên này là do công ty đầu tư mua phương tiện vận tải và xe du lịch. Tổng giá trị tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9465.doc
Tài liệu liên quan