2. Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới.
Khai thác kiến thức trên kênh hình: Việc hình thành các khái niệm, giải thích các thí nghiệm và hoàn thành các lệnh trong bài là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình dạy học. Nhiệm vụ này không thể hoàn thành trọn vẹn nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện thiết bị dạy học và quan trọng nhất là kênh hình trong sách giáo khoa. Khi vận dụng ở khâu này đòi hỏi GV phải kết hợp với nhiều kỹ thuật dạy học như kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, kỹ thuật công đoạn, . để hình thành kiến thức mới một cách sinh động, kích thích sự hứng thú, năng động của HS trong giờ học
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Vận dụng kênh hình trong giảng dạy Sinh học 6, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
VẬN DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 6, 9
I. Thực trạng:
Trong dạy học nói chung, môn sinh học nói riêng, để phát huy triệt để tính tích cực, sự chủ động của học sinh (HS) trong một tiết lên lớp, người thầy cần phải huy động các phương tiện dạy học tối ưu; trong đó việc sử dụng kênh hình phục vụ bài dạy là một thao tác hữu ích và rất cần thiết. Kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ sách giáo khoa (SGK) đến màn hình Power Point và cả những hình ảnh được giáo viên (GV) trực tiếp vẽ trên bảng, không chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng sinh học một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình.
Thời gian qua, việc dạy học sinh học đặc biệt là việc khai thác kênh hình được giáo viên quan tâm trong việc hướng dẫn Hs biết vận dụng chúng vào việc khai thác kiến thức. Tuy nhiên qua quá trình dạy, rút kinh nghiệm từ một số đồng nghiệp, tôi cũng thấy việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy, học tập còn một số hạn chế:
* Về phía HS: Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng việc sử dụng kênh hình của các em còn chưa được thành thục. Mặt khác các em còn chưa chú ý học, chưa biết sử dụng kênh hình để ôn tập kiến thức và xây dựng kiến thức mới cũng như rèn luyện các kỹ năng,...
* Về phía GV:
- Hiện nay, không ít GV vẫn coi kênh hình như tài liệu minh họa mà chưa biết khai thác kiến thức thông qua kênh hình, khiến giờ học trở nên nhàm chán, nặng nề, khó nhớ.
- Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do năng lực giáo viên còn có giới hạn và sợ mất thời gian cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.
- Đa số GV còn chưa hướng dẫn HS học tập từ kênh hình, chưa chú trọng rèn kỹ năng vẽ, quan sát, đọc kênh hình một cách hiệu quả.
Chính những thực trạng trên, tôi mong muốn tìm ra cách hướng dẫn HS thực hiện tốt việc khai thác kênh hình mà trong chương trình chưa có và GV chưa thực sự quan tâm. Thực hiện điều này, bản thân tôi hướng tới mục đích tăng khả năng thực hành, phát triển năng lực, kĩ năng giúp học sinh tự học, qua đó cải thiện tốt hơn chất lượng môn sinh, đặc biệt là khối mà tôi đang phụ trách – khối 6 và khối 9.
II. Nội dung chuyên đề:
1. Mục đích của chuyên đề:
- Nhằm tìm ra những phương pháp khác nhau để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng.
- Học sinh biết sử dụng hình trong việc hiểu và nhớ bài. Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh vẽ, sơ đồ, hình ảnh cho học sinh ở môn sinh học để nâng cao chất lượng học tập, các em sẽ đi từ năng lực nhận biết- suy nghĩ- so sánh đi đến kết luận các hiện tượng sinh học.
- Giới thiệu các bước dạy - học khai thác kênh hình góp phần giúp giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp cho học sinh có thêm hứng thú khi học môn sinh học.
- Đồng thời với mong muốn góp phần vào việc tìm kiếm những kinh nghiệm vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong thực tế giảng dạy. Tạo cho học sinh một môi trường học tập tích cực, năng động. Giúp học sinh được trang bị thêm một cách học, cách ghi nhớ, cách hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó, học sinh sẽ phát huy tối đa khả năng học tập của bản thân và vận dụng kiến thức đã học qua thực hành vào thực tiễn, đời sống.
