Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng khái niệm cơ bản, trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình .
Nhìn chung các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp. Để phản ánh chính xác chúng cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các nguyên tắc sau:
Ø Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Ø Hiện tượng càng phức tạp, nhất là các hiện tượng trừu tượng thì số lượng chỉ tiêu càng nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản
Ø Để thực hiện thu thập thông tin , chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở ,nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích dự đoán ở các bước sau
Ø Phải tiết kiệm được chi phí, không để một chi phí nào tiêu thừa trong hệ thống
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ngihệp chỉ có thể đáp ứng ở một mức độ nhất định.
Trước hết về yêu cầu chính xác: thông thường số liệu thống kê chỉ đảm bảo độ chính xác theo một mức xác suất nhất định. Trong điều tra thống kê, khi chọn mẫu người ta đã phải chấp nhận một mức độ sai số cho phép. Sau đó là sai số do điều tra thống kê gây ra. Mặt khác khi lập báo cáo thống kê, cán bộ thống kê thường phải tập hợp thông tin nhanh trước khi có báo cáo niên độ của kế toán. Vì thế một số thông tin người ta phải dự ước. Đã dự ước thì đương nhiên có sai số.
Yêu cầu kịp thời đối với thông tin thống kê cũng rất quan trọng. Bởi vì, để chỉ đạo sản xuất kinh doanh hoặc tiêu thụ sản phẩm kịp thời đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải ra quyết định thật nhanh nếu không muốn bị lỡ thời cơ. Muốn đáp ứng được đòi hỏi đó, thống kê cần cung cấp các thông tin có liên quan một cách nhanh nhất.
Về yêu cầu toàn diện đối với thông tin thống kê cũng có một mức độ nhất định. Bởi vì hoạt động của bất kỳ một đơn vị nào cũng vậy, bao gồm rất nhiều vấn đề. Ví như việc sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp bị rất nhiều yếu tố chi phối. Chỉ riêng việc vắng mặt của họ cũng không thể phân chia ra được hết các lý do cho nên người ta không chú ý thống kê. trong khi đó những người thực hiện nghiên cứu sâu về chuyên đề nào đó lại rất cần có những thông tin như vậy. Vì thế, tính toàn diện ở đây cần phải hiểu là thông tin thống kê đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý doanh nghiệp và báo cáo thống kê là theo chế độ mà pháp lệnh kế toán và thống kê nhà nước đã ban hành.
2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng khái niệm cơ bản, trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình .
Nhìn chung các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp. Để phản ánh chính xác chúng cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các nguyên tắc sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Hiện tượng càng phức tạp, nhất là các hiện tượng trừu tượng thì số lượng chỉ tiêu càng nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản
Để thực hiện thu thập thông tin , chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở ,nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích dự đoán ở các bước sau
Phải tiết kiệm được chi phí, không để một chi phí nào tiêu thừa trong hệ thống
II - Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chính là kết qủa của hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số chỉ tiêu tiêu biểu.
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ và rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện những chu kỳ sản xuất kinh doanh sau được tốt hơn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế VAT mà nội các chỉ tiêu có liên quan đến chi phí, doanh thu và kết qủa có sự khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp kháu trừ, trong chi phí không bao gồm số thuế VAT đầu vào. Tương tự ,chỉ tiêu doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác là giá bán hoặc thu nhập chưa có thuế VAT (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán-nếu có). Ngược lại, đối với các cơ sở tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế VAT, trong chi phí bao gồm cả thuế VAT đầu vào và trong doanh thu (hay thu nhập) gồm cả thuế VAT, thuế xuất khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt đầu ra (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm-nếu có). Từ đó, các chỉ tiêu liên quan đến bán hàng được xác định như sau:
Tổng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng được dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lãi lỗ hiệu qủa kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng và chất lượng mà còn ở khâu tiêu thụ.
