Chuyên đề Vận dụng phương pháp kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường Phổ thông

2. Một số kĩ năng giúp giáo viên ứng xử tích cực

• Lắng nghe tích cực :

 Thế nào là lắng nghe tích cực ?

- Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở (cả bằng ánh mắt và trái tim);

- Hiểu rõ nội dung học sinh nói;

- Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh.

• Lắng nghe tích cực có bốn bước :

Bước 1: Phản hồi.

Bước 2: Xác nhận cảm xúc.

Bước 3: Khích lệ.

 Giáo viên có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh để khích lệ.

 Bước 4: Cùng học sinh tìm giải pháp.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Vận dụng phương pháp kỉ luật tích cực trong dạy học và GD học sinh ở trường phổ thông Bài 1 : Ứng xử tích cực trong lớp học 1. Thế nào là ứng xử ? Ví dụ. Thế nào là ứng xử tích cực ? Ví dụ. Làm việc nhóm đôi, ba. Ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh mang tính tích cực chủ động của mọi chủ thể và thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra. 2. Một số kĩ năng giúp giáo viên ứng xử tích cực Lắng nghe tích cực : Thế nào là lắng nghe tích cực ? - Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở (cả bằng ánh mắt và trái tim); - Hiểu rõ nội dung học sinh nói; - Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh. Lắng nghe tích cực có bốn bước : Bước 1: Phản hồi. Bước 2: Xác nhận cảm xúc. Bước 3: Khích lệ. Giáo viên có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnhđể khích lệ. Bước 4: Cùng học sinh tìm giải pháp. Các rào cản lắng nghe tích cực - Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng thú của học sinh; - Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh; - Đỗ lỗi cho học sinh mà không xem xét rõ vấn đề; - Hạ thấp, xem thường học sinh; - Ngắt lời khi học sinh đang nói; - Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức; - Đồng tình kiểu thương hại; - Ra lệnh, đe doạ.   b. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho học sinh Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh : Việc có thật và cụ thể. Chân thành.   Cụ thể và gọi tên một phẩm chất. Luôn để lại cảm xúc tích cực. Ngay lập tức. Một số kĩ năng khích lệ : 1. Kĩ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh. 2. Kĩ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh. 3. Kĩ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác. 4. Kĩ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh. Ví dụ : Phân biệt khích lệ với khen thưởng Trò chơi công nhận đặc điểm tốt của bạn Dán tờ giấy sau lưng HV. HV đi xin ý kiến nhận xét của 6 người khác về mình. (chỉ nhận xét bằng 1 từ hoặc cụm từ). - Chia sẻ phiếu nhận xét của mình. - Nêu cảm nhận của mình khi đọc phiếu nhận xét đó. - Nêu ý nghĩa của hoạt động. Dấu hiệu hài lòng sau tương tác hoặc một pha giao tiếp Cảm giác thoải mái, dễ chịu Thấy mình được tôn trọng Cảm thấy người khác lắng nghe mình Thấy tự tin và phát huy được khả năng của bản thân 3. Vì sao cần ứng xử tích cực trong lớp học ? (mang lại lợi ích gì cho học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và cộng đồng, xã hội?) Làm việc nhóm phiếu học tập số 2. Trình bày. Bài 2 Tăng cường sự tham gia của HS Nhóm làm việc : Nêu các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hoạt động của học sinh. Mối quan hệ của hoạt động giáo dục và hoạt động của học sinh. (tham khảo tài liệu phát tay số 1) Các biện pháp tăng cường sự tham gia của học sinh 1. Tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng nội quy lớp học. Được tham gia xây dựng nội quy lớp học, HS được cung cấp thông tin, bày tỏ ý kiến, được lắng nghe và được tôn trọng. Sự cần thiết HS tham gia xây dựng nội quy lớp học : Hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính HS đề ra. Rèn khả năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và ra quyết định. Phát huy tinh thần tập thể,nâng cao tính trách nhiệm. Biện pháp xây dựng nội quy lớp học Các bước xây dựng nội quy lớp học : B1 : Gv thông báo cho HS nội dung chính của chủ đề, chủ điểm. B 2 : HS chia nhóm thảo luận . B 3 : Các nhóm chia sẻ ý kiến. GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả HS. B 4 : Quy định chế độ thưởng và xử phạt. B 5 : Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn. Một số lưu ý : - Nội quy có thể thay đổi theo tuần/tháng ( thay thế những nội quy mà HS đã thực hiện tốt bằng những nội quy lớp thực hiện chưa tốt ). - Nội quy cần mang tính khả thi (phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục). 2. Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho HS. 3. Tổ chức sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề. 4. Hộp thư Điều em muốn nói. Các biện pháp tăng cường sự tham gia của học sinh Bài 3 : Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với HS em tuổi mới lớn. Đối với những HS chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào công việc chung của tập thể, do đó GVCN cần tiếp cận để hiểu được “gu” và tác động vào “sở thích” của HS đó tạo sự trải nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu cầu, động lực. Cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nỗ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và giá trị, đồng thời khắc phục những điểm yếu và thói quen chưa tốt để rồi chính tự từng em nhận thấy mình cần phải thay đổi thói quen, hành vi chưa tốt. Giúp học sinh vượt qua... Cần biết khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh trong lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực. C ần tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn HS tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác . Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng các nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, đặc biệt là đối với những HS chán nản, chậm tiến. Giúp học sinh vượt qua... Giúp các em nhận thấy mình có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em. Củng cố tích cực sau những thay đổi tốt. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm xúc tích cực khác bên trong HS. Khi HS có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành . - Nghe đọc truyện : Câu chuyện vê ̀ Teddy Stodard. - Cảm nhận của thầy cô sau khi nghe câu chuyện về cậu bé Teddy Stodard ? Quan tâm đến sư ̣ khó khăn của học sinh * Kết luận : Những hành vi tiêu cực mà trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của trẻ. Những khó khăn của trẻ có thể là: hoàn cảnh sống, sức kh oẻ , những trở ngại trong học tập, khó khăn về tâm lý, thể chất. Lưu ý cần tranh đối đầu với học sinh, cần lắng nghe trẻ, tránh “lên lớp” hoặc chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân, tránh hạ nhục trẻ. Ghi nhớ : Nếu sống với chỉ trích, trẻ học cách chê bai. Nếu sống với thù hận, trẻ học cách gây gổ. Nếu sống với bao dung, trẻ học lòng kiên nhẫn. Nếu sống trong khích lệ, trẻ học lòng tự tin. Nếu sống trong ca ngợi, trẻ học cách tặng khen. Nếu sống trong công bằng, trẻ học lòng độ lượng. Nếu sống trong bình an, trẻ học lòng tin cậy. Nếu sống trong tình thương, trẻ học yêu chính mình. Nếu trẻ em được lớn lên với sự đón nhận và yêu thương, các em sẽ tìm thấy tình yêu thương trong đời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuyen_de_van_dung_phuong_phap_ki_luat_tich_cuc_trong_day_ho.ppt
Tài liệu liên quan