LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG THỰC HIỆN 3
1.1 Khái quát về các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán do công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương thực hiện 3
1.1.1 Kiểm tra vật chất (Kiểm kê) 3
1.1.2 Lấy xác nhận 3
1.1.3 Xác minh tài liệu 4
1.1.4 Quan sát 5
1.1.5 Phỏng vấn 5
1.1.6 Tính toán lại 6
1.1.7 Phân tích 6
1.2 Thực trạng vận dụng phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương thực hiện 7
1.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 7
1.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 19
- Quan sát: KTV quan sát hoạt động thu chi tiền tại Công ty AB nhằm hiểu biết thực tế hoạt động thu chi tiền tại khách hàng. 26
Biểu 1.9 : Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. 27
Bảng 1.9: Phân tích tổng quát tài chính công ty XYZ 28
Kiểm tra tài liệu: KTV tiến hành lựa chọn một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết để thực hiện kiểm tra chi tiết các Phiếu thu, Phiếu chi tương ứng. Bên cạnh đó, xem xét cả hình thức của các Phiếu thu, Phiếu chi có phù hợp với chế độ hiện hành hay không, có đủ các nội dung cần thiết như: chữ ký, số tiền để khẳng định các mục tiêu phê chuẩn, tính toán, hạch toán, cộng dồn. Mặt khác, kiểm tra tính liên tục của việc đánh số thứ tự của các phiếu thu, phiếu chi đó. Đồng thời, các KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như: hợp đồng, đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng, hóa đơn tài chính gốc để khẳng định nghiệp vụ kinh tế phát sinh là có căn cứ hợp lý, đầy đủ. 30
Phỏng vấn 38
Kiểm tra đối chiếu tài liệu tổng hợp 43
1.2.3. Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 48
CHƯƠNG II : NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG THỰC HIỆN 51
2.1 Ưu điểm 51
2.1.1 Về chương trình kiểm toán 51
2.1.2 Về phương pháp thu thập bằng chứng 51
2.1.3 Về cách ghi chép và lưu File 51
2.1.4 Về sử dụng ý kiến chuyên gia 52
2.2 Hạn chế 52
2.2.1 Hạn chế mang tính khách quan 52
2.2.2 Hạn chế mang tính chủ quan 53
2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại IA 55
2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 56
2.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 56
2.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 57
KẾT LUẬN 59
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thành viên có mặt, gồm có:
Ông : TST – Kế toán trưởng
Bà: NHH – Thủ quỹ
Bà: MHT – Kế toán tiền mặt
Bà: PTH – Kiểm toán viên công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương – Người chứng kiến.
Số lượng tiền và loại tiền kiểm kê được như sau:
STT
Diễn giải
Số lượng
Số tiền
I
Số dư theo thủ quỹ
260.350.500
II
Sô kiểm kê thực tế
260.350.500
1
Loại 500.000
100
50.000.000
2
Loại 200.000
300
60.000.000
3
Loại 100.000
500
50.000.000
4
Loại 50.000
1000
50.000.000
5
Loại 20.000
1.540
30.800.000
6
Loại 10.000
1.235
12.350.000
7
Loại 5000
985
4.925.000
8
Loại 2000
865
1.730.000
9
Loại 1000
501
501.000
10
Loại 500
89
44.500
III
Chênh lệch
0
0
+ Kết luận sau khi kiểm kê quỹ: Số liệu kiểm kê thực tế khớp với sổ sách.
Kiểm tra tài liệu
Đối với Công ty ABC, khi kiểm toán khoản mục tiền thì nhóm kiểm toán rất chú trọng kiểm tra chi tiết các chứng từ để thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho những nhận xét về công tác chứng từ tại đơn vị. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tất cả các khoản chi có số tiền lớn hơn 500.000 VNĐ. Sau khi kiểm tra kiểm toán viên tiến hành ghi chép lại các vấn đề sai sót trên giấy làm việc.
