Chuyên đề Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 2

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 2

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH 2

1.1.1 Khái niệm về kinh doanh 2

1.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3

1.1.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh 9

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 12

1.2.1 Khái quát chung về ngành xăng dầu. 12

1.2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần 13

1.2.1.2 Vai trò của sản xuất và kinh doanh gas 13

1.21.3 Khó khăn và thách thức 14

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex. 15

1.2.2.1 Nhân tố bên ngoài 15

1.2.2.2 Nhân tố từ bản thân doanh nghiệp. 16

CHƯƠNG II: HẾ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 17

2.1 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX- ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHẢP TÍNH TOÁN. 17

2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex. 18

2.1.1.1 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất 18

2.1.1.1.1 Chỉ tiêu về lao động 18

2.1.1.1.2 Các chỉ tiêu về vốn 19

2.1.1.2 Các chỉ tiêu hiệu quả 20

2.1.1.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 20

2.1.1.3.1 Tổng doanh thu 20

2.1.1.3.2 Cơ cấu doanh thu 21

2.1.1.3.3 Doanh thu thuần 21

2.1.1.3.4. Lợi nhuận 21

2.1.1.3.5 Lượng hàng hoá tiêu thụ 21

2.1.1.3.6 Sản lượng hàng hoá 21

2.1.2 Đặc điểm tính toán của từng chỉ tiêu 22

2.1.2.1 Các chỉ tiêu về lao động, vốn 22

2.1.2.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 23

2.1.2.3.1 Tổng giá trị sản xuất (GO) 23

2.1.2.3.2 Giá trị tăng thêm (VA) và giá trị tăng thêm thuần. 25

2.1.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO (VA/GO). 26

2.1.2.3.4 Lượng hàng hoá tiêu thụ 27

2.1.2.3.5 Lợi nhuận 27

2.1.2.3.7 Sản lượng hàng hoá 27

2.1.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả 28

2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔN TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 32

2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty liên quan đến các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. 32

2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phấn tich hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex. 33

2.2.3 Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc điểm vận dụng. 34

2.23.1. Phương pháp phân tổ 34

2.2.3.1.1. Khái niệm 34

2.2.3.1.2. Các loại phân tổ thống kê 34

2.2.3.1.3. Ý nghĩa của phương pháp phân tổ 35

2.23.2 Phương pháp dãy số thời gian 35

2.2.3.1.1 Bản chất, tác dụng, đặc điểm của phương pháp 35

2.23.1.2 Đặc điểm vận dụng để phân tích các chi tiêu tuyệt đối 35

2.23.1.3 Đặc điểm vận dụng để phấn tích các chỉ tiêu tương đối 37

2.2.3.2 Phương pháp chỉ số 38

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 39

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX VÀ KHỐI TRỰC TIÊP VĂN PHÒNG CÔNG TY 39

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên của công ty cổ phần gas Petrolimex 39

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cuả Công ty 39

3.1.2.1 Chức năng 39

3.1.2.2 Nhiệm vụ 40

3.1.2.3 Mục đích hoạt động 40

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 40

3.1.3.1 Bộ máy tổ chức 41

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 42

3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 42

3.1.5. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần gas Petrolimex 43

3.1.6. Khối trực tiếp văn phòng công ty 44

3.1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ của khối 44

3.1.6.2 Cơ cấu tổ chức 44

3.1.6.3 Đặc điểm và phạm vi hoạt động 44

3.2 VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 45

3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về lao động và vốn 45

3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả 50

3.2.3.1 Giá trị sản xuất (GO) 50

3.2.3.1.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của GO 50

3.2.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới GO 51

3.2.3.1.3 Dự báo GO của khối trực tiếp văn phòng công ty năm 2007 55

3.2.3.2 Giá trị tăng thêm VA 57

3.2.3.2.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của VA 57

3.23.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới VA 58

3.2.3.2.3 Dự báo VA của khối trực tiếp văn phòng công ty năm 2007 62

3.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO 64

3.2.3.3.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của tỷ trọng VA trong GO 64

