MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 6
NỘI DUNG 8
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 8
I/ Công nghiệp và vai trò của nó trong nền Kinh tế Quốc dân 8
1. Khái niệm Công nghiệp 8
2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 9
2.1. Các đặc điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất công nghiệp 9
2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội của sản xuất công nghiệp 10
3. Vai trò của công nghiệp 10
3.1. Vai trò công nghiệp trong nền Kinh tế Quốc dân 10
3.2. Công nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương 11
II/ Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14
1. Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp 14
1.1. Khái niệm 14
1.2. Nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14
2. Nguyên tắc tính 15
3. Nội dung và phương pháp tính 16
3.1. Tính theo giá cố định 16
3.2. Tính theo giá thực tế 19
Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ 21
I/ Khái niệm chung về phân tích và dự đoán Thống kê 21
1. Khái niệm chung 21
2. Các vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán Thống kê 22
3. Vai trò của phân tích và dự đoán Thống kê 23
II/ Các phương pháp phân tích Thống kê 24
1. Bảng thống kê 24
1.1. Vấn đề chung về bảng thống kê 24
1.2. Yêu cầu của bảng thống kê 25
2. Đồ thị thống kê 25
2.1. Khái niệm 25
2.2. Tác dụng của đồ thị thống kê 26
3. Chỉ số 26
3.1. Khái niệm 26
3.2. Quyền số trong phương pháp chỉ số 26
3.3. Các loại chỉ số trong thống kê 27
3.4. Hệ thống chỉ số 28
4. Dãy số thời gian 29
4.1. Những vấn đề chung về dãy số thời gian 29
4.2. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động của dãy số thời gian 31
4.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 33
III/ Các phương pháp dự đoán Thống kê 37
1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân 37
1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 37
1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân 37
2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ 37
3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 38
4. Dự đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q) 38
Chương III. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI D¬ƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 39
I/ Nguồn số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 39
II/ Phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 – 2005 43
1
1. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 43
1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng chung giá trị sản xuất ngành công nghiệp 43
1.2. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 45
1.3. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế công nghiệp 51
2. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương 58
2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp 58
2.2. Chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế công nghiệp 60
3. Đánh giá chung 63
III/ Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 64
1. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hải Dương 64
1.1. Xu hướng biến động 64
1.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 66
2. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng ngành công nghiệp Hải Dương thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 67
2.1. Xu hướng biến động 67
2.2. Dự đoán giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 67
3. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 69
3.1. Xu hướng biến động 69
3.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp từng thành phần kinh tế 70
4. Đánh giá chung 71
IV/ Phương hướng phát triển và các giải pháp 72
1. Phương hướng phát triển 72
2. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra 73
2.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển công nghiệp 73
2.2. Đẩy mạnh đầu tư để tăng năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh 73
2.3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư 74
2.4. Đảm bảo nguyên liệu và thị trường cho sản xuất công nghiệp 75
2.5. Phát triển khoa học công nghệ 76
2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp 76
2.7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng chính quyền và đổi mới quản lý phát triển công nghiệp 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 80
78 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích chỉ tiêu Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2005 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường.
Từ một dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm của biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế.
Yêu cầu: Phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng.
Phương pháp chọn dạng hàm:
- Căn cứ vào quan sát trên đồ thị và phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng.
- Có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối).
- Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất (lý thuyết lựa chọn dạng hàm của hồi quy tương quan).
Dạng hàm xu thế tổng quát: Trong đó: là giá trị lý thuyết (theo thời gian)
4.3.4. Biến động thời vụ
* Khái niệm: Biến động thời vụ là hàng năm trong khoảng thời gian nhất định có sự biến động được lặp đi lặp lại gây ra tình trạng lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô hoạt động làm ảnh hưởng đến quy mô các ngành kinh tế.
* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt của dân cư. Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngành như nông nghiệp, du lich, các ngành chế biến sản phẩm công nghiệp và công nghiệp khai thác. Hiện tượng biến động thời vụ làm cho việc sử dụng thiết bị và lao động không đồng đều, năng suất lao động khi tăng khi giảm làm giá thành biến động.
* Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp nhà quản lý chủ động trong quản lý kinh tế xã hội. Giúp cho việc lập các kế hoạch sản xuất hoặc hoạt động nghiệp vụ thích hợp, hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) theo tháng hoặc theo quý.
- Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định. Cụ thể là các mức độ cùng kỳ từ năm này sang năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt.
* Công thức tính:
: Là số bình quân của các mức độ cùng tên i.
: Là số bình quân của các mức độ trong dãy số.
: Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i.
* Ý nghĩa: Nếu coi mức độ bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc “bận rộn” và ngược lại. Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt việc tính chỉ số thời vụ phức tạp hơn. Trước hết ta cần điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra các giá trị lý thuyết rồi sau đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh và tính chỉ số thời vụ.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ
Theo nghĩa chung nhất, dự đoán là xây dựng thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái, các quan hệ, xu hướng phát triển có trong tương lai của hiện tượng.
Thời hạn dự đoán chỉ nên bằng 1/3 thời kỳ tiền sử nếu ta chỉ dùng các phương pháp thống kê. Thời kỳ tiền sử dùng cho dự đoán cũng không nên quá dài hoặc quá ngắn. Với dãy số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương ta có thời kỳ tiền sử là 9 năm, thì dự đoán bằng phương pháp thống kê sẽ cho kết quả tốt nhất là từ 2 - 3 năm.
1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân
Là các dự đoán nhanh với dự đoán chính xác không cao do phụ thuộc nhiều vào tích chất đại biểu của các số bình quân. Nếu dãy số thời gian có xu hướng thì kết quả sẽ không tốt. Tuy nhiên ưu điểm của phương pháp này là dãy số thời gian không cần dài và không phải xây dựng các dự đoán khoảng.
1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Vận dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp xỉ bằng nhau (dãy số cộng).
Mô hình dự đoán:
Trong đó: L là thời hạn dự đoán ( tầm xa dự đoán).
là trị số dự đoán tại thời điểm thứ n+L.
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy.
1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân
Vận dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên hoàn sấp xỉ bằng nhau.
Mô hình dự đoán:
Trong đó: là tốc độ phát triển bình quân.
2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ
Thành phần dãy số thời gian được chia làm 3 phần:
- Xu thế phát triển ft là xu hướng cơ bản kéo dài theo thời gian. Thường biến động này được biểu hiện dưới dạng một hàm số.
- Biến động thời vụ St mang tính chất lặp đi lặp lai.
- Biến động ngẫu nhiên Zt do tác động của các nhân tố ngẫu nhiên.
Ba thành phần này được kết hợp thành 2 dạng mô hình sau:
- Mô hình cộng:
- Mô hình nhân:
ứng dụng phần mềm Thống kê SPSS ta có thể dễ dàng tính toán các giá trị dự đoán. Biến động chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào (trong 3 nhân tố trên) thì ta áp dụng các các mô hình phù hợp để cho kết quả chính xác nhất.
3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ
Trong các mô hình dự đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, tức là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm mô hình cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp hơn, tức là trong mô hình các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét với quyền số khác nhau. Các mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần phải chú ý đến quyền số.
Mô hình mũ đơn giản có dạng:
Trong phần mềm SPSS cũng đã hỗ trợ tính toán các giá trị và các dự đoán điểm và dự đoán khoảng. Tuỳ mô hình dự đoán hay phức tạp sẽ cho các kêt quả chính xác khác nhau theo như điều kiện thực tế.
