MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1 Khái niệm tài trợ Xuất nhập khẩu của NHTM 3
1.1.2 Đối tượng của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 4
1.1.2.1 Đối tượng tài trợ nhập khẩu của NHTM 4
1.1.2.2 Đối tượng tài trợ nhập khẩu của NHTM 5
1.1.3 Một số hình thức Tài trợ Xuất nhập khẩu của NHTM 5
1.1.3.1 Tài trợ bằng cách cho vay 5
1.1.3.2 Tài trợ bằng cách bảo lãnh 11
1.1.4 Vai trò của Nghiệp vụ Tài trợ XNK của Ngân hàng Thương Mại 12
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế 12
1.1.4.2 Đối với các Ngân hàng thương mại 13
1.1.4.3 Đối với các doanh nghiệp 13
1.2 HỆ THÔNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14
1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tài trợ XNK của NH Thương Mại 14
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NH Thương Mại 15
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tài trợ xuất NNK 15
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng tài trợ XNK 16
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thời hạn tín dụng tài trợ XNK 18
1.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động tín dụng tài trợ XNK 19
1.2.2.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tài trợ XNK 20
1.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH THỒNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ 21
1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK TAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22
1.4.1 Bảng thống kê kết hợp với phương pháp phân tổ thống kê 22
1.4.2 Phương pháp phân tích dựa vào đồ thị thống kê 22
1.4.3 Phương pháp chỉ số 23
1.4.4 Phương pháp phân tích dãy số thời gian 24
1.4.5 Phương pháp hồi quy và tương quan 24
CHƯƠNG 2 . VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK CỦA NH No&PTNT THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2004-2008 26
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hang No&PTNT Thanh Trì 26
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động 27
2.1.2 Một số điểm cơ bản về huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.4 Tình hình và thực trạng các hoạt động chung tại ngân hang No&PTNT Thanh Trì 33
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 33
2.1.4.2 Hoạt động cho vay 36
2.1.5 Định hướng Nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NHNo & PTNT VN trong thời gian tới 39
2.1.6 Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 41
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2004-2008 50
2.2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động tài trợ XNK tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 50
2.2.1.1.Thuận lợi 50
2.2.1.2 Khó khăn 52
2.2.2 Kết quả hoạt động tài trợ XNK NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2004-2008 53
2.2.2.1 Doanh số tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2004-2008 53
2.2.2.2 Cơ cấu Tài trợ Xuất nhập khẩu 55
2.2.2.3 Dư nợ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NH No &PTNT chi nhánh Thanh Trì 58
2.2.2.4 Đánh giá về nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NHNo & PTNT Thanh Trì 59
2.2.3 Phân tích doanh số tài trợ XNK tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì 60
2.2.3.1 Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì: 60
2.2.3.2 Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2009. 63
2.2.3.3 Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động về doanh số Tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì . .68
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 74
Kiến nghị với đơn vị thực tập 74
KẾT LUẬN 75
83 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp, số cán bộ còn lại phụ trách các xã về công tác ngân hàng. Hiện nay phòng được phân công phụ trách công tác huy động và cho vay tại thị trấn và 07 xã cùng các doanh nghiệp lớn trên địa bàn toàn huyện, bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 01 xã và cứ 03 năm được đổi địa bàn 01 lần.
Phòng Kế toán _ Ngân quỹ là phòng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nghiệp vụ huy động, thanh toán, kế toán. Đây là phòng có đội ngũ cán bộ nhân viên lớn, được chia thành các tổ như tổ ngân quỹ, tổ tiết kiệm, tổ thanh toán viên, tổ điện toánMỗi tổ có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tham gia thực hiện công tác kế toán, thanh toán, thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt và một lượng ngân phiếu thanh toán đa dạng, theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ như sổ tiết kiệm trắngPhòng thực hiện các nhiệm vụ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
Quản lý các chứng từ, hoá đơn thanh toán, các bảng kê, lập cân đối ngày tháng và báo cáo cho các phòng ban chức năng.
Quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng, thực hiện thu lãi vay theo thông tin từ phòng kinh doanh, thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định.
Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ chấp hành quy địng về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc ngân hàng giao.
Phòng Kiểm tra _ Kiểm toán nội bộ, phòng có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng các văn bản giấy tờ có liên quan, tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra kiểm soát và làm tham mưu cho ban lãnh đạo tìm và xử lý kịp thời các sai phạm.
Phòng tổ chức hành chính, phòng có chức năng chính trong việc tôt chức đội ngũ cán bộ nhân viên, tham mưu cho ban giám đốc trong vấn đề sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phụ trách công tác văn thư lưu trữ, thực hiện quản lý hành chính, phục vụ lễ tân, bảo vệ.
Tại các chi nhánh cấp II: NH Cầu Bươu, NH Đông Mỹ, NH Lĩnh nam, NH Linh Đàm có tổ tín dụng, tổ kế toán, 01 giám đốc, 01 phó giám đốc kiêm cán bộ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ kế toán. Các chi nhánh này phụ trách công tác ngân hàng theo địa bàn khoảng 05 – 06 xã (kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Các phòng giao dịch hạch toán phụ thuộc ngân hàng cấp II
- Phòng giao dịch Khương Đình phụ trách địa bàn 02 phường Khương Đình và Hạ Đình (quận Thanh Xuân).
- Phòng giao dịch Vạn Xuân phụ trách địa bàn 05 phường của quận Hai Bà Trưng và 09 xã của Thanh Trì thành lập quận hoàng Mai.
- Phòng giao dịch Ngũ Hiệp phụ trách cho vay xã Ngũ Hiệp và nhận tiền gửi khu vực tập trung dân cư Phố Công, Ngọc Hồi
2.1.4 Tình hình và thực trạng các hoạt động chung tại ngân hang No&PTNT Thanh Trì
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã thu được nhiều thành tựu cho thấy sự phát triển theo hướng đi lên
Chênh lệch thu chi năm 2007 đạt 16.082 triệu đồng tăng 41 triệu đồng so với kế hoạch.
Chênh lệch lãi suất cho vay nền kinh tế và lãi suất huy động đạt 0,4%/tháng. Tuy nhiên, do là đơn vị thường xuyên thừa nguồn, phí điều hoà vốn nội bộ thấp nên thực tế chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào chỉ đạt 0,23%.
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì đã có những tăng trưởng nhanh chóng, vững mạnh qua các năm được thấy rõ qua số liệu sau:
Bảng 2.3: Vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn huy động
Tr.đ
180.850
220.593
313.074
593.442
646.742
847.742
936.237
Tỷ lệ tăng trưởng
%
21,98
41,92
89,55
8,98
31,08
10,439
Nội tệ
Tr.đ
178.215
217.647
309.185
584.200
623.800
813.300
895.202
Tỷ trọng của nội tệ
%
98,54
98,66
98,76
98,44
96,45
95,94
95,617
Ngoại tệ (quy đổi)
Tr.đ
2.635
2.946
3.889
9.242
22.942
34.442
41.035
Tỷ trọng của ngoại tệ
%
1,46
1,34
1,24
1,56
3,55
4,06
4,383
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Qua phân tích số liệu được thể trong bảng ta có thể rút ra một số nhận định:
Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng cao và có xu hướng tăng gấp đôi năm trước (theo bảng 2.2) năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng là 22%, năm 2004 là 42%, năm 2005 là 89%. Có được kết quả này là do sự kết hợp giữa tình hình tiền nhàn rỗi trong dân tăng từ việc được đề bù giải phóng mặt bằng với khả năng thuyết phục người dân mang tiền đến gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2006 tỷ lệ này chỉ là 9%, năm 2007 tỷ này lại đạt 31% và đến năm 2008 chỉ đạt 10,439%. Điều này có thể được lý giải vì sự xuất hiện thêm phòng giao dịch NHCSXH, phòng giao dịch NHNo Hà Nội và phòng giao dịch của NHĐT Hà Nội, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín, tạo ra sự cạnh tranh về huy động nguồn vốn, chia sẻ thị phần của NHNo Thanh Trì và do ảnh hưởng của tiìn trạng khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Tiền gửi bẳng nội tệ luôn chiếm hơn 90% tổng vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ hầu như không đáng kể, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của ngân hàng. Đây là do nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn yếu, khách hàng có ngoại tệ, cần thanh toán quốc tế thường vào các quận nội thành để thực hiện, bên cạnh đó còn do kinh tế huyện còn nghèo nàn chưa vươn ra khỏi biên giới quốc gia, chưa khép kín được chu trình sản xuất – kinh doanh và tính thiếu ổn định của nền kinh tế huyện ngoại thành.
