MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) 3
1.1. Đặc điểm chu trình bán hàng thu tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1 Vai trò, vị trí của chu trình bán hàng thu tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3
1.1.2 Chức năng của chu trình bán hàng - thu tiền ảnh hưởng đến kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. 4
1.2.Mục tiêu kiểm toán kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam( AVINA) 8
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 8
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù 9
1.3 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 27
2.1 Chuẩn bị kiểm toán 27
2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 27
2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH A 31
2.2 Thực hiện kiểm toán 32
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 32
2.2.2 Thử nghiệm cơ bản 35
2.2.2.1 Thủ tục phân tích 35
2.2.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết 44
2.3 Kết thúc kiểm toán 50
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG- THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) THỰC HIỆN 51
3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán VIệt Nam (AVINA) thực hiện 51
3.1.1 Những ưu điểm 51
3.1.2 Nhữngtồn tại 53
3.2 Giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 54
3.2.1. Sự tất yếu của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền 58
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 55
KẾT LUẬN 58
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định nên mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích gồm có phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng.
Phân tích xu hướng:
Khi phân tích khoản mục doanh thu, KTV thực hiện việc so sánh doanh thu của từng loại hàng hóa dịch vụ và tổng doanh thu của công ty các khoản giảm trừ doanh thu năm nay so với năm trước, giữa các tháng với nhau và so sánh với ngành để đánh giá xu hướng của doanh thu trong kỳ là bao nhiêu, năm nay so với năm trước loại hàng hóa nào có xu hướng tăng trưởng nhanh, tăng trưởng thế có hợp lý hay không. Nếu có gì bất thường thì cần tập trung và phân tích cụ thể để tìm nguyên nhân và giải thích.
Khi phân tích khoản mục phải thu, KTV thực hiện việc so sánh các khoản phải thu khách hàng kỳ này so với kỳ trước để tìm ra xu hướng biến động. Kết hợp với xu hướng biến động của khoản mục doanh thu KTV có thể đưa ra kết luận về chu trình bán hàng thu tiền
Phân tích tỷ suất
KTV phân tích các tỷ suất: Tỷ lệ lãi gộp; Vòng quay HTK; Tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu so với tổng doanh thu; Vòng quay phải thu; Tỷ lệ chi phí dự phòng so với doanh tu bán chịu; Tỷ lệ phải thu trên tài sản lưu động; Tỷ lệ dự phòng phải thu so với khoản phải thu
Cho biết một đồng Doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lãi gộp. Tỷ lệ GVHB/Doanh thu thuần cho biết một đồng Doanh thu thuần nhận về thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng GVHB. Thực hiện phân tích với từng loại mặt hàng, từng vùng miền để đưa ra nhận xét.
Các khoản giảm trừ doanh thu là điều mà doanh nghiệp không mong muốn, tuy nhiên có thể xảy ra sai phạm doanh nghiệp cố tình khai khống các khoản giảm trừ doanh thu nhằm mục đích riêng của doanh nghiệp
Dự phòng Phải thu khó đòi/ tổng phải thu tính với từng sản phẩm, từng khu vực và với toàn doanh nghiệp để đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có thật sự hiệu quả không? Hay công ty đang cố tình mượn dự phòng để che dấu doanh thu, đẩy doanh thu?
KTV xem xét tính hợp lý giữa số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ với công suất máy móc thực tế hoặc định mức dự trữ HTK. Nếu thấy số lượng bán trong kỳ lớn hơn cả công suất máy móc thiết kế, liệu có phải khai khống?
Dựa trên việc so sánh các tỷ suất và so sánh với số liệu ngành, KTV có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình hình bán hàng thu tiền tại doanh nghiệp kiểm toán.
Kiểm tra chi tiết
Bảng 1.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng
Mục tiêu
Kiểm tra chi tiết
Hiệu lực
Chọn mẫu một số nghiệp vụ và thực hiện kiểm tra chi tiết:
Xem xét lại nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ phụ, các khoản phải thu với các khách hàng lớn, các nghiệp vụ bất thường.
