MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về lao động.
Vai trò của lao động trong sự phát triển kinh tế.
1.Một số khái niệm về lao động và một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu lao động.
1.1. Nguồn lao động.
1.2LLLĐ(Hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế)
1.3.Không thuộc lực lượng lao động.(Hay còn gọi là dân số không hoạt động kinh tế.)
1.4.Việc làm.
1.4.1Người có việc làm.
1.4.2 . Người đủ việc làm.
1.4.3. Số người thiếu việc làm.
1.5. Số lao động thất nghiệp.
Chương II Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động và một số phương pháp nghiên cứu thống kê.
Một số phương pháp thống kê
1 Chỉ tiêu thống kê.
2. Phân tổ thống kê.
3.Những vấn đề chung về dãy số thời gian.
3.1 khái niệm về dãy số thời gian.
3.1.1 Phân loại
Dãy số thời kỳ.
Dãy số thời điểm.
3.1.2 Yêu cầu.
3.2Các chỉ tiêu phân tích
3.2.1.Mức độ trung bình theo thời gian.
3.2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối.
3.2.3 Tôc độ phát triển
3.2.4 Tốc độ tăng.
3.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)/
ChươngIII Phân tích tình hình lao động ở Việt Nam giai đoạn
1996-2003
I.Nguồn lao động.
1.Dân số –nguồn lao động.
2. Dân số hoạt động kinh tế.
2.1 Lực lượng lao động(Hay dân số hoạt động kinh tế).
2.1.1.LLLĐ chia theo độ tuổi.
2.1.2. LLLĐ theo trình độ văn hóa và CMKT.
2.1.3.LLLĐ theo nhóm ngành kinh tế.
2.2.Thất nghiệp và thiếu việc làm.
2.2.1 Thất nghiệp.
2.2.2. thiếu việc làm.
3.Dân số không hoạt động kinh tế.
II. Phân tích tình hình lao động giai đoạn 1996-2003.
Một số kết luận
Kiến nghị và giải pháp.
48 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của dãy số
Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tổng tốc độ phát triển định gốc
t2.t3....tn = Tn
Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó.
*Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì vậy các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích. Nên để tính tốc độ phát triển bình quân ta sử dụng công thức số trung bình nhân.
Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển trung bình thì công thức tính như sau:
3.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng
(+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
* Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (hay từng thời kỳ) là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu ai (i = 1,2...n) là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì:
* Tốc độ tăng (giảm) định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai (i = 1,2...n) là các tốc độ tăng (giảm) định gốc thì:
* Tốc độ tăng (giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời kỳ nghiên cứu.
Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng (giảm) trung bình
3.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao giờ. Nếu kí hiệu gi (i = 2,3...n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì:
Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm)
liên hoàn, đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng Y1/100
II.Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động.
Dù trong bất cứ điều kiện nào lao động cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó muốn sử dụng lao động một cách có hiệu quả chúng ta cần có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này.Thống kê lao động là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Để có thể thu thập, phân tích thông tin một cách chính xác ta cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu về lao động.
1.Các nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu về lao động.
Lao động là một hiện tượng phức tạp liên quan đến nhiều các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu về lao động tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu đưa ra phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, có khả năng phản ánh đúng đắn nhất các đặc điểm, tính chất, và các mối liên hệ cơ bản với các yếu tố khác trong quá trình hình thành, vân động và phát triển của lao động ở Việt Nam .Đồng thời phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa các chỉ tiêu, có sự liên hệ bổ xung cho nhau giữa các chỉ tiêu .Tạo cơ sở dự liệu cho việc xây dựng một hệ thốngđầy đủ, hoàn chỉnh thông tin về lao động.
- Đảm bảo được tính so sánh về nội dung và phương pháp tính.Đồng thời tham khảo các tiêu chuẩn về lao động đang sử dụng trên thế giới để xây dựng một hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tế trong nước và có thể so sánh quố tê.
- Xây dựng một hệ thống có tính khả thi và tiết kiệm.
2.Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động.
2.1. Nhóm chỉ tiêu về lao động.
2.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn lao động.
Định nghĩa: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân.