Bảng 2.4:Tình hình nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn huy động
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Tiền gửi dân cư
501.000
77,47
602.500
71,07
20,26
665.124
71,04
10,4
Tiền gửi tổ chức kinh tế
112.600
17,41
227.000
26,78
101,60
247.500
26,44
9,031
Tiền gửi TCTD và khác
33.142
5,12
18.242
2,15
(44,96)
23.613
2,52
29,443
Chung
646.742
100
847.742
100
31,079
936.237
100
10,439
( Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Xét về cơ cấu, nguồn tiền gửi từ dân cư thường xuyên chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi dân cư phụ thuộc chủ yếu vào các dự án đền bù giải phóng mặt bằng. Vì công tác tổ chức huy động đã được tổ chức một cách kỹ lưỡng, tiến hành một cách bài bản từ khâu phân công cán bộ tiếp cận, thu thập thông tin về dự án, liên hệ và duy trì tố mối quan hệ với chính quyền địa phương để đạt điểm huy động, tích cực tuyên truyền người dân, đến bố trí cán bộ, phương tiện đầy đủ và thích hợpnên mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh (có thêm chi nhánh Hùng Vương – NHNo & PTNT Tây Hà Nội, các phòng giao dịch mới của NH công thương, NH ngoại thương) NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn luôn là đơn vị thu hút được nhiều nhất nguồn tiền gửi từ dân cử trong mỗi lần trả tiền đền bù. Tuy nhiên, đối với nguồn tiền gửi này, sau một thời gian ngắn người dân sẽ rút dần để chi tiêu, mua nhà tái định cư, xây dựng sửa chữa nhà cửa nên mực tăng thực tế còn chậm so với các nguồn khác.
Nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, kho bạc, bảo hiểm xã hội cũng được ngân hàng chú trọng. Đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nhưng độ biến động lớn gây khó khăn cho công tác điều hành kế hoạch của ngân hàng.
Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn theo thời gian
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
TG không kỳ hạn
142.000
21,92
217.000
25,57
52,82
306.300
32,716
41,152
TG có kỳ hạn < 12 tháng
306.000
47,24
361.000
42,53
17,97
327.787
35,01
-9,20
TG có kỳ hạn > 12 tháng
199.742
30,84
270.742
31,90
35,55
302.150
32,273
11,60
Chung
647.742
100
848.742
100
31,079
936.237
100,00
10,439
Nguồn: Kế hoạch - Kinh doanh
Nguồn vốn huy động của NHNo Thanh Trì chủ yếu là nguồn tiền gửi của dân nên theo thời gian nguồn tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỷ tọng cao khoảng 70%, trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn vốn huy động. Vì như đã nói ở trên sau một thời gian gửi tiền người dẫn sẽ rút dần để chi tiêu.
Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đã được chú ý quan tâm tỷ lệ tăng trưỏng khá cao,năm 2007 tỷ lệ này là 52,82% và năm 2008 là 41,152% nhưng mức độ biến động cao gây khó khăn cho ngân hàng.
2.1.4.2 Hoạt động cho vay
Chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế, kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của mình NHNo Thanh Trì đã từng bước khai thác có hiệu quả thị trường đầu ra và đã có được thị phần đáng kể trong hoạt động cho vay Tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay đạt 334,5 tỷ đồng tăng 24,2 tỷ so với năm 2006.