2. Nội dung- các bước thực hiện:
Bước 1: Phân loại các dạng kênh hình:
- Có nhiều tiêu chí và vì vậy có nhiều cách phân loại. Tuy nhiên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy thì chia ra các dạng chính:
+ Hình ảnh minh họa: Chủ yếu là các ảnh minh họa cho kiến thức, có vai trò cung cấp cho học sinh những biểu tượng cụ thể về các sự vật và hiện tượng. Với hình ảnh đẹp, chân thật, sinh động sẽ học sinh tiếp thu được kiến thức một cách căn bản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ: Trong sinh 6, bài 59- Vi khuẩn, GV có thể cho HS quan sát các hình ảnh minh họa:
+ Tranh vẽ, sơ đồ ở SGK và hình vẽ của giáo viên: được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa các hình tượng trong quá trình sinh học. Ngoài ra sơ đồ còn giúp học sinh có cái nhìn khái quát, tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn. Ở đây mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong trường hợp này tranh vẽ, hình vẽ tạo ra ưu thế hơn: đó là dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn, hoặc quá lớn hay quá nhỏ khó quan sát, mô hình phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho em. Tranh phân tích cho phép đi sâu các chi tiết cần thiết, giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó còn thay thế mẫu vật thật mà không tìm kiếm được. Riêng đối với hình vẽ của giáo viên (vẽ trên giấy ở nhà hoặc vẽ ngay trên bảng trong quá trình dạy học) có giá trị rất lớn, nhất là hình ảnh vẽ đẹp và nhanh trên bảng, nó giúp cho học sinh theo dõi một cách dễ dàng nội dung của bài giảng, khi mà giáo viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ nào đó. Ví dụ: Đối với cấu tạo và kích thước của tế bào, sự lớn lên và có sự phân chia tế bào, cấu tạo miền hút của rễ..
Bước 2: Hướng dẫn kỹ năng cho HS:
a/ Kỹ năng quan sát:
- Chúng ta biết, quan sát là phương pháp dạy Hs cách sử dụng các giác quan để tri thức trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không cần có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các sự vật và hện tượng đó.
- Phương pháp quan sát bao gồm 2 bước:
+ Quan sát để thu thập thông tin.
+ Xử lý thông tin để thu thập được để rút ra kết luận.
Vậy nếu phương pháp quan sát được sử dụng đúng sẽ có tác dụng kích thích tư duy tích cực, độc lập và chủ động của Hs giúp Hs có thể tim kiếm tri thức. Cùng với sự tìm kiếm tri thức, Hs còn được rèn luyện một số kỹ năng như: cân, đo, ghi chép, báo cáo. Đặc biệt, sau khi quan sát tranh ảnh Hs có thể tự trình bày lại đặc điểm, cấu tạo hình thái của sinh vật.
a1. Đối với tranh, hình ảnh minh họa: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh ảnh dạng này, GV cần chú ý rèn luyện cho HS những kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
- Kĩ năng mô tả, tường thuật.
- Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
* Rèn luyện kỹ năng này, Gv hướng dẫn HS thực hiện các bước cần làm việc với tranh ảnh minh họa như sau:
1: Cho HS quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
2: GV nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của GV và nội dung trong bài học.
4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung tranh ảnh cung cấp cho HS.
a2. Đối với tranh, hình ảnh là sơ đồ,cấu tạo:
* Đối với kênh hình dạng này, GV rèn luyện cho HS những kĩ năng sau:
- Kĩ năng vẽ hình ảnh, sơ đồ.
- Kĩ năng tường thuật, miêu tả lại tranh vẽ, sơ đồ.
- Kĩ năng quan sát, so sánh.
- Kĩ năng nhận định, đánh giá rút ra quy luật, bài học.
* Các bước GV hướng dẫn HS làm việc:
1.Cho HS quan sát tranh, hình vẽ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung các kí hiệu.
2. GV nêu câu hỏi nêu vấn đề, và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung tranh, hình ảnh.
3. HS trả lời các câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, hình ảnh.
4. GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung lược đồ mà HS cần tìm hiểu cung cấp cho HS.
b/ Kỹ năng phân tích, đọc kênh hình: Quan sát và hợp tác nhỏ. Hs tự quan sát thu thập thông tin để trình bày trên tranh ảnh.
- Bài dạy có sử dụng tranh ảnh Gv tiến hành như sau:
+ Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, tranh được đưa ra đúng lúc đúng cách, treo ở vị trí thuận lợi cho cả lóp quan sát.
+ Cách tiến hành:
1. Gv giới thiệu tên tranh, nêu rõ mục đích của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối với Hs (ra câu hỏi cho Hs làm việc, làm sao để Hs biết rõ các em phải làm gì? các em phải làm như thế nào?...)
2. Khai thác nội dung bức tranh, hình vẽ, sơ đồ. Đầu tiên yêu cầu Hs mô tả chúng ( nêu các câu hỏi định hướng cho Hs, mô tả hoặc cho trước một số từ hay tập hợp từ để Hs mô tả theo đúng ý đồ của Gv). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên bức tranh, tranh vẽ, sơ đồ thì các câu hỏi tập trung chú ý của Hs vào đó.