4. Dự đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q)
Mô hình sẽ biểu hiện được các biến động tự hồi quy và trung bình trượt đồng thời khử được xu thế tuyến tính của hiện tượng theo thời gian. Phần mềm SPSS sẽ hỗ trợ ta tính các giá trị dự đoán nếu ta xác định được các nhân tố tác động đến dãy số.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010
I/ NGUỒN SỐ LIỆU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
Để đảm bảo nguyên tắc tính giá trị sản xuất theo lãnh thổ kinh tế, ta lấy số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương bắt đầu từ năm 1997. Nguyên nhân vì cuối năm 1996 Chính phủ có quyết định tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
Theo chỉ đạo của Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê Hải Dương đã điều tra chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng và theo năm. Do số liệu thống kê theo tháng là điều tra chọn mẫu nên thường không đầy đủ và ít chính xác. Hơn nữa cơ cấu công nghiệp nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng không có biến động thời vụ. Nên việc phân tích theo tháng nhằm làm rõ biến động thời vụ là không thực tế và cũng không cần thiết. Ta chỉ phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp theo số liệu tổng điều tra công nghiệp toàn tỉnh thu được vào cuối mỗi năm, tức là số liệu phân tích lấy theo năm.
Số liệu sẽ được chia theo 3 loại hình kinh tế là giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cũng được điều tra và tổng hợp theo các phân ngành kinh tế cấp I và cấp II. Ngành cấp I gồm 3 hoạt động chính là:
- Công nghiệp khai thác mỏ: Bao gồm các hoạt động khai thác bằng hầm lò, khai thác lộ thiên, khai thác bằng giếng các khoáng sản tự nhiên ở dạng cứng (than đá, quặng kim loại đen, kim loại mầu) dạng lỏng (dầu thô), dạng khí (khí tự nhiên) và các hoạt động phụ như nghiền, sàng, mài ...
- Công nghiệp chế biến: Là các hoạt động làm thay đổi về mặt lý hoá các vật liệu hoặc làm thay đổi các thành phần cấu thành của nó nhằm tạo ra sản phẩm mới. Các hoạt động đó có thể được tiến hành bằng máy móc hoặc bằng thủ công, trong nhà máy hoặc tai hộ gia đình. Chế biến cũng bao gồm cả các hoạt động lắp ráp sản phẩm và gia công các phần việc.
- Sản xuất và phân phối điện, ga, nước: Là ngành kết hợp bởi ba ngành phục vụ sản xuất và phân phối điện, ga và nước sạch.
Ngành cấp II chia theo bảng phân ngành công nghiệp như bảng sau:
Bảng 1: Phân ngành công nghiệp cấp II
C
Công nghiệp khai thác mỏ
10
Khai thác than cứng, than non, than bùn
11
Khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, các dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí
12
Khai thác quặng Uranium và quặng Thorium
13
Khai thác quặng kim loại
14
Khai thác đá và khai thác mỏ khác
D
Công nghiệp chế biến
15
Sản xuất thực phẩm và đồ hộp
16
Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
17
Dệt
18
Sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú
19
Thuộc sơ chế da, sản xuất vali, túi xách
20
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
21
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
22
Xuất bản, in và sao ghi các loại
23
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nguyên liệu hạt nhân
24
Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất
25
Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic
26
Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác
27
Sản xuất kim loại
28
Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị)
29
Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu
30
Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính
31
Sản xuất máy móc thiết bị điện chưa được phân vào đâu
32
Sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông
33
Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại
34
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc
35
Sản xuất phương tiện vận tải khác
36
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, sản xuất các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu
37
Tái chế
E
Sản xuất và phân phối điện, ga, nước
40
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng
41
Khai thác và phân phối nước
(Trích hệ thống ngành kinh tế quốc dân cấp II)
Giá trị sản xuất công nghiệp được tổng hợp theo giá cố định năm 1994 và theo giá thực tế. Nhằm làm rõ biến động của chỉ tiêu ta sẽ chỉ phân tích theo số liệu giá trị sản xuất theo giá cố định năm 1994 như bảng 2 (trang 41).
Bảng 2 trang 42
II/ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005
Đây là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế Hải Dương nói riêng. Thiên tai thường xuyên sảy ra (1997 - 1998) kết hợp với khủng hoảng tài chính tiền tệ (8/1997) làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhưng do có những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà nền kinh tế Hải Dương không những đã vượt qua khó khăn mà còn tăng trưởng và phát triển, trong đó sự phát triển của sản xuất công nghiệp là đáng kể nhất, được thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm.
