Chuyên đề Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP) 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3

1.2 Lĩnh vực hoạt động 5

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 6

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của ACAGroup 8

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty 8

1.4.2 Chức năng của các bộ phận, phòng ban 8

1.5 Đặc điểm quy trình kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) 10

1.6 Tổ chức hồ sơ kiểm toán 16

1.7 Giám sát chất lượng kiểm toán 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP) 23

2.1 Khái quát quá trình áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) 23

2.2 Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty ABC do ACAGroup thực hiện 25

2.1.1. Giới thiệu khách hàng 25

2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch tại Khách hàng ABC 26

2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC 35

2.1.4. Thực hiện TTPT soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Khách hàng ABC 38

2.3 Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ do ACAGroup thực hiện 45

2.2.1 Giới thiệu khách hàng 45

2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch tại Công ty XYZ 46

2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty XYZ 62

2.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty XYZ 67

2.4 Tổng kết quá trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 76

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP) 79

3.1 Những ưu điểm trong quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại ACAGroup 79

3.2 Những hạn chế và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 81

KẾT LUẬN 89

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N SỐ DƯ 31/12/2007 SỐ DƯ 31/12/2008 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % TÀI SẢN I.Tài sản ngắn hạn 44,636,203,665 156,513,453,033 111,877,249,368 251% Tiền và các khoản tương đương tiền 12,925,999,097 49,043,717,392 36,117,718,295 279% N1 Tiền 12,925,999,097 49,043,717,392 36,117,718,295 279% Các khoản phải thu ngắn hạn 20,479,303,722 78,161,432,291 57,682,128,569 282% Phải thu khách hàng 9,958,596,961 77,633,467,291 67,674,870,330 680% N2 Trả trước cho người bán 7,403,184,738 30,000,000 (7,373,184,738) -100% Phải thu nội bộ ngắn hạn 3,117,522,023 497,765,000 (2,619,757,023) -84% Các khoản phải thu khác 200,000 200,000 - Hàng tồn kho 9,237,566,222 26,000,768,332 16,763,202,110 181% Hàng tồn kho 9,237,566,222 26,000,768,332 16,763,202,110 181% N3 Tài sản ngắn hạn khác 1,993,334,624 3,307,535,018 1,314,200,394 66% Chi phí trả trước ngắn hạn 1,887,032,524 2,087,514,521 200,481,997 11% N4 Tài sản ngắn hạn khác 106,302,100 1220020497 1,113,718,397 1048% N5 II.Tài sản dài hạn 174,592,846,843 426,224,784,282 251,631,937,439 144% Tài sản cố định 172,432,835,621 401,534,292,449 229,101,456,828 133% Tài sản cố định hữu hình 101,371,861,452 390,719,914,550 289,348,053,098 285% N6 Nguyên giá 102,523,919,138 405,631,692,397 303,107,773,259 296% Giá trị hao mòn luỹ kế -1,152,057,686 -14,911,777,847 (13,759,720,161) 1194% Tài sản cố định vô hình 10,970,065,717 10,814,377,899 (155,687,818) -1% Nguyên giá 11,151,391,501 11,240,448,704 89,057,203 1% Giá trị hao mòn luỹ kế -181,325,784 -426,070,805 (244,745,021) 135% Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 60,090,908,452 0 (60,090,908,452) -100% Tài sản dài hạn khác 2,160,011,222 24,690,491,833 22,530,480,611 1043% Chi phí trả trước dài hạn 2,160,011,222 24,690,491,833 22,530,480,611 1043% N7 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 219,229,050,508 582,738,237,315 363,509,186,807 166% NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 123,952,805,158 411,371,761,023 287,418,955,865 232% Nợ ngắn hạn 123,952,805,158 234,135,425,511 110,182,620,353 89% Vay và nợ ngắn hạn 32,314,569,200 108,875,422,507 76,560,853,307 237% N8 Phải trả người bán 21,310,067,685 88,132,177,714 66,822,110,029 314% N9 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 334,012,000 635,405,932 301,393,932 90% N10 Phải trả người lao động 553,318,252 4,091,104,827 3,537,786,575 639% N11 Chi phí phải trả 127,133,062 1,321,383,663 1,194,250,601 939% N12 Phải trả nội bộ 69,222,147,059 30,319,739,739 (38,902,407,320) -56% Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 91,557,900 760,191,129 668,633,229 730% N13 Nợ dài hạn 0 177,236,335,512 177,236,335,512  - Vay và nợ dài hạn 0 177,236,335,512 177,236,335,512  - II. Vốn chủ sỏ hữu 95,276,245,350 171,546,476,291 76,270,230,941 80% Vốn chủ sở hữu 95,276,245,350 171,546,476,291 76,270,230,941 80% Vốn đầu tư của chủ sở hữu 94,708,350,000 162,859,900,000 68,151,550,000 72% N14 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 567,895,350 8,686,576,291 8,118,680,941 1430% CỘNG NGUỒN VỐN 219,229,050,508 582,918,237,314 363,689,186,806 166% N1: Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: Tiền mặt : 81,375,763 đồng Tiền gửi ngân hàng: 48,962,341,629 đồng KTV đã kiểm tra số tiền trên biên bản kiểm kê với sổ quỹ Tiền mặt và sổ chi tiết Tiền mặt, kiểm tra một số phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ liên quan trên cơ sở chọn mẫu thấy không có vấn đề trọng yếu phát sinh. Tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đáng kể (383%) chủ yếu là thu từ tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ (47,682,128,569 đồng). Qua kiểm tra, KTV phát hiện thấy 1 nghiệp vụ tính tiền lãi vay ngắn hạn ngân hàng Maybank ngày 5/12/2008 của Kế toán tiền gửi chưa chính xác, Kế toán đã phản ánh số tiền lãi vay lớn hơn trên giấy báo của ngân hàng số tiền 6,798,174 đồng. Đề nghị Công ty phản ánh lại chính xác số tiền lãi vay từ ngân hàng Maybank để khoản mục tiền được thể hiện chính xác trên BCTC. N2: Phải thu khách hàng Do sản phẩm cung ứng là linh kiện máy móc mang tính đặc trưng nên số lượng khách hàng của Công ty không nhiều, số dư phải thu khách hàng tại thời điểm cuối năm chiếm phần lớn là phải thu khách hàng nội đìa từ hai khách hàng Canon Vietnam (75,036,695,964 đồng) và Brother Industries (50,625,989 đồng). Qua đối chiếu các biên bản xác nhận công nợ cuối kỳ và theo dõi các hợp đồng, KTV thấy các khoản phải thu đều được ghi nhận đúng đắn, không có khoản nợ nào quá hạn trên 3 tháng. N3: Hàng tồn kho Hàng tồn kho cuối kỳ chủ yếu gồm nguyên vật liệu chính (17,292,961,123 đồng) và thành phẩm (5,933,162,595 đồng). Qua kiểm tra, đối chiếu số lượng, đơn giá nhập xuất với báo cáo nhập xuất tồn kiểm toán viên thấy khoản mục nguyên vật liệu không có sai sót trọng yếu. Đồng thời qua tính toán lại giá thành sản phẩm, đối chiếu với biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ cho thấy số dư khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho cuối kỳ đã được phản ánh đúng. KTV đã tham gia quan sát hàng tồn kho, mặt khác do Công ty mới đi vào hoạt động, tình hình tiêu thụ sản phẩm khá tốt nên không có hàng tồn kho kém phẩm chất và lỗi thời, vì vậy việc Công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hợp lý. N4: Chi phí trả trước ngắn hạn Chi phí trả trước ngắn hạn gồm chi phí công cụ dụng cụ là chi phí thuê nhà trả trước 3 tháng chờ phân bổ. Qua kiểm tra các hợp đồng thuê và và chứng từ mua công cụ dụng cụ, đối chiếu với bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, KTV