Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục đồ thị
Lời mở đầu
Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại ( NHTM ) và tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM.
1.1. Những vấn đề cơ bản về NHTM
1.1.1. Định nghĩa về ngân hàng
1.1.2. Định nghĩa về NHTM
1.1.3. Chức năng của NHTM
1.1.3.1. Chức năng trung gian tài chính
1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán
1.1.3.3. Chức năng tạo tiên – phương tiện thanh toán
1.1.4. Hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
1.1.4.2. Hoạt động cấp tín dụng
1.1.4.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
1.1.4.4. Các hoạt động khác
1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM
1.2.1. Định nghĩa tín dụng
1.2.2. Đặc điểm tín dụng
1.2.3. Chức năng tín dụng
1.2.4. Phân loại tín dụng
1.2.5. Tín dụng ngân hàng
1.2.5.1. Định nghĩa tín dụng ngân hàng
1.2.5.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng
Chương II : Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê hoạt động tín dụng của NHTM
2.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM
2.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu
2.1.2. Những vấn có tính nguyên tắc trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu
2.1.2.1. Những căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu
2.1.2.2. Những yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu
2.1.2.3. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu
2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của NHTM
2.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn
2.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động cho vay
2.1.3.2.1. Doanh số cho vay
2.1.3.2.2. Doanh số thu nợ
2.1.3.2.3. Dư nợ
2.1.3.2.4. Nợ quá hạn
2.1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về lợi nhuận
2.1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu về an toàn tín dụng
2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê
2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê
2.2.2. Phương pháp dãy số thời gian
2.2.3. Phương pháp chỉ số
2.2.4. Phương pháp dự đoán thống kê
Chương III : Phân tích thống kê hoạt động tín dụng của NH TMCP Phương Nam ( Southern Bank ) – chi nhánh Hà Nội
3.1. Khái quát chung về Southern Bank – chi nhánh Hà Nội
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
3.1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban chính
3.1.3.1. Phòng kinh doanh
3.1.3.2. Phòng Nguồn vốn
3.1.3.3. Phòng Kế toán
3.1.3.4. Phòng Thanh toán quốc tế
3.1.3.5. Phòng Tổ chức hành chính
3.1.3.6. Phòng công nghệ thông tin
3.1.4. Hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
3.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn
3.1.4.3. Các hoạt động khác của chi nhánh
3.1.4.3.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
3.1.4.3.2. Hoạt động thanh toán quốc tế
3.1.5. Phương hướng và chiến lược hoạt động trong thời gian tới
3.2. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội thời kì 2002 – 2008
3.2.1. Phân tích hoạt động huy động vốn
3.2.1.1. Phân tích biến động của tổng vốn huy động theo thời gian
3.2.1.2. Phân tích cơ cấu của tổng vốn huy động
3.2.2. Phân tích hoạt động cho vay
3.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay
3.2.2.1.1. Tổng doanh số cho vay
3.2.2.1.2. Cơ cấu doanh số cho vay
3.2.2.1.3. Phân tích sự biến động của doanh số cho vay
3.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
3.2.2.2.1. Phân tích mức doanh số thu nợ
3.2.2.2.2. Phân tích cơ cấu doanh số thu nợ
3.2.2.3. Phân tích dư nợ
3.2.2.3.1. Phân tích mức dư nợ cho vay
3.2.2.3.2. Phân tích cơ cấu dư nợ
3.2.2.4. Phân tích nợ quá hạn
3.2.2.4.1. Phân tích mức nợ quá hạn
3.2.2.4.2. Phân tích cơ cấu nợ quá hạn
3.2.3. Phân tích lợi nhuận
3.2.3.1. Phân tích doanh thu
3.2.3.2. Phân tích lợi nhuận
3.2.3.3. Phân tích tổng tài sản
3.2.3.4. Phân tích vốn chủ sở hữu
3.2.4. Phân tích hiệu quả của hoạt động tín dụng
3.2.5. Phân tích an toàn tín dụng
3.2.6. Dự đoán kết quả hoạt động của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội năm 2009 – 2010