Bước sang đầu thế kỷ 21, công nghiệp Hải Dương đã phát triển nhanh và có hiệu quả, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có nền công nghiệp giàu mạnh.
1. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương
1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng chung giá trị sản xuất ngành công nghiệp
Theo chương trình nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 1997 – 2005 đã đạt được những thành tựu khả quan. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, đặc biệt là giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 11.500 tỷ đồng, bằng 147% mục tiêu đề ra.
Năm 1997 - 1999 là những năm đầu sau khi tách tỉnh, vì vậy công nghiệp tỉnh vẫn chưa ổn định, lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ nên tốc độ phát triển không ổn định. Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 3.399.393 triệu đồng (năm 1997) lên 3.749.519 triệu đồng (năm 1998) tức tăng 350.126 triệu đồng (tăng 10,30%), xong năm 1999 lại giảm 220.505 triệu đồng so với năm 1998 (giảm 5,88%) làm cho mức tăng chung giá trị sản xuất của giai đoạn này chỉ tăng 129.621 triệu đồng (tăng 3,82%). Bước sang năm 2000, nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng và Nhà nước cùng với chính sách kinh tế đúng đắn đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh: tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt 20,73% tức tăng 731.638 triệu đồng so với năm 1999. Đây là bước đệm quan trọng để công nghiệp tỉnh có bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Bảng 3: Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1997 - 2005 (theo giá cố định 1994)
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
1997
3.399.393
-
-
-
1998
3.749.519
350.126 ..
110,30
33993,93
1999
3.529.014
- 220.505 .
94,12
- 37495,19
2000
4.260.652
731.638 ..
120,73
35290,14
2001
4.780.481
519.829 .
112,20
42606,52
2002
6.572.072
1.791.591 .
137,48
47804,81
2003
8.510.202
1.938.130 .
129,49
65720,72
2004
9.685.102
1.174.900 .
113,81
85102,02
ước 2005
11.575.207
1.890.105 .
119,52
96851,02
B.Q
6.229.071
1.021.976,8.
116,55
Giai đoạn 2001 - 2005 với việc thực hiện chương trình phát triển Công nghiệp Hải Dương theo chương trình số 06 CTr/TU của Tỉnh uỷ Hải Dương, công nghiệp Hải Dương đã phát triển và đi vào hiệu quả, góp phần quan trọng vào chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa vị thế Hải Dương ngày càng có vị trí cao trong vùng cũng như trong cả nước. Sản xuất công nghiệp Hải Dương về cơ bản vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng khá nhanh. Giá trị sản xuất đạt 11.575.207 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21% năm (mục tiêu 13 - 14% năm). Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều vượt mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất không ngừng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2002 (tăng 37,48% tức tăng 1.791.591 triệu đồng); năm 2003 (tăng 29,49% tức tăng 1.938.130 triệu đồng) và năm 2005 (tăng 19,52% tức tăng 1.890.105 triệu đồng). Tăng trưởng cao trong thời kỳ này đã là đòn bảy cho sự phát triển của sản xuất công nghiệp trong những thời kỳ sau này.
Với sự điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ bằng việc tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh mới là Hải Dương và Hưng Yên đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh. Với riêng Hải Dương đây là yêu cầu tất yếu và thực tế đã chứng minh bằng những con số rất đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 16,55 % với lượng tăng tuyệt đối mỗi năm là 1.021.976,8 triệu đồng, đóng góp 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại nhưng giá trị của 1% tăng lên của năm sau luôn cao hơn năm trước (ngoại trừ năm 1999, giá trị sản xuất giảm 5,88% so với năm 1998 nên giá trị của 1% giảm 37495,19 triệu đồng).