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng qua các năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2006
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
Tr.đ
115.630
141.510
157.414
196.200
310.200
334.400
377.169
Tỷ lệ tăng trưởng
%
22,38
11,24
24,64
58,10
7,80
12,79
Dư nợ nội tệ
Tr.đ
115.630
141.510
157.414
196.200
232.598
256.853
278.803
Tỷ trọng DN nội tệ
%
100,00
100,00
100,00
100,00
74,98
76,81
73,92
DN ngoại tệ (quy đổi)
Tr.đ
-
-
-
-
77.602
77.547
98.366
Tỷ trọng DN ngoại tệ
%
-
-
-
-
25,02
23,19
26,08
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Theo bảng số 2.6 ta thấy tổng dư nợ cho vay liên tục tăng đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, chậm hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn (bảng số 2.4 ). Sang năm 2006 dư nợ tăng mạnh hơn so với các năm trước do trong năm này ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn như cơ chế tín dụng khá đầy đủ, rõ ràng, một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tăng do mở rộng sản xuất như: tổng cốn ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi, công ty CP bách hoá, Cty CP XNK Vật tư nông nghiệp và nông sảnphương pháp làm việc của cán bộ có tiến bộ: giải quyết nhanh trả lời dứt khoát nên nâng cao tín nhiệm với khách hàng. Năm 2006 cũng đánh dấu một sự đổi mới trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2006 ngân hàng bắt đầu tăng cho vay bằng ngoài tệ. Dư nọ cho vay bằng ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn vay
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Dư nợ ngắn hạn
252.512
81,40
259.612
77,64
2,81
255.610
67,77
-1,54
Dư nợ trung dài hạn
57.688
18,60
74.788
22,36
29,64
121.560
32,23
44,14
Chung
310.200
100
334.400
100
7,80
377.169
100
12,79
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Theo thời hạn cho vay, cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay ngắn hạn thường chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay. Cho vay trung dài hạn có tăng qua các năm những vẫn chiếm tỷ trọng thấp, cuối năm 2007 tỷ trọng của nó là 22,4% thấp hơn rất nhiều so với định hướng ngành. Song đến năm 2008, tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn lại có xu hướng tăng Có thể thấy độ ổn định của dư nợ không cao. Nguyên nhân của tình trạng có thể kể đến là: do sự bấp bênh thiếu sực cạnh tranh của kinh tế huyện ngoại thành, sản xuất kinh doanh theo sự biến động của nhu cầu thị trường nội thị mà chưa có sự chủ động tích cực đầu tư các dự án dài hạn của các chủ thể kinh tế tại huyện. Mặt khác còn do sự hạn chế của nguồn cho vay trung dài hạn của NHNo Thanh Trì.
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Tỷ lệ
tăng
trưởng (%)
Dư nợ doanh nghiệp
220.001
70,92
223.292
66,77
1,50
242.560
64,31
8,63
1. DNNN
66.310
30,14
58.101
26,02
-12,38
59.090
24,36
1,702
2.DNNQD
153.691
69,86
165.191
73,98
7,48
183.470
75,64
11,065
Dư nợ hộ sản xuất, tư nhân
88.101
28,40
110.301
32,98
25,20
131.250
34,80
18,99
Dư nợ khác
2.098
0,68
807
0,24
-61,53
3.356
0,89
315,86
Tổng dư nợ
310.200
334.400
377.169
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Xét theo thành phần kinh tế trong ba năm 2006, 2007 v à 2008 dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, trong đó cho vay DNNQD chiếm tỷ trong cao nhất so với dư nợ cho vay doanh nghiệp nói chung và tổng dư nợ nói riếng. Dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng của thành phần này là 1,702%, trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng của DNNQD là 11,065%. Năm 2008, thực hiện định hướng chung của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng đã chủ trương thu hẹp đầu tư tín dụng đối với DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp có dấu hiệu đi xuống, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể như vậy. Đồng thời, trên địa bàn quận Hoàng Mai có nhiều cán bộ công chức nên việc cho vay theo thành phần hộ sản xuất và tư nhân được tăng trưởng rõ rệt. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và tư nhân chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng khá cao 18,99% năm 2008
Bảng số 2.9: Tình hình nợ quá hạn và thu hồi nợ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Giá trị
(Triệu)
Tỷ
trọng (%)
Dư nợ
310.200
334.400
377.169
Nợ quá hạn
702
0,23
1.790
0,54
1.772
0,47
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Trong hai năm 2006, 2007 tỷ nợ quá hạn thấp nhưng lại có xu hướng tăng và chỉ giảm nhẹ trong năm 2008. Trong năm 2006, trong 702 triệu nợ quá hạn thì 100% là của thành phần cá thể hộ gia đình 552 triệu là của dự án 2561 (WB) cho vay từ những năm 1994-1997. Thực chất nợ mới phát sinh chỉ là 150trđ. Có được kết quả như vậy là nhờ thái độ kiên quyết thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, mặt khác nhờ có đền bù làm cầu Thanh trì, đường vành đai 3. Sang năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn thấp vẫn được duy trì.