Chỉ tiêu được mô tả theo công thức:
ồDT = ồồ Pij * Qij
Trong đó :
Pij :Giá đơn vị sản phẩm i bán ra ở thời điểm j
Qij :Lượng sản phẩm i bán ra ở thời điểm j trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần về tiêu thụ là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá hàng bán (kể cả chiết khấu thương mại ), doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất khẩu.
Chiết khấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải trả do đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định và được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế .
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng v.v...(do chủ quan của doanh nghiệp ). Ngoài ra tính vào khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm các khoản chiết khấu thương mại ( là số tiền thưởng khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa-hồi khấu - và khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong một đợt – bớt giá).
Doanh thu hàng bán bị trả lại là tổng giá thanh toán của số hàng đã được tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại, từ chối không mua nữa. Nguyên nhân trả lại thuộc về phía người bán ( vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại v.v...).
Lãi kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư, hoặc hiệu qủa kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu được mô tả theo công thức chung :
Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp.
+Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
+Lãi thuần = Doanh thu thuần – Giá thành sản phẩm tiêu thụ
=Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh
+Thực lãi thuần = Lãi thuần – thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết qủa hoạt động sản xuất-kinh doanh (lợi nhuận hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp
Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đó là lượng sản phẩm tiêu thụ và được đo bằng thước đo hiện vật và giá trị.
+ Bằng thước đo hiện vật: sản lượng tiêu thụ được đo bằng cái,chiếc đã bán được. Thước đo hiện vật biểu hiện cụ thể số lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ. Đây là căn cứ để tính mức thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong xã hội.
+ Bằng thước đo giá trị : để đánh giá hoạt động tiêu thụ về mặt giá trị ta dùng chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận thực tế thu được từ tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nó không những có ý nghĩa với Công ty mà còn có ý nghĩa với cả nền kinh tế.
Hai chỉ tiêu này phản ánh quy mô sản xuất của Công ty, trình độ tổ chức sản xuất–kinh doanh của Công ty. Khi có được lợi nhuận và doanh thu tiêu thụ chứng tỏ sản phẩm do Công ty sản xuất đã được thị trường chấp nhận, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Doanh thu tiêu thụ ( DT TT) được tính theo công thức:
DTTT =
Trong đó:
DT TT: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Pi : Giá bán đơn vị sản phẩm loại i trong kỳ
Qi : Lượng bán sản phẩm loại i trong kỳ.
i : Loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
n : Tổng số loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
-Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( quy đổi, từng loại) thực tế so với kế hoạch
+ Về mặt hiện vật:
Số lượng tiêu thụ thực tế ( chiếc)
Số lượng tiêu thụ kế hoạch ( chiếc)
% thực hiện kế hoạch
tiêu thụ về sản phẩm = x 100
Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hăng và nói chung về mặt hiện vật.
+ Về mặt giá trị :
Giá trị sản lượng tiêu thụ thực tế (đ)
Giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoạch (đ)
% thực hiện kế hoạch
tiêu thụ về giá trị = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và nói chung về mặt hàng.
Số lượng tiêu thụ
Sản lượng sản xuất
- Hệ số tiêu thụ hàng hoá sản xuất = ≤ 1
Hệ số này cho biết mức độ phù hợp của sản phẩm với nhu cầu thị trường. Hệ số này càng cao càng tốt đối với Công ty.
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
-Mức doanh lợi
trên vốn ( M1) = x 100%
Chỉ tiêu này cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn kinh doanh mang lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Doanh thu
- Mức doanh lợi
trên doanh thu ( M1) = x100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn thông qua phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đến đâu? Kết quả hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng ra sao? Độ mở của thị trường như thế nào? Độ tin cậy của khách hàng và sức cạnh tranh của công ty như thế nào?
Trình tự và phương pháp cơ bản để đánh giá kết quả của hoạt động tiêu thụ là:
Lập biểu tiêu thụ, các chỉ tiêu liên quan.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Nêu biện pháp đẩy mạnh, khắc phục khó khăn.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số phương pháp Thống kê cơ bản nhất dùng để dự báo ngắn hạn, có thể áp dụng trong các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam.