3.2.3.4 Doanh thu 66

3.2.3.4.1 Quy Luật và mức độ biến động của doanh thu 66

3.2.3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu. 67

3.2.3.4.3 Dự báo doanh thu trong của khối trực tiếp văn phòng Công ty năm 2007. 69

3.2.3.5 Lợi nhuận 71

3.2.3.5.1 Quy luật biến động của chỉ tiêu lợi nhuận 71

3.2.3.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận 72

3.2.3.5.3 Dự báo lợi nhuận của khối trực tiếp văn phòng công ty năm 2007 74

3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 75

3.3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ TOÀN CÔNG TY NÓI CHUNG. 77

PHẦN III: KẾT LUẬN 79

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng có ở ngày liền trước đó. n: số ngày theo lịch kỳ nghiên cứu ni : số ngày của thời kỳ i : Tổng số ngày theo lịch trong kỳ. + Nếu khoảng cách thời gian bằng nhau thì chỉ tiêu lao động bình quân được tính theo công thức: Trong đó: Li : Số lượng lao động có ở thời điểm i trong kỳ nghiên cứu () n: tổng số thời điểm thống kê. * Các chỉ tiêu về vốn + Vốn cố định Do mỗi lần tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của vốn cố định bị giảm dần nên khi tính chỉ tiêu này thường tính theo qui mô còn lại của nó, tức là sẽ tính theo công thức sau: Quy mô VCĐ tại = Tổng giá trị của VCĐ và đầu tư thời điểm thống kê dài hạn tại thời điểm đó Hoặc Nguyên giá (hay Giá trị hao mòn Tổng giá trị các = Giá đánh giá lại) - luỹ kế + khoản đầu tư của TSCĐ dài hạn + Vốn lưu động. VLĐ chỉ tham gia 1 lần vào quá trình sản xuất nên được tính theo công thức: Quy mô VLĐ tại Tổng giá trị của VLĐ và đầu tư thời điểm thống kê ngắn hạn tại thời điểm đó 2.1.2.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 2.1.2.3.1 Tổng giá trị sản xuất (GO) Giá trị sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gas là một chỉ tiêu tổng hợp được tính theo đơn vị tiền tệ bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của Công ty tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu GO được tính theo giá hiện hành thì tổng giá trị sản xuất phản ánh được giá trị thực tếm còn khi tính theo giá so sánh thì nó lại phản ánh được quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GO còn phản ánh trình độ sử dụng các yểu tố sản xuất như năng suất lao động (sống), hiêu suất sử dụng vốn. GO là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ (đơn vị giá trị là triệu đồng ) được xác định theo: + Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế +Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó.Theo nguyên tắc này, chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang, tức là loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước + Tính theo giá thị trường. + Tính toàn bộ sản phẩm: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng. + Tính toàn bộ kết quả sản xuất: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang. GO bao gồm: + Giá trị thành phẩm ( sản phẩm chính, sản phẩm phụ và nửa thành phẩm) sản xuất bằng nguyên vật liệu của Công ty. + Giá trị chế biến thành phẩm bằng nguyên vật liêu của khách hàng + Giá trị sản phẩm hoạt động sản xuất phụ + Giá trị phế phẩm. phế liệu thu hồi đã tiêu thụ + Chênh lệch sản phẩm trung gian ( nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang) công cụ, mô hình tự chế giữa cuối kỳ và đầu kỳ. + Giá dịch vụ công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài + Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị nhà xưởng, trong dây truyền sản xuất của Công ty. + Sửa chữa lớn thiết bị cho bên ngoài và cho mình. Công thức: GO = ( C1 + C2 + V + M ) GO = ( C + V + M ) Trong đó: C1 : Khấu hao tài sản cố định của tất cả các hoạt động có trong Công ty C2 : Chi phí trung gian ( là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp, không kể chi phí khấu hao). V : là nhu cầu lần đầu của người lao động bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các khoản thu nhập có tính chất lương khác, tiền trích vào các quỹ như: BHXH, BHYT… của chủ doanh nghiệp. Thu nhập lần đầu = Thù lao + BHXH + Thu nhập hỗn hợp của của người lao động lao động thay lương hộ sản xuất cá thể M : là thu nhập lần đầu ( tổng lãi