Chuyên đề Vận dụng mô hình chiến lược Portfolio (BCG) trong công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH thương mại Mỹ Đức

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH BCG VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 3

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 3

1. Khái niệm Hoạch định chiến lược 3

2. Vai trò của hoạch địch chiến lược 4

2.1 Tầm quan trọng của hoạch địch chiến lược 4

2.2 Tính tất yếu khách quan phải hoạch địch chiến lược 6

3. Quá trình hoạch định chiến lược 7

3.1 Yêu cầu của quá trình hoạch địch chiến lược kinh doanh 7

3.2 Nội dung của quá trình hoạch địch chiến lược kinh doanh 8

4. Các căn cứ hoạch địch chiến lược 14

4.1 Căn cứ vào mục tiêu, thái độ của nhà lãnh đạo cấp cao và trình độ chuyên môn 14

4.2 Căn cứ vào nguồn lực nội tại 14

4.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 16

II. MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PORTFOLIO BCG TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 16

1. Giới thiệu chung về mô hình chiến lược Portfolio BCG 16

2. Các bước xây dựng ma trận chiến lược Portfolio 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH TM MỸ ĐỨC 20

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MỸ ĐỨC 20

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức 20

2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty: 21

3. Thực trạng tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức 23

4. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 32

4.1 Ưu điểm 32

4.2 Hạn chế 32

 

II. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊCH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH TM MỸ ĐỨC 33

1. Chiến lược hiện tại của công ty TNHH TM Mỹ Đức 33

2. Quá trình hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Mỹ Đức 34

3. Các căn cứ hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Mỹ Đức 35

3.1. Các nhân tố thị trường quốc tế 35

3.2. Chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ của Nhà nước. 37

3.3. Khách hàng 39

3.4. Các nhà cung cấp 40

3.5. Cạnh tranh 41

3.6 Sản phẩm 43

3.6 Tài chính 45

3.7 Tình hình nhân sự 46

4. Đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH TM Mỹ Đức 47

4.1. Những kết quả đạt được 47

4.2 Những tồn tại 48

4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 50

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PORTFLOLIO TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM MY DỨC 51

