M ỤC L ỤC
L ời n ói đ ầu 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.1.1. Khái niệm về chung về vận tải 3
1.1.2. Khái niệm vận tải biển 4
1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm của vận tải biển 6
1.2.1. Vị trí6 6
1.2.1.1. Vận tải đường biển có một vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá. 6
1.2.1.2. Vận tải biển cùng với các phương thức vận tải khác tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hoá. 7
1.2.1.3. Vận tải đường biển góp phần thúc đảy mối liên hệ với nước ngoài. 9
1.2.2. Vai trò 11
1.2.2.1. Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế và là một yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế. 11
1.2.2.2. Vận tải đường biển phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. 14
1.2.2.3. Vận tải đường biển ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế15 15
1.2.3. Đặc điểm16 16
1.3. Đánh giá chung về vận tải đường biển Việt Nam 19
1.3.1. Thuận lợi19 19
1.3.2. Khó khăn21 21
1.3.2.1. Về đội tàu 21
1.3.2.2. Về hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETTRANS) 24
2.1. Khái quát về Công ty VIETRANS 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24 24
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty26 26
2.1.2.1. Chức năng 26
2.1.2.2. Nhiệm vụ 27
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty28 28
2.2. Thực trạng vận tải đường biển tại VIETRANS 30
2.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất30 30
2.2.2. Phương thức quản lý kinh doanh31 31
2.2.3. Công tác quản lý và đào tạo lao động32 32
2.2.4. Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại VIETRANS33 33
2.3. Đánh giá các kết quả đã đạt được trong hoạt động vận tải đường biển tại VIETRANS 36
2.3.1. Kết quả đã đạt được36 36
2.3.2. Tồn tại và yếu kém38 38
2.3.3. Nguyờn nhân39 39
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 39
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 41
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS) TỪ NAY TỚI 2015 43
3.1. Một số quan điểm định hướng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của VIETRANS trong thời gian tới (từ nay tới 2015) 43
3.1.1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thế giới43 43
3.1.2. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển và quan điểm phát triển dịch vụ này ở Việt Nam44 44
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của VIETRANS trong thời gian tới 45
3.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động vận tải đường biển của VIETRANS trong thời gian tới từ nay tới 201548 48
3.3.1. Đổi mới hoàn thiện đội tàu biển của công ty48 48
3.3.2. Xây dựng và cải tạo hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ. 53 53
3.3.3. Tiến hành cổ phần hoỏ cụng ty54 54
3.3.4. Phát triển vận tải bằng container và vận tải đa phương thức. 54 54
3.3.5. Mở rộng liên doanh liên kết với nước ngoài trong vận tải đường biển. 56 56
3.3.6. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực57 57
3.4. Một số kiến nghị khác58 58
3.4.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý58 58
3.4.2. Các chính sách quản lý của nhà nước59 59
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 63
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận tải đường Biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ đại lý rộng khắp trên thế giới đồng thời tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. VIETRANS đã tham gia nhiều tổ chức, nhiều hội khác nhau và từ 1989 đã chính thức trở thành hội viên của FIATA.
Từ 1989 tới nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực ngoại thương. Trong bối cảnh đó, VIETRANS đã mất thế độc quyền và phải bước vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Những biến đổi to lớn về cơ chế kinh tế và môi trường kinh tế xã hội của thời kỳ chuyển đổi mô hình kinh tế đã đem lại cho VIETRANS những thuận lợi và cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những khó khăn và thách thức lớn cho bước phát triển. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh mới,VIETRANS đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức hoạt động đến quy mô, hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều hành. Công ty không chỉ chú ý đặc biệt tới tăng cường cơ sở vật chất mà còn chú ý đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của Công ty, phát huy truyền thống và kinh nghiệm sẵn có cùng với những thay đổi của tình hình mới. VIETRANS vẫn nâng cao được khả năng cạnh tranh của Công ty và giữ vững được vị trí là một trong những đơn vị hàng đầu về giao nhận kho vận ngoại thương ở Việt Nam, xứng đáng với vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực tổ chức giao nhận.