III – Xác định một số phưong pháp thống kê dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp
1. Một số phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn
1.1 Khái niệm.
Dự đoán Thống kê ngắn hạn là việc dự đoán qúa trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn (hàng năm,hàng quý,tháng và có thể là dưới tháng) nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê về những hiện tượng nghiên cứu và những phương pháp thích hợp.
1.2 ý nghĩa của dự đoán Thống kê ngắn hạn
Tài liệu dự đoán Thống kê ngắn hạn là một trong những cơ sở để lập (xây dựng) các kế hoạch ngắn hạn
Dự đoán Thống kê ngắn hạn cung cấp những thông tin về sự thay đổi của hiện tượng trong thời gian tới để từ đó có những biện pháp điều chỉnh,đưa ra những quyết định phù hợp phục vụ cho những công tác chỉ đạo,quản lý tác nghiệp
Dự đoán Thống kê ngắn hạn giúp chúng ta chỉ ra những khả năng cần khai thác và những tồn tại cần khắc phục.
1.3 Một số phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn cơ bản
Để dự đoán trong Thống kê người ta 3 phương pháp dự đoán sau:
Dự đoán dựa vào phương pháp chuyên gia
Dự đoán dựa vào mô hình hồi quy.
Dự đoán dựa vào dãy số thời gian
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn dựa vào Dãy số thời gian
2. Phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn dựa vào Dãy số thời gian. Một số phương pháp dự đoán ngắn hạn cơ bản dựa vào Dãy số thời gian
2.1.Khái niệm về Dãy số thời gian.
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa
Khái niệm:
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu Thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Như vậy dãy số thời gian gồm hai yếu tố. Đó là:
Thời gian: Là độ dài hai thời gian liền nhau trong dãy số hay còn gọi là khoảng cách thời gian. Có thể là ngày, tháng, quý, năm…tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của hiện tượng.
Trị số của chỉ tiêu hay còn gọi là mức độ của dãy số,chỉ tiêu của hiện tượng (cụ thể là trị số của chỉ tiêu ) có thể là số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình.
Biểu 2.1 Doanh thu Công ty may Đức Giang từ 1995-2001
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu (tỉ đ)
39.254
40.114
62.934
88.599
106.906
148.121
197.3
Theo Biểu 2.1 thì : +Thời gian của dãy số là năm.
+Trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối.
ý nghĩa:
Nghiên cứu Dãy số thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Qua Dãy số thời gian có thể nghiên cứu được đặc điểm về sự biến động của hiện tượng,vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai
2.1.2 Phân loại Dãy số thời gian
Xét theo đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian người ta chia Dãy số thời gian thành 2 loại:
Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong độ dài thời gian nhất định.Đặc điểm nổi bật của dãy số thời kỳ là có thể cộng các mức độ lại với nhau để có một mức độ mới phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn (Biểu 3).
Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định .Vì vậy việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng.
Ví dụ:
Biểu 2.2 Giá trị hàng tồn kho của công ty may Đức Giang vào một số ngày đầu tháng.
Ngày
1/1
1/2
1/3
1/4
Giá trị (tr đ)
2.1
2.05
2.07
2.2
Các số liệu trên phản ánh quy mô hàng tồn kho tại thời điểm của các ngày đầu của tháng 1, 2, 3, 4. Mức độ tại thời điểm sau bao gồm toàn bộ mức độ tại thời điểm trước.Vì vậy mà khi cộng các mức độ (trị số) của chỉ tiêu thì ta được con số không có ý nghĩa, tức nó không phản ánh quy mô của hiện tượng.
2.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng Dãy số thời gian.
Khi sử dụng Dãy số thời gian không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng theo đúng mục đích của mình mà nhiều lúc cần phải tiến hành chỉnh lý một cách thích hợp so với yêu cầu của việc sử dụng
Vì sao lại như vậy?