Biểu 1.5 : Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NTT
TK: 111 Ngày thực hiện:05/03/10
Nội dung: Kiểm tra chi tiết
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
065
3/5
Thu tiền Q.Đức hoàn tạm ứng
141
20.600.000
PT không có ký nhận của người nộp tiền và KTT
085
2/6
Chi tiền tiếp khách
642
1.500.000
Không có hóa đơn tài chính
124
5/7
Thanh toán tiền cho người bán
331
2.500.000
Không có hóa đơn tài chính
…
…
…
…
…
…
859
25/12
Chi lương T12
334
35.650.000
Không có ký nhận của cán bộ công nhân viên
…
…
…
…
…
Phỏng vấn
Nhóm kiểm toán phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán tiền mặt về các sai phạm như trên. Các thông tin thu được sẽ được ghi chép trên giấy tờ làm việc và lưu trong hồ sơ kiểm toán của Công ty.
Biểu 1.6 : Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: DVT
TK: 111 Ngày thực hiện: 05/03/10
Nội dung: Phỏng vấn
Việc không đủ ký nhận trên các phiếu thu, phiếu chi là do sai sót trong công tác của kế toán viên.
Danh sách chi trả lương còn thiếu chữ ký là do bộ phận lương tiến hành trả lương cho từng bộ phận, nên chỉ có 1 người ký xác nhận. Mặt khác có các khoản trả lương theo quyết định của giám đốc khen thưởng cho các phòng nên không có ký nhận của người nhận.
Đối với các khoản thanh toán cho người bán,chi tiếp khách còn thiếu hóa đơn tài chính là do đơn vị chưa nhận được từ phía bên kia.
Không có giấy đi đường là do việc cập nhật thông tin từ cấp trên còn kém linh hoạt.
Đối với các khoản thanh toán tiền bốc vác: đơn vị tiến hành thuê ngoài tiền bốc vác và thỏa thuận miệng với nhau về đơn giá chứ không làm thành hợp đồng. Khi tiến hành thực hiện công việc bốc vác và hoàn thành, nhân viên bốc vác nhận tiền công và làm giấy biên nhận để xác nhận đã lãnh đủ số tiền.
Một số phiếu chi không kèm theo chứng từ gốc là do Công ty lưu sang một hồ sơ khác liên quan đến khoản mục khác.
Sau khi hoàn tất các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp lại những thông tin về tài khoản 111 và ghi chép lại trên giấy tờ làm việc.
Biểu 1.7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: DVT
TK: 111 Ngày thực hiện: 05/03/10
KẾT LUẬN KIỂM TOÁN
Công việc tiến hành
Công việc được thực hiện đối với tài khoản 111
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị:
- Một số khoản chi > 100.000 không có hóa đơn tài chính, chỉ có hóa đơn bán lẻ hay biên nhận thì sẽ không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế.
- Khoản chi thanh toán cho người bán 2.500.000 đ không có hóa đơn tài chính, không có hợp đồng về đơn giá thì rất dễ xảy ra khả năng khai khống.
Kết luận: Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiên tôi: ngoại trừ ảnh hưởng của những vấn đề nêu trên, cơ sở dẫn liệu cho phần TK 111 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu với tổng số dư cuối kỳ 260.500.000 là trung thực theo đúng nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và lập nhất quán với các năm trước.
Đối với khoản mục Tiền gửi ngân hàng,vì chỉ có gửi ngân hàng bằng VNĐ nên nhóm kiểm toán thực hiện các phương pháp thu thập như với Công ty XYZ để kiểm toán khoản mục này. Nhóm kiểm toán nhận thấy Tiền gửi ngân hàng không có gì bất thường xảy ra, các số dư trên sổ sách khớp với xác nhận của ngân hàng và các sổ phụ ngân hàng. Những bằng chứng thu được sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm.
Kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty XYZ
Trước khi kiểm toán khoản mục này các KTV xác định phạm vi kiểm toán ở Công ty XYZ chỉ bao gồm: tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Thứ nhất: Dùng các thử nghiệm kiểm soát
- Phỏng vấn: KTV thực hiện phỏng vấn nhằm tìm hiểu quy trình về tiền, cách luân chuyển tiền trong đơn vị, từ đó có ý kiến đánh giá HTKSNB của Công ty XYZ. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là kế toán trưởng. Khi có liên quan đến từng nghiệp vụ cụ thể nhóm kiểm toán mới phỏng vấn đến kế toán ghi sổ. Thông tin thu được kiểm toán viên ghi chép vào giấy tờ làm việc của mình.
Biểu 1.8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NPH
TK: 111 Ngày thực hiện:15/03/10
Nội dung: Phỏng vấn
Tại phòng Tài chính kế toán của Công ty có 1 thủ quỹ và 1 kế toán ghi sổ tiền mặt. Tại mỗi phòng kinh doanh và phòng sản xuất có một kế toán làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu sau đó chuyển toàn bộ chứng từ lên phòng kế toán tại văn phòng Công ty XYZ
Các nghiệp vụ về tiền được phân tách chức năng; phê chuẩn tiền, hạch toán tiền, quản lý tiền.
Tiền gửi ngân hàng được theo dõi theo cả nguyên tệ và đồng Đôla Mỹ
Tiền gửi của Công ty được theo dõi tại các ngân hàng sau: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng ngoại thương, Sài Gòn Thương tín.
Công ty có riêng một kế toán phụ trách việc ghi sổ và giao dịch với ngân hàng
Ngoài ra các KTV còn đưa ra các câu hỏi để đánh giá HTKSNB đối với khoản mục tiền và yêu cầu kế toán tiền mặt, thủ quỹ trả lời. Việc đưa ra bảng câu hỏi về HTKSNB được tiến hành không thường xuyên và chỉ tiến hành đối với các khách hàng lớn.
Bảng 1.8 : Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB về khoản mục tiền tại Công ty XYZ
BƯỚC CÔNG VIỆC
Có
Không
N/A
Ghi chú
1.Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhiệm không?
Ö
2.Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
Ö
3.Việc kiểm kê tiền mặt có được thực hiện thường xuyên không?
Ö
Thường vào cuối quý
4.Các khoản thu về có được gửi ngay vào Ngân hàng không?
Ö
5.Việc đối chiếu với Ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không?
Ö
Đối chiếu từng tháng
6.Các khoản ngoại tệ có được theo dõi riêng không ?
Ö
7. Các nghiệp vụ kinh tế có được ghi chép dựa trên chứng từ không?
Ö
8.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng kỳ không?
Ö
N/A: Không áp dụng
Kết luận:HTKSNB của khoản tiền:
Khá Ö
Trung bình
Yếu
- Quan sát: KTV quan sát hoạt động thu chi tiền tại Công ty AB nhằm hiểu biết thực tế hoạt động thu chi tiền tại khách hàng.
Biểu 1.9 : Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty AB Tham chiếu: CS6
Niên độ kế toán: 2007 Người thực hiện: NNM
Khoản mục: Tiền Ngày thực hiện: 27/01/08
Bước công việc: Quan sát
- Việc thu tiền khi bán hàng và việc viết hóa đơn được tách bạch rõ ràng, phân công cho các nhân viên khác nhau đảm nhiệm. Cuối mỗi ngày nhân viên này nộp tiền cho thủ quỹ và đồng thời bộ phận bán hàng cũng nộp hóa đơn chứng từ liên quan đến việc thu tiền cho kế toán tiền mặt. Các hóa đơn bán hàng, phiếu thu được đánh số trước.
- Khi nghiệp vụ phát sinh phải có đề nghị thanh toán trình lên Giám đốc khi sau khi được Giám đốc phê duyệt thì thông qua xét duyệt của kế toán trưởng. Sau đó kế toán tiến hành viết phiếu chi, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để chi tiền khi phiếu chi đã có đầy đủ chữ kỹ của các bộ phận có liên quan.