Như vậy trải qua hơn 30 năm, VIETRANS đã có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Cho tới nay, VIETRANS đã trở thành một Công ty giao nhận quốc tế, là một trong những sáng lập viên của hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) là một đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA và còn là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1. Chức năng
VIETRANS là một Công ty làm chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hoá, đại lý, tư vấn… cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hoá.
Công ty có những chức năng sau:
- Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ, triển lãm, tài liệu, chứng từ có liên quan, chứng từ chuyển phát nhanh.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nhận uỷ thác dịch vụ về kho vận, giao nhận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải (tàu biển, ô tô, máy bay, sà lan, container,…) bằng các hợp đồng chọn gói từ cửa tới cửa và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuất nhập khảu, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoỏ đú cho người chuyên chở để tiếp chuyển tới nơi quy định.
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá tren cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp cho Công ty.
- Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
- Kinh doanh du lịch (dịch vụ khách sạn, hướng dẫn khách du lịch vận chuyển...) kinh doanh cho thuê văn phòng nhà ở.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, thuê tàu…
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Với chức năng trên, Công ty Giao nhận Kho vận ngoại thương có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đó nờu của Công ty.
- Mua sắm, xây dựng bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật của Công ty.
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm chọn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyển chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn trờn cỏc luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyển chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản hàng hoá an toàn trong phạm vị trách nhiệm của Công ty. - Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyển chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyển chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản hàng hoá an toàn trong phạm vị trách nhiệm của Công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắn việc trả công với hiệu quả lao động bằng các hình thức khoán, chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty theo cơ chế hiện hành.
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ kho vận, giao nhận, kiến nghị cải tiến biểu cước giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, để cú cỏc biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi của cỏc bờn khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đem công việc đến để củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty được phân chia thành các khối và phòng ban như sau:
- Khối kinh doanh gồm cỏc phũng: Phũng Hàng không, phòng Công trình, phòng Vận tải Quốc tế, Phòng xuất nhập khẩu (XNK), phòng Triển lãm, phòng Chuyển tài, phòng Giao nhận Vận tải, phòng Marketing, xí nghiệp Dịch vụ xây dựng 10, kho Yờn Viờn, kho Phỏp Võn, đội xe.
- Khối quản lý gồm cỏc phũng: Phòng kế toán, Tài vụ; phòng pháp chế đối ngoại, phòng tổ chức cán bộ, phòng tổng hợp, phòng hành chính quản trị.
- Khối liên doanh gồm các công ty: Lotus Joint Venture Co..Ltd (Liên doanh giữa Mỹ - Vietrans - Ucraina) và TNT - Vietrans express worldwide Vietnam Ltd (Liên doanh Việt Nam - Hà Lan).
- Chi nhánh của công ty bao gồm: VIETRANS Hải Phòng, VIETRANS Nghệ An, VIETRANS Đà Nẵng, VIETRANS Nha Trang, VIETRANS Quy Nhơn.
- Văn phòng đại diện ở nước ngoài gồm: Odessa và Vladivostock và có hơn 70 đại lý trên toàn thế giới.
Các khối chịu sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc với sự giúp đỡ của 2 phó tổng giám đốc.
TỔNG GIÁM ĐÔC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Khối kinh doanh dịch vụ
1. Phòng Hàng không
2. Phòng Công trình
3. Phòng Vận tải Quốc tế
4. Phòng XNK
5. Phòng Triển lãm
6. Phòng Chuyển tài
7. Phòng Giao nhận Vận tải
8. Phòng Marketing
9. Xí nghiệp Dịch vụ xây dựng
10. Kho Yên Viên
11. Kho Pháp Vân
12. Đội xe
Khối quản lý
1. Phòng KT, Tài vụ
2. Phòng Pháp chế đối ngoại
3. Phòng TCCB
4. Phòng Tổng hợp
5. Phòng HC quản trị
Văn phòng đại diện ở nước ngoài
1. Odessa
2. Vladiv - ostock
Công ty liên doanh
1. Lotus Joint Venture
Co..Ltd (Liên doanh giữa Mỹ - Vietrans - Ucraina)
2. TNT - Vietrans express worldwide Vietnam Ltd (Liên doanh Việt Nam - Hà Lan)
Chi nhánh
1. VIETRANS
Hải Phòng
2. VIETRANS
Nghệ An
3. VIETRANS
Đà Nẵng
4. VIETRANS
Nha Trang
5. VIETRANS
Quy Nhơn.