Sau 2 năm (2002 - 2003) tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đã chững lại. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 37,48% (2002/2001); 29,49% (2003/2002); 13,81% (2004/2003). Trước tình hình đó tỉnh Uỷ đã triển khai nhiều biện pháp đề kích thích sản xuất và đẩy mạnh đầu tư như rà soát lại quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, khu công nghiệp, tập trung giải quyết khó khăn cho các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư chiều sâu và cơ cấu lại sản phẩm .... Vì vậy sang năm 2005 sản xuất công nghiệp đã có những cải thiện rõ rệt so với năm trước (ước tăng 19,52%).
So sánh giá trị sản xuất ở hai thời điểm năm 2000 và năm 2005 ta thấy chỉ số phát triển giá trị sản xuất:
Năm 2005 so với năm 2000 giá trị sản xuất đã tăng 171,68% hay tăng 7.314.555 triệu đồng. Đây là một tín hiệu rất khả quan vì chỉ sau kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 đã làm cho giá trị sản xuất tăng gần gấp 3 lần. Điều này hứa hẹn một triển vọng tốt hơn cho kế hoạch 5 năm tiếp theo (2006 – 2010).
Có thể nói, công nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của công nghiệp bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lý cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển các ngành, giải quyết được việc làm, nâng cao mức sống cho đại bộ phận dân cư.
1.2Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Hải Dương được chia thành 3 ngành công nghiệp cấp I và 22 ngành công nghiệp cấp II (phân ngành công nghiệp cấp II đầy đủ gồm 30 ngành). Trong đó công nghiệp khai thác có 1 ngành, công nghiệp chế biến có 19 ngành, công nghiệp điện, ga, nước có 2 ngành.
1.2.1. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp cấp I
Biến động giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương phụ thuộc vào biến động của các ngành công nghiệp cấp I trong đó chủ yếu là biến động của công nghiệp chế biến. Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giữa các ngành công nghiệp là khá cao xong tốc độ tăng không đều và không ổn định.
Bảng 4: Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương (theo giá cố định năm 1994)
Năm
Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
CN khai thác
CN chế biến
CN điện nước
CN khai thác
CN chế biến
CN điện nước
CN khai thác
CN chế biến
CN điện nước
1997
73
2365
961
-
-
-
-
-
-
1998
88
2640
1021
15.400
274.987
59.739
121,2
111,6
106,2
1999
102
2540
887
13.778
-100.542
-133.741
115,6
96,2
86,9
2000
111
3273
876
8.957
733.577
-10.896
108,8
128,9
98,8
2001
127
3692
962
16.080
418.226
85.523
114,5
112,8
109,8
2002
156
4881
1536
28.600
1.188.979
574.012
122,5
132,2
159,7
2003
187
5959
2364
31.348
1.078.771
828.011
120,2
122,1
153,9
2004
147
7050
2487
-39.429
1.090.965
123.364
78,9
118,3
105,2
ước 2005
156
8524
2895
8.169
1.473.979
407.957
105,5
120,9
116,4
Ngành công nghiệp khai thác mặc dù có mức tăng cao so với hai ngành công nghiệp cấp I còn lại xong xuất phát điểm thấp (72.698 triệu đồng) nên lượng tăng tuyệt đối không cao vì thế ít ảnh hưởng đến biến động của toàn ngành công nghiệp. Sau một chu kỳ phát triển nhanh với tốc độ tăng không ngừng 8,8% (2000/1999); 14,5% (2001/2000); 22,5% (2002/2001) thì đến năm 2003 đã chững lại còn 20,2% (so với 2002); và giảm mạnh vào năm tiếp theo với tốc độ giảm là 21,1% (so với năm 2003). Mặc dù năm 2005 giá trị sản xuất ngành khai thác đã tăng trở lại nhưng không đáng kể (5,5% so với 2004) nên giá trị sản xuất (ước năm 2005: 155.601 triệu đồng) vẫn chưa đạt được mức sản lượng năm 2003 (năm có mức sản lượng cao nhất trong 9 năm qua: 186.861 triệu đồng)
Ngành công nghiệp chế biến: theo chủ trương của Đảng và Nhà nước điều chỉnh lại mô hình công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH theo hướng phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển công nghiệp nặng trong khả năng cho phép. Cho nên công nghiệp chế biến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn, cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự chuyển biến tích cực. Sự phát triển nhanh của công nghiệp chế biến là do cơ cấu sản phẩm chuyển dịch chuyển dịch theo hướng giá trị cao, thêm nhiều sản phẩm từ khu vực đầu tư nước ngoài. Nên trong cả giai đoạn 1997 - 2005 tốc độ phát triển bình quân đạt 117,4%. Mặc dù con số này không mang nhiều ý nghĩa xong nó đã phần nào thể hiện được nhịp tăng trưởng khá cao của công nghiệp chế biến.