nhận thấy khoản mục này đã được phản ánh trung thực. N5: Tài sản ngắn hạn khác Lượng hàng hóa kho bảo thuế trong năm tăng lên chủ yếu là nguyên vật liệu nhập khẩu dự trữ cho hàng hóa xuất khẩu đầu năm 2009 việc nhập khẩu lượng hàng này nằm trong kế hoạch của Công ty. N6: Tài sản cố định hữu hình TSCĐ tăng trong năm gồm: dây chuyền dùng cho sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm; thiết bị điện của nhà máy; xe nâng chạy dầu; ô tô; phương tiện vận tải; thiết bị văn phòng; Quyền sử dụng đất khu C1, C2; phần mềm máy tính. Qua kiểm tra, KTV phát hiện một số TSCĐ có thời gian trích khấu hao lớn hơn thời gian trích khấu hao quy định tại QĐ 206/2003/QĐ-BTC cụ thể là một số phương tiện vận tải, tổ máy phát điện, kệ chứa hàng, khuôn đúc, phần mềm máy tính và Quyền sử dụng đất khu C1, C2 (Công ty đã trích khấu hao với thời gian lớn hơn trong hợp đồng thuê). Do vậy chi phí khấu hao của Công ty trong năm 2008 nhỏ hơn số cần phải trích là 379,441,310 đồng trong đó số cần trích lập thêm cho TSCĐ hữu hình là 373,391,874 đồng và cho TSCĐ vô hình là 6,049,436 đồng. Đề nghị Công ty bổ sung bút toán điều chỉnh chi phí khấu hao. N7: Chi phí trả trước dài hạn Qua kiểm tra hợp đồng thuê kho bãi và tính toán lại việc phân bổ, KTV thấy khoản mục này không có vấn đề trọng yếu phát sinh. N8: Vay và nợ ngắn hạn Khoản vay và nợ ngắn hạn tăng lên là do trong năm, Công ty đã thực hiện một số hợp đồng vay ngắn hạn để mua sắm mới TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các khoản vay từ các ngân hàng Maybank, Oceanbank-Hà nội, ngân hàng Ngoại thương. Qua kiểm tra các hợp đồng vay cho thấy khoản mục này đã được phản ánh đúng. N9: Phải trả người bán Do số lượng nguyên vật liệu nhập mua trong năm tăng nên số dư khoản phải trả người bán tăng 66,822,110,029 đồng (314%), khoản phải trả này gồm phải trả nộ bộ 51,925,334,480 đồng và phải trả nước ngoài là 36,206,843,234 đồng, hai nhà cung cấp chính của Công ty là Tokyo Ink Compounds Vietnam và SIK VN. Qua kiểm tra xác nhận số dư cuối kỳ và một số hợp đồng mua hàng lớn với nhà cung cấp, KTV thấy không phát sinh vấn đề trọng yếu với khoản mục này. N10: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Thuế phải nộp gồm thuế thu nhập cá nhân 608,765,029 đồng và các khoản thuế khác 26,640,903 đồng, trong năm Công ty chưa nộp hai khoản thuế này tại bất kỳ thời điểm nào. N11: Phải trả công nhân viên Tổng quỹ lương thực hiện trong năm là 27,987,272,358 đồng, qua kiểm tra hợp đồng thỏa thuận lao động và tính toán lại, KTV thấy khoản mục này đã phản ánh đúng tiền lương tháng 12 và tháng 13 mà Công ty chưa thanh toán cho công nhân viên. Khoản tiền lương này đã được Công ty trả cho công nhân viên vào tháng 01 năm 2009. N12: Chi phí phải trả Chi phí phải trả tăng lên chủ yếu là do chi phí vận chuyển bán hàng trong năm tăng lên đáng kể. N13: Các khoản phả trả, phải nộp ngắn hạn khác Khoản mục này tăng so với năm 2007 là do tổng số bảo hiểm xã hội phải nộp trong năm là 1,541,141,398 đồng trong đó Công ty mới nộp 1,353,524,439 đồng. Bên cạnh đó, khoản bảo hiểm y tế phải nộp trong năm là 228,370,591 đồng nhưng Đơn vị mới thanh toán 69,523,528 đồng cho người lao động, do vậy số còn lại phải nộp là 158,847,423 đồng. Qua kiểm tra thông báo đóng bảo hiểm xã hội và các chứng từ chi tiền, KTV thấy khoản mục này đã phản ánh hợp lý, chính xác. N14: Vốn chủ sở hữu Qua xem xét các giấy tờ thay đổi vốn góp, KTV nhận thấy khoản mục nguồn vốn chủ sỏ hữu đã được phản ánh đúng số vốn góp của từng cổ đông. Biểu 2.1.4b: Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách hàng ABC Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khách hàng