Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex giai đoạn 2004- 2008

Mục lục

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu hàng hóa và vai trò của nhập khẩu 3

1.1. Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa và phân loại 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Phân loại 3

1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp 3

1.1.2.2. Nhập khẩu ủy thác: 4

1.1.2.3. Nhập khẩu trong thương mại đối lưu 6

1.1.2.4. Hình thức tái xuất khẩu 7

1.1.2.5 Hình thức đấu thầu quốc tế 8

1.1.2.6. Đấu giá quốc tế: 9

1.2. Quy trình hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp 10

1.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng cần nhập khẩu 10

1.2.2. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch, phương án nhập khẩu 13

1.2.3. Hoạt động giao dịch đám phán, kí kết hợp đồng 20

1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 24

1.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ phần XNK Hàng không – Airimex 31

1.3.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác 31

1.3.2. Lập kế hoạch nhập khẩu 32

1.3.3. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 33

1.3.4. Thực hiện hợp đồng 34

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp 34

1.4.1. Các nhân tố khách quan 34

1.4.1.1. Chính sách và luật pháp của nhà nước 34

1.4.1.2. Môi trường kinh tế 37

1.4.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội của quốc gia 39

1.4.1.4. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên 39

1.4.2. Các nhân tố chủ quan 41

1.4.2.1. Nguồn vốn 41

1.4.2.2. Nguồn nhân lực 41

1.4.2.3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 42

1.4.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp 43

1.5. Vai trò của nhập khẩu 44

1.5.1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. 44

1.5.2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. 44

1.5.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân 45

1.5.4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu 45

1.6. Vai trò của nhập khẩu thiết bị hàng không 46

Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 47

2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình nhập khẩu 47

2.1.1.Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu thống kê 47

2.1.2.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình nhập khẩu của Airimex 48

2.1.2.1. Quy mô và cơ cấu nhập khẩu 48

2.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ 49

2.1.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ 50

2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty Airimex 51

2.1.3.1. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 51

2.1.3.2. Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu 52

2.1.3.3. Vòng quay của tổng vốn 53

2.1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn 53

2.1.3.5. Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu 54

2.1.3.6. Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định 55

2.2. Một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex 56

2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan 61

2.2.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 62

2.2.4. Phương pháp chỉ số 64

2.2.5. Phương pháp phân tích cây phân loại CART 67

2.2.6. Phương pháp dự đoán thống kê 71

Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu và kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 72

 

3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex 72

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Airimex 72

3.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không (Airimex) 72

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 73

3.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Airimex 75

3.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 75

3.1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 81

3.2. Tình hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Airimex giai đoạn 2004 -2008 82

3.2.1.Thị trường nhập khẩu 82

3.2.2. Phương thức nhập khẩu 83

3.2.3. Kim ngạch nhập khẩu 83

3.3. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu và kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 84

3.3.1. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích tình hình nhập khẩu và kết quả kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 84

3.3.1.1. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích sự biến động các chỉ tiêu kết quả của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 84

3.3.1.2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích các chỉ tiêu về chi phí kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 93

3.3.1.3 Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 101

3.3.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả kinh doanh của Airimex 2004 – 2008 105

3.3.2.1. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động doanh thu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 105

3.3.2.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Airimex giai đoạn 2004- 2008. 108

3.3.3. Vận dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan phân tích kết quả kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 110

3.3.3.1. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa lợi nhuận của Airimex và kim ngạch nhập khẩu của công ty cho Việt Nam Airlines 111

3.3.3.2. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa doanh thu của Airimex và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 112

3.3.4. Dự đoán ngắn hạn các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Airimex 113

3.3.4.1. Dự đoán kim ngạch nhập khẩu của Airimex năm 2009 bằng hàm xu thế 113

3.3.4.2. Dự đoán doanh thu của Airimex năm 2009 bằng phương pháp hàm xu thế 113

3.4. Giải pháp và kiến nghị 114

KẾT LUẬN 116

 