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 51

II. NHỮNG MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY 51

III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 52

IV. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 53

1. Tổng hợp đánh giá môi trường bên ngoại (Ma trận EFE) 53

3. Xây dựng Ma trận BCG 56

3. Những định hướng chiến lược cơ bản 59

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

docx67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng mô hình chiến lược Portfolio (BCG) trong công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH thương mại Mỹ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển lớn mạnh. - Hiện nay, doanh thu chủ yếu của công ty thông qua các mặt hàng chủ lực của mình là máy móc thiết bị, thép xây dựng, phôi thép và thép lá, tấm. Doanh thu bán hàng thuần từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá luôn tăng trong các năm qua. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng dần. Đến năm 2005 do nhu cầu của thị trường không cao hơn năm 2004 cho nên doanh thu và lợi nhuận của công ty có chiều hướng chững lại. Từ năm 2003 trở lại đây, công ty còn phát triển thêm dịch vụ cho thuê kho bãi tại Hải Phòng. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới của của công ty nhưng qua 3 năm phát triển (từ năm 2003 đến 2005), lĩnh vực kinh doanh mới tăng trưởng tương đối nhanh. Cụ thể: doanh thu từ hoạt động kinh doanh này năm 2003 là 1,958 tỷ đồng, năm 2004 là 2,559 tỷ đồng và năm 2005 là 3,157 tỷ đồng, và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh này năm 2003 là 0,77316 tỷ đồng, năm 2004 là 0,95608 tỷ đồng và năm 2005 là 1,19884 tỷ đồng. - Đầu năm 2005 Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức chính thức làm đại lý kinh tiêu cho công ty Trung Sơn chuyên kinh doanh các chi phí sơ chế và chế biến từ cá hồi, cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức giai đoạn 2002 - 2005 Đơn vị : tỷ đồng. Các chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 03/02 2004 Chênh lệch 04/03 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % Tổng doanh thu 97,68 103,778 6,098 6,2 111,719 7,941 7,6 113,571 1,852 1,6 Tổng chi phí 96,8232 101,85564 5,03244 5,1 109,41652 7,56088 7,4 110,92036 1,50384 1,4 Tổng lợi nhuận 0,8568 1,92236 1,06556 24,36 2,30248 0,38012 19,77 2,65064 0,34816 15,1 - Tổng doanh thu của Công ty năm 2002 là 97,68 tỷ đồng, năm 2003 là 103,778 tỷ đồng, năm 2004 là 111,719 tỷ đồng và năm 2005 là 113,571 tỷ đồng. Lợi nhuận của Công ty năm 2002 là 0,8568 tỷ đồng, năm 2003 ; là 1,92236 tỷ đồng, năm 2004 là 2,30248 tỷ đồng và năm 2005 là 2,65064 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu của Công ty từ năm 2002 đến năm 2005 luôn luôn tăng cao, và từ năm 2002 đến năm 2005, lợi nhuận của Công ty tăng đều. * Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá Lợi nhuận của Công ty từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: theo xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá được xác định như sau: Công ty phải chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1-32%) Cụ thể kết quả kinh doanh ba mặt hàng thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, là của công ty: năm 2002, 2003, 2004 và 2005. * Năm 2002: + Tổng doanh thu bán hàng là : 97,68 tỷ đồng + Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ là : 92,16 tỷ đồng + Chi phí bán hàng là : 2,04 tỷ đồng + Chi phí khác (chi phí lương nhân viên, chi phí điện thoại, fax, đồ dùng văn phòng...) là : 1,24 tỷ đồng + Lãi tiền vay trả ngân hàng là : 0,98 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2002: 97,68 - 92,16 - 2,04 - 0,98 = 1,26 (tỷ đồng) - Lợi nhuận sau thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2002 là: 1,26 (1 - 32%) = 0,8568 ( tỷ đồng) * Năm 2003: + Tổng doanh thu bán hàng là : 101,82 tỷ đồng + Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ là : 95,28 tỷ đồng + Chi phí bán hàng là : 2,42 tỷ đồng + Chi phí khác (chi phí lương nhân viên, chi phí điện thoại, fax, đồ dùng văn phòng...) là : 1,27 tỷ đồng + Lãi tiền vay trả ngân hàng là : 1,06 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2003: 1,69 (tỷ đồng) - Lợi nhuận sau thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2003 là: 1,69 