Kỳ kế toán Tham chiếu Công ty CP ABC 31/12/2008 B 502 Người thực hiện: NKC Ngày thực hiện: 03/2008 Đơn vị: đồng (VND) TÊN TÀI KHOẢN Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,958,905,541 274,207,637,590 255,248,732,049 1346% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 53,139,763 53,139,763 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ 18,958,905,541 274,154,497,827 255,195,592,286 1346% N15 4. Giá vốn hàng bán 11,756,392,185 230,776,479,730 219,020,087,545 1863% N16 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,202,513,356 43,378,018,097 36,175,504,741 502% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 637,302,405 3,013,689,168 2,376,386,763 373% 7. Chi phí tài chính 1,884,585,799 8,488,706,108 6,604,120,309 350% + Trong đó : Chi phí lãi vay 852,490,368 5,024,533,316 4,172,042,948 489% 8. Chi phí bán hàng 860,364,599 10,937,448,882 10,077,084,283 1171% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,844,207,267 19,200,991,318 14,356,784,051 296% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 250,658,096 7,764,560,957 7,513,902,861 2998% 11. Thu nhập khác 1,402,824,087 817,348,541 (585,475,546) -42% 12. Chi phí khác 1,085,586,833 463,228,556 (622,358,277) -57% 13. Lợi nhuận khác 317,237,254 354,119,985 36,882,731 12% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 567,895,350 8,118,680,942 7,550,785,592 1330% N17 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 567,895,350 8,118,680,942 7,550,785,592 1330% N15: Doanh thu bán hàng Qua phân tích chi tiết sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cho thấy doanh thu bán hàng trong năm tăng lên là do nhu cầu về thành phẩm của Công ty tăng, Công ty đã thực hiện cung cấp nhiều hợp đồng bán hàng lớn, đặc biệt là 6 tháng cuối năm. Khoản mục doanh thu đã được phản ánh trung thực và hợp lý. N16: Giá vốn hàng bán Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm nay phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng. Khoản mục này không có vấn đề trọng yếu phát sinh ngoại trừ số chi phí khấu hao TSCĐ trong năm công ty trích thiếu như đã trình bày ở chú ý N6 trên giấy tờ làm việc này với số tiền là 379,441,310 đồng. N17: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và phát hiện cho thấy, ngoại trừ khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong năm trích thiếu so với quy định 379,441,310 đồng và chi phí lãi vay ước tính vượt quá số thực tế tại chú ý N1 số tiền 6,798,174 đồng thì khoản mục Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được phản ánh trung thực hợp lý trên khía cạnh trọng yếu. 2.3 Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ do ACAGroup thực hiện 2.2.1 Giới thiệu khách hàng Công ty XYZ là doanh nghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty chính thức được cấp Giấy phép đầu tư vào ngày 28 tháng 8 năm 2003 do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Hà Nội cấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty khách hàng là định hình kim loại tấm, gia công chính xác và lắp ráp các chi tiết, linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp khác. Tổng vốn đầu tư của XYZ là 4,000,000 USD. Công ty hiện là khách hàng năm đầu tiên của ACAGroup. Quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán tại khách hàng XYZ được KTV thực hiện như sau: 2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch tại Công ty XYZ Bước 1: Thu thập thông tin Do khách hàng XYZ là khách hàng năm đẩu tiên của ACAGroup nên trong bước thu thập thông tin này, KTV thực hiện thu thập khá đầy đủ và kỹ lưỡng về các thông tin chung liên quan đến khách hàng đồng thời phân tích