MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 10
1.1.1. Ngân hàng thương mại 10
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 10
1.1.1.2. Vai trò ngân hàng thương mại 11
1.1.1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay 13
1.1.1.4. Những sản phẩm chủ yếu của NHTM 15
1.1.1.5. Tín dụng ngân hàng thương mại 23
1.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 25
1.1.3.Các sản phẩm chủ yếu của NHTM cổ phần Quân đội(MB) 27
1.1.3.1. Các sản phẩm dành cho Doanh nghiệp 28
1.1.3.2. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân 25
1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM 26
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM 26
1.2.1.1. Nhóm nhân tố khách quan 26
1.2.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan 28
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM 32
1.2.2.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu 32
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của NHTM 32
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM 37
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI PHÒNG GIAO DỊCH ĐỐNG ĐA. 39
2.1. Đôi nét về ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Đống Đa 39
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của MB Đống Đa 42
2.2.1. Phân tích quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của MB Đống Đa 42
2.2.1.1. Quy mô, cơ cấu hoạt động tín dụng của MB Đống Đa 43
2.2.1.2.Biến động hoạt động tín dụng của MB Đống Đa theo thời gian 58
2.2.2. Hàm xu thế 71
2.2.3.Dự đóan doanh số cho vay 73
2.2.3.1. Dự đoán doanh số cho vay dựa vào dãy số thời gian. 74
2.2.3.2. Dự đóan doanh số cho vay bằngphương pháp san bằng mũ: 74
2.2.3.3. Dự dóan doanh số cho vay bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. 75
2.2.4. Phân tích mô hình hồi quy tương quan 76
2.3. Phân tích hiệu quả tín dụng của MB Đống Đa 78
2.3.1.Hệ số sử dụng vốn 79
2.3.2.Vòng quay vốn tín dụng 80
2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
119 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên việc tiếp thị các sản phẩm cũng thuận lợi hơn so với các tổ chực tín dụng khác cùng hoạt động trên địa bàn. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, tận tình chăm sóc khách hàng với chất lượng dịch vụ đưa tới tay khách hàng tốt nhất, với sự quan tâm của ban lãnh đạo MB tạo điều kiện thuận lợi cho MB Đống Đa luôn là một con chim đầu đàn trong chi nhánh Điện Biên phủ nói chung, và trên địa bàn hoạt động kinh doanh nói riêng. Do đó hoạt động tín dụng tại MB Đống Đa tương đối ổn định, nợ quá hạn phát sinh không đáng kể do các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Năm 2008 thu nhập của MB Đống Đa đạt trên 50 tỷ đồng, chi phí trên 20 tỷ đồng, với mức lợi nhuận trước thuế đạt gần 30 tỷ đồng. Thu nhập chủ yếu vẫn là hoạt động mua bán vốn, tức là huy động nguồn vốn nhàn rỗi đem cho vay và đem đầu tư nhưng cho vay chiếm tỷ trọng lớn 85,2% trong tổng thu nhập. Thu dịch vụ chiếm 5% mặc dù chiếm tỷ trọng ít nhưng chi phí dịch vụ nhỏ, do vậy MB Đống Đa phát triển các hình thức dịch vụ đem lại hiệu quả cao hơn, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối rất tốt chiếm 7,8% và các hoạt động khác chiếm 2% trong tổng thu nhập. MB Đống Đa sẽ hướng phát triển sang dịch vụ tăng tỷ trọng trong tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế cao hơn với sự thay đổi và phát triển các hình thức dịch vụ đến với khách hàng.
Nhìn chung năm qua mặc dù nền kinh tế có những khó khăn nhất định, nhưng quá trình hoạt hoạt động kinh doanh của MB Đống Đa vẫn đạt được những kết quả khả quan, vẫn vượt qua kế hoạch mà Hội sở chính giao cho phòng giao dịch. Kế hoạch năm tới sẽ khả thi hơn so với năm 2008, với những bước phát triển mới của nền kinh tế và của toàn hệ thống Ngân hàng.