gộp) của doanh nghiệp bao gồm : các khoản nộp ngân sách nhà nước( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp), tổng lãi thuần trước thuế, lợi nhuận, lãi trả tiền vay ngân hàng, mua bảo hiểm nhà nước. 2.1.2.3.2 Giá trị tăng thêm (VA) và giá trị tăng thêm thuần. * Giá trị tăng thêm (VA) Là phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất của Công ty trong một thời lỳ, được tạo ra bởi hai yếu tố sản xuất ó vai trò tích cực là lao động sống và tư liệu lao động. Chỉ tiêu được tính theo hai phương pháp: phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối - Phương pháp sản xuất Giá trị tăng thêm = giá trị sản xuất – chi phí trung gian (VA) = (GO) - (IC) = - (C1 + V+M) = (C+ V+ M) - (C2) - Phương pháp phân phối Giá trị Thu nhập lần Thu nhập lần Khâu hao Gia tăng = đầu của người lđ + đầu của DN + TSCĐ (VA) (V) (M) (C1) Giá trị tăng thêm tính theo hai phương pháp khác nhau cho kết quả như nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau. VA tính theo phương pháp sản xuất cho phép xác định bộ phận của nó trong việc tạo ra giá trị tăng thêm và GDP, cho phép xác định hiệu quả chi phí trung gian. VA tính theo phương pháp phân phối cho phép nghiên cứu quan hệ trong phân phối thu nhập, sự kết hợp ba lợi ích trên nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển. * Giá trị gia tăng thuần Là chỉ tiêu biểu hiên phần giá trị mới sáng tạo của lao động sống làm ra trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu nói lên vai trò của lao động trong việc tao ra nguồn thu nhập cho các đối tượng khác nhau và sự đóng góp của lao động Công ty vào kết quả lao động chung của nền kinh tế. NVA nghiên cứu quan hệ thu nhập giữa người lao động, doanh nghiệp và nhà nước. NVA cũng được xác định theo 2 phương pháp: + Phương pháp sản xuất: Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - khấu hao (NVA) = (VA) - (C1) + Phương pháp phân phối: Giá trị gia Thu nhập lần đầu Thu nhập lần đầu Tăng thuần = của lao động + của doanh nghiệp (NVA) (V) (M) 2.1.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO (VA/GO). Là chỉ tiêu tương đối cho ta biết trong GO thì VA chiếm bao nhiêu phần trăm, tỷ trọng VA trong GO là số tương đối kết cấu. Đơn vị tính là %. 2.1.2.3.4 Lượng hàng hoá tiêu thụ Là lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ được tiêu thụ trong thời gian nhất định (thường là 1 năm). Lượng hàng hoá tiêu thụ được tổng kết từ các hoá đơn bán hàng của các bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. 2.1.2.3.5 Lợi nhuận Khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, người ta tính các chỉ tiêu lãi gộp, lãi thuần. Công thức: Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – chi phí kinh doanh Lãi gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán Lãi thuần = Doanh thu thuần – giá thành sản phẩm tiêu thụ * Tỷ suât lợi nhuận - Tỷ suât lợi nhuận theo tài sản cố định : Chỉ tiêu này cho biết: cứ mỗi một đồng tài sản cố định bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lưu động trên 1 đồng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết : cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào tái sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.2.3.7 Sản lượng hàng hoá Là lượng sản phẩm vật chất dịch vụ được sản xuất ra trong thời gian nhất định, thường là một năm. Sản lượng hàng hoá bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. Là chỉ tiêu làm căn cứ để xác định giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị tăng thêm thuần. Là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, đơn vị hiện vật . 2.1.