MỤC LỤC
Trang
Mục lục . 1
Danh mục các chữ viết tắt . 1
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ . 1
Lời mở đầu . 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG . 1
1.1 Những vấn đề cơ bản 1
1.1.1 Ngân sách nhà nước (NSNN) . 1
1.1.1.1 Khái niệm NSNN . 1
1.1.1.2 Hệ thống NSNN ở Việt Nam . 3
1.1.2 Ngân sách địa phương (NSĐP) 8
1.1.3 Vị trí, vai trò của NSĐP 9
1.2 Thu và chi NSĐP . 11
1.2.1 Thu NSĐP . 11
1.2.2 Chi NSĐP . 12
1.2.3 Cân đối NSĐP . 13
1.3 Thực trạng ngân sách nhà nước hiện nay 14
1.3.1 Thực trạng ngân sách nhà nước thời gian qua . 14
1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với ngân sách nhà nước 16
Chương 2 XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP 21
2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình thu chi NSĐP . 21
2.1.1 Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê . 21
2.1.2 Nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . 22
2.1.3 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình thu chi NSĐP 23
2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách địa phương . 23
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách địa phương . 25
2.2 Xác định một số phương pháp thống kê phân tích thu chi NSĐP . 26
2.2.1 Phương pháp phân tổ . 26
2.2.2 Phương pháp bảng thống kê . 27
2.2.3 Đồ thị thống kê . 27
2.2.4 Phương pháp dãy số thời gian . 28
2.2.4.1 Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 29
2.2.4.2 Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp
hàm xu thế . 33
2.2.5 Phương pháp hồi quy tương quan . 34
Chương 3 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Ở PHƯỜNG TRUNG TỰ (thời kỳ 2003-2007) 38
3.1 Tổng quan chung về phường Trung Tự . 38
3.1.1 Sơ lược về vị trí địa lý và lịch sử hình thành và phát triển của Phường Trung Tự . 38
3.1.1.1 Vị trí địa lý . 38
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 38
3.1.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường Trung Tự 40
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của UBND phường Trung Tự . 42
3.1.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế 43
3.1.3.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . 43
3.1.3.3 Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị . 44
3.1.3.4 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao 45
3.1.3.5 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luậ 45
3.1.3.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo 46
3.1.3.7 Trong việc thi hành pháp luật 46
3.1.4 Khái quát hoạt động của Phường trong những năm vừa qua 46
3.1.4.1 Về kinh tế 47
3.1.4.2 Về quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị 48
3.1.4.3 Về công tác giáo dục 49
3.1.4.4 Về công tác y tế cơ sở 50
3.1.4.5 Về công tác thương binh xã hội 51
3.1.4.6 Về lĩnh vực an ninh, quốc phòng, thi hành pháp luật . 52
3.1.4.7 Về công tác cải cách hành chính – xây dựng chính quyền . 55
3.1.5 Những khó khăn tồn tại . 55
3.1.6 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới . 56
3.1.6.1 Về kinh tế . 56
3.1.6.2 Về văn hoá xã hội . 57
3.1.6.3 Về an ninh – quốc phòng . 57
3.1.6.4 Về quản lý trật tự xây dựng đô thị và nhà đất . 58
3.1.6.5 Về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền 58
3.2 Phân tích thu chi ngân sách phường Trung Tự 59
3.2.1 Thu ngân sách . 59
3.2.1.1 Tổng quan tình hình thu ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 59
3.2.1.2 Biến động quy mô của tổng thu ngân sách theo thời gian . 61
3.2.1.3 Cơ cấu tổng thu ngân sách . 63
3.2.1.4 Xác định xu hướng thu ngân sách 65
3.2.2 Chi ngân sách 68
3.2.2.1 Tổng quan tình hình chi ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 68
3.2.2.2 Biến động quy mô của tổng chi ngân sách theo thời gian . 70
3.2.2.3 Cơ cấu tổng chi ngân sách 72
3.2.2.3 Xác định xu hướng chi ngân sách 73
3.2.3 Phân tích mối liên hệ giữa tổng chi và tổng thu ngân sách 76
3.3 Kiến nghị và giải pháp 80
Kết luận . 81
Danh mục tài liệu tham khảo . -
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi ngân sách phường Trung Tự thời kỳ 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối từng kỳ và được tính theo công thức sau đây:
Chỉ tiêu 3:Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh: Qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể bao nhiêu. Trong đề tài này có sử dụng các tốc độ phát triển sau:
Tốc độ phát triển liên hoàn:
Chỉ tiêu này là một số tương đối động thái, phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức sau:
(với i = 2,3,…,n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
Tốc độ phát triển định gốc:
Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức:
(với i = 2,3,…,n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so vào thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
Tốc độ phát triển bình quân:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn là các số tương đối có gốc so sánh khác nhau nên chúng không cộng được với nhau để tính tốc độ phát triển bình quân . Nhưng chúng lại có quan hệ tích số với nhau, bởi vì tích của chúng sẽ cho ta một số tương đối động thái mới, nói lên tốc độ phát triển của hiện tượng trong một thời kỳ dài hơn. Vì vậy, trong đề tài này để tính tốc độ phát triển bình quân ta áp dụng công thức số bình quân nhân:
Chỉ tiêu 4: Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Để phục vụ mục đích nghiên cứu trong đề tài này sẽ tính các tốc độ tăng (giảm) sau đây:
a. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ỏ thời gian i so với thời gian i-1 và được tính theo công thức sau đây:
(do trong đề tài này biểu hiện bằng %)
b. Tốc độ tăng (giảm) định gốc:
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau:
(do trong đề tài này biểu hiện bằng %)
c. Tốc độ tăng (giảm) bình quân:
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và tính theo công thức sau:
(do trong đề tài này biểu hiện bằng %)
Chỉ tiêu 5: Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và được tính bằng công thức sau:
Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm) định gốc vì luôn là một số không đổi là y1/100.
2.2.4.2 Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thế
Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng thông qua hàm xu thế, thực chất là việc xây dựng mô hình hồi quy đơn theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
với t = 1,2,3,…,n: là thứ tự thời gian của dãy số.
Hàm xu thế có thể được xây dựng dưới dạng: hàm xu thế tuyến tính, parabol, hyperbol hay hàm mũ.
- Hàm xu thế tuyến tính:
- Hàm xu thế parabol:
- Hàm xu thế hyperbol:
- Hàm xu thế hàm mũ:
Để xác định dạng cụ thể của hàm xu thế cho phù hợp em sử dụng một số tiêu chuẩn như sau:
Thăm dò dạng hàm xu thế dựa vào đồ thị.
Tính sai số chuẩn của hàm xu thế
Trong đó: n- số lượng mức độ trong dãy số.
k- số lượng các hệ số của hàm xu thế.
Dùng tốc độ phát triển liên hoàn
(i=2,3,…,n). Nếu các ti xấp xỉ nhau thì hàm xu thế có dạng hàm mũ.
2.2.5 Phương pháp hồi quy tương quan
Khái niệm: Phân tích hồi quy tương quan nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của một chỉ tiêu (chỉ tiêu phụ thuộc) với một hay nhiều chỉ tiêu khác (chỉ tiêu độc lập) nhằm ước lượng và dự báo giá trị trung bình của chỉ tiêu phụ thuộc dựa vào các giá trị đã biết của chỉ tiêu độc lập.
Khi phân tích tương quan không thể xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng mà chỉ thể hiện trên hai hay một số chỉ tiêu nào đó được xem là chủ yếu (có tương quan mạnh hơn) với giả thiết các chỉ tiêu khác còn lại coi như không thay đổi.
Do đặc điểm của số liệu nên đề tài này chỉ sử dụng phương pháp phân tích mối liên hệ tương quan giữa các dãy số theo thời gian.
Phân tích mối liên hệ tương quan giữa các dãy số theo thời gian chính là xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các dãy số. Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này chỉ trình bày tương quan tuyến tính giữa hai dãy số.
Đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian là tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa các mức độ của dãy số. Để kiểm tra hiện tượng này ta tiến hành tính hệ số tương quan tuyến tính giữa các mức độ của dãy số đã cho (xt hoặc yt) với mức độ của dãy số đó nhưng lệch đi thời gian 1 năm (t = 1). Khi nghiên cứu riêng cho từng dãy (đại lượng x hay y) về bản chất đều có công thức tính giống nhau, chỉ khác nhau là theo x hoặc theo y.