Chỉ tiêu quy mô nguồn lao động là chỉ tiêu thời điểm.Nhưng ta thường dùng trong phân tích là chỉ tiêu thời kỳ, Và được tính theo công thức sau:
2.1.2.Cơ cấu nguồn lao động.
Cơ cấu nguồn lao động phản ánh đặc trưng nguồn lao động của nước ta theo một số tiêu thức như: Vùng kinh tế,Trình độ văn hóa, hay theo độ tuổi
2.1.2.1. Theo vùng, địa phương.
Tùy vào mục đích nghiên cứu mà ta có thể phân chia lao động theo những cách sau.
+Chia theo khu vực.
- Nông thôn.
- Thành thị.
Ngoài ra có thể phân theo vùng kinh tế địa lý . Hiện nay nước ta có 8 vùng kinh tế : DBSH, Đông Bắc, Tây Bắc , Bắc Trung Bộ, DH Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông cửu long.
ý nghĩa của chỉ tiêu: cho biết số lao động ở thành thị nông thôn hay ở từng vùng kinh tế.
2.1.2.2.Theo trình độ chuyên môn.(Cấp đào tạo)
Cơ cấu chuyên môn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng quá trình phân công lao động . Qua đó ta sẽ biết dược một cách gian tiếp xu hướng cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế quốc dân .
Ta có một số chỉ tiêu sau:
Số lượng lao động tốt nghiệp đại học ,cao đẳng.
Số lượng lao động phổ thông.
2.1.2.3.Theo giới tính.
Tổng số lao động nam.
Tổng số lao đông nữ.
Tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động.
Tỉ lệ lao động nam trong tổng số lao động.
ý nghĩa :qua đó ta sẽ biêt tỉ lệ lao động giữa nam và nữ .đánh giá sự bình đẳng giới.
2.2Nhóm các chỉ tiêu về LLLĐ( Hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế.)
Định nghĩa: LLLĐ là tổng số người đủ từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người đang thất nghiệp.
Công thức tính:
LLLĐ = (Tổng số người có việc làm) + (Số người thất nghiệp)
2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia lao động.
*Tỉ lệ tham gia LLLĐ của nguồn lao động.
Là tỉ lệ phần trăm giữa số người thuộc LLLĐ so với nguồn lao động.
Công thức tính:
Tỉ lệ tham gia LLLĐ = Số người thuộc LLLĐ
của nguồn lao động Nguồn lao động.
*Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên.
Định nghĩa: Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là số người thuộc LLLĐ so với dân số từ 15 tuổi trở lên.
Công thức tính:
Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ = Dân số thuộc LLLĐ.
15 tuổi trở lên Dân số từ 15 tuổi trở lên
ý nghĩa chỉ tiêu: Phản ánh mức độ tham gia vào hoạt động kinh tế của dân số từ 15 tuổi trở lên.
2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh LLLĐ có việc làm.
Định nghĩa: Người có việc làm là những người thuộc lực lượng lao động có tham gia lao động , làm việc , nghĩa là đem sức lao động của mình tham gia một công viec nào đó và tạo ra thu nhập.
*Tỉ lệ lao động có việc làm trên dân
Tỉ lệ lao động có việc làm = Số người có việc làm thuộc lực lượng lao động
trên dân số từ 15 tuổi trở lên Dân số từ 15 tuổi trở lên.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng đo lường tỉ lệ việc làm của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các quốc gia và là chỉ tiêu cơ bản trong toàn bộ số liệu về xã hội của LHQ.
*Tỉ lệ lao động có việc làm
Tỉ lệ lao động = Số người có việc làm thuộc lực lượng lao động
có việc làm Lực lượng lao động.
Đây cũng là một chỉ tiêu cần quan tâm. Qua đó cho ta biết tình trạng việc làm của LLLĐ đồng thời qua đó đánh giá một cách gián tiếp tỉ lệ thất nghiệp.
2.2.3Các chỉ tiêu phản ánh LLLĐ thát nghiệp.
2.2.3.1.Chỉ tiêu phản ánh quy mô thất nghiệp.
Định nghĩa : Thất nghiệp là người có khả năng lao động có nhu cầu làm việc và hiện không có việc làm trong tuần lễ điều tra.
Công thức tính: Có thể tính dựa vào LLLĐ hoặc có những điều tra riêng.