tỷ (1 - 32%) = 1,492 ( tỷ đồng) * Năm 2004: + Tổng doanh thu bán hàng là : 109,16 tỷ đồng + Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ là : 101,78 tỷ đồng + Chi phí bán hàng là : 2,64 tỷ đồng + Chi phí khác (chi phí lương nhân viên, chi phí điện thoại, fax, đồ dùng văn phòng...) là : 1,44 tỷ đồng + Lãi tiền vay trả ngân hàng là : 1,32 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2004: 1,98 (tỷ đồng) - Lợi nhuận sau thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2004 là: 1,98 tỷ (1 - 32%) = 1,3464 ( tỷ đồng) * Năm 2005: + Tổng doanh thu bán hàng là : 109,28 tỷ đồng + Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ là : 101,81 tỷ đồng + Chi phí bán hàng là : 2,65 tỷ đồng + Chi phí khác (chi phí lương nhân viên, chi phí điện thoại, fax, đồ dùng văn phòng...) là : 1,46 tỷ đồng + Lãi tiền vay trả ngân hàng là : 1,30 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2005: 2,06 (tỷ đồng) - Lợi nhuận sau thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá trong năm 2005 là: 2,06 tỷ (1 - 32%) = 1,4008 ( tỷ đồng) * Kết quả kinh doanh ba mặt hàng trên trong 04 năm: 2002, 2003, 2004 và 2005 được khái quát trong Biểu số 2 dưới đây: Bảng 2: Tình hình kinh doanh chung của ba mặt hàng: Thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá. Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 03/02 2004 Chênh lệch 04/03 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % 1. Tổng doanh thu 97,68 101,82 4,14 4,2 109,16 7,34 7,2 109,28 0,12 0,1 2. Tổng trị giá vốn 92,16 95,28 3,12 3,3 101,78 6,5 6,82 101,81 0,03 0,02 3. Chi phí bán hàng 2,04 2,42 0,38 18,62 2,64 0,22 9,09 2,65 0,01 0,37 4. Chi phí khác 1,24 1,37 0,13 10,48 1,44 0,07 5,1 1,46 0,02 1,38 5. Lãi vay ngân hàng 0,98 1,06 0,08 8,1 1,32 0,26 24,52 1,30 -0,02 0,98 6. Lợi nhuận trước thuế 1,26 1,69 0,43 34,12 1,98 0,29 17,15 2,06 0,08 4,04 7. Thuế thu nhập DN 0,4032 0,5408 0,1376 34,12 0,6336 0,0928 17,15 0,6592 0,0256 4,04 8. Lợi nhuận sau thuế 0,8568 1,1492 0,2924 34,12 1,3464 0,1972 17,15 1,4008 0,0544 4,04 * Lợi nhuận từ hoạt động cho thuê kho, bãi. Công ty bắt đầu phát triển hoạt động cho thuê kho bãi từ năm 1997. Với hệ thống kho, bãi tại An Hải, Hải Phòng và Gia Lâm, Hà Nội tương đối hoàn thiện, hình thức kinh doanh mới này đã và đang phát triển tốt. Lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho bãi được xác định như sau: Công ty phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 - 32%) kết quả kinh doanh của công ty qua hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 được xác định như sau: * Năm 2003: + Tổng doanh từ hoạt động cho thuê kho bãi là : 1,958 tỷ đồng + Chi phí khấu hao nhà kho và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động cho thuê kho, bãi là : 0,821 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2003: 1,958 - 0,821 = 1,137 (tỷ đồng) - Vậy lợi nhuận của Công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2003 là: 1,137 tỷ (1 - 32%) = 0,77316 tỷ đồng * Năm 2004: + Tổng doanh từ hoạt động cho thuê kho bãi là : 2,559 tỷ đồng + Chi phí khấu hao nhà kho và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động cho thuê kho, bãi là : 1,153 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2004: 2,559 - 1,153 = 1,406 tỷ đồng - Vậy lợi nhuận của Công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2004 là: 1,406 tỷ (1 - 32%) = 0,95608 tỷ đồng * Năm 2005: + Tổng doanh từ hoạt động cho thuê kho bãi là : 3,157 tỷ đồng + Chi phí khấu hao nhà kho và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động cho thuê kho, bãi là : 1,394 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2005: 3,157 - 1,394 = 1,763 tỷ đồng - Vậy lợi nhuận của Công ty thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi trong năm 2005 là: 1,763 tỷ (1-32%) = 1,19884 tỷ đồng Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi của công ty Các chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch 04/03 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % 1. Doanh thu 1,958 2,559 0,601 30,69 3,157 0,598 23,36 2. Chi phí khấu hao nhà kho và các chi phí phục vụ hoạt động cho thuê 0,821 1,153 0,332 40,43 1,394 0,241 20,9 3. Lợi nhuận trước thuê 1,137 1,406 0,269 23,65 1,763 0,357 25,39 4. Thuế thu nhập DN 0,36384 0,44992 0,08608 