Những giấy tờ làm việc của các KTV được tập hợp và lưu trong hồ sơ kiểm toán và đi đến kết luận HTKSNB đối với khoản mục tiền tại Công ty XYZ là có hiệu lực.
Thứ hai: Sử dụng các thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích đối với các khoản mục tiền được thực hiện đơn giản, chỉ là các phân tích xu hướng biến động tiền qua các năm chứ không thực hiện tính toán và phân tích tỷ suất tài chính.
Bảng 1.9: Phân tích tổng quát tài chính công ty XYZ
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: CS7
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NNM
TK: 111 Ngày thực hiện:15/03/10
Nội dung: Kiểm tra tổng hợp
Bảng cân đối kế toán (Trích)
Khoản mục
01/01/09
31/12/09
Chênh lệch
1. Tiền
7.365.895.455
9.281.363.133
+1915467678
- Tiền mặt
395.627.856
1.749.152.000 (1)
-1.353.524.144
- TGNH
6.949.629.099
6.032.210.533
-.917.418.566
Mức tồn quỹ vào thời điểm cuối năm vượt quá nhiêu so với định mức tồn quỹ của Công ty là do các cửa hàng vừa mới thanh toán tiền hàng chưa kịp gửi vào ngân hàng.
Thứ ba: Kiểm tra chi tiết
Kiểm kê: Do cuộc kiểm toán không được tiến hành vào ngày kết thúc niên độ kế toán (31/12/2009) nên các KTV yêu cầu phòng kế toán của Công ty cung cấp biên bản kiểm kê quỹ vào ngày cuối niên độ. Tuy nhiên do khâu bảo quản chứng từ tài liệu không cẩn thận nên Công ty đã không thể tìm thấy biên bản kiểm kê, các KTV đã ghi vào giấy làm việc để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình.
Tính toán: Đây là kỹ thuật mà các KTV sử dụng nhằm đảm bảo sự chính xác của các số liệu khi kiểm tra các tài liệu của đơn vị.
Khi kiểm tra sự chính xác của số dư trên sổ cái tài khoản tiền mặt, kiểm toán viên tính toán như sau: Dư cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Phát sinh nợ - Phát sinh có trên các sổ chi tiết TK 111 và so sánh với kết quả tính toán được với số liệu trên sổ cái TK 111, Bảng cân đối phát sinh, BCĐKT
Cụ thể đối với khoản mục Tiền mặt như sau:
Biểu 1.10: Trích giấy tờ làm việc của KTV
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu:
Khoản mục : 111 Người thực hiện: NPH
Nội dung :Kiểm tra tổng hợp Ngày thực hiện : 15/03/10
Mã TK
111
112
131
242
311
336
338
515
635
642
Tên TK
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Phải thu khách hàng
Chi phí trả trước
Vay ngắn hạn
Phải trả nội bộ
Phải trả,nộp khác
Doanh thu TC
Chi phí TC
Chi phí QLDN
Cộng phát sinh
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
Phát sinh nợ
21.505.000.000
34.287.715.400
105.221.096.249
0
0
40.825.440.000
9.405.000
19.773.326
0
0
201.868.429.975
395.627.856
1.749.152.000
Phát sinh có
113.925.827.000
34.287.715.400
0
69.672.441
50.296.400.000
0
0
0
1.200.178.894
1.080.057
199.780.873.792
Ly 0
Ag 0
Ghi chú
Ag
Ghi chó: - Ag: Khớp với BCTC năm 2008
- Ly: Khớp với BCTC năm 2009
Kiểm tra tài liệu: KTV tiến hành lựa chọn một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết để thực hiện kiểm tra chi tiết các Phiếu thu, Phiếu chi tương ứng. Bên cạnh đó, xem xét cả hình thức của các Phiếu thu, Phiếu chi có phù hợp với chế độ hiện hành hay không, có đủ các nội dung cần thiết như: chữ ký, số tiền…để khẳng định các mục tiêu phê chuẩn, tính toán, hạch toán, cộng dồn. Mặt khác, kiểm tra tính liên tục của việc đánh số thứ tự của các phiếu thu, phiếu chi đó. Đồng thời, các KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như: hợp đồng, đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng, hóa đơn tài chính gốc…để khẳng định nghiệp vụ kinh tế phát sinh là có căn cứ hợp lý, đầy đủ.