3.2.6.1. Dự đoán vốn huy động của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội năm 2009 và 2010
3.2.6.1.1. Dự đoán bằng lượng tăng tuyệt đối bình quân
3.2.6.1.2. Dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân
3.2.6.1.3. Dự đoán bằng hàm xu thế
3.2.6.1.4. Dự đoán bằng san bằng mũ
3.2.6.1.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
3.2.6.2. Dự đoán doanh số cho vay của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội năm 2009 và 2010
3.2.6.2.1. Dự đoán bằng lượng tăng tuyệt đối bình quân
3.2.6.2.2. Dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân
3.2.6.2.3. Dự đoán bằng hàm xu thế
3.2.6.2.4. Dự đoán bằng san bằng mũ
3.2.6.2.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
3.2.6.3. Dự đoán lợi nhuận của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội năm 2009 và 2010
3.2.6.3.1. Dự đoán lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
3.2.6.3.2. Dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân
3.2.6.3.3. Dự đoán bằng hàm xu thế
3.2.6.3.4. Dự đoán bằng san bằng mũ
3.2.6.3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
3.3. Một số kiến nghị về hoạt động tín dụng của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
101 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Southern Bank:
Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.
Xây dựng bộ máy quản lý điều hàng có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bước đi của Southern Bank luôn đúng hướng, an toàn và phát triển bền vững.
Rải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của từng khu vực, đưa Southern Bank trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng TMCP của Nhà nước và nhân dân.
Trong những năm qua, tập thể cán bộ nhân viên của Southern Bank đã dốc sức đưa ngân hàng từ một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ khiêm tốn 10 tỷ đồng của 38 cổ đông trở thành một ngân hàng đã và đang có vị trí nhất định trong hệ thống ngân hàng Việt nam, với tổng số vốn điều lệ Southern Bank là 2.027 tỷ 552 triệu 550 nghìn đồng, mạng lưới hoạt động 84 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc, tổng tài sản đạt hơn 19.105 tỷ đồng.Theo lộ trình phát triển, vốn điều lệ của Southern Bank sẽ là 3.000 tỷ đồng với cơ sở hạ tầng khang trang, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng.
Từ khi thành lập đến nay, Southern Bank đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Sáp nhập thành công 4 ngân hàng và 1 qũy tín dụng :
Ngân hàng TMCP Đồng Tháp (1997)
Ngân hàng TMCP Đại Nam (1999)
Quỹ Tín dụng nhân dân Định Công – Hà Nội (2000)
Ngân hàng TMCP Nông thôn Châu Phú (2001)
Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ (2003).
Mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc.
Tổng số cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống Southern Bank là trên 1.191 người, trong đó trên 93% có trình độ Đại học và trên Đại học, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại trung tâm đào tạo riêng của Southern Bank.
Từ khi thành lập đến nay, Southern Bank đã đạt được những giải thưởng xứng đáng với nỗ lực của tất cả cán bộ nhân viên của ngân hàng :
“Giải thưởng về thanh toán quốc tế 2007” do HSBC trao tặng.
"Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2007" do Wachovia trao tặng.
Southern Bank được bình chọn là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007.
Giải thưởng “Thương hiệu Vàng” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu VN (VATAP) trao tặng
Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng ngành Ngân hàng” do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng.
“Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do City Bank trao tặng.
“Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” do tổ chức quốc tế BVQI – Anh Quốc cấp.
“Ngân hàng Việt Nam Tốt Nhất 2007” do người tiêu dùng bình chọn được báo điện tử Vietnamnet tổ chức.
"Ngân hàng xuất sắc trong Thanh toán quốc tế” do ngân hàng Wachovia, Mỹ trao tặng (2004 / 2005 / 2006).