23,65 0,56416 0,11424 25,39 5. Lợi nhuận sau thuế 0,77316 0,95608 0,18292 23,65 1,19884 0,24276 25,39 * Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Thương mại Mỹ Đức qua các năm: 2002, 2003, 2004, 2005 - Biểu số 4 mô tả kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2005. Qua biểu này, chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh ba mặt hàng: thép xây dựng, phôi thép và thép tấm, lá; hoạt động kinh doanh cho thuê kho, bãi và hoạt động kinh doanh thuỷ hải sản Công ty trong thời gian này. - Biểu số 4 cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận chung của Công ty từ năm 2002 đến năm 2005 luôn luôn tăng: năm 2002 tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 0,87%, năm 2003 là 1,85% (tăng gần 1% so với năm 1999), năm 2004 là 2,06% (tăng 0,21% so với năm 2003) và năm 2005 là 2,33% (tăng 0,27% so với năm 2004). Đồng thời tỷ suất chi phí chung của Công ty trong giai đoạn 2002 đến 2005 giảm đều qua các năm, cụ thể tỷ suất chi phí của Công ty năm 2002 là 99,12%, năm 2003 là 98,14% (giảm 0,98% so với năm 2002), năm 2004 là 97,93% (giảm 0,21% so với năm 2003), năm 2005 là 97,66% (giảm 0,27% so với năm 2004). Điều đó nói lên lợi nhuận thu được từ mỗi đơn vị doanh thu của Công ty tăng lên và chi phí cho mỗi đơn vị doanh thu ngày càng được giảm nhiều, chứng tỏ nhìn về mặt tổng thể, Công ty đã quản lý tốt các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 4: Lợi nhuận của Công ty trong mối liên hệ với doanh thu và chi phí trong giai đoạn 2002-2005 Các chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 03/02 2004 Chênh lệch 04/03 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % Số tiền Tỷ lệ tăng % 1. Tổng doanh thu (tỷ đồng) 97,68 103,778 6,098 6,2 111,719 7,941 7,65 113,571 1,852 1,65 2. Tổng chi phí (tỷ đồng) 96,8232 101,85564 5,03244 5,1 109,41652 7,56088 7,42 110,92036 1,50384 1,37 3. Tỷ suất chi phí (%) 99,12 98,14 - - 97,93 - - 97,66 - - 4. Tổng lợi nhuận (tỷ đồng) 0,8568 1,92236 1,06556 224,36 2,30248 0,38012 19,77 2,65064 0,34816 15,12 5. Tỷ suất lợi nhuận (%) 0,87 1,85 - - 2,06 - - 2,33 - - 4. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 4.1 Ưu điểm - Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại Mỹ Đức gia đoạn 2002 đến 2005 ta nhận thấy. Từ năm 2002 đến năm 2005, doanh thu từ mặt hàng thép xây dựng của Công ty tăng tương đối cao. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004, mức hộ đầu tư của nền kinh tế nước ta vào lĩnh vực xây dựng tương đối nhiều, thị trường nguyên vật liệu phát triển mạnh. Do đó, hoạt động kinh doanh của các Công ty kinh doanh các mặt hàng thép xây dựng nói chung và Công ty Thương mại Mỹ Đức nói riêng tương đối thuận lợi. - Từ năm 2002 Công ty kinh doanh thêm dịch vụ cho thuê kho bãi tại Hải Phòng, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại Mỹ Đức giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2005 ta thấy doanh thu và chi phí tăng không nhiều lắm so với sự tăng trưởng của lợi nhuận. Doanh thu năm 2002 là 97,68 tỷ, doanh thu năm 2003 là 103,778 tỷ đồng tăng 6,2%. Nhưng lợi nhuận năm 2003 là 1,92236 tỷ đồng tăng 24,36% so với năm 2002 có lợi nhuận là 0,8568 tỷ đồng. Qua các năm sau ta thấy lợi nhuận tăng trưởng giảm dần so với tỷ lệ tăng trưởng của năm trước, nhất là năm 2005 tỷ lệ lợi nhuận so với năm 2004 chỉ tăng còn 15,1%. 4.2 Hạn chế - Về lý do khách quan thì thời gian gần đây, mức độ đầu tư của nền kinh tế nói chung vào lĩnh vực xây dựng bắt đầu giảm sút, việc kinh doanh đối với những mặt hàng này do đó chững lại; đồng thời việc quản lý hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thép xây dựng của Nhà nước chưa hợp lý, còn tạo ra kẽ hở cho việc nhập khẩu của các mặt hàng thép xây dựng với mức thuế thấp và việc nhập lậu đối với các mặt hàng này còn phát triển mạnh, vì vậy, thép sản xuất trong nước bị cạnh tranh bởi thép nhập khẩu có mức giá hấp dẫn hơn, gây biến động xấu không chỉ đến các Công ty sản xuất thép trong nước mà còn ảnh hưởng đến các Công ty thương mại kinh doanh mặt hàng này, đặc biệt là các Công ty kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với các Công ty sản xuất thép trong nước như Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức (đối với mặt hàng thép xây dựng, Công ty TNHH Thương