Số người thất nghiệp = LLLĐ - Số người có việc làm.
2.2.3.2. Tỷ lệ thất nghiệp.
Định nghĩa: Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ là tỷ lệ % giữa số người thất nghiệp so với LLLĐ.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp
LLLĐ.
Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản đo lường hoạt động của thị trường lao động.Qua chỉ tiêu này cho ta hướng điều chỉnh kịp thời lượng lao động để phát triển và ổn định kinh tế - xã hội. Thực tế qua một số nước ta thấy rằng tỉ lệ này 7% thì thực sự đánh báo động.
2.2.3.3. Thất nghiệp dài hạn.
Định nghĩa:Thất nghiệp dài hạn là người thất nghiệp trong 12 tháng gần thời điểm điều tra hoặc có thể lớn hơn.
*Tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn .
Định nghĩa: Là tổng số người thất nghiệp dài hạn so với LLLĐ.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn = Số người thất nghiệp dài hạn.
trong LLLĐ LLLĐ.
*Tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn trong tổng số người thất nghiệp.
Định nghĩa: Là tỷ lệ % giữa những người thất nghiệp từ 12 tháng trở lên so với tổng số người thất nghiệp.
Công thức tính:
=
Thất nghiệp là một ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Do đó cân phải đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu này.
2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh LLLĐ thiếu việc làm.
Định nghĩa: Nguời thiếu việc làm là người trong độ tuổi lao động đang có việc làm nhưng số giờ làm việc thực tế ít hơn mức giờ quy định chuẩn và họ muốn làm thêm.
*Tỷ lệ người thiếu việc làm so với LLLĐ.
Công thức tính:
Tỷ lệ người thiếu việc làm = Số người thiếu việc làm.
LLLĐ
ý nghĩa của chỉ tiêu:Đánh giá sự thiếu việc làm trong thị trường lao động. Thông qua đó có thể đánh giá tình trạng hoạt động của nền kinh tế.
2.3 Nhóm chỉ tiêu về dân số không hoạt động kinh tê.
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô.
Định nghĩa: Dân số không hoạt động kinh tế là bao gồm toàn bộ số người từ
15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm.
Đây là chỉ tiêu thời điểm nó cho biết tại thời điểm điều tra có bao nhiêu người trong tổng số nguồn lao động không tham gia hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau.
2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu.
*Tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế trong tổng số nguồn lao động.
Công thức:
Tỷ lệ dân số không hoạt = Dân số không hoạt động kinh tế.
động kinh tế Nguồn lao động.
ý nghĩa: qua đó cho ta biết trong nguồn lao động có bao nhiêu % dân số không tham gia hoạt động kinh tế.
Chương III
Phân tích thống kê tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003.
I. Tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003.
Việt Nam là một nước có dân số đông ,số người trong độ tuổi lao động cao.
Chính vì vậy tình hình lao động việt nam trở thành vấn đề xã hội gay gắt là mối quan tâm lớn của đảng và nhà nước .Dân số tăng nhanh ,dẫn đến tốc độ tăng NLĐ khoảng 3% một năm .Hàng năm có hàng triệu thanh niên bước vào tuổi lao đông và cần việc làm ,số hoc sinh ,sinh viên tốt nghiệp ra trường tăng .Điều đó làm cho nguồn cung lớn về sức lao động giảm ,gây sức ép mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm .Trong khi cầu không đáp ứng đủ .