Tình hình hoạt động tín dụng của MB Đống Đa:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đọan 2006-2008
Năm Quý
MHĐV
(Tỷ đồng)
DSCV
(tỷ đồng)
DSTN
(tỷ đồng)
DN
(tỷ đồng)
NQH
(tỷ đồng)
2006
1
107,65
65,379
49,287
81,723
1,879
2
130,73
88,159
61,044
108,839
2,057
3
142,30
125,466
97,928
136,376
3,464
4
157,17
122,800
121,043
138,133
2,749
2007
1
250,24
153,870
114,937
177,066
3,825
2
264,20
158,019
150,051
185,034
4,293
3
312,91
155,276
153,680
186,629
4,386
4
360,81
156,697
146,470
196,856
4,786
2008
1
360,23
177,371
156,472
217,754
4,399
2
398,53
192,586
185,389
224,951
5,269
3
415,31
245,823
212,070
258,704
6,518
4
411,58
284,576
225,461
317,819
8,579
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của MB Đống Đa
2.2.1. Phân tích quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của MB Đống Đa
Hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm nhiều hoạt động như huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động thanh tóan, hoạt động chiết khấu
Với số liệu thu thập được qua quá trình thực tập tại MB Đống Đa, quá trình phân tích hoạt động tín dụng bao gồm phân tích những hoạt động sau:
2.2.1.1. Quy mô, cơ cấu hoạt động tín dụng của MB Đống Đa
* Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động là tài sản chính để MB Đống Đa sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Do đó phân tích biến động quy mô và cơ cấu sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra hiệu quả hơn.
- Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo khách hàng
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo khách hàng
Năm
Quý
Mức huy động vốn
(tỷ đồng)
Trong đó
(tỷ đồng)
Tỷ trọng cơ cấu huy động vốn
(%)
KHCN
KHDN
KHCN
KHDN
2006
1
107,648
45,148
62,500
41,94
58,06
2
130,734
53,993
76,741
41,30
58,70
3
142,300
68,517
73,783
48,15
51,85
4
157,168
67,142
90,026
42,72
57,28
2007
1
250,244
86,960
163,284
34,75
65,25
2
264,198
121,637
142,561
46,04
53,96
3
312,911
124,914
187,997
39,92
60,08
4
360,811
130,722
230,089
36,23
63,77
2008
1
360,225
142,577
217,648
39,58
60,42
2
398,530
198,268
200,262
49,75
50,25
3
415,335
196,246
219,089
47,25
52,75
4
411,575
199,202
212,373
48,40
51,60
(Nguồn: Báo cáo kết quả họat động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Nhìn bảng số liệu cơ cấu huy động vốn theo khách hàng ta thấy, nguồn huy động vốn của MB Đống Đa chủ yếu là từ nguồn vốn từ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm trên 50% tỷ trọng mức huy động vốn của chi nhánh. Là một phòng giao dịch còn trẻ, do đó nguồn vốn huy động ban đầu chủ yếu là tiền gửi thanh tóan của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thanh toán trong giao dịch kinh doanh của họ. Khách hàng cá nhân ngày càng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của MB Đống Đa, với những chính sách trong hoạt động huy động nguồn vốn nhằm đưa tới khách hàng sản phẩm dịch vụ tốt nhất với chất lượng tốt nhất, lượng khách hàng cá nhân có xu hướng tăng cả về lượng tiền gửi và tỷ trọng tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể đi vào chi tiết cơ cấu huy động vốn của MB Đống Đa theo đối tượng khách hàng ta thấy: Năm 2006 tình hình huy động vốn của MB Đống Đa có xu hướng tăng từ quý 1 đến quý 4. Năm 2006 chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế Việt nam khi gia nhập WTO, ngoài ra MB ra nhiều chính sách và kế hoạch phát triển nguồn vốn của ngân hàng. Khi gia nhập WTO, MB Đống Đa luôn coi trọng khách hàng doanh nghiệp là bạn đường tin cậy do vậy luôn đánh giá cao nguồn vốn trực tiếp từ các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân luôn là khách hàng tiềm năng đối với ngân hàng. Năm 2006, tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong khi đó khách hàng cá nhân chỉ chiếm trên 40% xấp xỉ 50%, chứng tỏ rằng khách hàng cá nhân luôn là khách hàng tiềm năng trong quá trình thu hút nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2007 chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế Việt nam sau 1 năm gia nhập WTO với những chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập nền kinh tế thị trường, MB Đống Đa phát triển các hình thức huy động nguồn vốn phù hợp với xu thế phát triển của khu vực, của kinh tế thế giới và kế họach phát triển MB do vậy quá trình thu hút nguồn vốn tạo được xu hướng phát triển tốt cho MB Đống Đa. Năm 2007 nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân có xu hướng tăng mạnh về lượng. Về khách hàng cá nhân các quý trong năm 2007 có xu hướng tăng tuy nhiên riêng qúy 2 năm 2007 mặc dù giảm so với quý 1 năm 2007. Nguyên nhân giảm có thể thấy rằng MB Đống Đa dần quan tâm tới khách hàng cá nhân do vậy mặc dù quý 2 năm 2007 giảm so với quý 1 nhưng ta thấy rằng khách hàng cá nhân lại có xu thế tăng đều. Có thể nhận thấy rằng khách hàng cá nhân đã ngày càng tin tưởng uy tín của ngân hàng do vậy lượng khách hàng cá nhân tăng cả số lượng và chất lượng. Năm 2008 nguồn vốn huy động tăng hơn so năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đã có sự biến đối đáng kể khi tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng lên và tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp giảm xuống. Từ đó ta thấy rằng MB Đống Đa đã đi đúng hướng với xu thế phát triển thu hút nguồn vốn từ khách hàng cá nhân là yếu tố quan trọng trong quá trình huy động vốn, do đó khả năng sử dụng và quản lý nguồn vốn của MB Đống Đa đa dạng và thuận tiện hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo kì hạn
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kì hạn
Năm
Quý
Nguồn vốn huy động
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Không kì hạn
Có kì hạn
Không kì hạn
Có kì hạn
2006
1
107,648
71,414
36,234
66,34
33,66
2
130,734
83,434
47,300
63,82
36,18
3
142,300
86,205
56,095
60,58
39,42
4
157,168
89,240
67,928
56,78
43,22
2007
1
250,244
147,394
102,850
58,90
41,10
2
264,198
147,185
117,013
55,71
44,29
3
312,911
158,583
154,328
50,68
49,32
4
360,811
179,431
181,380
49,73
50,27
2008
1
360,225
172,250
187,965
47,82
52,18
2
398,530
170,372
228,158
42,75
57,25
3
415,335
190,556
224,779
45,88
54,12
4
411,575
180,517
231,058
43,86
56,14
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Cơ cấu tiền gửi MB Đống Đa đối với loại tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm và loại tiền gửi có kì hạn có xu hướng tăng lên. Trong năm 2006 và năm 2007 loại tiền gửi không kì hạn hầu hết chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhưng năm 2008 loại tiền gửi không kì hạn đã giảm xuống dưới 50%. Đối với loại tiền gửi có kì hạn trong những năm đầu mới thành lập tỷ trọng loại tiền gửi có kì hạn chỉ chiếm trên 30%, xấp xỉ 40% nhưng năm 2007 và 2008 tình hình khả quan đối với tình hình hoạt động MB Đống Đa do đó loại tiền gửi có kì hạn có xu hứơng tăng cao chiếm tỷ trọng chiếm trên 50% tổng mức huy động vốn của ngân hàng. Nguyên nhân xu hướng tăng cao như vậy là do trong những năm đầu mới thành lập, loại tiền gửi không kì hạn chủ yếu là loại tiền gửi thanh tóan phục vụ cho nhu cầu thanh toán của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài khu vực, do đó tỷ trọng tiền gửi không kì hạn chiếm phần lớn trong tổng mức huy động vốn của ngân hàng. Năm 2007 và 2008 do những chính sách thuận lợi và những ưa đãi đối với khách hàng và do uy tín là một trong những ngân hàng cổ phần có uy tín và có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế do đó có được sự tin tưởng nhất định của khách hàng đối với ngân hàng. Mặt khác những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và thuận tiện, chất lượng phục vụ của cán bộ tại MB Đống Đa tác động mạnh mẽ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng. Do đó cơ cấu vốn huy động có xu hướng biến đổi mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quá trình quản lý nguồn vốn của ngân hàng trở nên dễ dàng và đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thuận tiện và hiệu quả hơn.