mại Mỹ Đức không nhập khẩu mà nguồn cung cấp từ các Công ty sản xuất thép trong nước như Công ty thép Thái Nguyên, Vina Steel, Công ty Thép Miền Nam....) - Bên cạnh đó thì chi phí tăng khá cao qua các năm, nhất là năm 2004 chi phí tăng 7,1% so với chi phí năm 2003. Đây là vấn đề lớn mà Công ty cần phải chú ý và khắc phục ngay. Năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho thuê kho bãi là 0,77316 tỷ đồng, trong khi đó tổng lợi nhuận thu được của năm 2002 là 1,92236 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kho bãi chiếm 40,21% một tỷ lệ rất lớn. Đây là một loại hình kinh doanh đặc biệt nên Công ty cần đầu tư và hoàn thiện thành một hệ thống kho, bãi liên hoàn, tiện lợi về địa điểm, hiện đại hoá và cơ giới hoá các phương tiện để phục vụ cho việc kinh doanh kho bãi tốt hơn cả về năng suất lẫn chất lượng. - Đầu năm 2005 Công ty TNHH thương mại Mỹ Đức làm đại lý kinh doanh các sản phẩm sơ chế và chế biến từ cá hồi cho Công ty Trung Sơn. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, Công ty đã đầu tư rất nhiều công sức để phát triển thị trường nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn chưa đạt được như dự định, do chi phí thuê kho đông lạnh rất cao mà Công ty chưa có kho lạnh để bảo quản hàng hoá. Năm 2006 Công ty cần đầu tư tốt hơn nữa, đặc biệt cần phải đầu tư một kho lạnh thì mới chủ động được trong kinh doanh và giảm thiểu chi phí. II. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊCH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH TM MỸ ĐỨC 1. Chiến lược hiện tại của công ty TNHH TM Mỹ Đức Phương pháp được công ty sử dụng chủ yếu là phương pháp dự báo. Dự báo là những nhận định đánh giá tính hình sẽ xảy ra trên cơ sở sử dụng các thông tin trong quá khứ và hiện tại. Phương pháp dự báo thường dựa vào phương pháp ngoại suy tức là các nhà quản trị cao cấp sẽ đưa ra những dự đoán về những xu hướng phát triển của những xự kiện trong tương lai. Từ những dự đoán đó mà nhà quản trị cấp cao sẽ tiến hành lập những chương trình hành động khác nhau ứng với mỗi khả năng khác nhau. Để tiến hành hoạch định chiến lược, Công ty còn sử dụng phương pháp kĩ thuật dự báo Delphy. Theo phương án này, doanh nghiệp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đề nghị họ đưa ra ý kiến về sự phát triển của công ty qua nhiều lần lấy ý kiến cho đến khi đạt được sự thống nhất. Khi sử dụng phương pháp này công ty có thể mời các chuyên gia cùng các nhà quản trị cao cấp của công ty, các chuyên viên cùng đến dự thảo để đưa ra cá ý kiến tổng hợp, lựa chọn các kế hoạch, giải pháp chiến lược. Trong khi đua ra các mục tiêu ngắn hạn về doanhthu, chi phí, lợinhuận, thị phần. Công ty sử dụng phương pháp hệ thống động, theo phương pháp này Công ty dựa trên báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước và nhịp độ biến động đã được xác định rồi tiến hành tính toán chỉ tiêu kế hoạch cho năm nay. Ngoài ra, phương pháp tỷ lệ cố định cũng được sử dụng theo đó chỉ tiêu dược tính toán theo tỉ lệ đã xác định dựa vào năm báo cáo trước đó. Ở phương pháp này tình hình bản kế hoạch năm nay tương tự như kế hoạch hoạt động của năm trước ỏ một số chỉ tiêu. Tỉ lệ cố định được tính là thuế xuất và tỉ lệ phần trăm của lương theo doanh thu. Tất cả các phương pháp được sử dụng ở trên sẽ trợ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định hiện tại với triển vọng hướng về tương lai. Trong thựuc tế các kế hoạch công ty xây dựng có khi vượt quá khả năng thực hiện, không sát thực do hoạt động phân tích đánh giá các căn cứ hoạch định không đầy đủ. 2. Quá trình hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Mỹ Đức Trên thực tế, Công ty Mỹ Đức chưa có văn bản cụ thể về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Qua tìm hiểu và phân tích có thể thấy quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty được tiến hành theo quy trình sau: Phân tích môi trường kinh doanh Lập Kế hoạch Thực hiện kế hoạch Sơ đồ 6. Quy trình hoạch định chiến lược của Công ty Mỹ Đức Chưa có văn bản cụ thể về phân tích môi trường kinh doanh, tuy nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, Công ty cũng đã xem xét đến một số khía cạnh của môi trường kinh doanh như môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Tuy nhiên các phân