Nhằm mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để phục vụ khách hàng, đưa hoạt động của ngân hàng đến với các địa bàn dân cư, vùng kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển quy mô hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh, tháng 11/2001 Southern Bank – Chi nhánh Hà Nội đã được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 1384/QĐ – NHNN “ về việc cho phép NH TMCP Phương Nam mua lại quỹ tín dụng nhân dân xã Định Công “, và đặt trụ sở tại Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại 115 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tên gọi “ NH TMCP Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”. Ngày 05/05/2006 NH TMCP Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội đã chuyển đến địa chỉ 27 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế Nhà nước, để đáp ứng được nhu cầu về vốn cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì cơ chế thị trường, Southern Bank – Chi nhánh Hà Nội đã có những bước đổi mới về cơ cấu cũng như hoạt động để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Hiện nay Southern Bank – Chi nhánh Hà Nội có 1 sở giao dịch, 3 chi nhánh và 7 phòng giao dịch:
Sở giao dịch 2 : 205 Giảng Võ, P. Cát Linh, Q. Đống Đa.
Chi nhánh Hà Nội : 27 Hàng Bài, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm.
Chi nhánh Thanh Xuân : 684 Đường Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa.
Chi nhánh Đống Đa : 4 Tôn Thất Tùng, P.Trung Tự, Q. Đống Đa.
Phòng giao dịch Cầu Giấy : 260 Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q.CầGiấy.
Phòng giao dịch Hoàn Kiếm : 37 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm.
Phòng giao dịch Hai Bà Trưng : 302 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng.
Phòng giao dịch Thăng Long : 129K Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân.
Phòng giao dịch Hà Thành : 54 Hàng Bồ, P.Hàng Bồ, Q.Hoàn Kiếm.
Phòng giao dịch Đống Đa ( PGD số 1) : 214 Nguyễn Lương Bằng, P. Quang Trung, Q. Đống Đa.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Nguồn vốn
P.Công nghệ thông tin
P.Tổ chức hành chính
Phòng Kế toán
P. Thanh toán quốc tế
Phòng Kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban chính
Phòng kinh doanh.
* Chức năng:
Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác kinh doanh tín dụng ngân hàng, là nơi trực tiếp giao dịch với mọi đối tượng khác hàng có nhu cầu về tín dụng.
* Nhiệm vụ:
Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thẩm định và xác định mức tín dụng cho khách hàng. Sau khi cán bộ có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng thì phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện :
Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt.
Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành.
Kiểm tra giám sát các khoản vay theo từng phương án cho vay vốn, bảo lãnh.
Theo dõi quản lý khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc.
Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thỏa thuận với ngân hàng.
Định kỳ phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng thời kì cụ thể.
Báo cáo, phân tích tổng hợp, theo khách hàng, nhóm khách hàng, và theo sản phẩm dịch vụ.
Phòng Nguồn vốn.
* Chức năng:
Phòng nguồn vốn là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu về gửi tiền, khai thác mọi nguồn bằng VND và ngoại tệ trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân.
* Nhiệm vụ:
Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồm VNĐ, ngoại tệ.
Tiếp thị, hướng dẫn khác hàng gửi tiền theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NH TMCP Phương Nam tại chi nhánh.
Phòng Kế toán.
* Chức năng:
Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động Ngân hàng và thực hiện chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và NH TMCP Phương Nam.
* Nhiệm vụ :
Thực hiện việc chi trả lương và chế độ khác đối với nhân viên.
Tính và trích nộp Thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đấu mối trong quan hệ với các cơ quan Thuế. Quản lý các khoản thu nhập và chi phí.
Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp với phòng Ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo quy định.
Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kì và theo dõi thực hiện kế hoạch. Đồng thời báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Phòng Thanh toán quốc tế.
* Chức năng :
Phòng Thanh toán quốc tế là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đảm bảo thực hiện kinh doanh an toàn đúng pháp luật và có hiệu quả.
* Nhiệm vụ :
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: xây dựng giá mua, giá bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt để áp dụng cho toàn chi nhánh, thực hiện việc mua bán ngoại tệ với các đại lý thu đổi ngoại tê, tổ chức kinh tế.