Đối chiếu và xác nhận các bút toán bán hàng với các hóa đơn, vận đơn
Đối chiếu chứng từ vận chuyển với sổ theo dõi hàng tồn kho (nghiệp vụ xuất)
Đối chiếu bút toán bán hàng với lệnh bán chịu, lệnh vận chuyển
Trọn vẹn
Soát xét lại chứg từ theo một dãy số liên tục, đặc biệt ở các thời điểm đầu kỳ kế toán sau.
Đối chiếu vận đơn với hóa đơn bán hàng với bút toán được ghi nhận để xác minh tất cả các chứng từ đã được ghi sổ
Phê chuẩn
KTV so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá và hóa đơn đã được ký kết
Thu thập các văn bản về chính sách tín dụng các quy định về giảm giá, chiết khấu, cách thức giao hàng... kiểm tra xem các chính sách này có được thực hiện đúng đắn hay không?
Phân loại
Kiểm tra việc phân loại doanh thu bán hàng nội bộ và bên ngoài với mức thuế suất khác nhau.
Định giá
KTV tính lại các con số trên hóa đơn bán hàng
Chọn mẫu một số hóa đơn, rà soát, đối chiếu về phương thức bán, giá bán và so sánh với mức giá niêm yết hoặc thỏa thuận
Đối chiếu nhật ký bán hàng với hóa đơn bán hàng
Đối chiếu các chi tiết trên hóa đơn bán hàng với vận đơn, đơn đặt hàng
Đúng kỳ
Chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày khóa sổ, đối chiếu ngày tháng ghi trên hóa đơn, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho...
Kiểm tra lai các hợp đồng bán hàng để xác định xem có tồn tại các điều khoản dẫn tới việc ghi sổ doanh thu bị hoãn lại
Chính xác cơ học
Chọn một dãy nghiệp vụ trên sổ chi tiết để tính toán lại và đối chiếu số cộng dồn, chuyển trang. Đối chiếu số liệu từ sổ chi tiết lên sổ tổng hợp và từ sổ tổng hợp lên báo cáo
Bảng 1.4. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền
Mục tiêu
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Hiệu lực
Chọn mẫu một số nghiệp vụ thu tiền, đối chiếu từ sổ cái, sang sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi, nhật ký thu tiền, với phiếu thu tiền, giấy biên nhận tiền, giấy báo có của ngân hàng. Cần chú ý đặc biết tới các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn
Trọn vẹn
Tiền mặt là khoản có rủi ro lớn. Nên cần đối chiếu từ phiếu thu, qua giấy nhận tiền, tới nhật ký thu tiền, sổ chi tiêt sổ cái tiền mặt
Tiền gửi ít gặp rủi ro hơn, vì được theo dõi bởi bên thứ 3. Nhưng tiền gửi có khả năng bị bỏ sót. KTV đối chiếu từ giấy báo có của ngân hàng, vào sổ phụ ngân hàng, sổ chi tiết tài khoản tiền gửi
Phê chuẩn
Kiểm tra các chữ ký trên phiếu phu và đói chiếu với chứng từ gốc
Đối chiếu giấy báo có của ngân hàng với hóa đơn
Đối chiếu các khoản chiết khấu đã thanh toán với quy định của công ty
Định giá
Đối chiếu các khoản thực thu với định mức giá hoặc với mức giá thỏa thuận.
Đối chiếu phiếu thu, giấy báo có với nhật ký thu tiền, với hóa đơn, hợp đồng
Chính xác
Chọn một dãy các nghiệp vụ thu tiền, thực hiện cộng lại. Đối chiếu các bút toán với sổ quỹ và sổ theo dõi thanh toán tiền
Phân loại
Phân biệt các nghiệp vụ khách hàng ứng trước với thanh toán tiền trực tiếp và phải thu khách hàng.