Tại Công ty XYZ dựa trên kết quả kiểm toán của các năm trước thì công tác quản lý rất tốt, không có hiện tượng khai khống, gian lận, nội dung hạch toán phù hợp. Vì thế KTV chỉ tiến hành kiểm tra với những khoản chi tiền với số tiền lớn và những khoản chi tiền có khả năng xảy ra sai phạm lớn. Cụ thể, kiểm tra chi tiết chứng từ tài khoản 111 tháng 12 năm 2009 như sau:
Biểu 1.11: Trích giấy tờ làm việc của KTV
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 2007 Tham chiếu
TK: 111 Người thực hiện: NPH
Nội dung: Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện: 15/03/10
______________________________________________________________________
- Hầu như các phiếu chi đều không có dòng ghi là “ đã nhận đủ số tiền”
- Một số nghiệp vụ phát sinh chỉ có mình phiếu chi mà không có chứng từ nào khác kèm theo. Ví dụ như PC 78 ngày 10/12/2009
- Có một số phiếu chi còn sửa ngày tháng và tài khoản đối ứng.
Ví dụ như PC 21, PC 57...
- Còn lại tất cả các phiếu thu – chi của Công ty đều hợp lý, hợp lệ, đúng với chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng
Sau khi tiến hành thực hiện chương trình kiểm toán cho khoản mục Tiền và dùng các phương pháp thu thập để lấy bằng chứng kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp lại các kết quả và đưa ra nhận xét cho phần hành đó. Nhận xét này cũng được ghi chép cụ thể vào giấy làm việc và được lưu trong hồ sơ kiểm toán trong năm.
Biểu 1.12: Mẫu trang giấy kết luận kiểm toán tiền mặt
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: C1
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NPH
TK: 111 Ngày thực hiện: 15/03/10
KẾT LUẬN KIỂM TOÁN
Công việc tiến hành:
Công việc được thực hiện đối với phần hành Tiền
Các vấn để phát sinh và kiến nghị:
- Chưa có biên bản Kiểm kê quỹ tại ngày 31/12/2009
- Hệ thống chứng từ còn một số dữ liệu chưa hoàn thiện
-Đơn vị hạch toán nhầm các khoản chi trợ cấp thôi việc ở TK415 nhưng lại tiến hành hạch toán ở TK642.
Đề nghị đơn vị điều chỉnh
- Đề nghị đơn vị hoàn thiện các chứng từ thu – chi và chứng từ ngân hàng
- Bút toán: Nợ TK 415: 15.500.000
Có TK 421: 15.500.000
Kết luận: Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoại trừ ảnh hưởng của nhứng vấn đề nêu trên, cơ sở dẫn liệu cho phần TK111 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư cuối kỳ 7.529.674.835 là trung thực theo đúng nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và lập nhất quán với các năm trước.
*) Kiểm toán đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng: KTV cũng tiến hành các phương pháp thu thập bằng chứng như đối với tiền mặt. Nhưng số liệu được đối chiếu với Sổ cái, Bảng cân đối phát sinh, giấy báo xác nhận số dư của các ngân hàng. Cuối cùng các KTV còn tiến hành đánh giá lại chênh lệch ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Tại Công ty AB các KTV thấy số liệu khớp đúng với xác nhận của các ngân hàng.