Thực hiện kinh doanh dịch vụ chuyển tiền nước ngoài, trong đó kiểm tra hợp đồng Ngoại thương hoặc thủ tục của các nhu cầu chuyển tiền khác theo đúng chế độ quản lý ngoại hối và đúng quy trình chuyển tiền ngoại tệ.
Tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế bằng nhiều nghiệp vụ hiện đại cho khách hàng nhầm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
Phòng Tổ chức hành chính.
* Chức năng :
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
* Nhiệm vụ :
Thực hiện các quy định của Nhà nước và của NH TMCP Phương Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh.
Tổ chức thực hiện công tác y tế, văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định.
Phòng công nghệ thông tin.
* Chức năng :
Là phòng tổ chức thực hiện và quản lý sự vận hành của hệ thống mạng của chi nhánh,hệ thống mạng giữa chi nhánh và Hội sở cũng như với các đơn vị trực thuộc Hội sở và chi nhánh để nắm bắt tình hình thực hiện chương trình điện toán và các hoạt động của toàn bộ hệ thống. Đồng thời quản lý, bảo quản đầy đủ, an toàn sổ sách chứng từ điện toán.
* Nhiệm vụ :
Cung cấp số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác về các mặt hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng.
Nghiên cứu, thiết lập và đưa vào sử dụng các công nghệ mới liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, từng bước nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ kinh doanh của Southern Bank.
Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định cài đặt, sử dụng các chương trình áp dụng trong công việc thu thập, lưu trữ và báo cáo thống kê điện toán kịp thời, chính xác.
Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên về việc sử dụng chương trình điện toán, chương trình thông tin báo cáo, thông tin.
3.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua
Southern bank – Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam. Đây là một chi nhánh ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về phạm vi, quy mô và chất lượng hoạt động với sản phầm dịch vụ phong phú dành cho nhiều đối tượng khách hàng.
Dịch vụ khách hàng cá nhân ( Sản phầm cho vay, Tiền gửi tiết kiệm, Tài khoản thanh toán, Dịch vụ chuyển tiền )
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp ( Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Sản phẩm cho vay, Thanh toán quốc tế )
Ngân hàng trong tầm tay : gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking.
Mua bán vàng và kinh doanh ngoại tệ.
Các dịch vụ khác ( Thẻ ATM, Cho thuê ngăn tủ sắt, Dịch vụ trả lương, Dịch vụ Western Union )
Trong nhiều năm gần đây, Southern Bank – chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, đồng thời tăng cường đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế.
Hoạt động huy động vốn.
Đi vay và cho vay là hai hoạt động chủ yếu của các NHTM. Trong đó, nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò sống còn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh thường nhật và đảm bảo cho các NHTM phát triển bền vững. Hiểu rõ được tầm quan trọng này Southern Bank – chi nhánh Hà Nội đã tận dụng được ưu thế về địa bàn cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng để tăng số tiền huy động được dân cư một cách ổn định và chắc chắn. Với 1 sở giao dịch, 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch trải đều trên địa bàn dân cư, đồng thời với phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình chu đáo và đúng quy trình của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như áp dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại vào giao dịch đã tạo được tâm lý thoải mái và tin tưởng của khách hàng, làm cho lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng tăng. Bên cạnh việc huy động vốn trong dân cư thì ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng nguồn tiền gửi từ các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Bảng A : Tình hình huy động vốn của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2004 – 2007.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Tổng vốn huy động
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
2004
698
46
500
152
6.59
71.63
21.78
2005
924
34
746
144
3.68
80.73
15.59
2006
1469
41
1213
215
2.79
82.57
14.64
2007
2272
98
1822
352
4.31
80.19
15.5
Bảng B : Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Tổng vốn huy động
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
2004
698
406
292
58.17
41.83
2005
924
676
248
73.16
26.84
2006
1469
1097
372
74.68
25.32
2007
2272
1300
972
57.22
42.78
Nguồn : P.Hành chính tổng hợp Southern Bank – chi nhánh Hà Nội.