Phân loại đúng các nghiệp vụ thu bằng tiền gửi ngân hàng ở các tài khoản ngân hàng khác nhau
Nghiệp vụ thu bằng ngoại tệ cần lưu ý tới tỷ giá tại ngày giao dịch
Đúng kỳ
Chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày khóa sổ, thực hiện kiểm tra, đối chiếu ngày tháng trên phiếu thu, giấy báo có với nhật ký thu tiền, sổ chi tiết, sổ cái tiền mặt, tiền gửi.
Kiểm tra chi tiết khoản phải thu khách hàng
Để kiểm tra chi tiết khoản phải thu khách hàng, thủ tục kiểm toán hữu hiệu nhất đó là gửi thư xac nhận nó cung cấp cho KTV bằng chứng từ bên thứ 3 độc lập về mục tiêu hiệu lực, định giá, kịp thời. Tuy nó không bảo đảm là sẽ phát hiện hết mọi sai phạm, nhưng dù sao thì nó cũng là bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao và khách quan.
Bảng 1.5. Thủ tục kiểm toán phải thu khách hàng
Mục tiêu
Thủ tục
Hợp lý chung
Kiểm tra các bảng kê, bảng cân đối về những khoản thu tiền có quy mô lớn hoặc có dấu hiệu bất thường
Tính các tỷ suất và theo dõi những biến đổi lớn so với năm trước
Hiệu lực
Lấy và theo dõi xác nhận của người mua về khoản phải thu có quy mô lớn. Đồng thời chọn một số khoản quy mô nhỏ điển hình
Trọn vẹn
Cộng lại bảng kê, bảng cân đối các khoản phải thu, đối chiếu với sổ cái
Đối chiếu hóa đơn và vận đơn với sổ thu tiền và sổ theo dõi công nợ
Các khoản phải thu đã phát sinh trong quá trình bán hàng chưa được xử lý đều được ghi đầy đủ
Quyền nghĩa vụ
Các khoản phải thu đều thuộc quyền sở hữu của công ty
Chính xác
Chọn một số khoản phải thu đối chiếu với sổ thu tiền, sổ cái
Cộng lại các trang và cộng dồn bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền va đối chiếu với các sổ khác có liên quan
Tính giá
Lấy và theo dõi xác nhận của người mua về khoản pahir thu có quy mô lớn và chọn vài khoản thu có quy mô nhỏ điển hình
Trao đổi với nhà quản lý về chính sách bán chịu, khả năng thu hồi và đánh giá khả năng thu hồi
Phân loại
Đối chiếu các khoản phải thu trên bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn
Điều tra, tiếp xúc với nhà quản lý về khoản phải thu trên chứng từ để xác minh việc phân loại
Trình bày
Kiểm tra các hóa đơn thu tiền, biên bản họp có liên quan. Trao đổi với nhà quản lý về khoản phải thu không rõ ràng
Kịp thời
Chọn các nghiệp vụ xảy ra trước hoặc sau ngày khóa sổ đối chiếu với chứng từ vận chuyển có liên quan. Chú ý ngày vận chuyển thực tế và ngày ghi sổ
Kiểm tra các lô hàng trả lại sau ngày lập bảng khai tài chính có liên quan tời kỳ kiểm toán
Giai đoạn 3: kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền
Đây là giai đoạn các KTV phải tập hợp ý kiển và tổng hợp các công việc đã thực hiện để đưa ra ý kiến về báo cáo kiểm toán nói chung và phần hành kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền nói riêng. Để đưa ra ý kiến, KTV cần phải xem xét tới các sự kiện ngày kết thúc niên độ kế toán (ví dụ như khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán ảnh hưởng tới phải thu và dự phòng phải thu) và sử dụng thủ tục phân tích để khẳng định lại một lần nữa những kết luận trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên BCTC. Giúp KTV có kết luận về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC.