2.1.5 Định hướng Nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NHNo & PTNT VN trong thời gian tới
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được qua hơn 10 năm đổi mới và nhất là những bài học kinh nghiệm rút ra từ những tồn tại yếu kém, NHNo &PTNTVN đã tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2001- 2010. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg ngày 23/10/2001.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là
Trong vòng 10 năm tới, xây dựng NHNo&PTNTVN tiếp tục là NHTM hàng đầu ở Việt Nam, trở thành NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế; mở rộng hoạt động kinh doanh vững chắc an toàn, có quy mô vốn tự có ngang tầm các ngân hàng trong khu vực, áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện lợi, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Trên cơ sở Đề án này và những định hướng của Chính phủ và Nhà nước, NHNo &PTNTVN đưa ra định hướng chiến lược 2001- 2010 của mình.
* Định hướng chiến lược 2001- 2010 của NHNo &PTNTVN là
NHNo &PTNTVN phải tập trung sức triển khai tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt phải thực hiện đúng nội dung, lộ trình của Đề án cơ cấu lại NHNo&PTNTVN 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh; đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh mới; tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai gần.
* Định hướng phát triển hoạt động đối ngoại của NHNo &PTNTVN là
Tổ chức thực hiện tốt các dự án hiện có, tập trung khai thác, tiếp nhận nhiều dự án, bao gồm cả uỷ thác, dịch vụ, nâng cao năng lực, tài trợ kỹ thuật.
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế tại các địa bàn có môi trường hoạt động. nâng cao chất lượng nghiệp vụ, thu hút khách hàng, đưa doanh số thanh toán năm 2005 lên gấp đôi hiện nay. Chuẩn bị các điều kiện để đến năm 2005 tham gia mua bán ngoại tệ tại thị trường thế giới.
Mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế, đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế và khu vực.
Cụ thể là NHNo&PTNTVN phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt những chỉ tiêu sau:
Vốn tự có đạt 16.000 tỷ VND tương đương 1 tỷ USD
Tổng nguồn vốn đạt 250.000 tỷ VND tương đương 15 tỷ USD
Tổng dư nợ đạt 176.000 tỷ VND tương đương 12 tỷ USD
* Định hướng phát triển Nghiệp vụ Tài trợ tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì:
Dựa trên kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT VN, mục tiêu phấn đấu của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì là đạt mức tăng trưởng cao trong các chỉ tiêu: tăng trưởng tài sản, tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng lợi nhuận. Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tập trung vào thực hiện các công việc:
Để thực hiện tốt các hình thức dên đa dạng hóa các lĩnh vực, các thành phần kinh tế theo mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp XNK, cho vay ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực sản xuất. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cũng như độc lập tự chủ trong hoạt động nghiệp vụ. Bổ xung thêm các hoạt động, dịch vụ trong thanh toán quốc tế, bảo lãnh thanh toán trong nước. Đẩy mạnh công tác khách hàng, tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng
2.1.6 Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng No&PTNT Thanh Trì
Trong hoạt động tài trợ Xuất nhập khẩu của NH thì hoạt động cho vay đối với KH có quan hệ nhập khẩu chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nghiệp vụ này các cán bộ TD ngoài việc nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay còn phải hiểu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Sau một thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì em xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa nghiệp vụ tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì như sau.