Bảng số liệu trên cho thấy : tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Từ 2004 đến 2007 tổng nguồn vốn tăng trưởng là 325.5 %. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động luôn có sự chênh lệch đáng kể giữa nguồn tiền gửi có kỳ hạn và nguồn tiền được huy động theo các hình thức huy động khác. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm thì việc huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền gửi. Vốn huy động từ tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 71.63 % tổng số tiền huy động trong năm 2004 và đến năm 2007 là 80.19 % . Bảng số liệu cũng cho thấy tổng nguồn huy động của chi nhánh ngân hàng trong năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 ( tăng 154.6 %). Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường chứng khoán của Việt Nam phát triển mạnh vào nửa cuối năm 2006 và nửa đầu năm 2007, nên hệ thống NHTM nói chung và Southern Bank – Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thu hút được lượng lớn nguồn vốn nhàn rồi trong nền kinh tế.
Nguồn tiền từ tiền gửi kí quỹ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trong của loại tiền gửi này có xu hướng giảm, nhưng có mức tăng vọt vào năm 2007. Cụ thể : tiền gửi thanh toán năm 2004 chiếm 6.59 % thì đến 2005 giảm cả về lượng tiền và tỷ lệ đạt 3.68 % ở mức 34 tỷ đồng; đến năm 2006 tăng gần 120.58 % và tăng 239 % trong năm 2007.
Tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong cơ cấu loại tiền gửi, nhưng đến năm 2007 thì người dân lại có xu hướng gửi ngoại tệ. Năm 2004 tiền gửi ngoại tệ đạt 41.83 tỷ đồng thì đến năm 2005 giảm 35.83 %, đến 2006 giảm nhẹ 5.7 % và trong năm 2007 tăng lên 42.78 tỷ đồng, tương đương 170 %. Đạt được kết quả trên là do Southern Bank đã duy trì một cơ cấu lãi suất hợp lý và hấp dẫn, kỳ hạn gửi đa dạng như tuần, tháng,3 - 6 tháng, năm phù hợp với nhu cầu gửi vốn của dân cư. Hơn thế nữa, chi nhánh cũng đã chú trọng hơn đến việc huy động nguồn vốn rẻ cho ngân hàng như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, thanh toán L/C nhằm giảm bớt giá thành vốn, dần tạo cơ cấu huy động vốn hợp lý cho chi nhánh.
Hoạt động sử dụng vốn.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với chức năng cơ bản là kết nối những chủ thể thiếu vốn và chủ thế thừa vốn trong nền kinh tế. Nguồn thu của Ngân hàng có được chủ yếu là nhờ vào hoạt động tín dụng. Do đó tín dụng là hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng thương mại nói chung và Southern Bank nói riêng.
Bảng C : Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian tại Southern Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Đơn vị : Tỷ đồng.
Năm
Doanh số cho vay
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
2004
307
230
77
79.13
20.87
2005
493
411
82
83.37
16.63
2006
745
631
114
94.74
5.26
2007
723
685
38
95.38
4.62
Doanh số thu nợ:
Năm
Doanh số thu nợ
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
2004
115
75
40
65.22
34.78
2005
150
129
21
86
14
2006
138
121
17
87.68
12.32
2007
204
179
25
87.75
12.25
Dư nợ:
Năm
Dư nợ
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
2004
346
235
111
67.92
32.08
2005
538
367
171
68.22
31.78
2006
881
634
247
71.96
28.04
2007
1488
959
529
64.45
35.55
Nợ quá hạn:
Năm
Nợ quá hạn
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
< 180 ngày
180 -360 ngày
Nợ khó đòi
< 180 ngày
180 -360 ngày
Nợ khó đòi
2004
11.6
4.4
0.9
6.3
37.93
7.76
54.31
2005
15.7
5.8
2.3
7.6
36.94
14.6
48.41
2006
22.2
7.9
3.9
10.4
35.59
17.6
46.85
2007
29.7
11.2
6.7
11.8
37.71
22.6
39.73
Nguồn : P.Hành chính tổng hợp Southern Bank – chi nhánh Hà Nội
Bảng số liệu trên cho thấy, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của chi nhánh tăng đều qua các năm. Lượng vốn vay chủ yếu tập trung vào nhu cầu vay ngắn hạn. Doanh số cho vay tăng vọt vào năm 2006, 2007 do nhu cầu vay vốn để đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm đột ngột vào năm 2007, cùng với xu hướng giảm của doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn qua các năm. Điều này đã cho thấy hoạt động kinh doanh của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội ổn định và có hiệu quả thông qua khả năng thu hồi vốn nhanh.