Tổng hợp tất cả các công việc,KTV chỉ ra các sai phạm trọng yếu nếu có và đưa ra bút toán điều chỉnh cho đơn vị và yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Nếu đơn vị chấp nhận điều chỉnh theo ý kiểm toán thì kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với chu trình bán hàng thu tiền. Nếu khách hàng không chấp nhận thì tùy mức độ trọng yếu của sai phạm mà KTV sẽ đưa ra ý kiến của mình.
Cuối cùng là lên báo cáo và viết thư quản lý.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH
BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVINA) THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG
Chuẩn bị kiểm toán
2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty TNHH A là khách hàng cũ của công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) trong 3 năm liên tiếp. Trong năm 2011, nhận được lời mời kiểm toán từ phía công ty TNHH A và đã có quyết định chấp nhận kiểm toán từ phía Tổng GĐ công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA).
Đầu tiên, công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA) sẽ tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán. Do công ty TNHH A có quy mô khá nên nhóm tham gia trực tiếp kiểm toán sẽ là 5 người.
Sau khi đã xác định được nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán với khách hàng rồi đưa lên cho tổng GĐ phê duyệt.
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở
Công ty TNHH A kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, cung cấp các dịch vụ sau:
Cho Thuê phòng nghỉ khách sạn với các dịch vụ khác đi kèm đạt tiêu chuẩn quốc tế
Dịch vụ ăn uống. Công ty có mở nhà hàng nhằm phục vụ cho các khách nghỉ tại khách sạn và khách ở ngoài. Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn phong cách Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản.
Cho thuê văn phòng tổ chức hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bước 3: thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
KTV sẽ thu thập các thông tin sau
Tên công ty: Công ty TNHH A
Giấy phép hoạt động: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010406789 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp - Mã số thuế: 010406789
Mô hình tổ chức: Là công ty liên doanh
Địa bàn hoạt động: Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn
Thành lập: vào tháng 8/2004
Tổng vốn đầu tư là 33 tỷ VND
Vốn điều lệ là 12,5 tỷ VND
Số lượng khách hàng lớn, và khách hàng chính là các công ty du lịch.
Bước 4: Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục phân tích ngang về doanh thu, KTV thấy doanh thu của công ty trong năm 2010 tăng 29% (bảng phân tích doanh thu ở phần thực hiện kiểm toán) so với năm 2010 chứng tỏ trong năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty khá tốt.
Bước 5: Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Tại công ty TNHH tư vấn thuế kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVINA), căn cứ xác định mức trọng yếu là dựa trên lợi nhuận trước thuế hoặc doanh thu của khách hàng trong điều kiện kinh doanh bình thường. Với khách hàng A công ty xác định mức trọng yếu dựa trên lợi nhuận trước thuế. lợi nhuận trước thuế ước tính 2010 của công ty A là 562.534.200 đồng mức trọng yếu đặt ra cho mục đích lập kế hoạch được xác định là 5% lợi nhuận trước thuế tức là 562.534.200 * 5% = 28.126.700 đồng. Căn cứ vào mức trọng yếu đặt ra cho quá trình lập kế hoạch, KTV tính ra ngưỡng sai sót trọng yếu. Ngưỡng sai sót trọng yếu mà công ty đặt ra với công ty A là 75% dựa trên mức trọng yếu cho quá trình lập kế hoạch. Tức là 28.126.700 * 75% = 21.095.000 nghìn đồng.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng: hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, một lĩnh vực mà rủi ro kinh doanh không cao. Tuy vậy, năm 2010 có nhiều nghiệp vụ phát sinh, chính vì vậy nên rủi ro tiềm tàng mà KTV đánh giá cho công ty A là mức trung bình.