- Nguồn vốn huy động vốn theo loại tiền huy động.
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Năm
Quý
Nguồn vốn huy động (tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
2006
1
107,648
88,094
19,554
81,83
18,17
2
130,734
111,996
18,731
85,66
14,34
3
142,300
120,161
22,139
84,44
15,56
4
157,168
140,213
16,955
89,22
10,78
2007
1
250,244
208,981
41,263
83,51
16,49
2
264,198
233,076
31,122
88,22
11,78
3
312,911
274,235
38,676
87,64
12,36
4
360,811
287,458
73,353
79,67
20,33
2008
1
360,225
288,576
71,649
80,11
19,89
2
398,530
315,835
82,695
79,25
20,75
3
415,335
399,619
75,716
81,77
18,23
4
411,575
324,165
87,410
78,76
21,24
(Nguồn: Báo cáo kết quả họat độngtín dụngMBĐống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của MB Đống Đa. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng huy động nguồn vốn bằng tiền nội tệ và ngoài tệ có xu hướng tăng theo thời gian. Đi vào chi tiết ta thấy từ quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tế luôn chiếm trên 80%, và đồng ngoại tệ chỉ chiếm dưới 20%. Hầu hết là khách hàng trong nước do đó quá trình huy động vốn bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn những năm đầu mới thành lập, mặt khác quá trình sử dụng đồng ngoại tệ vẫn cón khá mới mẻ đối với khách hàng, đồng ngoại tệ chủ yếu họ dùng thanh tóan quốc tế chứ chưa quan tâm đến lĩnh vực gửi tiền đầu tư bằng đồng ngoại tệ. Cuối năm 2007 và năm 2008 đồng ngoại tệ có xu hướng tăng mạnh, có thời kỳ chiếm trên 20 % như quý 4 năm 2007, quý 2 và quý 4 năm 2008. Tỷ trọng đồng ngoại tệ tăng mạnh không chỉ do khách hàng sử dụng thuận tiện hơn trong thanh tóan quốc tế mà khách hàng cũng đã chú tâm đến hoạt động đầu tư bằng đồng ngoại tệ. Nguyên nhân là do đồng ngoại tệ đã có xu hướng tăng giá trị và lãi suất thực đã có xu hướng tăng lên, do vậy đồng ngoại tệ dần được khách hàng chú tâm hơn trong quá trình gửi tiết kiệm của mình. Đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
* Hoạt động cho vay
Trong ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động cho vay được chia theo những loại hình khác nhau. Hoạt động cho vay bao gồm: cho vay theo đối tượng khách hàng, theo kì hạn, theo loại hình vay, theo tài sản bảo đảm
- Quy mô và cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng
Năm
Quý
DSCV
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
KHCN
KHDN
KHCN
KHDN
2006
1
65,379
16,175
49,204
24,74
75,26
2
88,159
16,175
69,434
21,24
78,76
3
125,466
18,519
106,95
14,76
85,24
4
122,800
23,136
99,664
18,84
81,16
2007
1
153,870
31,928
121,942
20,75
79,25
2
158,019
33,879
124,140
21,44
78,56
3
155,276
34,254
121,022
22,06
77,94
4
156,697
29,584
127,113
18,88
81,12
2008
1
177,371
27,723
149,648
15,63
84,37
2
192,586
38,748
153,838
20,12
79,88
3
245,823
41,077
204,746
16,71
83,29
4
284,576
32,242
252,334
11,33
88,67
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích cơ cấu cho vay của MB Đống Đa. Cơ cấu cho vay theo khách hàng của MB Đống Đa trong giai đoạn 2006-2008 có sự thay đổi rõ nét được phản ánh bảng trên. Doanh nghiệp là nhân tố chính tạo nên nền kinh tế thị trường năng động. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng doanh số cho vay của MB Đống Đa. Và luôn có xu hướng tăng mạnh theo thời gian về lượng doanh số cho vay. Quý 1 năm 2006 doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp đạt 196,817 tỷ đồng chiếm 75,26% tổng doanh số cho vay của chi nhánh, trong khi doanh số cho vay của khách hàng cá nhân chỉ chiếm 24,74% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên cuối năm 2008 doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 252,334 tỷ đồng chiếm 88,67% tổng doanh số cho vay. Lượng tăng mạnh mẽ như vậy là do hoạt động cho vay của MB Đống Đa chủ yếu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với thời hạn cho vay là ngắn hạn do đó doanh số cho vay của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh mẽ.