Nợ quá hạn tăng qua các năm nhưng vẫn ở tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ hàng năm lại giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dự nợ năm 2004 là 3.35%, đến năm 2005 là 2.91 %, đến năm 2006 thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2.5 % và năm 2007 đạt tỷ lệ thấp nhất là xấp xỉ 2 %.Như vậy công tác thu hồi nợ đã có bước tiến triển rõ rệt.
Các hoạt động khác của chi nhánh.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh. Thời gian qua thị trường Việt Nam có rất nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng lượng ngoại tệ mua vào và bán ra của chi nhánh tăng lên góp phần làm tăng tổng nguồn thu của chi nhánh.
Bảng D : Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Đơn vị : 1000 USD.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Ngoại tệ mua vào
190
235
352
575
Ngoại tệ bán ra
190
234
354
575
Nguồn : P.Hành chính tổng hợp Southern Bank – chi nhánh Hà Nội.
Số liệu trên cho thấy lượng ngoại tệ mua vào và bán ra của chi nhánh tăng lên nhanh qua các năm. Và nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Southern Bank chi nhánh Hà Nội đã đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế.
Southern Bank – chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh ngân hàng có hoạt động TTQT phát triển khá mạnh. Trong những năm qua, hoạt động TTQT của chi nhánh đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu về thanh toán quốc tế của khách hàng, từ đó đem lại hiệu quả hoạt động cao.
Đơn vị : 1000 USD.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
L/C nhập khẩu
19.000
27.000
41.000
56.000
L/C xuất khẩu
250
360
520
1040
Nguồn : P.Hành chính tổng hợp Southern Bank – chi nhánh Hà Nội.
Hoạt động TTQT tuy chưa phải là thế mạnh của chi nhánh, nhưng công tác này luôn có doanh số L/C nhậpkhẩu cao và đạt hiệu quả tương đối tốt.
Các quy trình nghiệp vụ hiện đại được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, sử dụng công nghệ Core Banking System giúp hệ thống thông tin của Southern Bank luôn online trên toàn hệ thống, Southern Bank chi nhánh Hà Nội đã đảm bảo được dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế cho khách hàng trên toàn thế giới.
Phương hướng và chiến lược hoạt động trong thời gian tới
Với sự nhất trí và ủng hộ của quý khách hàng, các cổ đông, đối tác cùng các cơ quan, ban ngành và toàn thể nhân viên, Southern Bank sẽ phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu do Hội Đồng Quản Trị đề ra, làm đòn bẩy mạnh mẽ cho giai đoạn phát triển 2015 là trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, hoạt động đa lĩnh vực: bảo hiểm, CK, quản lý quỹ và cho thuê tài chính.
SỨ MỆNH
Southern Bank luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong chất lượng từng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn với nhiều giá trị cộng thêm,
Cùng với tiêu chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”, Southern Bank mang sứ mệnh đem sự thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và đến từng khách hàng.
TẦM NHÌN
Trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam được công nhận trên thị trường tài chính các nước trong khu vực thông qua nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp và phương hướng kinh doanh mới và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của Southern Bank (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên bất động sản).
CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG
Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến lược phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,
Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung.
Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông, giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và năng lực tài chính lành mạnh.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động và nối mạng core banking và hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000; đảm bảo thống nhất về tiêu chuẩn chính xác và bảo mật trong các quy trình giao dịch trên toàn hệ thống.
Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về các dịch vụ tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.
Tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế, hình ảnh của mình là thương hiệu ngân hàng uy tín và có năng lực tài chính mạnh trên thị trường Việt Nam.
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội thời kì 2002 – 2008
Hoạt động huy động vốn
Phân tích sự biến động của tổng vốn huy động theo thời gian
Bảng 1 : Tổng vốn huy động của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội theo thời gian, giai đoạn 2002 – 2008.
Năm
Tổng vốn huy động (tỷ đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (giảm)
(%)
Giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (tỷ đồng)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2002
382
-
-
-
-
-
-
-
2003
511
129
129
133.77
133.77
33.77
33.77
3.82
2004
698
187
316
136.59
182.72
36.59
82.72
4.11
2005
924
226
542
132.38
241.88
32.38
141.88
6.98
2006
1469
545
1087
158.98
384.55
58.98
284.55
9.24
2007
2272
803
1890
154.66
594.76
54.66
494.76
14.69
2008
3323
1051
2941
146.25
869.89
46.25
769.89
22.72
Bình quân
Vhd=1368.4
δ=490.2
t=143.4
a=43.4
-
Nguồn : P.Hành chính tổng hợp Southern Bank – chi nhánh Hà Nội.
Đồ thị 1 : Tổng vốn huy động của Southern Bank – chi nhánh Hà Nội theo thời gian, giai đoạn 2002 – 2008.
Bảng 1 và đồ thị 1 cho thấy :
Nguồn vốn huy động của Southern Bank – CN Hà Nội trong giai đoạn 2002 – 2008, năm sau đều tăng so với năm trước. Trong đó lượng vốn năm 2008 so với năm 2007 là tăng nhiều nhất, tăng 1051 tỷ đồng, tương ứng 156.25 %. Năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng Southern Bank đã rất linh hoạt liên tục điều chỉnh tăng mức lãi suất huy động hợp lý để tăng cường thu hút nguồn vốn.
Xét về tốc độ phát triển thì tốc độ tăng vốn huy động năm 2006 so với năm 2005 là cao nhất, đạt 158.98 %. Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, hoạt động giao dịch sôi động, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, các nhà đầu tư tham gia ngày càng đông đảo nên mức huy động vốn tăng đáng kể.
Mức vốn huy động bình quân hàng năm của Southern Bank – CN Hà Nội là 1368.4 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tổng vốn huy động của chi nhánh ngân hàng tăng bình quân hàng năm là 490.2 tỷ đồng, tương ứng 43.4 %/năm.
Cơ cấu của tổng vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động :
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động của Southern Bank – CN Hà Nội theo hình thức huy động, giai đoạn 2002 – 2008.
Năm
Tổng vốn huy động
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
2002
382
16
279
87
4.18
73.03
22.79
2003
511
21
433
57
4.11
84.73
11.16
2004
698
46
500
152
6.59
71.63
21.78
2005
924
34
746
144
3.68
80.73
15.59
2006
1469
41
1213
215
2.79
82.57
14.64
2007
2272
98
1822
352
4.31
80.19
15.5
2008
3323
124
2529
670
3.73
76.11
20.16
Bảng 2 cho thấy :
Nguồn vốn huy động từ mỗi hình thức huy động đều tăng qua mỗi năm. Trong đó lượng tăng năm 2008 so với năm 2007 là lớn nhầt.Trong cơ cấu tồng nguồn vốn huy động theo hình thức huy động luôn có sự chênh lệch đáng kể giữa nguồn tiền gửi tiết kiệm và các hình thức huy động khác. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm là nguồn chiếm tỷ trọng chủ yếu, thấp nhấp là 93.41 % (năm 2004) và cao nhất là 97.21 % (năm 2006).
Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm thì việc huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền gửi. V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2305.doc