Công thức tính hệ số tự tương quan riêng cho từng dãy số chẳng hạn x như sau:
Trong đó:
t - Chỉ thứ tự thời gian theo từng năm;
xt, xt+1 - Mức độ thực tế của dãy thuộc năm t và của năm sau năm t (t+1);
st và st+1 - Các độ lệch chuẩn tương ứng;
- Hệ số phản ánh mức độ tự tương quan.
Trị số của hệ số này càng gần 1 thì đặc điểm tự tương quan càng mạnh và ngược lại càng gần 0 thì đặc điểm tự tương quan càng yếu.
Khi kiểm tra đặc điểm tự tương quan của dãy số ta xét hai khả năng:
* Nếu thấy đặc điểm này yếu ( gần 0) thì hệ số tương quan tuyến tính giữa hai dãy xt và yt (rx,y) vẫn tính trực tiếp theo công thức
Trong đó các đại lượng được tính như sau:
- Trung bình của tích x và y;
- Trung bình của x;
- Trung bình của y;
sx - Độ lệch chuẩn của các mức độ riêng biệt với mức độ bình quân chung của x.
sy - Độ lệch chuẩn của các mức độ riêng biệt với mức độ bình quân chung của y.
* Nếu thấy đặc điểm tự tương quan của hai dãy số mạnh (gần 1 hoặc -1) thì hệ số tương quan giữa hai dãy xt và yt không thể tính trực tiếp theo các mức độ thực tế (xt và yt) mà theo các độ lệch giữa mức độ thực tế (xt, yt) và mức độ lý thuyết tương ứng (, ). Công thức tính như sau:
Trong đó: ,là các độ lệch giữa mức độ thực tế (xt, yt) và các mức độ lý thuyết tương ứng ( , ), tức là = xt- và = yt - .
Các mức độ lý thuyết và xác định được bằng phương pháp điều chỉnh dãy số theo phương trình hồi quy:
- Phương trình tuyến tính:
- Phương trình parabol bậc hai:
- Phương trình parabol bậc ba:
- Phương trình hypecbol:
- Phương trình hàm số mũ:
Để xác định quy luật phát triển của từng dãy số theo loại phương trình này, trước tiên phải đưa số liệu lên đồ thị. Nếu quan sát trên dãy số phát triển rõ nét theo một loại phương trình nào đó thì có thể điều chỉnh dãy số một lần. Trường hợp khó xác định một cách cụ thể theo một loại phương trình nào đó thì phải tiến hành điều chỉnh dãy số theo một số phương trình. Sau đó ứng với mỗi phương trình đã được điều chỉnh chúng ta tính toán các sai số mô tả:
và rồi chọn phương trình nào có hệ số mô tả nhỏ nhất.
Chương 3
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Ở PHƯỜNG TRUNG TỰ
(thời kỳ 2003-2007)
3.1 Tổng quan chung về phường Trung Tự
3.1.1 Sơ lược về vị trí địa lý và lịch sử hình thành và phát triển của Phường Trung Tự
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Trung Tự là một trong 21 phường thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, được thành lập từ năm 1981 trên đất làng Trung Tự và một phần đất của làng Khương Thượng cổ kính trước đây.
Phường Trung Tự phía Đông-Bắc giáp các phường Kim Liên, Phương Liên; Đông-Nam giáp phường Khương Thượng và Tây giáp các phường Trung Liệt, Nam Đồng, Quang Trung.
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung Tự chính thức được chuyển thành phường năm 1981 nhưng Trung Tự đã có một lịch sử hình thành và phát triển với rất nhiều thay đổi từ lâu đời. Từ khi còn là một làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành Thăng long, Trung Tự đã được ghi vào sử sách như một làng cổ, một vùng đất văn hiến đã đồng hành cùng Thăng Long – Hà Nội suốt cả ngàn năm lịch sử. Theo sách “Đại Việt địa sư toàn biên” – một bộ sách địa lý cổ viết từ đời vua Thành Thái của cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu thì Trung Tự, Đông Tác là những cái tên xuất hiện rất sớm trong lịch sử Hà Nội. Theo sách này thì Đông Tác và Trung Tự là các làng thuộc Tổng Tả Nghiêm.
Trong lịch sử phát triển của mình, Trung Tự đã có một thời kỳ dài được triều đình cấp cho Tào quận công Nguyễn Hữu Dụng làm trang ấp trồng cam. Cái tên Trung Tự đã trở thành tên trại – trại Cam Đường. Sau biến cố lớn xảy ra vào những năm đầu thế kỷ XVIII, phải rất nhiều năm sau cái tên làng Trung Tự mới được trả lại và trường tồn cho đến ngày nay.