 

doc139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex giai đoạn 2004- 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin chiến lược. Hệ thống thông tin quản trị là tập hợp các quy tắc kỹ năng và phương pháp được mô tả rõ ràng nhờ đó mà con người và thiết bị thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tạo ra các thông tin cần thiết cho các cho các nhà soạn thảo quyết định. Còn hệ thống thông tin chiến lược là sự kết hợp các dữ liệu bên trong với bên ngoài nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và sự cần thiết của thông tin đối với hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin của mình đủ mạnh, thiết thực và kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.5. Vai trò của nhập khẩu Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế khi hàng hóa sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: 1.5.1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Kinh tế nước ta từ trước đến nay cơ bản xuất phát từ một nền sản xuất quy mô nhỏ. Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc xác định kế hoạch tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010 kế hoạch tỷ trọng nông nghiệp sẽ là 16 – 17%; công nghiệp chiếm 40 – 41%; dịch vụ chiếm 42 – 43%. Để thực hiện được các mục tiêu này nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc nhập khẩu trang thiết bị cho các ngành kinh tế như điện và điện tử, công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biến nông sản… Từ đó sẽ hướng các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. 1.5.2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định như: Cân đối giữa khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa hàng hóa và lượng tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu và nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc cung cấp các đầu vào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục những mặt mất cân đối thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển. 1.5.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩu có vai trò làm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp trong nước những hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ như dược phẩm, đồ điện gia dụng… Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những ngành nghề cũ, mở rộng những ngành nghề mới tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đó tăng khả năng thanh toán. Mặt khác nhập khẩu còn trực tiếp góp phần xây dựng những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa tiêu dùng tăng, khả năng lựa chọn của người tiêu dùng sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng được nâng cao. 1.5.4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển vì khả năng sản xuất của các quốc gia này còn có hạn. Do vậy nhiều quan niệm còn cho rằng đây chính là hiện tượng “ lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu” và sự phát triển gia công xuất khẩu ở nước ta là một minh chứng cụ thể. Nhập khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia với nước ngoài, thông qua quan hệ nhập khẩu cũng như các hình thức thanh toán đòi hỏi kết hợp nhập khẩu với xuất khẩu. 1.6. Vai trò của nhập khẩu thiết bị hàng không Do điều kiện nước ta chưa sản xuất được các trang thiết bị cho ngành hàng không nên nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là từ nhập khẩu. Ngành hàng không lại là ngành có đóng góp rất lớn trong GDP của quốc gia. Nhập khẩu thiết bị hàng không giúp trang bị cơ sở vật chất tốt ,thúc đẩy ngành phát triển. Hiện nay Việt Nam Airlines đang phát triển phấn đấu trở thành hãng hàng không quốc gia thứ hai trong khu vực ngoài việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ thì việc rất quan trọng là phải có trang thiết bị tân tiến hiện đại. Vì thế nhập khẩu thiết bị hàng không là thực sự quan trọng. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với ngành hàng không mà nhập khẩu thiết bị hàng không còn tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Khi ngành hàng không phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, tác động trực tiếp cho ngành du lịch phát triển gia tăng thu nhập quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình nhập khẩu Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ giữa các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan. Hệ thống chỉ tiêu có thể được hình thành qua tổng hợp theo những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của tiêu thức nghiên cứu, cũng có thể được hình thành từ các nhóm chỉ tiêu được xây dựng những nghiên cứu riêng. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cần dựa vào những căn cứ sau: + Căn cứ vào mục đích nghiên cứu (tính hướng đích): vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin cần thu thập. + Căn cứ vào tính chất đặc điểm của đối tượng nghiến cứu (tính phù hợp): dựa vào tính chất đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để xác định được số lượng chỉ tiêu cần xây dựng sao cho phù hợp. + Căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép (tính khả thi): Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu nếu không căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép thì trong thực tế sẽ không xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đó (không khả thi). Ngoài việc phải dựa vào những căn cứ trên khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải tuân theo những yêu cầu sau: + Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan. + Trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh đầy đủ tổng thể hiện hiện tượng nghiên cứu. + Phải đảm bảo thống nhất về nội dung phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình nhập khẩu của Airimex Quy mô và cơ cấu nhập khẩu Quy mô nhập khẩu của doanh nghiệp là tổng giá trị những lô hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu về. Công thức: Trong đó: : Quy mô nhập khẩu. : Giá của lô hàng thứ i : Khối lượng lô hàng nhập khẩu thứ i. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp, quy mô nhập khẩu có ý nghĩa quyết định tới quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp thường phấn đấu gia tăng quy mô nhập khẩu. Ví dụ quy mô nhập khẩu của Airimex năm 2008 là 118.267 (triệu đồng) phản ánh tổng giá trị các lô hàng nhập khẩu của công ty năm 2008 là 118.267 triệu đồng. Cơ cấu nhập khẩu: Phản ánh tỷ trọng giá trị nhập khẩu của một bộ phận nào đó trong tổng giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp. Các bộ phận này có thể được phân chia theo mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập khẩu, hình thức nhập khẩu… Công thức: Trong đó: : Cơ cấu nhập khẩu : Giá trị nhập khẩu của mặt hàng i, hoặc thị trường i,… : Tổng giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ: Kim ngạch nhập khẩu 2008 của Airimex là 118.267 (tr.đ), trong đó nhập khẩu trực tiếp là 7.695 (tr.đ), nhập khẩu ủy thác là 110.572 (tr.đ).Ta có Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trực tiếp: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu ủy thác: Doanh thu từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số đã thực tế thu được , là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: Trong đó: : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. : Giá bán đơn vị sản phẩm i. : Lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ. Ví dụ: Bảng 2.1: Doanh thu của công ty Airimex giai đoạn 2004 – 2008 Đvt: Triệu đồng Năm Doanh thu 2004 86.560 2005 100.727 2006 120.127 2007 143.481 2008 161.674 (Nguồn : Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh Airimex 2004 – 2008) Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, phục vụ đánh giá việc thực hiện mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp. Công thức tổng quát: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu chi phí hàng kinh doanh có thể bao gồm: Giá vốn của hàng nhập khẩu. Chi phí vận chuyển, bốc xếp (cả nội địa và nước ngoài) Chi phí quảng cáo, bán hàng, sau bán hàng. Các chi phí khác. Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ: Bảng 2.2: Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Airimex giai đoạn 2004 – 2008 Đvt:Triệu đồng Năm Lợi nhuận 2004 12.189 2005 13.384 2006 15.170 2007 17.414 2008 19.400 (Nguồn : Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh Airimex 2004 – 2008) 2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty Airimex Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là tổng số tiền nội tệ thu được do kinh doanh hàng nhập khẩu khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Công thức tính: Trong đó: : tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ): Doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ. : Chi phí hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả. Ngược lại tỷ suất nhập khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Ví dụ: Doanh thu bán hàng của Airimex năm 2008 là 136.178 (tr.đ), và chi phí nhập khẩu trực tiếp năm 2008 là 8.175 (nghìn USD). Nên ta có: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu = Như vậy tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu trực tiếp năm 2008 của công ty là 16657 lớn hơn tỷ giá hối đoái mà công ty hạch toán là 16500 nên công ty kinh doanh đạt hiệu quả năm 2008. Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Công thức tính: (2.1) Trong đó: : Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu. : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. : Tổng vốn bình quân của doanh nghiệp trong kỳ. - Ví dụ: Để tính năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu của công ty Airimex năm 2008 ta có: ( tr.đ) (tr.đ) Nên (tr.đ/tr.đ) Chỉ tiêu năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu của Airimex năm 2008 là 1,391 (tr.đ/tr.đ); phản ánh cứ 1 triệu đồng tổng vốn công ty đầu tư vào kinh doanh trong năm 2008 thì tạo ra được 1,391 triệu đồng doanh thu. Vòng quay của tổng vốn Vòng quay của tổng vốn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Công thức tính: Trong đó: : Số vòng quay của tổng vốn trong kỳ. : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. : Tổng vốn bình quân của doanh nghiệp trong kỳ. - Ví dụ: Để tính số vòng quay của tổng vốn năm 2007 của công ty Airimex ta có: (tr.đ) (tr.đ) Nên: (vòng) Như vậy số vòng quay của tổng vốn năm 2007 của công ty Airimex là 1,557(vòng); phản ánh trong năm 2007 tổng vốn của công ty quay được 1,557 vòng hay trong năm 2007 tổng vốn của công ty chu chuyển được 1,557 lần. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn - Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp thì tạo ra được mấy đơn vị lợi nhuận. - Công thức: - Trong đó: : Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. : Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. : Tổng vốn bình quân của doanh nghiệp trong kỳ. - Ví dụ: Để tính tỷ suất lợi nhuận tổng vốn của công ty Airimex năm 2008 ta có: (tr.đ) (tr.đ) Nên : (tr.đ/tr.đ) Như vậy tỷ suất lợi nhuận tổng vốn của Airimex năm 2008 là 0,167 (tr.đ/tr.đ); phản ánh trong năm 2007 cứ một triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh thì công ty thu được 0,167 triệu đồng lợi nhuận. Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một triệu đồng tài sản cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Công thức: Trong đó: : Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu. : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ. Ví dụ: Để tính năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu của công ty Airimex năm 2008 ta có: (tr.đ) (tr.đ) Nên: (tr.đ/tr.đ) - Như vậy năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu của công ty Airimex năm 2008 là 12,282 (tr.đ/tr.đ) phản ánh trong năm 2008 cứ một triệu đồng tài sản cố định công ty đầu tư vào kinh doanh tạo ra được 12,282 triệu đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị giá trị tài sản cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Công thức: Trong đó: : Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định. : Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ. Ví dụ: Để tính tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định của công ty Airimex năm 2008 ta có: (tr.đ) (tr.đ) Nên: (tr.đ/tr.đ) - Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định của công ty Airimex năm 2008 là 1,474 (tr.đ/tr.đ) phản ánh trong năm 2008 cứ một triệu đồng tài sản cố định công ty đầu tư vào kinh doanh tạo ra được 1,474 triệu đồng lợi nhuận. 2.2. Một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex 2.2.1. Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: Phân tổ thống kê thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Để nêu lên đặc trưng của từng loại hình, mối quan hệ giữa các loại hình trong quá trình vận động và phát triển, từ đó nhận thức được một cách đúng đắn bản chất quy luật của hiện tượng. Hiện tượng kinh tế xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau. Vì vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau. Muốn vậy, trước hết phải dựa trên lý luận kinh tế, chính trị, xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất đang tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng. Ví dụ: Để nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu của công ty Airimex, người ta phân chia kim ngạch nhập khẩu của công ty theo từng hình thức nhập khẩu (nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp). Đặc điểm của nhập khẩu ủy thác là công ty sẽ đứng ra nhập khẩu các thiết bị hàng không cho Tổng công ty Hàng không và các doanh nghiệp Hàng không khác với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí do Tổng công ty Hàng không và các doanh nghiệp hàng không trên chi trả. Còn nhập khẩu trực tiếp là công ty đứng ra nhập khẩu hàng hóa cần kinh doanh với danh nghĩa và chi phí của chính mình. Vì thế việc phân biệt hai hình thức nhập khẩu trên của công ty giúp phân tích một cách chi tiết kim ngạch nhập khẩu của công ty bao gồm kim ngạch nhập khẩu ủy thác và kim ngạch nhập khẩu trực tiếp. Từ đó nêu lên đặc trưng của từng hình thức nhập khẩu, mối quan hệ giữa hai hình thức nhập khẩu đó, đặc điểm nhập khẩu của công ty chủ yếu là theo hình thức nào? Xu hướng biến động kim ngạch nhập khẩu của công ty ra sao? Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Arimex phân chia theo phương thức nhập khẩu 2004 – 2008 Năm Kim ngạch nhập khẩu (nghìn USD) Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu ủy thác Giá trị (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn USD) Tỷ trọng (%) 2004 71.096 4.052 5,70 67.044 94,30 2005 79.571 4.709 5,92 74.862 94,08 2006 89.327 5.538 6,20 83.789 93,80 2007 103.870 6.740 6,49 97.130 93,51 2008 118.267 7.695 6,50 110.572 93,50 (Nguồn từ: Tổng hợp báo cáo nhập khẩu của Airimex 2004 -2008) Dựa vào bảng trên ta thấy được kim ngạch nhập khẩu ủy thác của Airimex chiếm tỷ trọng lớn hơn kim ngạch nhập khẩu trực tiếp nên có thể nhận xét khái quát hình thức nhập khẩu chủ yếu của công ty là nhập khẩu ủy thác. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu ủy thác từ năm 2004- 2008 có xu hướng giảm nên cũng có thể nhận định rằng công ty đang có xu hướng phát triển mở rộng hình thức nhập khẩu trực tiếp. - Phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Một hiện tượng kinh tế - xã hội có do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt khác tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ: muốn nghiên cứu được kết cấu doanh thu của công ty Airimex phải dựa vào cơ sở phân tổ thống kê, phân chia doanh thu của công ty theo các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ khác nhau. Bảng 2.4: Doanh thu của Airimex từ các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2004-2008. Năm Doanh thu bán hàng Doanh thu dịch vụ ủy thác Doanh thu dịch vụ vận chuyển Doanh thu dịch vụ khác Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2004 71.627 82,75 7.844 9,06 6.734 7,78 355 0,41 2005 83.681 83,08 9.517 9,45 7.151 7,10 378 0,37 2006 99.385 82,73 11.529 9,60 8.692 7,24 521 0,43 2007 120.179 83,76 14.076 9,81 8.714 6,07 512 0,36 2008 136.178 84,23 16.320 10,09 8.593 5,32 583 0,36 (Nguồn : Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh Airimex 2004 – 2008) Như vậy thông qua phân tổ doanh thu của Airimex theo hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ ta thấy được kết cấu doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, hoạt động dịch vụ ủy thác, dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ khác (bán vé máy bay, dịch vụ gián tem, nhận giữ chỗ máy bay…). Dựa vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty, rồi đến doanh thu từ dịch vụ ủy thác và vận chuyển, các dịch vụ khác có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Nên có thể kết luận rằng hoạt động bán hàng có vai trò quan trọng nhất quyết định đến doanh thu của Airimex. - Phân tổ dùng để biểu hiện mối quan hệ giữa các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu thường có mối liên hệ với nhau: sự thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể giúp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này. Ví dụ khi phân tổ kim ngạch nhập khẩu của Airimex theo nguồn cung ứng từ đó ta có thể phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu và cung cấp dịch vụ của công ty với kim ngạch nhập khẩu theo thị trường cung ứng cho công ty. Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu chia theo nguồn cung ứng 2004 -2008 Năm EU Mỹ Nga Trung Quốc Asean Hàn Quốc Hà Lan 2004 Giá trị (nghìn USD) 28.571 34.387 1564,1 1421,9 3910,3 492,67 355,03 Tỷ trọng (%) 40,1 49 2,2 2,0 5,5 0,7 0,5 2005 Giá trị (nghìn USD) 31.033 38.433 1989,3 1909,7 4.774,3 875 557 Tỷ trọng (%) 39,00 48,3 2,5 2,4 6,0 1,1 0,7 2006 Giá trị (nghìn USD) 34.391 42.341 2411,8 2322,5 5.806,3 1161,3 893,1 Tỷ trọng (%) 38,5 47,4 2,7 2,6 6,5 1,3 1,0 2007 Giá trị (nghìn USD) 43.314 44.301 3.220 3323,8 7.478 1454,2 779 Tỷ trọng (%) 41,7 42,65 3,1 3,2 7,2 1,4 0,75 2008 Giá trị (nghìn USD) 50.465 48.489 3.843,7 3465,2 8.692,6 1892,3 1419,2 Tỷ trọng (%) 42,67 41,0 3,25 2,93 7,35 1,6 1,2 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo nhập khẩu Airimex 2004 – 2008) Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan Phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, như mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội… Đối với Công ty Airimex có thể áp dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan để phân tích mối liên hệ giữa kim ngạch nhập khẩu ủy thác cho Tổng công ty Hàng không, các cụm cảng Hàng không, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh thu của Airimex. Ngoài ra còn có thể phân tích mối liên hệ giữa doanh thu của Tổng công ty Hàng không (khách hàng lớn nhất của Airimex) với doanh thu của công ty Airimex dựa vào phương pháp phân tích hồi quy và tương quan. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan còn được vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự đoán thống kê… Ví dụ khi dựa vào số liệu về doanh thu của Airimex trong giai đoạn 2004 – 2008 ta có thể xây dựng được hàm xu thế về doanh thu của công ty theo thời gian. Từ đó biểu hiện được xu hướng phát triển cơ bản doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004 – 2008. Mặt khác có thể dự đoán doanh thu cho năm 2009 dựa vào ngoại suy hàm xu thế. Phương pháp phân tích dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ: Ta có bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu của công ty Airimex như sau: Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch nhập khẩu 71.096 79.571 89.327 103.870 118.267 Dãy số thời gian trên phản ánh kim ngạch nhập khẩu của Airimex từ năm 2004 đến năm 2008. Mỗi dãy số thời gian gồm hai yếu tố: thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phạm vi hiện tượng qua thời gian phải nhất trí. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ. Phương pháp phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. Đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian được biểu hiện qua các chỉ tiêu như: mức độ bình quân qua thời gian, lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (hoặc giảm), giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. Như vậy đối với số liệu về doanh thu và kim ngạch nhập khẩu của Airimex năm 2004 – 2008 ta có thể phân tích được đặc điểm biến động của doanh thu và kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2004 đến 2008 thông qua các chỉ tiêu: + Doanh thu và kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2004 - 2008 + Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn, định gốc năm 2005, 2006, 2007, 2008 và lượng tăng tuyệt đối bình quân giai đoạn 2004 - 2008 của doanh thu và kim ngạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 36.DOC
Tài liệu liên quan