Bước 6: nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát
Với hoạt động cho Thuê phòng nghỉ khách sạn với các dịch vụ khác đi kèm theo
Khi có khách đặt phòng (cả khách lẻ và khách đoàn), phòng kinh doanh và Marketing sẽ lập một bảng xác nhận trong đó có ghi rõ tên khách hàng, địa chỉ, số phòng, ngày, số tiền, thời hạn thanh toán và sau đó fax cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận, thì họ sẽ gửi xác nhận lại cho công ty. Công ty có bảng giá đã được quy định sẵn, tuy nhiên với khách đặt hàng theo đoàn hay các đại lý du lịch thì giá phòng có thể thỏa thuận được. Giá phòng sẽ được xác định theo số lượng khách, thời vụ, và mối quan hệ với khách hàng. Trong mùa du lịch thì khách hàng muốn đặt phòng thì khách phải đặt tiền trước khoảng 50 tới 75% tổng số tiền phòng và tỷ lệ này còn phụ thuộc vào số lượng đặt, ngày đặt, mối quan hệ của khách hàng và một số yếu tố khác.
Công ty sử dụng hệ thống Fidelio – hệ thống quản lý khách sạn mà được áp dụng phổ biến trong các khách sạn tại Việt Nam. Quy trình như sau:
Khi khách tới, nhân viên lễ tân sẽ chuẩn bị một mẫu đăng ký và đưa cho khách hàng đăng ký. Sau đó, mẫu đăng ký và thông tin khách được nhập vào hệ thống Fidelio để quản lý chi tiết cho từng khách hàng.
Mỗi khi khách hàng sử dụng các dịch vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống, giặt là, điện thoại công ty sẽ ghi vào các hóa đơn phụ có chữ ký ký nhận của khách hàng. Còn các chi phí sẽ được nhập vào hệ thống Fidelio bởi bộ phận buồng, lễ tân và nhà hàng. Các hóa đơn của công ty được đánh số một cách liên tục và có chữ ký ký nhận của nhân viên chịu trách nhiệm, của khách hàng và sau đó được chuyển tới cho kiểm soát viên dịch vụ kiểm tra. Sau khi kiểm tra, kiểm soát viên in ra báo cáo về tình hình cung cấp dịch vụ từ hệ thống Fidelio có kèm theo các chứng từ và gửi tới kiểm soát viên thu nhập kiểm tra. Dựa trên việc kiểm tra, kiểm soát viên thu nhập sẽ đưa ra báo cáo thu nhập hàng ngày.
Báo cáo thu nhập hàng ngày được kiểm soát thu nhập lập trên Excel, bao gồm các thông tin như doanh thu, doanh thu thuần sau khi đã trừ đi VAT và 5% phí dịch vụ. Và có một cột riêng để tính thu nhập lũy kế trong tháng cho tới ngày lập báo cáo thu nhập hàng ngày.
Cuối tháng, kiểm soát thu nhập sẽ lên nhật ký chung và in báo cáo thu nhập từ hệ thống Fidelio.
Đối với hoạt động cho Thuê phòng nghỉ tổ chức hội nghị
Khi có khách Thuê phòng nghỉ, một bản hợp đồng được chuẩn bị bởi phòng kinh doanh và Marketing bao gồm các thông tin: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, thời gian thuê, giá thuê, thời hạn thanh toán. GĐ và người Thuê phòng nghỉ sẽ ký hợp đồng, sẽ có một bản sao hợp đồng gửi cho bộ phận quản lý doanh thu để cập nhật danh sách người Thuê phòng nghỉ trên Excel và một bản cho kế toán trưởng để xử lý và ghi sổ. Với các khách Thuê phòng nghỉ dài hạn, bên Thuê phòng nghỉ phải đặt cọc tiền Thuê phòng nghỉ trong 1 tháng.
Bộ phận kế toán sẽ phát hành hóa đơn tập hợp phí thuê văn phòng và các loại chi phí khác có liên quan. Sau khi nhận được hóa đơn, thường thì trong thời hạn 2 tuần khách phải thanh toán tiền Thuê phòng nghỉ ngoại trừ thỏa thuận khác được ghi nhận trong hợp đồng. tại ngày phát hành hóa đơn, kế toán ghi nhận doanh thu và ghi nhận khoản phải thu và cập nhật vào phần mềm kế toán peachtree.