Những năm 20 – 30 của thế kỷ XX khi mà tỉnh bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Hà Nội vừa mới ra đời đã có nhiều cán bộ Đảng đến vô sản hóa, giác ngộ quần chúng và tá túc hoạt động, gây dựng cơ sở tại đây.
Ngay sau khi cách mạng thành công, Trung Tự đã thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Sau cuộc bầu cử ngày 30-6-1946 Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã Trung Tự được thành lập.
Trong những năm đầu xây dựng CNXH làng Trung Tự chính thức trở thành một đơn vị thuộc nội thành Hà Nội (6-1961) với tên gọi là khối 56,57. Đến ngày 21-12-1974 thì trở thành tiểu khu 56,57 thuộc ủy ban hành chính khu phố Đống Đa. Cuối 1978 hai tiểu khu tập thể Khương Thượng và Trung Tự được sáp nhập thành tiểu khu Trung Tự.
Năm 1981 thực hiện Hiến pháp mới, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết đinh thay đổi bộ máy hành chính thành 3 cấp: thành phố, quận, phường. Tiểu khu Trung Tự được đổi thành phường Trung Tự, đây là mốc lịch sử quan trọng, mở ra một bước phát triển mới trên chặng đường xây dựng, phấn đấu của nhân dân Trung Tự.
Nói đến phường Trung Tự hôm nay không thể không nói đến phường Đông tác và làng Khương Thượng xưa bởi trên đất của phường hiện nay có một phần đất của Đông Tác và Khương Thượng. Đông Tác là một phường thuộc kinh thành Thăng Long, xuất hiện từ thời Lê, thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương. Khương Thượng là khu tập thể gồm các nhà lắp ghép từ A1 đến A12 và B1 đến B4 được xây dựng vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX trên cánh đồng làng Khương Thượng.
Trên chặng đường phát triển, nhất là từ khi thành lập phường, cùng với sự phát triển của đất nước, của thủ đô Hà Nội, Trung Tự đang vững bước đi lên thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những thành tựu mà cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Trung Tự đã đạt được trong thời gian qua không tách rời sự lãnh đạo sáng suốt, trực tiếp và toàn diện của Đảng ta mà trực tiếp là Quận ủy, UBND quận Đống Đa.
3.1.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường Trung Tự
1. Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, lao động - thương binh và xã hội.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh.
3. Phòng Giáo dục: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp phường.
4. Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình.
5. Phòng Y tế: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
7. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
8. Phòng hành chính một cửa:giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của phường từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại phường.
9. Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân quận, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, bưu chính, viễn thông.
10. Thanh tra phường là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân phường, có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân phường.
11. Phòng quân sự và dân số: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quân sự, dân số, gia đình và trẻ em.
12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phường là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phường như sau:
a) Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân và tham mưu một số công việc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường giao.
b) Tổ chức các hoạt động của ủy ban nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân phường tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân phường; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phường; tham mưu giúp ủy ban nhân dân phường về công tác ngoại vụ, thi đua khen thưởng.
c) Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phường đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân phường về các lĩnh vực dân tộc và tôn giáo.
Chức năng nhiệm vụ của UBND phường Trung Tự
UBND phường Trung Tự có nhiệm vự tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn.
Trong lĩnh vực kinh tế:
. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân Phường thông qua để trình Uỷ ban nhân dân Quận phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân Phường quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính Quận.
. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Phường và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.
. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của Phường trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất.
. Tổ chức việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt tại địa phương.
. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị
. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong phường theo phân cấp.
. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.
. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong Phường theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao:
. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi.
. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn.
. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh
. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật.
. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật.
. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.
. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa trang ở địa phương.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật:
. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng Phường chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương.
. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương.
. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Uỷ ban nhân dân Phường có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Trong việc thi hành pháp luật
. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền.
. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
3.1.4 Khái quát hoạt động của Phường trong những năm vừa qua
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) phê phán tư tưởng “duy ý chí”; đề ra đường lối đổi mới toàn diện; thực hiện nền kinh tế năm thành phần và khoán trong nông nghiệp, đất nước ta đã thật sự bước vào thời kỳ mới với những bước tiến mới rất rõ nét. Sau mười năm đổi mới, đến 1996, ở thủ đô Hà Nội giá cả bắt đầu ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bộ mặt đô thị có những thay đổi rất rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, các dự án đầu tư của nước ngoài được ký kết…
Cùng với nhân dân Thủ đô, cán bộ nhân dân phường Trung Tự hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do bước đầu tiếp xúc với cơ chế kinh tế mới, song chỉ trong một thời gian không dài, phường đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Về kinh tế
Ngay từ sau Đại hội Đảng bộ phường lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1996 – 2000) dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy phường, các chi bộ đã thảo luận quán triệt hai văn bản hướng dẫn số 50 và 52/HD/TU của Thành ủy Hà Nội quy định lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của Đảng bộ phường.
Đảng ủy phường xác định: với đặc điểm riêng dân cư chủ yếu là cán bộ viên chức sống trong các khu nhà cao tầng nên nhiệm vụ chủ yếu là chăm lo đời sống cho nhân dân nhưng không vì thế mà không chú trọng việc phát triển kinh tế.
Phường đã thực hiện tốt luật ngân sách, đảm bảo thu chi đúng quy định, thuế hàng năm thu đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước, góp phần phục vụ cho sự nghiệp chung của phường. Đã tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân phát triển kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư.
Đã khai thác và tận dụng khả năng sẵn có của phường như chợ tạm Trung Tự, chợ A12 Khương Thượng, đất lưu không và sử dụng có hiệu quả các vốn vay của các tổ chức cựu chiến binh, phụ nữ. Từ năm 1996 đến nay đã có hơn 400 lượt người được vay vốn với số tiền hơn 800 triệu đồng, số hộ nghèo giảm từ 22 hộ xuống còn 5 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo.
Đã sửa chữa và làm mới một số cơ sở hạ tầng các khu tập thể. Năm 1997, phường đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống nước sạch, đến nay các hộ đều đã được dùng nước sạch. Mạng lưới cung cấp điện cũng được cải tạo.
Là phường đông dân cư, chủ yếu sống ở nhà chung cư, đường phố ít đối tượng sản xuất kinh doanh, chủ yếu là buôn bán nhỏ. Phường đã tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh phát triển. Việc kiểm tra cấp phát đăng ký kinh doanh đầy đủ, được Ủy ban nhân dân quận đánh giá cao. Về công tác thu thuế, phí và lệ phí tuy kế hoạch được giao năm sau cao hơn năm trước từ 30% cho tới 100% nhưng nhờ UBND phường luôn có sự chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng nguồn thu nên các sắc thuế đều đạt và vượt kế hoạch.
Như vậy về mặt kinh tế kể từ năm 1996 đến nay, phường Trung Tự đã có những biến chuyển rõ rệt.
3.1.4.2 Về quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị
Xác định đây là một công việc hết sức phức tạp nên UBND phường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công an, lực lượng quản lý trật tự xây dựng tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quản lý chặt chẽ đất lưu không giữa các nhà cao tầng, do vậy hạn chế được lấn chiếm, tranh chấp trong nội bộ nhân dân.
Từ năm 2003 UBND phường đã thành lập tổ quản lý xây dựng đô thị thường xuyên phối kết hợp với công an, dân phòng và các lực lượng chức năng ngăn chặn các trường hợp xây nhà không phép, trái phép, xử phạt hành chính và áp dụng nhiều biện pháp bắt buộc như đình chỉ tuyệt đối, dỡ bỏ tại chỗ, đình chỉ yêu cầu đi xin cấp phép xây dựng …
Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Thành phố, của Quận, phường đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng để sửa chữa nâng cấp đường nội bộ, sân chơi, cống thoát nước… Trong 5 năm (1998 – 2003) phường đã nâng cấp được 8400m2 đường nội bộ, xây dựng 9 sân chơi và lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng. Hệ thống cấp điện, cấp nước thường xuyên được tu sửa, nâng cấp.
Thực hiện chủ trương của thành phố, phường đã tổ chức xây ốp được 9 nhà cao tầng và tiếp tục hợp tác với Công ty xây dựng số 1 và nhân dân hoàn tất thủ tục để tiến hành xây ốp các nhà còn lại; nới rộng diện tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11939.doc