Biểu 1.13: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: C2
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện:NPH
TK: 112 Ngày thực hiện: 15/03/10
Nội dung: Thuyết minh TGNH
Ngân hàng
Số dư trên sổ sách
Ghi chú
1. Ngân hàng NN&PTNT Nam Hà Nội
2.332 USD
Ö
2. Ngân hàng ĐT& PT Hoàng Mai
3.485 USD
Ö
Tổng
5.817USD
Ö : Khớp với Biên bản đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi
Đánh giá lại số dư ngoại tệ
Số dư ngoại tệ của đơn vị ngày 31/12/2009: 5.817 USD
Số tiền quy đổi ra VNĐ theo sổ sách của đơn vị :936.711.530 VNĐ (1)
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/2009 : 17.472 VNĐ/ USD
Sô tiền VND tính theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng: 101.634.624 VNĐ (2)
Chênh lệch giữa (1) và (2) : 640.387 VNĐ
Đề nghị đơn vị điều chỉnh theo bút toán điều chỉnh: Nợ TK 112 : 640.387 đ
Có TK 515: 640.387 đ
Sau đó các KTV cũng tiến hành lập trang tổng hợp nhận xét đối với khoản mục TGNH như đối với tiền mặt. Đưa ra bút toán điều chỉnh theo như giấy làm việc ở biểu trên.
Những so sánh và nhận xét về phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục Tiền của các kiểm toán viên IA tại Công ty ABC và Công ty XYZ
Công ty XYZ là khách hàng đã được IA kiểm toán trong những năm trước nên có thể dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên trước và qua xem xét hồ sơ kiểm toán kiểm toán viên sẽ giảm bớt các phương pháp kiểm tra không cần thiết và tập trung vào các vấn đề dễ xảy ra sai phạm hơn. Còn đối với Công ty ABC là khách hàng mới nên kiểm toán viên tập trung vào kiểm tra chi tiết nhiều hơn Công ty XYZ
Dựa vào các thử nghiệm kiểm soát thực hiện đối với cả hai Công ty ABC và XYZ, nhóm kiểm toán đã đưa ra những kết luận về HTKSNB đối với khoản mục Tiền đều có hiệu quả. Ở Công ty XYZ do kinh nghiệm để lại của các kiểm toán viên trước mà nhóm kiểm toán tin tưởng hơn, rút bớt các phương pháp thu thập bằng chứng. Còn đối với Công ty ABC là khách hàng mới nên các KTV của IA kiểm tra chi tiết hơn, đưa ra các bảng câu hỏi về HTKSNB đối với khoản mục tiền.
Khi tiến hành kiểm tra tài liệu tại Công ty XYZ, đầu tiên nhóm kiểm toán xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và cho rằng khả năng sai phạm trong công tác hạch toán và tổ chức chứng từ kế toán là rất thấp. KTV chỉ chọn ra một số khoản mục có số tiền lớn để kiểm tra và ghi chép lại phần công việc đã thực hiện trên giấy làm việc. Trong quá trình kiểm tra tài liệu đối với nghiệp vụ thu chi tiền mặt, KTV kết hợp với việc kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản doanh thu, chi phí thông qua việc kiểm tra chọn mẫu phiếu thu chi của tháng 12 năm 2009.
Khi kiểm tra tài liệu tại Công ty ABC, nhóm kiểm toán tiến hành kiểm tra tất cả các nghiệp vụ chi tiền có số tiền > 500.000đ. Với Công ty ABC, nhóm kiểm toán không thực hiện kết hợp kiểm tra đúng kỳ của doanh thu, chi phí. Bởi vì công việc này chỉ hỗ trợ trong việc kiểm tra các khoản doanh thu và chi phí. Với khách hàng là Công ty nhỏ và mới như Công ty ABC, kỹ thuật này không được thực hiện mà nó chỉ thực hiện khi kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí.
Trong khi kiểm tra chi tiết tài liệu tại Công ty ABC, nhóm kiểm toán nhận thấy có nhiều sai phạm trong công tác ghi chép sổ sách và lưu chuyển chứng từ. Vì vậy nhóm kiểm toán tiến hành phỏng vấn đối với Công ty ABC để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời rà soát lại các chứng từ và sổ sách xem Công ty đã sai phạm nghiêm trọng trong những nghiệp vụ kinh tế như thế nào. Còn với Công ty XYZ thì không có hoặc có rất ít các sai phạm và chỉ là sai phạm nhỏ nên IA không tiến hành phương pháp phỏng vấn. Những thông tin thu được khi phỏng vấn ABC đều được ghi chép và lưu trong hồ sơ kiểm toán.