Bởi vì khi xây dựng một Dãy số thời gian thì cần phải tuân theo những yêu cầu nhất định nhưng trong thực tế vì nhiều lý do mà những yêu cầu này thường bị vi phạm.
Vậy khi xây dựng Dãy số thời gian phải đảm bảo các tính chất có thể so sánh được sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể là:
Nội dung, phương pháp tính phải thống nhất qua thời gian.
Trong một dãy số các mức độ phải phản ánh cùng một nội dung với phương pháp tính toán là thống nhất theo thời gian trong toàn bộ dãy số.
Phạm vi của hiện tượng được nghiên cứu phải nhất trí qua thời gian.
Phạm vi của dãy số bao gồm :phạm vi về hành chính ,số đơn vị thuộc hệ thống quản lý. Tức là trong dãy số tất cả mức độ đều phản ánh quy mô của hiện tượng trong cùng một phạm vi hành chính và số đơn vị hành chính mà dãy số phản ánh phải bằng nhau.
Các khoảng cách thời gian nên bằng nhau nhất là với các dãy số thời kỳ.
2.2 Những xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng qua Dãy số thời gian.
Trong Dãy số thời gian ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số người ta còn sử dụng các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của hai loại nhân tố:
Nhóm nhân tố cơ bản chủ yếu : với sự tác động của nhóm này nói lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng (xu hướng là sự tiến triển kéo dài theo thời gian và nó xác định tính quy luật của sự phát triển.
Nhóm nhân tố ngẫu nhiên: Yếu tố này tác động vào những thời gian khác nhau, theo những xu hướng khác nhau với mứ độ không giống nhau làm cho mức độ của hiện tượng lệch khỏi xu hướng.
Do sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên mà nhiều lúc không thể nhận biết được xu hướng phát triển ,biến động của hiện tượng một cách rõ ràng. Việc xác định xu hướng cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu Thống kê. Vì vậy cần sử dụng những phưong pháp thích hợp ,trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng.
Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian:
Phương pháp này được sử dụng khi một Dãy số thời gian (dãy số thời kỳ) có khoảng cách thời gian tương đối ngắn (qúa nhiều mức độ) vì vậy mà chưa phản ánh được xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Ví dụ : Khi có số liệu về doanh thu hàng tháng mà các mức độ của dãy số khi tăng khi giảm không theo một xu hướng nhất định.Trong trường hợp này,người ta mở rộng khoảng cách thởi gian từ tháng sang qúy bằng cách cộng các mức độ của tháng trong quý.
Làm như vậy hy vọng làm triệt tiêu sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên,bật lên xu hướng cơ bản của hiện tượng
Phương pháp số trung bình trượt (di động).
Số trung bình có tính chất san bằng sự chênh lệch,do vậy phương pháp này làm cho các yếu tố ngẫu nhiên được san bằng.Trung bình trượt là một trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số và lần lượt thay các mức độ đầu bằng các mức độ tiếp theo, sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi.
Giả sử có dãy số thời gian: y1 , y2 , y3 ,…, yn-2 , yn-1 , yn.
Nếu tính trung bình trượt cho ba mức độ ta sẽ có:
= , = ,…, =
Tính trung bình trượt từ bao nhiêu mức độ là xuất phát từ đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng của dãy số ban đầu :
Nếu biến động thay đổi không nhiều và số lượng mức độ không nhiều thì trung bình trượt với 3 mức độ.
Nếu biến động thay đổi lớn và mức độ dãy số tương đối nhiều thì trung bình trượt 4,5,6,7 mức độ.
Khi số các mức độ để tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên càng lớn nhưng có nhược điểm là số lượng các tung bình trượt giảm nhiều sẽ gây khó khăn cho phân tích. Trong tính toán,nếu số lượng các mức độ nhiều, trung bình trượt lần một không nói rõ xu hướng thì thực hiện trung bình trượt lần hai
Hàm xu thế .