Đối với hoạt động thu tiền
Khi nhận được tiền do thực hiện dịch vụ, nhân viên sẽ thực hiện cho tiền vào phong bì và cất vào hộp an toàn. Và mỗi sáng, thủ quỹ sẽ tiến hành thu thập các phong bì và các hóa đơn phát hành ngày hôm trước. Tiền nhận được sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng cứ 3 ngày một lần bởi thủ quỹ. Với những khoản thu qua ngân hàng hoặc thanh toán qua thẻ, cuối tháng, khi nhận được khoản in sao kê của ngân hàng, kế toán sẽ đối chiếu với sổ ngân hàng và sổ cái tài khoản tiền gửi. Dựa trên số tiền thực nhận kế toán doanh thu sẽ lập báo cáo doanh thu trên excel. Giống như báo cáo thu nhập, báo cáo này cũng được lập theo từng ngày và có một cột số tiền lũy kế trong tháng đến ngày lập báo cáo. Cuối tháng một báo cáo thu nhập sẽ được in ra.
Đối với khoản nợ phải thu
Trong quá trình kiểm tra tuổi nợ của các khoản phải thu, tất cả các khoản quá hạn trên 30 ngày sẽ được đưa ra thảo luận và điều tra nguyên nhân thanh toán muộn. Để thúc đẩy quá trình thanh toán nợ của khách hàng, công ty có thực hiện:
Cuối tháng, kế toán in ra bản đối chiếu công nợ từ hệ thống và gửi cho khách hàng để xác nhận về số dư phải thu đồng thời nhắc nhở khách hàng thanh toán
Với các khoản phải thu quá hạn với thời hạn dài, kế toán sẽ lập một thư nhắc nhở để nhắc nhở khách hàng trả tiền.
Các trường hợp khác sẽ được thảo luận và cân nhắc cẩn thận để xem xem có nên đưa ra các hoạt động pháp lý hay không.
HTKSNB của công ty TNHH A khá tốt nên mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp.
2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH A
Đây là giai đoạn cuối cùng của lập kế hoạch kiểm toán. Do Công ty không tiến hành kiểm toán theo chu trình mà theo khoản mục nên chương trình kiểm tra chi tiết được xây dựng cho các tài khoản chủ yếu của chu trình này bao gồm: chương trình kiểm tra chi tiết doanh thu, chương trình kiểm tra chi tiết phải thu khách hàng, chương trình kiểm tra chi tiết đối với khoản mục tiền. Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH A, KTV tiến hành bổ sung hay loại bỏ một số thủ tục kiểm tra chi tiết trong chương trình kiểm toán chuẩn của công ty để xây đựng chương trình kiểm toán chi tiết phù hợp với khách hàng. Do đặc điểm của khách hàng A là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn, doanh thu được ghi nhận khi khách hàng trả phòng hay thanh toán tiền ăn, và hầu như không có khoản mục hàng bán bị trả lại nên trong chương trình kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu không có thủ tục kiểm tra hàng bán bị trả lại. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu và khoản mục phải thu của khách hàngvì thế cũng được xác định chủ yếu là tính trọn vẹn, hiệu lực, chính xác, phân loại. Cách tiếp cận kiểm toán được xác định đó là thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bên cạnh đó thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Chương trình kiểm tra chi tiết đối với khoản mục tiền từ cung cấp dịch vụ nằm trong chương trình kiểm tra chi tiết khoản mục tiền nói chung do KTV khoản mục tiền thực hiện và có trao đổi với KTV thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng.
2.2 Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này KTV thực hiện chủ yếu là các thử nghiệm kiểm soát và các thủ tục kiểm tra chi tiết
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát với thủ tục kiểm soát của công ty là hàng tháng có xem xét các khoản nợ hay không. KTV thực hiện thử nghiệm thông qua giấy tờ làm việc:
Tên khách hàng: Công ty TNHH A
Niên độ kế toán: 01/01 – 31/12/2010….................... Tham chiếu:............................