3. Hs rút ra kết luận từ việc quan sát tranh. Gv yêu cầu Hs lên bảng .
Bước 3:Vận dụng kênh hình vào giảng dạy:
1. Sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra kiến thức học sinh (kieåm tra baøi cuõ):
Việc kiểm tra kiến thức học sinh của giáo viên thường ñöôïc tiến hành đầu tiết dạy. Khi kiểm tra, giáo viên cần hạn chế việc bắt buộc học sinh thuộc lòng nội dung bài học một cách máy móc mà cần tăng cường kiểm tra kiến thức thông qua việc phân tích, giải thích vì sao? Rút ra kết luận hoặc có thể sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa (hoặc hình vẽ phóng lớn ) để học sinh trình bày kiến thức đã học theo các nội dung thể hiện trong kênh hình. Như vậy để trả lời được câu hỏi của giáo viên, trong quá trình học bài mới, học sinh phaûi phân tích các lĩnh vực, ñoàng thôøi suy nghĩ vaø phải tập trung quan sát, chú ý nghe thầy cô giảng bài thì hiệu quả của quá trình dạy và học được nâng cao.
Ví dụ 1: (Sinh 6) dựa vào hình vẽ hãy so sánh lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm
Ví dụ 2: (Sinh học 9)Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân, giảm phân thông qua hình vẽ:
2. Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới.
Khai thác kiến thức trên kênh hình: Việc hình thành các khái niệm, giải thích các thí nghiệm và hoàn thành các lệnh trong bài là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình dạy học. Nhiệm vụ này không thể hoàn thành trọn vẹn nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện thiết bị dạy học và quan trọng nhất là kênh hình trong sách giáo khoa. Khi vận dụng ở khâu này đòi hỏi GV phải kết hợp với nhiều kỹ thuật dạy học như kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, kỹ thuật công đoạn, ... để hình thành kiến thức mới một cách sinh động, kích thích sự hứng thú, năng động của HS trong giờ học
Ví dụ (Sinh 6) Nêu cấu tạo của hoa:
Ví dụ 2:(Sinh học 6) Quan sát H.9.1, thảo luận nhóm (nhóm 4) thực hiện các yêu cầu sau: (5 phút)
- Kiểm tra cẩn thận các rễ cây và phân loại chúng thành 2 nhóm.
- Viết các đặc điểm dùng để phân loại rễ cây thành 2 nhóm.
Quan sát lại 1 lần nữa, đối chiếu với H.9.1 xếp loại rễ cây vào một trong 2 nhóm A hoặc B.
Rút ra đặc điểm của từng loại rễ: Rễ cọc (A), rễ chùm (B).
HS trình bày kết quả như sau:
Ví dụ 3 (Sinh học 9)Thảo luận nhóm trình bày cơ chế của kỹ thuật cấy gen
3.Vận dụng kênh hình để củng cố kiến thức.
Việc củng cố kiến thức cho học sinh có thể tiến hành ngay sau khi dạy xong một nội dung trong bài học hoặc cuối tiết học khi dạy xong toàn bộ nội dung bài học. Thời gian một tiết học ngắn, nội dung kiến thức nhiều, do đó khi mới tiếp thu xong học sinh chưa nhớ ngay kiến thức vừa học. Vì vậy ngay khi củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên yêu cầu học sinh trả lời nội dung lý thuyết thuộc lòng ngay mà cần củng cố kiến thức qua các bài tập hoặc dưạ vào kênh hình để nêu câu hỏi và học sinh làm việc với kênh hình để giải quyết các yêu cầu mà giáo viên đặt ra.
Củng cố kiến thức bằng cách sử dụng kênh hình nêu trên có tác dụng tích cực hơn là chỉ nêu câu hỏi rồi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức vừa học và khi đó học sinh chỉ biết đọc lại các nội dung đã ghi trong vở hoặc trong sách giáo khoa. Việc thực hiện củng cố bằng kênh hình có thể thực hiện thông qua trò chơi.
Ví dụ 1 (Sinh 6): Chỉ trên tranh vẽ 2 loại rễ chính và nêu đặc điểm của từng loại?
Việc củng cố kiến thức cũng có thể được thực hiện thông qua đặt các câu hỏi trong kiểm tra đánh giá dựa vào kênh hình.
Ví dụ 2 (Sinh học 9): Quan sát hình ảnh, xác định các kì của nguyên phân qua các hình sau đây ?