Để nói rõ xu hướng ta biểu diễn các mức độ của hiện tượng qua thời gian bằng một mô hình hồi quy có dạng tổng quát:
=f (t,a0,a1,…an.)
Trong đó : : Mức độ lý thuyết
ai : Các tham số (i =1,2,..,n)
t : Thứ tự thời gian
Để lựa chọn đúng đắn dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian,đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như dựa vào đồ thị …Các tham số ai thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Tức là :
)2 min.
Một số mô hình đơn giản.
Phương trình đường thẳng: = a0+a1t
Phương trình này được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (ải) xấp xỉ nhau.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau để xác định a0 , a1
ồy =na0+a1ồt
ồty=a0ồt+a1ồt2
Phương trình Parabol bậc 2: =a0+a1t+a2t2
Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ nhau. Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau:
ồ y = na0+a1ồt+a2ồt2
ồ ty= a0ồt+a1ồt2+a2ồt3
ồt2y= a0ồt2+a1ồt3+a2ồt4
Phương trình hàm mũ : =a0a1t
Phương trình này được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn (ti) xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số a0 , a1 được xác định bởi hệ phương trình sau:
ồlgy =n lga0+lga1 ồt
ồt lgy= lga0 ồt+lga1 ồt2
Phương pháp biến động thời vụ:
Biến động thời vụ là biến động mang tính lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. Biến động thời vụ làm cho hoạt động sản xuất khi thì căng thẳng khẩn trương, lúc thì nhàn rỗi bị thu hẹp lại.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp kịp thời hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Nhiệm vụ của nghiên cứu Thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định không có hiện tượng tăng (giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
Ii = ´ 100
Trong đó :
Ii : chỉ số thời vụ của thời gian t.
: số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i.
: số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số.
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng (giảm) nhất định rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau :
Ii =
Trong đó :
yij: Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j
: Mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j ).
Nếu Ii > 100 biểu hiện quy mô mở rộng thời vụ.
Nếu Ii < 100 biểu hiện quy mô thu hẹp thời vụ.
Phương pháp kết hợp biến động xu thế và biến động thời vụ .Đó là việc sử dụng bảng Bays-Ballot để dự đoán.
Phương trình dự báo : ŷt = a+bt+Cj
Việc tính a , b và Cj có thể dựa vào bảng Bays-Ballot.
j (t,q)
Năm (i)
1
…
j
…
m
Ti=
iTi
1
…
i
…
n
Y11
…
yi1
…
yn1
…
…
…
…
…
y1j
…
yij
…
ynj
…
…
…
…
…
y1m
…
yim
…
ynm
T1
…
Ti
…
Tn
1T1
…
iTi
…
nTn
Tj =
T1
...
Tj
...
Tm
T= =
S=
=
=
Cj
C1
Cj
Cm
Trong đó :
a =
b =
Cj=- -b ; j = ()
Với: Cj: Các biến động thời vụ theo thời gian.
t : thứ tự thời gian t=m (i-1) +j
t=1,2,...,.
2.3 Phương pháp phân tích nhân tố bằng chỉ số
Chỉ số là số tương đối (biểu hiện bằng số lần hoặc %) tính được bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng
Sử dụng phương pháp chỉ số sẽ nêu được sự biến động của hiện tượng qua thời gian (các chỉ số này được gọi là chỉ số phát triển ):nêu dược sự biến động của hiện tượng qua không gian (các chỉ số này được gọi là chỉ số không gian ); nêu được nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện: sẽ phân tích được tình hình biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng .
Xét theo phạm vi tính toán thì chỉ số có hai loại là chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp.
+ Chỉ số đơn (chỉ số cá thể) là các chỉ số phản ánh sự biến động của từng hiện tượng (phần tử) cá biệt.