và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như các chính sách kế toán chủ yếu. Giấy tờ làm việc trong bước này được thể hiện ở Biểu 2.2.2a: Biểu 2.2.2a: Tìm hiểu chung về khách hàng XYZ Tìm hiểu chung về khách hàng Khách hàng Kỳ kế toán Tham chiếu Công ty CP ABC 31/12/2008 C 101 Người thực hiện: PTH Ngày thực hiện: 03/2008 Mục đích: Mục đích của giấy tờ làm việc này là thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính nhằm đạt được những hiểu biết sơ bộ về khách hàng XYZ. Thông tin chung: Công ty XYZ là doanh nghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, có trụ sở tại khu Công nghiệp Thăng Long , Huyện Đông Anh, Hà nội. Công ty chính thức được cấp Giấy phép đầu tư ngày 28 tháng 8 năm 2003 do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Hà Nội cấp và Giấy phép sửa đổi ngày 6 tháng 12 năm 2004. Thời gian hoạt động của Công ty là 44 năm kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư lần thứ nhất. Từ ngày 12 tháng 12 năm 2006, Công ty được miễn thuế nhập khẩu do được cấp Giấy phép EPE (export processing enterprise) từ Ban quản lý các khu chế xuất. Tổng số vốn góp đầu tư tại ngày 28 tháng 8 năm 2003 là 2,200,000 USD được tham gia đóng góp bởi hai bên đại diện từ Singapore và Hồng Kông, trong đó phần vốn góp tương ứng của mỗi bên là 51% và 49%. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là: định hình kim loại tấm, gia công chính xác và lắp ráp các chi tiết, linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp khác. Ban quản trị của Công ty gồm 6 thành viên và được thành lập với mục tiêu quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ban quản trị họp ít nhất mỗi năm 1 lần để thông báo tình hình hoạt động trong năm của Công ty và có thể họp đột xuất trong trường hợp cần thiết. Với mục tiêu lâu dài là thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị trường, Doanh nghiệp tập trung đầu tư một cách hiệu quả vào dòng sản phẩm chiến lược, tăng công suất sản xuất và thực hiện đúng yêu cầu về tiêu chuẩn của khách hàng đồng thời cải thiện các dịch vụ sau bán hàng. Hai nhà cung cấp chính của XYZ là Hanoi Steel Centre và NS Steel. Các khách hàng lớn và thường xuyên của Công ty là Canon Hongkong và Denson, ngoài ra còn có Panasonic, Canon Tlip, Toa, Sato,… Tại ngày 31/12/2008, Công ty có 168 nhân viên, cũng thời điểm này năm 2007 số nhân viên của XYZ là 134 người. Nguồn vốn nợ của Công ty chủ yếu được huy động từ các khoản vay ngắn và dài hạn ngân hàng như BOTM (Ngân hàng Tokyo Mitsubishi), Ngân hàng VID Bank, ngân hàng Ngoại thương và vay tín dụng dự phòng từ Ngân hàng OCBC. Ảnh hưởng từ môi trường tới hoạt động sản xuất kinh doanh Sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới: Sức cạnh tranh từ yếu tố này được đánh giá là thấp vì Công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu theo đơn đặt hàng của các khách hàng chính là Panasonic, Toa và Canon, hiện tại vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty. Ảnh hưởng từ phía nhà cung cấp: Công ty mua nguyên vật liệu từ cả hai nhà cung cấp là Hanoi Steel Centre và NS Steel với những thiết kế riêng cho các sản phẩm của Công ty, chính vì vậy ảnh hưởng thỏa thuận từ phía nhà cung cấp tới hoạt động thu mua đầu vào cũng được đánh giá là thấp. Ảnh hưởng từ phía khách hàng: Do các sản phẩm của XYZ được sản xuất chủ yếu là cung cấp cho các khách hàng chính vừa nêu ở trên (trong mục tiêu ngắn hạn), do vậy tại thời điểm hiện tại, tình hình tiêu thụ và sản xuất của XYZ vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào đơn đặt hàng của các khách hàng chủ chốt. Tuy nhiên, các khách hàng này đều là các khách hàng lâu năm và có mối quan hệ tốt với hai nhà đầu tư của Công ty. Do đó, ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh từ phía khách hàng được đánh giá ở mức trung bình. Các yếu tố ảnh hưởng từ đặc điểm nền kinh tế: Do thị trường lao động tại Việt Nam khá dồi dào và giá rẻ hơn các nước khác trong khu vực nên điều này khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường văn hóa – xã hội: Vì các sản phẩm của XYZ là các sản phẩm hầu hết dùng cho xuất khẩu do Công ty là doanh nghiệp chế xuất liên doanh. Chính vì vậy mà gần như không có ảnh hưởng đáng kể nào từ phía các yếu tố xã hội tác động đến mục tiêu trước mắt của Doanh nghiệp. Các chính sách kế toán và áp dụng - Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Các BCTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các cHệ thống kế toán Việt Nam cũng như các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. - Ước tính kế toán chủ yếu: Các giao dịch bằng ngoại tệ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ phát sinh trong năm được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa và đã thực hiện đều được phản ánh vào kết quả hoạt động kinh doanh. Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành các khoản tiền xác định trước, ít rủi ro về thay đổi giá trị và được giữ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay các mục đích khác. Hàng tồn kho Hàng tồn kho được phản ánh theo giá gốc trừ đi dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng lỗi thời. Dự phòng giảm giá và dự phòng hàng lỗi thời được lập dựa vào đánh giá của Ban lãnh đạo về giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ đi các khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng ước tính. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí liên quan phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung đã được phân bổ. Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Tài sản cố định hữu hình và hao mòn TSCĐ hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua của tài sản, bao gồm cả thuế nhập khẩu, các loại thuế đầu vào không được hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái, vị trí hoạt động cho mục đích sử dụng dự kiến. Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ hữu hình đã đi vào hoạt động như chi phí sửa chữa, chi phí bảo dưỡng, và đại tu thường được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm phát sinh chi phí. Trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng TSCĐ hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn đã được đánh giá ban đầu thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của TSCĐ hữu hình. Giá trị hao mòn được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên một thời gian hữu dụng ước tính của các TSCĐ hữu hình. Tài sản cố định vô hình Quyền sử dụng đất được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Giá trị hao mòn được tính theo phương pháp đường thẳng trong 43 năm. Phần mềm máy vi tính: Giá trị hao mòn của phần mềm máy vi tính được tính theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm. Thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo kết quả hoạt động kình doanh của năm bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại trừ trường hợp khoản thuế thu nhập phát sinh liên quan đến các khoản mục được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu, khi đó khoản thuế thu nhập này cũng được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu. Doanh thu Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao choc ho người mua. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi khoản phải thu hoặc liên quan tới khả năng hàng bán bị trả lại. Chi phí vay Chi phí vay được ghi nhận là một khoản chi phí trong năm mà các chi phí này phát sinh, ngoại trừ trường hợp chi phí vay liên quan đến các khoản vay cho mục đích xây dựng TSCĐ hữu hình thì khi đó chi phí vay phát sinh trong giai đoạn xây dựng được vốn hóa như một phần nguyên giá của TSCĐ liên quan. Bước 2 và Bước 3: So sánh thông tin, đánh giá kết quả. Cũng như thực hiện đối với khách hàng ABC, trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên sử dụng kỹ thuật so sánh ngang để so sánh các thông tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ. KTV thực hiện so sánh các chỉ tiêu giữa hai năm tài chính 2007 và 2008, qua so sánh KTV đưa ra những nhận xét và đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng như sau: Biểu 2.2.2b: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính tại khách hàng XYZ Phân tích sơ bộ tình hình tài chính Khách hàng Kỳ kế toán Tham chiếu Công ty XYZ 31/12/2008 C 301 Người thực hiện: NHD Ngày thực hiện: 03/2008 Đơn vị: 1000 đồng TÊN TÀI KHOẢN SỐ DƯ 31/12/2007 SỐ DƯ 31/12/2008 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 20,704,212 32,839,472 12,135,260 59% Tiền và các khoản tương đương tiền 8,588,637 3,411,305 (5,177,332) -60% N1 Tiền 8,588,637 3,411,305 (5,177,332) -60% Các khoản phải thu ngắn hạn 7,024,933 22,186,791 15,161,858 216% Phải thu khách hàng 6,981,800 21,770,183 14,788,383 212% N2 Các khoản phải thu khác 43,133 416,608 373,475 866% Hàng tồn kho 4,164,912 6,706,806 2,541,894 61% N3 Hàng tồn kho 4,195,937 6,706,806 2,510,869 60% Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (31,025) - 31,025 -100% Tài sản ngắn hạn khác 925,730 534,570 (391,160) -42% Chi phí trả trước ngắn hạn 366,935 487,660 120,725 33% Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 558,795 - (558,795) -100% Tài sản ngắn hạn khác - 46,910 46,910 II. Tài sản dài hạn 88,593,293 93,702,658 5,109,365 6% Tài sản cố định 88,593,293 93,057,644 4,464,351 5% Tài sản cố định hữu hình 69,570,858 79,125,108 9,554,250 14% N4 - Nguyên giá 81,766,549 99,473,376 17,706,827 22% - Giá trị hao mòn luỹ kế (12,195,691) (20,348,268) (8,152,577) 67% Tài sản cố định vô hình 13,820,230 13,537,523 (282,707) -2% N5 - Nguyên giá 14,862,619 14,957,316 94,697 1% - Giá trị hao mòn luỹ kế (1,042,389) (1,419,793) (377,404) 36% Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5,202,205 395,013 (4,807,192) -92% N6 Tài sản dài hạn khác - 445,014 445,014 Chi phí trả trước dài hạn - 445,014 445,014 N7 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 109,297,505 126,342,130 17,044,625 16% NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 83,090,324 100,958,431 17,868,107 22% Nợ ngắn hạn 35,820,407 60,462,655 24,642,248 69% Vay và nợ ngắn hạn 23,257,536 28,940,645 5,683,109 24% N8 Phải trả người bán 3,837,787 17,038,846 13,201,059 344% N9 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 249,406 177,385 (72,021) -29% N10 Phải trả người lao động 165,655 414 (165,241) -100% Chi phí phải trả 1,134,146 383,816 (750,330) -66% Phải trả nội bộ 6,364,175 12,797,691 6,433,516 101% N11 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 811,702 1,123,858 312,156 38% Nợ dài hạn 47,269,917 40,495,776 (6,774,141) -14% Vay và nợ dài hạn 47,219,775 40,241,656 (6,978,119) -15% N12 Dự phòng trợ cấp thôi việc 50,142 254,120 203,978 407% II. Vốn chủ sỏ hữu 26,207,181 25,383,699 (823,482) -3% Vốn chủ sở hữu 26,207,181 25,383,699 (823,482) -3% Vốn đầu tư của chủ sở hữu 34,791,967 34,791,967 - 0% N13 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (8,584,786) (9,408,268) (823,482) 10% CỘN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22175.doc
Tài liệu liên quan