tích thường không sâu, không hệ thống. Việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch chủ yếu dựa vào nguồn lực hiện có và các kết quả hoạt động quản trị của doanh nghiệp của các năm trước đó. Công ty chưa có các nghiên cứu đánh giá để có các điều chỉnh chiến lược hợp lý. 3. Các căn cứ hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Mỹ Đức 3.1. Các nhân tố thị trường quốc tế * Cung, cầu thép thế giới và giá cả thế giới Mỹ là nước đứng thứ ba thế giới về sản lượng thép, về tiêu thụ cũng chiếm khoảng trên 10% tổng mức tiêu thụ toàn cầu bởi thế những diễn biến về cung, cầu tại thị trường Mỹ có thể tác động tới thị trường thế giới. Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng sắt thép trong năm qua (220,1 triệu tấn), tiếp đến là Nhật Bản (110,5 triệu tấn), Mỹ đứng thứ ba trong số các nước sản xuất sắt, thép hàng đầu thế giới (91,4 triệu tấn). Nhu cầu sử dụng sắt thép tăng mạnh ở Châu Âu và Châu Á đặc biệt là Trung Quốc là nguyên nhân chính đẩy giá sắt, thép trên thị trường thế giới lên. Tiêu thụ thép cũng tăng mạnh ở nhiều nước Trung Đông do nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng của ngành khai thác dầu mỏ. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa của các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (CISs) cũng tăng 15% trong hai năm qua làm giảm nguồn cung xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhu cầu tăng nhưng sản xuất không thể đáp ứng ngay được bởi những khó khăn từ nguồn nguyên liệu. Bên cạnh yếu tố cung cầu, phí vận chuyển và giá than cốc tăng mạnh đã làm giá sắt thép tăng mạnh. * Chính sách xuất khẩu của các nước Với sự lớn mạnh của các nước NICs, việc khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có định hướng xuất khẩu đã trở thành một chiến lược công nghiệp hoá phát triển ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên ở nhiều nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, công nghiệp thép không có định hướng xuất khẩu do việc xuất khẩu rất khó khăn. Để tham gia vào thị trường thép thế giới, các nước đang phát triển cần dành một tỷ trọng vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên kết quả thu được từ hoạt động đầu tư này là không chắc chắn, ngành công nghiệp thép của các nước này có thể bị chao đảo trước biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Vì vậy chính sách thực tế cho ngành công nghiệp thép ở các nước đang phát triển là thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu trên cơ sở chiến lược thúc đẩy xuất khẩu chung của nền kinh tế quốc dân. * Sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam Sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đã tạo ra nhu cầu lớn cho ngành luyện kim và sắt thép thế giới.Tuy nhiên đây là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của các trung tâm kinh tế thế giới nên đã biến động không lường trước được từ cuối năm 2003 và cả năm 2004 làm cho thị trường thép trong nước có giai đoạn biến động mạnh về giá, tác động không tốt tới những ngành sử dụng thép là nguồn vật liệu chủ yếu. Những thay đổi tích cực của nền kinh tế và sự phát triển với tốc độ cao của nhiều ngành công nghiệp khác trong những năm qua ở Việt Nam đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh của thị trường thép. Tính từ năm 1991 đến 2006, tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép hàng năm ở Việt Nam đạt mức trung bình hàng năm khoảng 27%. Tốc độ tăng trưởng này là khá cao nếu so với sự chững lại của nhu cầu thép thế giới và tốc độ tăng trưởng chậm của nhu cầu thép ở các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép cao trong thời gian qua ở Việt Nam là kết quả của sự tăng trưởng nhanh của GDP và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Nhiều trung tâm công nghiệp mới đã được hình thành ở nhiều địa phương. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép khá cao nhưng nhìn chung thiếu sự ổn định và có xu hướng chững lại. Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nước nhà, bài toán phát triển ngành thép là hết sức cần thiết song không hề đơn giản. Hiện nay, các nhà sản xuất thép xây dựng Việt Nam đang phải đương đầu với công suất thừa (chiếm gần 40%). Nhu cầu thép xây dựng năm 2006 đạt 4 triệu tấn, trong khi đó năng lực sản xuất của các nhà máy khoảng 5 triệu tấn/ năm. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng khốc liệt. Họ đang ra sức tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất vì tồn kho lớn. Dự báo nhu cầu sử dụng thép xây dựng năm 2007 sẽ tăng ở mức 8,5%, khoảng 6 triệu tấn, trong đó lượng thép thành phẩm nhập khẩu từ 2,5-2,8 triệu tấn. Đây là con số dự tính khi giá phôi thép thế giới phổ biến ở mức 400USD/tấn, trong khi tiến độ hoàn thành các dự án sản xuất phôi trong nước được đảm bảo ở chỉ tiêu đến 2010 đáp ứng được 70% nhu cầu trong nước. Sản phẩm sản xuất được chủ yếu là thép tròn trơn, thép tròn vằn, thép dây, tôn mạ, thép ống hàn…Các loại thép tấm dùng cho công nghiệp chế tạo cơ khí, cầu đường, vận tải; thép lá, thép hợp kim chất lượng cao, thép đặc chủng…còn phải nhập khẩu. 3.2. Chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ của Nhà nước. Ngành Thép trong nước hiện nay vẫn được Nhà nước bảo hộ cao. Trong điều kiện kinh tế mở và ngành sản xuất nội địa phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài (sản xuất thép xây dựng phụ thuộc 80% phôi thép nhập khẩu; sản xuất ống thép, tôn mạ phụ thuộc 100% nguyên liệu nhập khẩu; phải nhập 100% thép tấm, lá, ống thép cỡ lớn, thép hình cỡ lớn, thép inox…) thì việc giá thép trên thị trường nội địa Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá thép thế giới là rõ nét. Có những thời kỳ, giá phôi thép thế giới tăng đột biến và đạt mức kỷ lục là 470-480USD/ Tấn CFR, sau đó giảm liên tục còn 290-300USD/ tấn. Sự tăng giảm này đã ngay lập tức tác động đến giá bán các loại thép trên thị trường nội địa. Chính vì vậy Chính phủ có thay đổi, điều chỉnh chính sách tài chính để đảm bảo nguồn thép nhập khẩu cho thị trường trong nước. Chính sách thuế, phi thuế: Trước tình hình thị trường như trên, từ 27/2-1/3/2004 Bộ tài chính đã hai lần quyết định giảm thuế đối với phôi thép và các sản phẩm thép-đưa thuế nhập khẩu về 0% với tất cả sản phẩm thép. Cùng thời điểm này, giá phôi thép thế giới chững lại và liên tục giảm. Ngày 15/6/2004, Bộ tài chính quyết định khôi phục thuế thép và thuế phôi lên 5-10%. Sau quyết định này thì giá thép trên thị trường thế giới lại tăng trở lại. Tiếp đó, từ 1/7/2004, Bộ ban hành quyết định tăng thuế nhập khẩu với sắt thép sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, thuế suất phôi thép nhập và thép xây dựng sẽ lần lượt là 10% và 20%. Bên cạnh đó, các đơn vị nhập khẩu không được phép nhập các mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được. Một số chủng loại thép chỉ được phép nhập ở khối lượng cho phép. Một đặc điểm quan trọng có tác động chi phối giá cả thị trường thép nước ta đó là hầu hết phải nhập khẩu thép thành phẩm hoặc nguyên liệu, trong nước chỉ có thể chủ động hoàn toàn khoảng 0,5 triệu tấn/năm, vì vậy yếu tố giá cả thị trường thế giới sẽ quyết định đến giá cả sắt thép trong nước. Chính tình hình này khiến sản xuất kinh doanh thép của các doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng không đáng kể. Chính sách giá cả: Thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào thị trường thông qua điều tiết quan hệ cung cầu, tài chính tiền tệ, lãi suất gửi vay…Trong bốn năm (1998-2002), Nhà nước đặt ra cơ chế giá trần. Thời gian qua, do giá thép thế giới tăng cao, Chính phủ đã nhiều lần thay đổi mức giá trần. Từ 1/3/2003, Bộ tài chính bỏ giá trần thép xây dựng, bỏ 10% thu chênh lệch giá đối với thép nhập khẩu. Việc bỏ giá trần không có nghĩa là thả nổi thị trường thép mà sẽ quản lí theo Pháp lệnh giá của Nhà nước. Hiện tại, giá thép không còn do một thành phần kinh tế nào nắm giữ. Ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bằng nguồn vốn tự có, Nhà nước cũng quy định khung lãi suất để các doanh nghiệp vay ngân hàng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện nay, mức lãi suất vay phổ biến tại các ngân hàng là 0,85%/tháng. 3.3. Khách hàng Bạn hàng của Mỹ Đức rất đa dạng. Đó là các nhà máy cán thép, nhà máy chế tạo sản phẩm từ thép, nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, xe đạp; vỏ đồ hộp, công ty xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVận dụng mô hình chiến lược Portfolio (BCG) trong công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH thương mại Mỹ Đức.docx
Tài liệu liên quan