- Quy mô và cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.6: Quy mô và cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo
Năm
Quý
DSCV
(Tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Không có TSĐB
Có TSĐB
Không có TSĐB
Có TSĐB
2006
1
65,379
22,275
43,104
34,07
65,93
2
88,159
30,741
57,418
34,87
65,13
3
125,466
44,039
81,427
35,10
64,90
4
122,800
45,129
77,671
36,75
63,25
2007
1
153,870
55,439
98,431
36,03
63,97
2
158,019
69,023
88,996
43,68
56,32
3
155,276
64,222
91,054
41,36
58,64
4
156,697
63,086
93,611
40,26
59,74
2008
1
177,371
79,888
97,483
45,04
54,96
2
192,586
81,560
111,026
42,35
57,65
3
245,823
94,937
150,886
38,62
61,38
4
284,576
112,294
172,282
39,46
60,54
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Đống Đa giai đoạn 2006- 2008)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh số cho vay theo đối tượng tài sản đảm bảo có sự thay đổi rõ nét. Năm 2006 doanh số cho vay đối với khách hàng không có TSĐB chỉ chiếm trên 30% nhỏ hơn 40%, trong khi đó doanh số cho vay đối với khách hàng có TSĐB chiếm trên 60%. Doanh số cho vay đối với khách hàng có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng tránh rủi ro cần thiết và tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để quá trình trả nợ ngân hàng thuận tiện hơn. Tuy nhiên với những khách hàng không có TSĐB chủ yếu là những khách hàng lâu năm, có uy tín hoặc được các tổ chức khác bảo lãnh các khỏan vay của khách hàng, do đó tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng không có TSĐB vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp. Mới đi vào hoạt động như năm 2006, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng không có TSĐB chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ rằng ngân hàng có sự tin tưởng lớn đối với khách hàng mà hầu hết là những khách hàng lâu năm của MBNăm 2007 và năm 2008 doanh số cho vay tăng lên mạnh mẽ, do đó cơ cấu doanh số cho vay cũng thay đổi, với những khỏan cho vay có TSĐB và không có TSĐB cũng tăng. Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng không có TSĐB tăng cả về doanh số và tỷ trọng khi năm 2007 tỷ trọng chiếm trên 40% riêng quý 1 năm 2007 tỷ trọng vẫn chiếm 36,03%. Năm 2008 có sự biến động mạnh khi tỷ trọng cho vay đối với khách hàng không có TSĐB chiếm trên 40% trong khi quý 3 và 4 chiếm trên 30% dưới 40%. Nguyên nhân là do cuối năm 2008 doanh số cho vay tăng mạnh do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ và của toàn hệ thống MB do đó lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng tăng mạnh do tình hình kinh tế diễn ra phức tạp do vậy có nhiều khách hàng mới ngân hàng đã thắt chặt hoạt động tín dụng bằng cách tăng khả năng quản lý rủi ro bằng việc đối với khách hàng mới cần đảm bảo khoản vay bằng TSĐB hoặc có bên thứ ba bảo lãnh đối với khoản vay đó, do vậy quý 3 và 4 năm 2008 những khoản vay có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn và những khoản vay không có TSĐB giảm so với quý 1 và quý 2 năm 2008.Với uy tín và chất lượng phục vụ tốt nhu cầu khách mà hoạt động tín dụng của ngân hàng được ngân hàng đánh giá cao trong thời gian nền kinh tế khó khăn phức tạp.