Khoản mục: .............................................................. Người thực hiện:.....................
Bước công việc:…………………………………..... Ngày thực hiện:........................
Công việc thực hiện:
xem xét các báo cáo tuổi nợ trong kỳ chuẩn bị bởi kế toán phải thu
Thu thập báo cáo tuổi nợ ngày 30/11/201
Rà soát các báo cáo tuổi nợ thảo luận về các khoản nợ quá hạn 30 ngày và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Kết quả:Số dư các khoản nợ quá hạn hơn 90 ngày là 17.25 triệu đồng . Các khoản phải thu lớn nhất trong tháng này là khoản phải thu với công ty du lịch Hoa Mai với số tiền là 120 triệu đồng và công ty TNHH Phương Đông với số tiền 90 triệu đồng.
Theo kế toán công nợ thì công ty TNHH Phương Đông đã hứa sẽ thanh toán tiền vào tháng tiếp sau. Còn với công ty du lịch Hoa Mai là khách hàng uy tín và quen thuộc với công ty TNHH A và mang tới số lượng lớn khách tới công ty, chính vì vậy nên công ty A có chính sách gia hạn tín dụng với công ty này. Vấn đề của công ty Hoa Mai đã được đem ra thảo luận thường xuyên và đã đưa tới kết luận là dù công ty Hoa Mai có số tiền nợ lớn và thời gian thanh toán dài, nhưng công ty vẫn không cần thực hiện các biện pháp pháp lý với công ty này.
Theo anh Phong, kế toán trưởng cho biết công ty thường xuyên có các cuộc họp ban quản trị và bàn về tình hình nợ xấu và nợ quá hạn. Nên mỗi khi phát sinh nợ quá hạn, thì khách hàng đó sẽ nhận được một biên bản chi tiết công nợ với chi tiết hóa đơn kèm theo để nhắc nhở khách hàng thanh toán tiền cho công ty. Mặt khác, kế toán công nợ thường xuyên phải liên lạc với các khách hàng để nhắc nhở khách hàng trả nợ. Và các khoản nợ quá hạn của công ty, thông thường thì được thanh toán vào tháng tiếp sau.
Theo kế toán công nợ thì trong tháng 11 không có phát sinh nợ khó đòi phải trích lập dự phòng. Trong kỳ, không có khoản nợ chưa thanh toán nào là nợ xấu, nên không cần thiết phải trích lập dự phòng nợ phải thu.
Kết luận:
HTKSNB hoạt động tốt
Thủ tục kiểm soát đánh giá việc hàng tháng đối chiếu giữa báo cáo tuổi nợ và sổ cái
Tên khách hàng: Công ty TNHH A
Niên độ kế toán: 01/01 – 31/12/2010…........................ Tham chiếu:........................
Khoản mục: .................................................................. Người thực hiện:.................
Bước công việc :.............................................................Ngày thực hiện……………
Công việc thực hiện:
Đọc lướt qua bảng báo cáo tuổi nợ và sổ cái để xem xem, chúng có được lập hàng tháng và có dấu hiệu đối chiếu hay không
Chọn 2 mẫu để kiểm tra xem liệu có đối chiếu hay không? Có chênh lệch không?
Phỏng vấn nhân viên có trách nhiệm về chênh lệch để đánh giá kiến thức chuyên môn
Kết quả
Báo cáo tuổi nợ được lập và đệ trình đầy đủ trong năm
Tháng
Báo cáo tuổi nợ
Sổ cái
Chênh lệch
3
1,524,245,535
1,524,245,535
0
Ok
11
1,739,927,500
1,739,927,500
0
Ok
Chọn 2 mẫu tháng 3 và tháng 11 ta thấy khớp đúng giữa báo cáo tuổi nợ và sổ cái
Các báo cáo được lập đầy đủ, điều tra chênh lệch không có ngoại lệ đáng lưu ý
Phỏng vấn kế toán công nợ, chị Nguyễn Thị Linh, chị Linh nói chị lập báo cáo tuổi nợ hàng tháng dựa vào tài khoản phải thu khách hàng. Báo cáo tuổi nợ được đối chiếu với Bảng cân đối phát sinh. Khi có chênh lệch, thì chênh lệch sẽ được in ra và đối chiếu với sổ cái để điều tra.