2.1.6.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tài trợ Xuất nhập khẩu
Các hình thức tài trợ XNK trong thời gian qua tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì chưa đa dạng và phong phú. Trong đó, các hình thức tài trợ XK còn rất hạn chế, chủ yếu là các hình thức tài trợ NK. Trong thời gian tới, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì có thể hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tài trợ XNK theo hướng:
* Tài trợ xuất khẩu
Nhanh chóng triển khai nghiệp chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Hiện nay, tuy NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì đã có các quy chế thực hiện hình thức chiết khẩu bộ chứng từ hàng xuất nhưng hình thức này vẫn ít được thực hiện. Để thu hút thêm được KH đến với mình, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì phẩi triển khai mở rộng nghiệp vụ này và cử các cán bộ TD và thanh toán quốc tế đi học tập khi nghiệm ở các NH khác và thuê các chuyên gia về đào tạo chuyên môn. Điều này giúp cán bộ TD có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để phòng tránh các rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này.
NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì có thể chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khi KH yêu cầu theo một trong hai cách sau:
- Chiết khấu có truy đòi: Hình thức này chỉ được thực hiện khi KH có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
KH mở L/C là KH có uy tín.
KH mở TK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì và có quan hệ thường xuyên với NH
Thị trường truyền thống được phép XK tại VN.
Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu phải có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán truởng.
Đối với bộ chứng từ của L/C trả chậm có thời hạn 30 ngày trở lên, NH chỉ thực hiện chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán của NH phát hành.
+ Đối với phương thức thanh toán nhờ thu.
KH có quan hệ thường xuyên với NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì và có quan hệ thanh toán tốt.
Thị truờng truyền thống và các mặt hàng được phép XK.
KH cam kết hoàn trả số tiền NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì đã chiết khấu khi nhận được thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ từ phía NH nước ngoài.
- Chiết khấu truy đòi: Hình thức này chỉ áp dụng đối với phương thức TD chứng từ. Phương thức này được NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì sử dụng khi bộ chứng từ thoả mãn các điều kiện sau:
+ Loại L/C là L/c đã được NH xác nhận
+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C.
+ Thư yêu cầu thanh toán yeu cầu chiết khấu miến truy đòi phải có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.
Tài trợ khép kín cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Quá trình tài trợ khép kín này được thực hiện như sau:
Khi doanh nghiệp sản xuất hàng XK theo hợp đồng đã ký kết với nhà NK, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì có thể cho doanh nghiệp vay bổ xung vốn khi doanh nghiệp thiếu để mua vật tư. Mức cho vay cụ thể lại do giám đốc NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì quyết định nhưng mức này tối đa bằng chi phí sản xuất hàng hoá theo hợp đồng XK đã ký trừ đi vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự ứng trước của nhà NK và vốn huy động từ nguồn khác của doanh nghiệp. NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trìcũng có thể thu mua ngoại tệ từ hàng XKcủa doanh nghiệp để thu thêm ngoại tệ bằng cách để nghị doanh nghiệp cam kết thanh toán tiền hàng vào tài khoản mở tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì mua lại số ngoại tệ đó.
Doanh nghiệp có trong tay bộ chứng từ thanh toán sau khi nhà XK giao hàng, nếu DN có nhu cầu về vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh trước khi đến hạn thanh toán là đơn yêu cầu NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì sẽ thực hiện chiết khấu bộ chứng từ thanh toán cho DN.