- Quy mô và cơ cấu cho vay theo thời hạn
Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu cho vay theo thời hạn
Năm
Quý
DSCV
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn
Trung&dài hạn
Ngắn hạn
Trung&dài hạn
2006
1
65,379
58,338
7,0413
89,23
10,77
2
88,159
78,241
9,914
88,75
11,25
3
125,466
111,31
13,851
88,96
11,04
4
122,800
110,18
12,624
89,72
10,38
2007
1
153,870
134,252
19,618
87,25
12,75
2
158,019
136,50
21,522
86,38
13,62
3
155,276
136,006
19,270
87,59
12,41
4
156,697
139,18
17,519
88,82
11,18
2008
1
177,371
151,599
25,772
85,47
14,53
2
192,586
167,415
25,171
86,93
13,07
3
245,823
224,313
21,510
91,25
8,75
4
284,576
266,392
18,184
93,61
6,39
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Cơ cấu cho vay của MB Đống Đa theo thời hạn cho vay bảng trên ta thấy giai đoạn 2006- 2008 cho vay tín dụng tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn. Năm 2006 tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 80%, nguyên nhân chủ yếu là do vừa đi vào hoạt động được thời gian ngắn, lượng khách hàng tập trung chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân đơn lẻ do đó khả năng cho vay còn hạn chế ở mức cho vay ngắn hạn. Mặt khác nguồn vốn huy động cũng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, do vậy để đảm bảo khả năng thanh khỏan của ngân hàng chủ yếu dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn. Vì vậy năm 2006 co cấu cho vay chủ yếu là những khỏan vay có tính chất kinh doanh và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân muốn sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2007 mặc dù tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm trên 80% tuy nhiên doanh số cho vay đối với cơ cấu dài hạn có tăng đáng kể. Năm 2008 cơ cấy cho vay ngắn hạn và cho vay trung & dài hạn có biến động mạnh mẽ. Qúy 1 và 2 năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 85,47% và 86,93%, nhưng sang quý 3 và quý 4 năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên 91,25% quý 3 và 93,61% quý 4 năm 2008. Nguyên nhân do nền kinh tế khó khăn làm cho quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng trở nên khó khăn phức tạo, MB đã áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân do đó khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích bổ sung vốn cho quá trình kinh doanh của mình, do vậy khách hàng chủ yếu sử dụng vốn vay ngắn hạn để đáp ứng quá trình hoạt động kinh doanh và trả nợ vốn cho ngân hàng.
* Hoạt động thu nợ
Quy mô và cơ cấu thu nợ theo thời hạn vay là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động thu nợ. Quy mô và cơ cấu thu nợ theo thời hạn vay thể hiện hoạt động thu nợ chủ yếu là hoạt động thu nợ theo thời hạn vay ngắn hạn hay dài hạn là chủ yếu, và quá trình thu nợ có xu hướng ra sao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quy mô và cơ cấu thu nợ theo thời hạn vay bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn.
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu thu nợ theo thời hạn vay
Năm
Quý
DSTN
(Tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
Ngắn hạn
Trung&dài hạn
2006
1
49,287
43,974
5,313
89,22
10,78
2
61,044
59,042
2,002
96,72
3,28
3
97,928
94,872
3,056
96,88
3,12
4
121,043
104,837
16,206
86,61
13,34
2007
1
114,937
99,167
15,770
86,28
13,72
2
150,051
134,491
15,560
89,63
10,37
3
153,680
134,494
19,186
87,52
12,48
4
146,470
127,423
19,047
86,99
13,01
2008
1
156,472
133,236
23,236
85,15
14,85
2
185,389
160,553
24,836
86,60
13,40
3
212,070
179,969
32,101
84,86
15,14
4
225,461
211,787
13,674
93,94
6,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn2006-2008)