Năm 1999, tuy giá trị sản xuất công nghiệp chế biến giảm 4,8% (giảm 133.741 triệu đồng) nhưng so với mức giảm của toàn ngành công nghiệp là 5,88% thì mức giảm công nghiệp chế biến là nhỏ hơn. Còn lại trong giai đoạn 2000 - 2005 tốc độ tăng so với năm trước luôn ở mức khá cao: 28,9%; 12,8%; 32,2%; 22,1%; 18,3% và ước đoán năm 2005 là 20,9%. Nếu so với lượng tăng tuyệt đối của toàn ngành thì công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 1998 là 78,53%, năm 2001 là 80,45%, năm 2004 là 92,86%, đặc biệt năm 2000 là 100,27%. Có được tỷ trọng lớn như vậy là do lượng tăng tuyệt đối của các năm rất cao: 1998 là 274.987 triệu đồng, năm 2000 là 733.577 triệu đồng, năm 2002 là 1.188979 triệu đồng, năm 2004 là 1.090.965 triệu đồng.
Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước ta thấy mức tăng rất cao, chỉ sau 9 năm đã tăng gấp hơn 3 lần (từ 961.233 triệu đồng năm 1997 lên 2.895.202 triệu đồng năm 2005). Có được kết quả như vậy là do tốc độ tăng trưởng các năm 2002 - 2003 luôn rất cao: 59,7% và 53,9%, lượng tăng tuyệt đối vì thế mà cũng rất cao: 574.012 triệu đồng và 828.011 triệu đồng (cao hơn rất nhiều các năm còn lại). Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng đột biến này là do Nhà nước đã đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy nhiệt điện Phả Lại làm cho sản lượng điện thương phẩm tăng mạnh: năm 2000 là 2.055.000 kw lên 6.150.000 kw năm 2005 đạt mức tăng 199,27%. Đây cũng là mức tăng trưởng hợp lý bởi lẽ phát triển điện năng luôn cần đi trước một bước so với các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1.2.2. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của một vài ngành công nghiệp cấp II
Tăng trưởng công nghiệp Hải Dương gắn liền với tăng trưởng của một vài doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Đó là các doanh nghiệp nhà nước như Xi măng Hoàng Thạch, Nhiệt điện Phả Lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty ôtô Ford, Xi măng Phúc Sơn. Các doanh nghiệp này có giá trị sản xuất chiếm khoảng 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Vì vậy biến động giá trị sản xuất của những doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh nhà.
Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp cấp II tỉnh Hải Dương (theo giá cố định năm 1994)
(Đơn vị tính: triệu đồng).