Với nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu nền kinh tế.Do đó số lượng lao động .khu vưc nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao 58.35%, công nghiệp và xây dựng chiếm 16.96% và trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 24.69% năm 2003. Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ- lao động trí thức nhằm đáp ứng sự chuyển cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Hội nghị TƯ VI ( khóa IX) họp tháng 7-2002 đánh giá: bước sang thế kỷ XXI đội ngũ lao động của nước ta đã có những bứơc phát triển mới, lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng 17.2%/năm, số tiến sỹ và tiến sỹ khoa học tăng 7%/năm , số lao động đã qua đào tạo đạt 20% năm 2000 (năm 1996 là 13%). Tuy nhiên vấn đề lao động ở nước ta hiện nay rất phức tạp . Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2003 được Bô Lao Động- Thương Binh –Xã Hội công bố . Dân số nước ta năm 2003 là 80.90 tr. người. Dân số từ 15 tuổi trở lên là 58.499 tr. người , số người thuộc lực lượng lao động chiếm 70.62% (khoảng 41.313 tr. người). LLLĐ tập trung phần lớn ở nông thôn, số lao động không biết chữ là 4.24% và tốt nghiệp hết cấp III là 18.27% nhưng lại có sự cách biệt khá lớn giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ lao động chưa biết chữ ở nông thôn cao gấp 6 lần ở thành thị , trong khi đó tỉ lệ lao động có trình độ từ trung học trở lên ở thành thị cao hơn nông thôn 3 lần. Trong số lao động đã qua đào tạo cũng có sự khác biệt rõ nét giữa thành thị và nông thôn. ở thành thị tỉ lệ lao động có trình độ CMKT là 45.46% ở nông thôn là 13.47%.Tuy nhiên vấn đề đào tạo ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập giữa cung và cầu. Số lao động có trình độ đại học còn thấp và không cân đối với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỉ lệ giữa lao động trình độ đại học, THCNvà công nhân kỹ thuật là
1:1.75 :2.3. Đây là một cơ cấu bất hợp lý và kéo dài dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Trong cơ cấu đội ngũ lao động của các cơ sở của nước ta thì đội ngũ công nhân và lao động không có CMKT chiếm 78.85%, đội ngũ lao động đã qua đào tạo kỹ thuật, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ là 21.15%.Trong khi đó tỉ lệ này ở các nước phát triển tương ứng là 28% và 72%. Số lao động được đào tạo của nước ta vẫn tăng qua từng năm nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Là một nước sản xuất nông nghiệp là chính mà số kỹ sư nông nghiệp rất thấp (chiếm khoảng 8.1% trong cơ cấu đào tạo cán bộ có trình độ đại học.) Trong khi chúng ta đang từng bước thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do thời gian qua nước ta đã không có những chính sách định hướng rõ rệt trong công tác đào tạo. Không những thế một bộ phận không nhỏ dân cư còn nặng tư tưởng khoa cử , coi đại học là dân trí. Bằng mọi cách phải học đại học mà không quan tâm đén đầu ra. Đã làm nhu cầu đào tạo và thực tế tách xa nhau.Bên cạnh đó tuy đông về số lượng nhưng chất lượng lao động nước ta còn rất thấp. (Cả về thể lực lẫn trí lực.) Số lao động có trình độ đã thấp trong cơ cấu lao động lại còn lạc hậu chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc CNH và trình độ chưa theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại., gây khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phân bố lao động giữa các vùng hiện nay rất bất hợp lý. Các chính sách phát triển vùng kinh tế đã thu hút một lượng lớn lao động. Nhưng hiện nay nhiều vùng có sự dư thừa lao động lớn dẫn đến sự di chuyển tự do lao động từnông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên miền núi gây khó khăn trong công tác quản lý và tác động xấu đến môi trường xã hội.
Mặt khác nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn bám trụ ở thành thị nơi có nhiều cơ hội làm việc đã và đang làm quá tải nguồn cung lao động ở các thành phố lớn. Trong khi các vùng sâu, vùng xa và nhiều vùng nông thôn lại rất cần những nguồn lao động đó nhưng lại không có chính sách gì để thu hút lao động về địa phương mình.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng bắt đầu hình thành với quy mô thị trường còn nhỏ chưa tương xứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Quản lý nhà nước về lao động còn thấp, năng lực về hoạch định chính sách và thực thi chính sách còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin về thị trường lao động gây lên tình trạng cung cứ thừa còn cầu cứ thiếu.
Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều cố gắng trong soạn thảo chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi, phát triển kinh tế và cải tạo mạnh mẽ hệ thống đào tạo.Nên hàng năm đã giải quyết được khoảng 40 vạn chỗ làm việc mới. Tuy nhiên vấn đề việc làm hiện nay vẫn còn nhiều việc đáng bàn.Đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm ở lứa tuổi thanh niên, phần đông trong số đó không có nghề và thiếu vốn. Vấn đề việc làm ở nông thôn gần đây cũng là tâm điểm cần chú ý khi nơi này tập trung phần lớn dân cư và số lượng lao động cao.