Kết luận:
Qua đánh giá thấy HTKSNB hoạt động tốt
Kiểm tra thủ tục hàng tháng đối chiếu giữa báo cáo thu nhập với báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ
Tên khách hàng: Công ty TNHH A
Niên độ kế toán: 01/01 – 31/12/2010…..................... Tham chiếu:.............................
Khoản mục: ............................................................... Người thực hiện:......................
Bước công việc:………………………………….... Ngày thực hiện:........................
Các bước thực hiện:
Xem lướt qua các báo cáo thu nhập và báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ để kiểm tra liệu các báo cáo có được lập hàng tháng hay không và có được đối chiếu hay không
Chọn 2 mẫu để kiểm tra xem liệu có đối chiếu hay không? Có chênh lệch không?
Phỏng vấn nhân viên có trách nhiệm về chênh lệch để đánh giá kiến thức chuyên môn
Kết quả
Báo cáo thu nhập và báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ được lập đầy đủ cho các tháng từ 1 tới 12
Chọn 2 mẫu tháng 2 và tháng 12 ta thấy khớp đúng giữa báo cáo thu nhập và sổ cái
Tháng
Báo cáo thu nhập
Sổ cái
Chênh lệch
check
2
4,726,128,900
4,726,128,900
0
Ok
12
4,525,378,223
4,525,378,223
0
Ok
Trong quá trình thực hiện, không phát hiện chênh lệch giữa hai báo cáo
Kết luận:
Qua đánh giá thấy HTKSNB hoạt động tốt
Dựa trên các thử nghiệm kiểm soát trên ta thấy rủi ro tiềm tàng của công ty là trung bình. Rủi ro kiểm soát của công ty thấp. Nên làm cho mức rủi ro của công ty với chu trình bán hàng thu tiền là thấp.
2.2.2 Thử nghiệm cơ bản
2.2.2.1 Thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục phân tích với khoản mục doanh thu ở công ty A
Dựa vào số liệu năm 2010 và năm 2010, KTV tiến hành phân tích doanh thu như sau
Bảng 2.1: Bảng phân tích doanh thu
Diễn giải
Số liệu kế toán 2010
Điều chỉnh
Số liệu kiểm toán
Số liệu đã kiểm toán 2010
Chênh lệch
Số tiền
%
DV khách sạn
40,808,712
0
40,808,712
30,800,806
10,007,906
32.49
DV Thuê phòng nghỉ
23,498,971
0
23,498,971
16,011,955
7,487,016
46.76
DV ăn uống
15,499,712
0
15,499,712
12,988,667
2,543,806
19.58
Dv khác
1,810,029
0
1,810,029
1,832,945
(22,916)
(1.25)
DV thuê VP
6,879,499
0
6,879,499
6,079,146
800,353
13.17
Tổng
47,688,211
0
47,688,211
36,912,712
10,808,259
29.28
Nhìn vào bảng phân tích doanh thu của công ty TNHH A ta thấy:
Với dịch vụ khách sạn: dịch thu khách sạn của công ty A có tăng trưởng 32.49% so với năm 2010 và tăng chủ yếu do dịch vụ Thuê phòng nghỉ (tăng 46.76%). Dịch vụ Thuê phòng nghỉ tăng vậy là do trong năm 2010 công ty có chiến lược gia tăng quảng cáo và đặc biệt là quảng cáo ở cả nước ngoài. Đồng thời với việc số lượng khách tăng, năm 2010 tình hình lạm phát gia tăng, nên khách sạn phải tăng giá lên tới hơn 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112635.doc