1.2.2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán khoản mục doanh thu
Cũng như đối với khoản mục tiền, trước khi kiểm toán khoản mục doanh thu, các KTV cũng tiến hành xác định mục tiêu và phạm vi doanh thu của khách hàng.
Mục tiêu của kiểm toán khoản mục doanh thu:
- Tất cả các thu thập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác);
- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán;
- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu).
Phạm vi kiểm toán khoản mục doanh thu: Tùy từng đơn vị khách hàng mà IA xác định phạm vi kiểm toán cụ thể.
Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty ABC
Thứ nhất: Thử nghiệm kiểm soát
Phỏng vấn
Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng về việc doanh thu được ghi nhận khi nào, qui trình bán hàng và việc theo dõi trên sổ thế nào để biết được sự ghi nhận của doanh thu, KTV thu được câu trả lời:
Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, chuyên vận chuyển các hàng hóa theo đường bộ. Khách hàng của Công ty ABC được chia thành hai loại: khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên.
- Đối với khách hàng thường xuyên, tiến hành ký kết hợp đồng hàng tháng về việc vận chuyển hàng hóa với Công ty ABC, định kỳ trả tiền một lần trong tháng và việc viết hóa đơn được tiến hành vào cuối tháng.
- Đối với khách hàng không thường xuyên vận chuyển hàng hóa của Công ty ABC, bộ phận bán hàng tiến hành viết hóa đơn cho từng khách hàng.
Kiểm tra tài liệu
Với khách hàng không thường xuyên, KTV đọc báo cáo bán hàng, và tờ ghi khách hàng đối với loại khách hàng này để đảm bảo báo cáo này được lập đúng đắn. Chọn ngẫu nhiên tháng 11 để kiểm tra, kiểm toán viên thấy không có khách hàng nào không được ghi nhận.
Quá trình thực hiện thủ tục phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, kiểm toán viên đưa ra kết luận:
Biểu 1.14: Trích mẫu giấy làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: S
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NMH
Khoản mục: TK 511 Ngày thực hiện: 06/03/10
Bước Công việc: Đánh giá rủi ro tiềm tàng và hướng kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng:
Do đơn vị không ghi số tiền trên chứng từ gốc. Việc kiểm tra chứng từ gốc bằng cách lấy khối lượng trên chứng từ gốc nhân với đơn giá để đối chiếu với bản báo cáo doanh thu theo ngày là không thực hiện được vì số lượng chứng từ gốc rất nhiều. Có khả năng lớn là đơn vị để doanh thu ngoài sổ sách vì chứng từ gốc giao cho khách hàng là do đơn vị tự in và và quản lý.
Hướng kiểm toán:
Việc phân tích doanh thu/ chi phí giữa các tháng, đặc biệt là tháng 1/2009, tháng 12/2009 và tháng 1/2008 theo hướng là khách hàng không có xu hướng chuyển doanh thu sang kỳ sau.
Tìm hiểu kỹ về việc ghi nhận chi phí theo khối lượng vận chuyển và việc ghi nhận doanh thu tương ứng.
Việc đánh giá rủi ro đối với khoản mục doanh thu là rất lớn, hơn nữa Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ do đó kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục này khác biệt so với khi kiểm toán doanh thu tại Công XYZ.
Khác với khi kiểm toán tại Công ty XYZ, đối với Công ty ABC kiểm toán viên chỉ thực hiện phân tích doanh thu trong mối quan hệ với chi phí vận chuyển hàng tháng.