Với tình hình trên có thể khẳng định rằng tiềm năng lao động nước ta là rất lớn và ngày càng tăng. Để sử dụng một cách có hiệu quả cần phải có sự giải quyết đồng bộ giữa những bộ ngành có liên quan. Sau đây là một số thông tin về lao động nước ta giai đoạn 1996-2003.
II. Nguồn lao động.
1.Dân số- nguồn lao động .
Sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của nguồn lao động . Dân số trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2003. như sau:
Biểu đồ 1.Dân số trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2003
Đơn vị tr. người
năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
DSTB
73.20
73.40
75.50
76.60
77.63
78.68
79.72
80.90
Nguồn số liệu :Tổng cục thống kê.
Dân số tăng tương đối đều qua từng năm bình quân mỗi năm tăng 1.1 triệu người .
Tốc độ phát triển trung bình là 101.44%.Cùng với sự gia tăng về dân số thì số dân bước vào tuổi lao động cũng gia tăng .Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Biểu số 2.Dân số từ 15 tuổi trở lên và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động giai đoạn 1996-2003.
ĐVtính
Năm
1996
2002
2003
Dân sô từ 15 tuổi
tr.người
47.620
57.024.
58.499
LLLĐ
tr.người
35.187
40.717
41.313
tỉ lệ tham gia LLLĐ
%
73.89
71.40
70.62
Qua biểu trên cho thấy cùng với sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động thì số người tham gia vào lực lượng lao động cũng tăng tuy không đồng thời. Tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động năm1996 là 73.89% nhưng đến năm 2003 chỉ là 70.62%. Điều này có thể thấy tốc độ tăng của dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng của LLLĐ. Ta sẽ thấy rõ hơn số lượng người thuộc lực lượng lao động thông qua biểu sau :
Biểu số 3
Đơn vị :tr.người
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
LLLĐ
35.187
35.588
36.579
37.784
38.643
39.489
40.716
41.313
Nguôn Bộ lao động – thương binh – xã hội.
Với tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 102.32%. Như vậy tính từ năm 1996-2003 số người trong độ tuổi lao động bình quân mỗi năm tăng 0.76575 tr. ngườiVậy là hàng năm có có gần một triệu người bước vào tuổi lao động .Số người thuộc LLLĐ tăng nhanh làm nhu cầu về việc làm tăng dẫn đến sự khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Biểu diễn dưới dạng biểu đồ ta có
Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng LLLĐ trong giai đoạn 1996-1999 tốc độ tăng còn chậm trung bình hàng năm tăng 0.866tr. người và có sự tăng lên mạnh mẽ vào giai đoạn sau với tốc độ tăng 2.25%/năm đã làm số lao động mỗi năm tăng thêm 0.89tr.người.
2. Dân số hoạt động kinh tế.
2.1.Lực lượng lao động.
2.1.1. LLLĐ (Hay dân số hoạt động kinh tế) chia theo độ tuổi
Biểu số 4:Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi.
Đơn vị :tr.người.