Ví dụ: chỉ số đơn về mặt hàng giá cả áo sơ mi
Ip ===1,0769
Trong đó:
ip : chỉ số đơn về giá cả mặt hàng áo sơ mi
p1: giá cả áo sơ mi kỳ nghiên cứu
p0: giá cả áo sơ mi kỳ gốc
+Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung )là chỉ số phản ánh sự biến động của nhiều hiện tượng, nhiều phần tử.
Ví dụ: chỉ số tổng hợp về doanh thu
Ipq= ==1,2858
Trong đó :
Ipq: chỉ số tổng hợp về doanh thu
p1i ; q1i: giá bán (hoặc giá gia công ), lượng bán (lượng gia công) kỳ nghiên cứu.
p0i ; q0i: giá bán (hoặc giá gia công ), lượng bán (lượng gia công) kỳ gốc
2.4 Một số phương pháp dự báo dựa vào Dãy số thời gian.
2.4.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình
Phương pháp này chỉ áp dụng khi lượng tăng giảm tuyệt đối xấp xỉ nhau,khi đó thì giá trị trung bình mới có ý nghĩa.
Nếu ký hiệu lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình là thì:
=
Ta có mô hình dự đoán dựa vào như sau
Ŷn+l = yn+ l (l =1,1,3..)
Trong đó:
Ŷn+l : Mức độ dự đoán thời gian tiếp theo ( thời gian n+l ).
yn : Mức độ cuối cùng của dãy số.
l : Độ dài thời gian dự đoán.
2.4.2 Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế
Mỗi một dãy số thời gian đều có thể tìm ra được một mô hình hồi quy có dạng: =f(t)
Dựa vào mô hình hồi quy này người ta tiến hành dự đoán với mô hình dự đoán có dạng : Ŷt+l = f(t+l)
Để kết qủa dự đoán đạt được độ tin cậy cao thì phương trình hồi quy cần được chọn một cách chính xác,phù hợp với sự biến động xu hướng của hiện tượng trong dãy số.
2.4.3 Dự đoán dựa vào bảng Bays-Ballot
Dựa vào bảng Bays-Ballot ta tìm được mô hình :
yj = a + bt + Cj (j =1,2,...m ).
Trong đó:
t = m (i-1)+j
m: số quý ,tháng ,năm.
i : thứ tự năm.
j : thời gian dự báo j
Ví dụ : Từ Biểu 2.1 nếu dự đoán cho tháng 1-2002 thì
t =12 (7-1)+1=73
Nếu dự đoán cho tháng 2-2002 thì
t =12 (7-1)+2 =74.
2.4.4 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Ta ký hiệu tốc độ phát triển trung bình là:
=
Trong dãy số chỉ có ý nghĩa khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau,chính vì vậy mức độ dự đoán sẽ chính xác hơn khi tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Đối với tài liệu năm, ta có mô hình dự đoán như sau:
Ŷn+l = yn l
Đối với tài liệu qúy tháng của năm ta có mô hình như sau:
Ŷij = yj với yj =
St = 1++2+3+...+n-1
Trong đó:
Ŷn+l: Mức độ dự đoán thời gian n+l.
l : Độ dài thời gian dự đoán.
yn : Mức độ cuối cùng của dãy số.
Ŷij : Mức độ dự đoán của thời gian i năm j.
yj : Tổng các mức độ của thời gian j.
: Tốc độ phát triển trung bình hàng năm
Mỗi hiện tượng đều có xu hướng biến động riêng vì vậy cần phải có một phương pháp dự đoán thích hợp để có thể đem lại kết qủa dự đoán chính xác nhất. Ngoài các phương pháp đã nêu trên trong Thống kê còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp san bằng mũ, phương pháp Box-Jenkin...
Như vậy, qua Chương I và Chương II chúng ta đã hiểu rõ cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng đã tìm hiểu một số phương pháp Thống kê phân tích và dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp .
Chương III sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty may Đức Giang trong những năm vừa qua.
Chương IIi
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty may đức giang giai đoạn 1998-2000 và dự báo giai đo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 980.doc