Như vậy việc củng cố kiến thức như trên sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn vì trong quá trình học, học sinh phải tập trung, phải tích cực làm việc thì cuối tiết học mới có khả năng giải quyết những vấn đề mà giáo viên đưa ra.
4. Sử dụng kênh hình để rèn thaùi ñoä cho học sinh:
Thoâng qua keânh hình giaùo vieân giaùo duïc yù thöùc cuûa hoïc sinh töø ñoù caùc em coù thaùi ñoä tích cöïc vôùi cuoäc soáng, vôùi moâi tröôøng. Ñeå reøn ñöôïc kyõ naêng naøy keânh hình phaûi mang tính minh hoạ và có tính thuyết phục cao vì theá keânh hình phần phần lớn là ảnh chụp thực. Thông qua kênh hình học sinh sẽ trả lời được các lệnh trong mục và vận dụng được vaøo thực tế cuộc sống. Sau đây là một số ví dụ về việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học giúp giáo viên đạt được mục đích trên.
Ví dụ (Sinh 9): Em có nhận xét gì về môi trường nơi này? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Bước 4: Chuẩn bị: Đây là bước quyết định sự thành công của bài.
- Giáo viên:
+ Ngoài việc chuẩn bị giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung trọng tâm của bài học, các câu hỏi, bài tập, biểu bảng, tư liệu, ... (GV nêu ở phần dặn dò của tiết học trước), GV cần chuẩn bị tranh vẽ, hình ảnh phù hợp nội dung bài. Phần này cần vận dụng tốt ứng dụng công nghệ thông tin để có thể thay thế tranh vẽ tay lên giấy hoặc lên bảng gây mất thời gian tiết học.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị hình ảnh minh họa, vẽ sơ đồ, để có tâm thế tốt cho bài học mới.
- Học sinh: chuẩn bị một số nội dung như quan sát hình ảnh, vẽ sơ đồ, xem, soạn bài trước bằng cách trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa, sách bài tập, ...tùy vào nội dung bài và theo sự định hướng, hướng dẫn của GV.
3. Khả năng áp dụng củachuyên đề:
- Chuyên đề này đã được giáo viên áp dụng. Những biện pháp đề cập trong chuyên đề đã, đang và sẽ tiếp tục được sử dụng để chứng minh cho tính khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Nếu có điều kiện để triển khai rộng rãi, các giải pháp mới của chuyên đề này có thể được áp dụng ngay trong các kiểu bài thuộc môn Sinh học các khối và các đối tượng HS. Và với sáng kiến này tất cả giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học THCS đều có thể áp dụng để giảng dạy. Hy vọng rằng giải pháp này sẽ có đóng góp tích cực trong việc chuyển biến suy nghĩ, nhận thức của giáo viên quá trình giáo dục học sinh. Kích thích ở giáo viên trong việc tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do việc áp dụng việc “Vận dụng kênh hình ở Sách giáo khoa trong giảng dạy Sinh học 6, 9":
Đề tài được thực hiện bước đầu nghiên cứu áp dụng từ năm học 2016 – 2017, qua quá trình dạy một số tiết trên lớp, tôi đã chắc lọc, điều chỉnh, bổ sung những nội dung đã thực hiện. Năm học 2017 -2018, nội dung chuyên đề đã được vận dụng . Một số kết quả đạt được như sau:
* Đối với học sinh:
- Các em hứng thú hơn trong học môn sinh, nhiều HS yêu thích môn sinh hơn trước. Biết cách học bài thông qua kênh hình, giảm bớt việc học thuộc lòng qua câu chữ mà hiểu bài sâu sắc hơn qua hình ảnh, qua việc vẽ sơ đồ.
- Qua kênh hình, các em có ý thức hơn về những vấn đề liên quan trong cuộc sống. Từ đó vận dụng tốt hơn kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết khá tốt các tình huống liên quan bài học.
- Có ý thức nghiên cứu bài ở nhà và nghiên cứu tranh vẽ trong SGK nên khi lên lớp xây dựng kiến thức mới không bị bỡ ngỡ và nắm chắc bài hơn.
*Đối với giáo viên:
- Tạo cho học sinh trong lớp không khí học tập vui vẻ, tích cực, hợp tác.
- Dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn HS ở các bài học có kênh hình do các em có các kỹ năng quan sát, phân tích, đọc kênh hình hiệu quả.
- GV có thể giúp HS khắc sâu kiến thức cho HS, giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế đời sống thông qua cách dạy học này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen de Sinh hoc_12441835.doc