Năm
Nhóm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
15-24
9.132
8.799
8.493
8.578
8.444
8.860
8.869
8.896
25-34
10.495
10.652
10.707
10.600
10.896
11.155
11.346
11.165
35-44
8.550
9.101
9.874
10.394
10.896
10.872
11.217
11.497
45-54
4.006
4.403
4.919
5.565
5.823
5.952
6.544
7.175
55-59
1.373
1.237
1.253
1.267
1.225
1.228
1.289
1.412
>=60
1.631
1.396
1.333
1.379
1.359
1.422
1.451
1.168
Biểu số 5: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi năm1996-2003
Năm
1996
2002
2003
Chung cả nước
15-24
25-34
35-44
45-54
55-59
Từ 60 tuổi trở lên
100
25.95
29.83
24.30
11.39
3.90
4.90
100
21.78
27.87
27.55
16.07
3.17
3.563
100
24.72
29.93
25.57
12.37
3.48
3.92
Qua hai biểu trên cho ta thấy rằng lực lượng lao động nước ta nhìn chung là trẻ. .LLLĐ ở nhóm tuổi 25-34chiếm tỷ lệ cao nhất năm 1996 là 10.459 tr.người chiếm tới 29.83% còn năm 2003 là 29.93%. Đâylà LLLĐ chủ yếu của nền kinh tế. Do sự tăng dân số nhanh và tương đối đều trong nhiều năm đã làm dân số bước vào tuổi lao động chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong LLLĐ.Năm 1996 là 25.95% và có xu hướng giảm vào năm 2003 khi tỷ lệ này chỉ còn 24.72% trong tổng số LLLĐ. Điều này cũng dễ hiểu khi có sự tăng lên dân số trong độ tuổi này mà lực lượng lao động lại có xu hướng giảm .Có thể giải thích một bộ phận trong nhóm tuổi này không tham gia hoạt động kinh tế chăng hạn học sinh , sinh viên đang trong qúa trình học tập . Các nhóm sau đều có xu hướng giảm đặc biệt là nhóm sau độ tuổi lao động Như vậy với lực lượng lao động trẻ đang hoạt động kinh tế là một lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế xét về mặt số lượng .Tuy nhiên với mục tiêu phát triển đất nước lâu dài ta cần phải xem xét lực lượng lao động về mặt chất lượng.
Cơ cấu lao động nước ta tuy có sự thay đổi lớn về số lượng tuy nhiên cơ cấu lao động thay đổi không nhiều qua các năm só lao động trẻ vẫn chiếm chủ yếu trong tổng số lao động.Dưới đây là biểu đồ cơ cấu LLLĐ theo nhóm tuổi năm 2003.
2.1.2:LLLĐ theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật.(CMKT)
Như đã nói ở trên chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Một trong những chiến lược phát triển và nâng cao nguồn nhân lực đó là sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua chúng ta đã và đang cố gắng nâng cao trình độ học vấn và đạo tạo nghề cho lực lượng lao động. Việc đầu tư đó đã có những bước tiến đáng mừng tuy vẫn còn thấpTỉ lệ không biết chữ giảm chậm từ 5.72% năm 1996 xuống 4.42% năm 2003 .Trong khi tỉ lệ tốt nghiệp cấp III tăng không đáng kể từ 13.78% lên 18.37% vào năm 2003.Điều đó thể hiện qua biểu sau
Biểu số 6: Cơ câú lao động chia theo trình độ văn hóa phổ thông 1996-2003
Năm
1996
2002
2003
Không biết chữ
5.72
3.74
4.24
Chưa TN cấp I
20.72
15.80
15.48
TN cấp I
27.70
31.71
31.51
TN cấp II
32.08
30.46
30.40
TN cấp III
13.78
18.29
18.37
Cả nước
100
100
100
Nhìn chung lại thì trình độ văn hóa của LLLĐ Việt Nam trong giai đoạn này đã có những chuyển dịch dù còn chậm . Tuy nhiên, trình độ văn hóa của LLLĐ lại có sự bất cân đối giữa các vùng trong cả nước .Đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn.
Bên cạnh đó còn có sự bất cập trong trình độ văn hóa giữa nam và nữ. Quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở nước ta tuy ngày số phụ nữ có trìnhđộ học vấn ngày càng gia tăng nhưng so với nam giới vẫn thấp hơn.
Thể hiện qua biểu sau ;
Biểu số 7: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa chia theo giới tính.giai đoạn 1996-2003.
Chung
Nam
Nữ
Năm
1996
2003
1996
2003
1996
2003
Không biết chữ
5.72
4.24
4.36
3.26
7.04
5.26
Chưa TN cấp I
20.72
15.48
18.27
14.14
23.12
16.86
TN cấp I
27.70
31.51
28.22
31.57
27.29
31.45
TN cấp II
32.08
30.40
33.58
31.10
30.60
29.68
TN cấp III
13.78
18.37
15.55
19.93
12.05
16.75
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng số lao động không biết chữ ở nữ năm 2003 so với năm 1996 đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên so với mặt bằng chung cả nước thì tỉ lệ này vẫn còn cao.Trong khi đó tỉ lệ lao động nữ tốt nghiệp cấp III thấp hơn rất nhiều so với nam. Chính điều đó mà cơ hội tìm việc làm của phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với lao động nam. Và người phụ nữ sẽ có ít khả năng kinh nghiệm trong những công việc đòi hỏi trình độ CMKT.