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả Các chỉ tiêu về hiệu quả là các chỉ tiêu vừa phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn, vừa phải phù hợp, thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Công thức tổng quát tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: (1) - Chỉ tiêu hiệu thuận (2) - chỉ tiêu hiệu quả nghịch Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh riêng cho phần đầu tư tăng thêm (3) - chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dạng thuận (4) - chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dạng nghịch Trong đó: KQ : kết quả sản xuất kinh doanh CP : Chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh đó 1 : kỳ nghiên cứu 0 : kỳ gốc : sự gia tăng kết quả : sự gia tăng chi phí sản xuất * Chỉ tiêu năng xuất lao động: Do chỉ tiêu năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả nên có thể xác định theo hiệu quả thuận và hiệu quả nghịch hay Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh và ngược lại. Chỉ tiêu năng xuất lao động gồm: + Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO + Năng suất lao động xã hội : Là năng suất lao động tinh theo VA + Năng suất lao động vật hoá : Phản ánh tiết kiệm chi phí trung gian ( IC), biểu hiện so sánh tỷ trọng IC/GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nếu chênh lệch dương, phản ánh sự lãng phí chi phí trong sản xuất kinh doanh. Nếu chênh lệch âm, phản ánh sự tiết kiệm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất ( có hiệu quả). * Các chỉ tiêu về vốn + Vốn cố định - Hiệu năng vốn cố định (Hvc) Hvc= Trong đó: : vốn cố định bình quân trong kỳ( tình theo số còn lại sau khi đã trừ vốn khấu hao). Hvc cho biết cứ mỗi đồng vốn CĐ đầu tư vào tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đơn vị tiền kết quả sản xuất (hay doanh thu). - Tỷ suất lợi nhuận ( Rvc) Rvc= Trong đó: LN : chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp( thường dung tổng lãi thuần trước thuế hoặc tổng lãi thwnf sau thuế). Rvc : cứ mỗi một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào tài sản trong ky` tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận - Suất tiêu hao vốn cố định ( H’vc) H’vc = Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh ( hay doanh thu) trong kỳ cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cố định. Nếu kết quả so sánh số chênh lệch của Hvc và Rvc> 0, tốc độ phát triển của Hvc và Rvc>1; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của Hvc tương ứng là <0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. + Vốn lưu động - Hiệu năng (hay năng suất) sử dụng vốn lưu động( HVL) HVL= Trong đó: : Vốn lưu động bình quân trong kỳ KQ: thường tính kết quả tiêu thụ (tổng doanh thu bán hàng hay tổng doanh thu thuần). HVL cho biết cứ mỗi đơn vị tiền tệ vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ doanh thu. - Mức doanh lợi ( hay tỷ suất lợi nhuận) vốn lưu động (RVL) RVL= chỉ tiêu này cho biết bất kỳ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận. RVL càng cao thì chứng tỏ vốn lưu động hoạt động càng có hiệu quả. Được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của doanh một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô. - Mức đảm nhiệm vốn lưu động () Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất (hay doanh thu) cần tiêu hao mất bao nhiêu đồng vốn lưu động. Trong đó: KQ: kết quả sản xuất kinh doanh, tính bằng đơn vị tiền tệ bao gồm :GO, VA, NVA, DT Nếu kết quả so sánh chênh lệch của HVL và RVL >0, tốc độ phát triển của HVL và RVL>1; còn chênh lệch và tốc độ phát triển của tương ứng là <0 và <1, phản ánh hiệu quả chung của vốn lưu động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định + Hiệu năng tài sản cố định tính theo GO, VA, NVA, DT : Công thức: Trong đó: KQ: Kết quả sản xuất kinh doanh, tính bằng đơn vị tiền tệ bao gồm: GO, VA, NVA, DT : Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ mỗi triệu đồng tài sản cố định của Công ty đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh. + Hiệu năng chi phí khấu hao () Công thức: C1 : Tổng mức khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ Ý nghĩa: Cứ mỗi triệu đồng chi phí khấu hao TSCĐ trích trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔN TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty liên quan đến các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Gas Petrolimex là 1 doanh nghiệp chuyên ngành thuộc hệ thống Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh ngành hàng khi đốt hoá lỏng, hoạt động không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh Gas, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đa dạng hoá, bao gồm: - Xuất khẩu kinh doanh Gas hoá lỏng - Kinh doanh kho bãi vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện ngành Gas - Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt các dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo quy định của pháp luật - Dịch vụ thương mại - Kinh doanh địa ốc và bất động sản. Kinh doanh trên phạm vi toàn quốc với các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực Gas bao gồm các Công ty TNHH Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, và khối trực tiếp tại Hà Nội. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gas Petrolimex phải được phân tích cụ thể trên từng loai ngành hàng, từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực …các nhân tố tác động đến hiệu quả và kết quả sản xuất để có thể điều tiết kinh doanh sao cho phù hợp với quy mô sản xuất của bản thân Công ty và để tăng năng xuất, doanh thu. 2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phấn tich hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex. Trong thống kê có rất nhiều phương pháp để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi phương pháp phân tích đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau. Do đó, khi lựa chọn phương pháp phân tích cần chú ý những điểm sau: Phải xuất phát từ nhiệm vụ phân tích cụ thể, đặc điểm, tính chất, xu thế biến động và mối liên hệ kết quả sản xuất kinh doanh mà xác định dùng phương pháp nào cho phù hợp. Phải nắm bắt được ưu nhược điểm, bản chất, đặc điểm vận dụng của từng phương pháp. Trong trường hợp cụ thể, phải biết kết hợp hài hoà nhiều phương pháp để phân tích nhằm phát huy một cách tổng hợp tác dụng của chúng, giúp cho việc phân tích đánh giá được đầy đủ. Công ty cổ phần gas Petrolimex là một doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó để không những tồn tại và phát triển (làm ăn có lãi hay không), sử dụng nguồn nhân lực như thề nào, thì việc thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiểu cho mỗi một giai đoạn kinh doanh. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích kết quả là làm thế nào để lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với mô hình và điều kiện kinh doanh của Công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất và để đảm bảo bốn nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đó là : Đảm bảo tính hướng đích Đảm bảo tính hệ thống Đảm bảo tính khả thi Đảm bảo tính hiệu quả Dựa vào một số yêu cầu trên em đã lựa chọn được một số phương pháp để phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gas Petrolimex đó là: - Phương pháp phân tổ - Phương pháp dãy số thời gian - Phương pháp chỉ số 2.2.3 Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc điểm vận dụng. 2.23.1. Phương pháp phân tổ 2.2.3.1.1. Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau. 2.2.3.1.2. Các loại phân tổ thống kê Căn cứ vào tiêu thức phân tổ và số lần phân tổ, người ta chia phân tổ thống kê thành các loại sau: Phân tổ theo một tiêu thức, Phân tổ kết hợp, Phân tổ lại. Phân tổ theo một tiêu thức Phân tổ theo một tiêu thức tức là xây dựng tấn số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụng nhất Phân tổ theo nhiều tiêu thức Phân tổ theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tổ kết hợp là sự phân tổ lần lượt từng tiêu thức một và mỗi tiêu thức được thực hiện theo nguyên tắc phân tổ giản đơn. Phân tổ lại Phân tổ lại là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó. Phân tổ nhiều chiều Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng. Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức này để tiến hành như phân tổ giản đơn. 2.2.3.1.3. Ý nghĩa của phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là một phương pháp được vận dụng phổ biến, đơn giản, dễ hiểu, có tác dụng phân tích và vận dụng trong tất cả các giả định của quá trình nghiên cứu thống kê. Cụ thể: - Phân tổ trong điều tra thống kê (nhất là điều tra chọn mẫu) là phương pháp chủ yếu của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp của phân tích thống kê - Là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác 2.23.2 Phương pháp dãy số thời gian 2.2.3.1.1 Bản chất, tác dụng, đặc điểm của phương pháp * Bản chất: Dãy số thời gian nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh gas là một tập hợp các trị số được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Trị số đó có thể là số tuyệt đối, tương đối hay số bình quân. * Tác dụng: Mọi sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian. Kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lai ở một mức độ nhất định nào mà luôn tăng giảm nhờ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan.Qua đó xác định được quy luật xu thế và thời vụ, ảnh hưởng của các nhân tố, xác định mức độ biến động và dự báo kết quả cho tương lai. * Đặc điểm vận dụng: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex bao gồm các dãy số GO, VA, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng hàng hoá tiêu thu, đây là các dãy số biệu hiện kết quả sản xuất kinh doanh Công ty. 2.23.1.2 Đặc điểm vận dụng để phân tích các chi tiêu tuyệt đối - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ giá trị gia tăng, lợi nhuận của năm sau so với năm trước hoặc nghiên cứu trong một thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó có tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chung như thế nào. Công thức +Lượng tăng (giảm) tuyệt đội liên hoàn: +Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: +Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Trong đó: : là các mức độ của dãy số : mức tăng (giảm) trung bình chỉ tiêu nghiên cứu trong thời gian qua - Tốc độ phát triển: Gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân. Các chỉ tiêu này dùng để so sánh tốc độ tăng (giảm) của lợi nhuận năm sau so với năm trước hay tốc độ trong cả một khoảng thời gian dài (đơn vị tính là lần hay %). Công thức +Tốc độ phát triển liên hoàn: +Tốc độ phát triển định gốc: +Tốc độ phát triển bình quân: - Tốc độ tăng (giảm) : Phản ánh sự tăng lên (hay giảm đi) giữa hai thời gian tương ứng bằng bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Công thức + Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn : +Tốc độ tăng (giảm) định gốc: +Tốc độ tăng (giảm) bình quân: (100%) hay Ngoài ra mức độ biến động còn được xác định bằng giá trị tuyệt đối của 1 % tăng (giảm), chỉ tiêu này cho biết cứ 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ứng với trị số tuyệt đối là bao nhiêu. 2.23.1.3 Đặc điểm vận dụng để phấn tích các chỉ tiêu tương đối Dãy số tương đối là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số tương đối. Dãy số này được xây dựng trên cơ sở của dãy số tuyệt đối thời kỳ. Do đó, dãy số tương đối cho phép xác định quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh và cơ cấu của dãy số tương đối kết cấu, dãy số tương đối cường độ, dãy sô tốc độ. - Dãy số tương đối kết cấu: Dãy số tương đối kết cấu thời kỳ là các dãy số kết cấu giá trị. Các mức độ trong dãy số tương đối kết cấu được xác định trên cơ sở so sánh giá trị của từng bộ phận với toàn bộ công ty.Với dãy số này của các bộ phận cấu thành trong tổng thể, nó cho phép: + Tìm ra quy luật về xu thế phát triển của dãy số tương đối kết cấu.Có thể vận dụng phương pháp mở rộng phương pháp thời gian, phương pháp trung bình trượt và hàm xu thế. + Xác định mức độ biến động của dãy tương đối kết cấu qua các hàm qua từng năm và bình quân của các năm thông qua các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, định gốc, bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, bình quân, tốc độ tăng và giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) - Dãy số tương đối cường độ: Là dãy mà trong đó các mức độ của dãy số là kết quả so sánh chỉ tiêu thời kỳ (chỉ tiêu kết quả) với chỉ tiêu bình quân (chỉ tiêu chi phí sản xuất). Nó cho phép: + Tìm quy luật của xu thế phát triển của dãy số + Cho phép xác định mức độ biến động của dãy tương đối cường độ qua các năm, qua từng năm và bình quân các năm. 2.2.3.2 Phương pháp chỉ số Là phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này như phân tích biến động của năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động. Khi vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do nhiều nhân tố tham gia vào phân tích phái giả định chỉ có một nhân tố thay đối còn lại là không đối để tránh sự biến động của các nhân tố bên ngoài nhân tố so sánh. Dùng chỉ số thống kê để phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và các chỉ tiêu tương đối cương độ năng xuất lao động, hiệu quả sử dụng vốn…của hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 kỳ nghiên cứu. Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động qua không gian của các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và các chỉ tiêu tương đối cường độ năng xuất lao động, hiệu quả SXKD. Dùng chỉ sổ để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu ảnh hưởng. Phân tích vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố đền sự biến động của toàn bộ chỉ tiêu kết quả và chi phí kết quả. CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX. 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX VÀ KHỐI TRỰC TIÊP VĂN PHÒNG CÔNG TY 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên của công ty cổ phần gas Petrolimex Tiền thân là các xí nghiệp bao gồm : XN gas Hà Nội, XN gas Hải Phòng, XN gas Sài Gòn, XN gas Đà Nẵng trực thuộc các công ty xăng dầu KV I, KV II, KV III, KV V. Đến ngày 25/12/1998, Công ty Gas Petrolimex được thành lập trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1653-1998/QĐ/BTM của Bộ Thương mại. Sau 5 năm hoạt động với những bước phát triển vượt bậc, đến ngày 03/12/2003 Công ty Gas Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 1669/2003/QĐ/BTM của Bộ Thương mại, tên gọi chính thức là Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty Xăng dầu nắm giữ 87%, còn lại do các cổ đông cá nhân đóng góp. Trụ sở Công ty tại 775 Giải phóng, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Các đơn vị trực thuộc bao gồm : Chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Kho Đức Giang, và 14 cửa hàng tại Hà Nội. 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cuả Công ty 3.1.2.1 Chức năng Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng kinh doanhm xuất nhập khẩu khí đốt hoá lỏng (LPG), thiết bị, phụ kiện bồn bể và bao gồm việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật ngành hàng. Công ty chú trọng vào sản phẩm LPG bao gồm Gas bình, Gas rời, các phụ kiện, ống dẫn Gas, kẹp dây và các sản phẩm bổ xung khác tạo thành một tuyến mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng Gas của khách hàng. Về hình thái sản phẩm chia thành 3 loại: Gas dân dụng bình 12kg, 13kg; Gas thương mại bình 48kg, Gas công nghiệp Gas bồn (Gas rời). Đây là những sản phẩm chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của công ty. 3.1.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ của công ty là đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo yêu cầu đơn vị theo yêu cầu đơn vị. Chỉ đạo tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển kinh doanh của Công ty. Xây dựng chiến lược cho ngành hàng, chỉ đạo thống nhất quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá, điểm giao hàng, phân công thị trường và định mức kinh tế kỹ thuật. Công ty chỉ đạo phối hợp các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan tới việc xây dựng cơ sở kỹ thuật vật chất, kỹ thuật phục vụ ngành hàng tại các đơn vị, tiến tới đa dạng hoá kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Với hệ thống phân phối gồm các Tổng đại lý và các Công ty Xăng dầu Petrolimex bao phủ trên toàn 64 tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm Gas Petrolimex đã xâm nhập đến mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng khí hoả lỏng trên toàn quốc. 3.1.2.3 Mục đích hoạt động Mục đích kinh doanh chủ yếu của Công ty là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường gas trong mọi lĩnh vực của xã hội. Ổn định thị trường, tận dụng những điều kiện sẵn có để mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, đồng thời đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành Công ty. Hội đồng quản trị bổ nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31891.doc
Tài liệu liên quan