Chiết khấu hối phiếu
Dựa vào những hối phiếu đã được ký chấp nhận thanh toán nhưng chưa đến hạn thanh toán, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì có thể cung cấp TD cho DN bằng cách chấp nhận hối phiếu đó.
Tín dụng ứng trước kết hợp với kinh doanh ngoại tệ
NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì cho DN vay để thu mua chế biến hàng XK dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết hoặc L/C đã thông báo. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Chi nhánhThanh Trì yêu cầu KH ký hợp đồng bán lại cho NH số ngoại tệ của KH khi họ nhận được thanh toán tiền hàng theo tỷ giá hai bên thoả thuận và NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tiến hành thu nợ từ nguồn bán ngoại tệ đó.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì nên đa dạng và mở rộng thêm các hình thức tài trợ XK của mình bằng cách bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người XK khi được yêu cầu NH có thể thực hiện bảo lãnh hợp đồng kết hợp với hình thức cho vay thu mua hàng XK theo L/C.
* Tài trợ nhập khẩu
Hoạt động tài trợ Nk tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tuy có nhiều hơn hoạt động tài trợ XK nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của KH. Vì vậy, tài trợ NK cũng phải được đa dạng nhiều hoạt động hơn cùng với sự đa dạng hơn nữa của tài trợ XK. NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì nên mở rộng thêm các hoạt động NH để thu hút KH như: TD chấp nhận hối phiếu, TD ứng trước với hàng NK, bảo lãnh thanh toán cho nhà NK Với các KH truyền thống, có uy tín, có tình hình tài chính tốt, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì nên bảo lãnh thanh toán cho nhà NK.
2.1.6.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng tài trợ Xuất nhập khẩu
Trong các cuộc giao thương quốc tế hiện nay, rủi ro trong tài trợ XNK là yếu tố tiềm ẩn mà các NH khó có thể kiểm soát được. Các NH chỉ có thể giảm thiểu được rủi ro này đến mức thấp nhất thông qua việc tuân thủ nghiêm túc các khâu trong quy trình nghiệp vụ tài trợ XNK. Trong quy trình nghiệp vụ này, NH nên chú trọng vào khâu thẩm định TD và khâu kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp TD.
* Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hoạt động tài trợ XNK
Thẩm định là một trong những khâu quan then chốt của quy trình góp phần nâng cao hiệu quả cũng như giảm thiểu được rủi ro trong công tác tài trợ XNK tại Sở giao dịch. Để thẩm định một dự án đầy đủ, chính xác thì cán bộ NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì phải phân tích đầy đủ: tư cách KH, năng lực KH, nguồn trả nợ vay, đảm bảo TD, môi trường hoạt động kinh doanh của KH, sự kiểm soát của Sở giao dịch.
- Tư cách khách hàng: cán bộ TD phải xác định rõ mục đích thực sự khi yêu cầu NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tài trợ của KH và tháI độ nghiêm túc hoàn trả các khoản nợ vay của KH. Cán bộ TD còn phải xem xét hồ sơ về quá trình thanh toán của KH với NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì và đánh giá uy tín của KH.
- Năng lực khách hàng: cán bộ TD cần phải đảm bảo rằng KH có đủ thẩm quyền đề nghị NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tài trợ và có đủ năng lực pháp lý khi ký kết hợp đồng TD với Sở giao dịch.
- Nguồn hoàn trả nợ vay: dự trên cơ sở báo cáo tài chính, báo cáo của cơ quan kiểm toán, báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, nguồn vật tư, vật liệu tồn kho, khả năng quản trị vốn để đánh giá nguồn hoàn trả khoản nợ vay cho Sở giao dịch.
- Đảm bảo tín dụng: Cán bộ TD cần quan tâm đến các đặc điểm về chất lượng, giá trị và khả năng phát mại tài sản đảm bảo. Đây là những đặc điểm quan trọng nó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ khi KH không có khả năng hoàn trả nợ cho Sở giao dịch.
- Môi trường kinh doanh của khách hàng: đó là vị thế và thị phần của KH trên thị trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2275.doc