* Xét theo vùng.
Trong 8 vùng kinh tế Tây Bắc là vùng mà dân số thuộc lực lượng lao động có trình độ học vấn thấp nhất. Tỉ lệ chưa biết chữ năm 1996 là 19.81% và năm 2003 lại tăng lên 20% tiếp đến là Tây Nguyên là hai nơi có tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Và nơi có tỉ lệ chưa biết chữ thấp nhất là ĐBSH năm 1996 là 1.57% đến năm 2003 chỉ còn 0.56% Và đây cũng là vùng có tỉ lệ tốt nghiệp cấp III cao nhất so với mặt bằng chung cả nước.Ta thấy rằng tỉ lệ chưa biết chữ ở Tây Bắc là cao nhất trong cả nước bên cạnh đó tỉ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp hết cấp III cũng rất thấp chỉ chiếm 10.39% và vùng có tỉ lệ tốt nghiệp cấp III thấp nhất trong cả nước là ĐBSCL chỉ có 9.38% trong tổng số LLLĐ của vùng có trình độ từ trung học trở lên.Nhin chung lại các vùng lãnh thổ phía băc (Từ Bắc Trung Bộ trở ra) trình độ học vấn của lao động cao hơn hẳn các vùng còn lại.Ta sẽ thấy cụ thể qua các biểu sau:
Biểu số 8: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ phổ thông và vùng năm 2003.
Chưa biết chữ
Chưa TN cấp I
TN cấp I
TN cấp II
TN cấp III
Cả nước
4.24
15.48
31.51
30.40
18.38
ĐBSH
0.53
4.59
19.16
49.69
26.03
Đông Bắc
6.57
12.78
26.81
35.52
18.32
Tây Bắc
20.00
22.16
27.79
19.66
10.39
Bắc Trung Bộ
1.74
10.13
29.90
39.16
19.07
DH Nam Trung Bộ
3.02
17.30
38.48
24.16
17.02
Tây Nguyên
11.38
16.64
32.30
24.91
14.77
Đông Nam Bộ
2.74
15.67
36.34
22.16
23.09
ĐBSCL
5.64
29.11
42.07
13.80
9.38
Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lực lượng lao động.
Trình độ CMKT hay trình độ nghề nghiệp của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của cá nhân người lao động cũng như năng suất lao động chung của toàn bộ xã hội. Trong cuộc điều tra về lao động, việc làm . Những người có trình độ CMKT bao gồm:
- Công nhân kỹ thuật không có bằng gồm những ngưòi đã được hoặc không được đào tạo trong các trường lớp dạy nghềvà họ không có bằng nhưng lại có kinh nghiệm thực tế nên đã đạt trình độ kỹ thuật từ bậc ba trở lên (xét trong khu vực kinh tế nhà nước) hoặc đã làm việc liên tục từ 5 năm trở lên ( nếu làm ở ngoài khu vực kinh tế)
- Công nhân kỹ thuật có bằng gồm những người đã được cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp các trường đào tạo từ sơ cấp, trung cấp ,cao đẳng , đại học
Ta có biểu đồ sau:
Biểu số 9: Lực lượng lao động chia theo trình độ CMKT năm 1996-2003.
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Cả nước
35.187
35.588
36.579
37.783
38.643
39.489
40.716
41.313
Không có CMKT
31.316
31.072
31.677
32.441
32.680
32.680
33.090
32.575
Có trình độ sơ cấp học nghề
3.870
4.516
4.901
5.342
5.963
5.962
7.626
8.737
Từ CNKT có bằng trở lên.
2.555
3.103
3.505
3.816
4.513
4.513
4.800
4.887
Qua bảng trên ta thây trình độ CMKT của lực lượng lao động đã có sư tăng lên qua từng năm .Năm 1996 lực lượng lao động cả nước là 35.187 tr.ng trong đó số người không có CMKT rất cao 31.316 tr.ng chiếm 892 và số người có CMKT là 3.870 tr.ng nhưng đến năm 2003 đã tăng lên 8.737 tr.ng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4670.doc