Ngành công nghiệp
1998
2000
2002
2004
Tổng số
3.749.519
4.260.652
6.572.072
9.685.102
Công nghiệp khai thác mỏ
88.098
110.833
155.513
147.432
Khai thác đá và các mỏ khác
88.098
110.833
155.513
147.432
Công nghiệp chế biến
2.640.449
3.273.484
4.880.689
7.050.425
SX thực phẩm và đồ uống
203.897
335.685
415.659
605.560
Dệt
22.303
27.801
37.286
38.013
Sản xuất trang phục
60.013
36.844
62.401
182.494
Thuộc sơ chế da, SX vali, túi
174.534
208.882
226.109
369.245
Chế biến gỗ và SX SP gỗ, tre
52.618
48.189
47.286
63.563
SX giấy và SP từ giấy
4.147
5.035
46.151
57.847
Xuất bản, in và sao ghi
5.359
5.965
9.937
8.064
SX hoá chất và SP hoá chất
3.997
13.269
4.049
65.432
SX SP từ cao su và plastic
1.950
3.480
11.769
33.428
SX SP từ chất khoáng phi KL
1.820.802
2.025.830
2.556.816
3.274.689
SX kim loại
-
-
-
61.508
SX SP từ KL (trừ máy móc)
35.464
37.045
60.409
144.073
SX máy móc thiết bị
36.440
37.299
51.858
88.655
SX máy móc, thiết bị điện
-
-
-
7.678
Sản xuất radio, tivi
41
-
-
213
SX, SC xe có động cơ
88.444
360.469
1.193.085
1.777.451
SX phương tiện vận tải khác
14.788
5.890
16.319
120.688
SX giường, tủ, bàn, ghế
115.652
121.801
141.555
181.724
Tái chế
-
-
-
100
SX và PP điện, nước
1.020.972
876.335
1.535.870
2.487.245
Sản xuất và phân phối điện
1.015.422
870.160
1.528.304
2.477.041
Sản xuất và phân phối nước
5.550
6.175
7.566
10.204
Sản xuất và phân phối nước
5.550
6.175
7.566
10.204
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2000, năm 2004)
Các ngành cấp II chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 1% - 7%) đều là những ngành có cơ cấu giá trị sản phẩm nhỏ (thuộc, sơ chế da giầy; sản xuất trang phục) hay quy mô nhỏ (SX thực phẩm, đồ uống; SX phương tiện vận tải khác; SX giường, tủ, bàn, ghế; SX các sản phẩm từ kim loại). Còn lại là các ngành cấp II chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 1%) là ngành sản xuất phục vụ các ngành khác trong tỉnh (SX và phân phối nước; dệt; xuất bản, in và sao ghi; SX hoá chất).
Ngành sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (sản xuất xi măng) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh. Mặc dù tỷ trọng của ngành này giảm dần qua các năm (48,56% năm 1998, 47,55% năm 2000, 38,90% năm 2002, 33,81% năm 2004) nhưng số tuyệt đối về giá trị sản xuất lại tăng với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1998 đạt 1.820.802 triệu đồng, năm2000 là 2.025.830 triệu đồng (tăng 11,26%), năm 2002 là 2.556.816 triệu đồng (tăng 26,21%), năm 2004 là 3.274.689 triệu đồng (tăng 28,08%).
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một công trình trọng điểm của Nhà nước. Trong năm 2000 Chính Phủ đã mở rộng và nâng cao công suất của nhà máy. Vì thế giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tỉnh Hải Dương đã tăng nhanh. Năm 2000 là 876.335 triệu đồng, năm 2002 là 1.528.304 triệu đồng (tốc độ tăng 75,64%), năm 2004 là 2.477.041 triệu đồng ( tăng 62,08%). Mặc dù năm 2000 so với năm 1998 thì sản lượng điện đã giảm 14,31% (1.015.422 triệu đồng xuống 870.160 triệu đồng) nhưng đến năm 2004 đã tăng gấp 1,44 lần năm 1998, vì thế mức giảm trước đó không còn mang nhiều ý nghĩa.
Bảng 6: Tỷ trọng một vài ngành công nghiệp cấp II tỉnh Hải Dương (theo giá cố định năm 1994)
(Đơn vị tính: %)
Tỷ trọng
1998
2000
2002
2004
GTSX CN tỉnh Hải Dương
100,00
100,00
100,00
100,00
Công nghiệp khai thác mỏ
2,35
2,60
2,37
1,52
Công nghiệp chế biến
70,42
76,83
74,26
72,80
SX thực phẩm và đồ uống
5,44
7,88
6,32
6,25
Sản xuất trang phục
1,60
0,86
0,95
1,88
Thuộc sơ chế da, SX vali, túi
4,65
4,90
3,44
3,81
SX SP từ chất khoáng phi KL
48,56
47,55
38,90
33,81
SX SP từ KL (trừ máy móc)
0,95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5526.doc