Với số liệu trên ta thấy rằng: cơ cấu cho vay theo thời hạn chủ yếu là cho vay ngắn hạn và đối tượng cho vay chủ yếu là doanh nghiệp, do vậy tỷ trọng thu nợ của ngân hàng theo kì hạn ngắn hạn và theo đối tượng khách hàng doanh nghiệp tương đối cao. Cụ thể có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng do quá trình cho vay ngắn hạn là chủ yếu, do đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng biến động mạnh, chủ yếu là cho vay trung hạn có thời gian ngắn hơn dài hạn, do vậy doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng biến động mạnh. Năm 2006 khi doanh số thu nợ ngắn hạn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nợ, tuy nhiên doanh số thu nợ quý 3 và quý 4 năm 2006 cao do thời hạn trả nợ của khách hàng vay trung dài hạn đã đến, khách hàng phải trả nợ cũ để tiếp tục sử dụng sản phẩm của ngân hàng với nhiều hình thích phong phú và đa dạng hơn. Năm 2007 cơ cấu thu nợ cũng có sự biến động khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng, và tỷ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp, tuy nhiên quý 4 năm 2007 doanh số thu nợ giảm so với quý 3 năm 2007 do rất nhiều vấn đề liên quan mà điển hình nhất là do quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chi phối bởi hoạt động xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động mạnh đến quá trình thu nợ của ngân hàng, tuy nhiên vẫn là thời gian mà doanh số thu nợ và tỷ trọng thu nợ ngắn hạn rất cao chiếm trên 80% doanh số thu nợ của ngân hàng. Năm 2008 không có sự biến đổi mạnh mẽ khi tỷ trọng cơ cấu thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên cuối năm 2008 tỷ trọng cơ cấu thu nợ ngắn hạn tăng mạnh mẽ. Cuối năm 2008 tìnhhình kinh tế phức tạp đặc biệt sự hỗ trợ của MB đến khách hàng trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, tuy nhiên ngân hàng vẫn đạt được hiệu quả cao trong quá trình thu nợ ngắn hạn với những biện pháp và chính sách tích cực tạo cho ngân hàng có được sự tin cậy và an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
* Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá quy mô của ngân hàng, và cơ cấu dư nợ theo thừoi hạn vay là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn.
Quy mô và cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay
Bảng 2.9:Quy mô và cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay
Năm
Quý
Dư nợ
(tỷ đồng)
Trong đó
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
2006
1
81,723
71,377
10,346
87,34
12,66
2
108,839
90,576
18,263
83,22
16,78
3
136,376
107,014
29,362
78,47
21,53
4
138,133
112,357
25,776
81,34
18,66
2007
1
177,066
147,443
29,623
83,27
16,73
2
185,034
149,452
35,582
80,77
19,23
3
186,629
150,964
35,665
80,89
19,11
4
196,856
162,721
34,135
82,66
17,34
2008
1
217,754
181,084
36,670
83,16
16,84
2
224,951
187,947
37,004
83,55
16,45
3
258,704
232,290
26,414
89,79
10,21
4
317,819
286,895
30,924
90,27
9,73
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụngMB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Nhìn bảng số liệu trên về quy mô và cơ cấu dư nợ của MB Đống Đa theo thời hạn vay ta thấy rằng dư nợ có xu hướng tăng cả thời hạn vay ngắn hàng và vay dài hạn. Ngắn hạn có xu hướng tăng, quý 1 năm 2006 dư nợ ngắn hạn chỉ đạt mức 71,377 tỷ đồng chiếm 87,34%, nhưng đến cuối năm 2006 tức qúy 4 thì dư nợ đạt 112,357 tỷ đồng đạt 81,34% trong tổng dư nợ. Mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có sự biến động mạnh tuy nhiên lượng tăng tương đối lớn. Năm 2007 và năm 2008 chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế tuy nhiên cũng có thời gian gặp nhiều khó khăn, nhưng cho vay ngắn hạn đạt ở mức cao do quá trình phát triển của khách hàng làm cho dư nợ ngắn hạn vẫn đạt mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh so năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Quý 1 và 2 năm 2008 tỷ trọng chiếm trên 80% trong tổng dư nợ nhưng sang quý 3 và quý 4 có sự thay đổi mạnh,
quý 3 dư nợ ngắn hạn đạt 232,290 tỷ đồng chiếm 89,79%. Quý 4 năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 286,895 tỷ đồng chiếm 90,27%. Có thể nói rằng dư nợ dài hạn luôn biến đổi tăng theo lượng nhưng không lớn nguyên nhân là MB Đống Đa chủ yếu cho vay ngắn hạn, do đó tỷ trọng dư nợ dài hạn luôn ổn định ở mức dưới 20%, duy chỉ có quý 3 năm 2006 tỷ trọng dư nợ ở mức cao là 21,53%, còn lại hầu hết ở mức dưới 20%. Dễ hiểu khi doanh số cho vay chủ yế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2144.doc