Bảng 1.10: Phân tích doanh thu trong mối quan hệ với chi phí tại Công ty ABC
Tháng
Doanh thu
Chi phí
Doanh thu/ Chi phí
1
2.659.592.850
1.235.035.875
2,15
2
1.867.956.450
1.196.354.981
1,56
3
2.312.201.125
1.523.625.369
1,51
4
2.106.354.265
1.398.562.200
1,5
5
2.316.594.236
1.500.320.000
1,54
6
2.198.169.465
1.432.002.625
1,53
7
2.421.269.950
1.574.325.120
1,54
8
2.236.354.918
1.401.235.600
1,59
9
2.365.569.325
1.498.750.615
1,57
10
2.339.819.500
1.498.365.000
1,56
11
2.465.398.750
1.569.365.000
1,57
12
2.365.264.159
1.952.360.000
1,21
1(năm 2010)
2.965.564.000
1.423.616.000
2,08
Qua bảng phân tích, kiểm toán viên đưa ra đánh giá đối với kết quả từ thủ tục phân tích : doanh thu của tháng 1, tháng 12 năm 2009 và tháng 1 năm 2010 quả thật là không hợp lý so với chi phí vận chuyển, vì 3 tháng này có sự biến động so với các tháng khác giao động từ 1,5 đến 1,6.
Kiểm toán viên cho rằng cần hướng tập trung vào kiểm tra chi tiết ba tháng này với cả khách thường xuyên và khách hàng không thường xuyên.
Thủ tục kiểm tra chi tiết.
Đối với khách hàng thường xuyên, KTV kiểm tra chi tiết theo phương pháp chọn mẫu bằng cách đối chiếu hợp đồng vận chuyển hàng tháng và thanh lý hợp đồng với báo cáo bán hàng và hóa đơn bán hàng cho từng khách hàng. Qua kiểm tra KTV phát hiện được:
Biểu 1.15: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: S
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: NMH
Khoản mục: TK511- Doanh thu Ngày thực hiện: 06/03/10
Bước công ciệc: Kiểm tra chi tiết
- Kiểm toán viên kiểm tra một số hợp đồng vận chuyển của Công ty ABC với khách hàng thường xuyên được biết hợp đồng được tiến hành hàng tháng nhưng sự ghi nhận doanh thu và viết hóa đơn cho các Công ty khách hàng không được tiến hành hàng tháng
- Kiểm tra chọn mẫu 30 khách hàng lớn chiếm 65% doanh thu cả năm, kiểm toán viên thấy doanh thu không ghi nhận đối với khách hàng thường xuyên của Công ty ABC là 60.350.000 VNĐ (rất nhỏ so với tổng doanh thu)
- Đối chiếu hợp đồng, phiếu thu và bảng kê bán hàng đối với khách hàng thường xuyên KTV phát hiện tháng 12 đã có bản hợp đồng, thanh lý hợp đồng về việc vận chuyển hàng hóa giữa Công ty TNHH D xong kế toán chưa tiến hành viết hóa đơn bán hàng vào cuối tháng với số tiền: 20.000.000
Theo những thu thập được ở trên các KTV nhận thấy khả năng sai phạm đối với khách hàng không thường xuyên là rất lớn, vì vậy KTV tập trung vào kiểm tra chi tiết đối với khách hàng không thường xuyên.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh đối với khách hàng không thường xuyên các tháng 1, 12 năm 2009 và tháng 1 năm 2010
Biểu 1.16:Trích gấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: S
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện:NMH
Tài khoản: 511 Ngày thực hiện: 06/03/10
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết
KTV thu thập báo cáo bán hàng các tháng 1, 9, 12 năm 2009 và tháng 1 năm 2010. Qua kiểm tra, kiểm toán viên đã phát hiện thấy:
- Bỏ sót 675 trường hợp khách hàng không thường xuyên không ghi vào báo cáo bán hàng và viết hóa đơn bán hàng với số tiền: 85.950.000
- Có 32 khách hàng với số tiền 35.125.000 của năm 2008 bị ghi nhận sang 2008 và 36 khách hàng với số tiền: 43.175.000 của tháng 12 năm 2009 bị ghi nhận sang 2010.
KTV thu thập sổ chi tiết tài khoản 511- Doanh thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31710.doc