2.2. Thực trạng vận tải đường biển tại VIETRANS
2.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất
Cơ sở vật chất của vận tải đường biển ở nước ta có đặc điểm riêng, đó là hầu hết đều do Nhà nước xây dựng, do chi phí để xây dựng những cầu cảng là rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có khả năng thực hiện. Do đó, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trong cả nước, VIETRANS cũng đang là một trong những đơn vị thực hiện khai thác cầu cảng biển của Nhà nước. Hiện nước ta có khoảng 60 cảng biển lớn nhỏ nằm dọc theo bở biển (gồm cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng của Trung ương, địa phương và chuyên ngành) với tổng chiều dài khoảng 19.800m cầu tàu, 838.000m2 kho và gần 2.000.000m2 bãi chứa hàng. Hệ thống cảng biển này được chia làm 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, trong đó cú cỏc cảng tổng hợp quan trọng là Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ... Việc khai thác hệ thống cầu cảng này sao cho có hiệu quả nhất vẫn luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, VIETRANS vẫn luôn được đánh giá là một đơn vị khai thác có hiệu quả nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Không những vậy, vượt qua nhiều doanh nghiệp khác, VIETRANS là đơn vị duy nhất của Bộ Thương mại có hệ thống cầu cảng riêng. Trong giai đoạn 2001-2005, bằng nhiều nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh doanh, công ty đó có đủ năng lực xây dựng được 500m cầu cảng.
Cùng với việc xây dựng cầu cảng, Công ty còn có nhiều tàu biển trong đó có 3 tầu biển trọng tải 10.000 tấn mỗi chiếc. Đây có thể nói là một ưu thế rất mạnh của công ty làm giảm rất nhiều chi phí so với việc phải đi thuê tàu. Với ưu thế cạnh tranh về giá do vừa có cầu cảng riêng, vừa có đội tàu riờng nờn VIETRANS luôn giành được những hợp đồng có giá trị lớn có khả năng đem lại lợi nhuận cao.
Luôn đánh giá hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất ngoài các tàu thuyền, bến cảng phục vụ cho vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh vận tải biển, do đó từ lâu Công ty đã xây dựng được một cơ sở vật chất hùng hậu với hệ thống kho bãi trải dài khắp đất nước, hơn 200 đầu xe vận tải với nhiều chủng loại đủ đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ kinh doanh. Riêng trong giai đoạn 2001-2005, công ty đã xây dựng được khoảng 160.000m2 bãi container, mua sắm các thiết bị bốc dỡ, phục vụ cho việc khai thác cầu cảng, xây dựng thêm hàng chục ngàn m2 kho chứa hàng có chất lượng quốc tế. Đồng thời, cỏc văn phòng chi nhánh được cải tạo nâng cấp khang trang, tăng thêm niềm tin cho các đối tượng trong và ngoài nước.
2.2.2. Phương thức quản lý kinh doanh
Không chỉ chú trọng vào cơ sở vật chất thiết bị, từ năm 2001, VIETRANS đã thay đổi toàn diện tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty, đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường đa dạng hoỏ cỏc loại hình dịch vụ, trong đó lấy kinh doanh giao nhận vận tải và khai thác cảng biển làm trọng tâm theo hướng mở rộng thị trường nước ngoài. Trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh và lợi thế vốn có của công ty trong kinh doanh như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho tàng bến bãi, cầu cảng, đất đai, thương hiệu và đội ngũ cán bộ được đào tạo có nhiều kinh nghiệm, hiện nay, công ty đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng trên cả nước, đặt một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết lập các liên doanh trong lĩnh vực giao nhận và vận tải, đặt quan hệ bạn hàng trên khắp thế giới đảm bảo hàng hoá đưa từ Việt Nam đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và ngược lại một cách nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.
Để thực hiện được phương hướng trên, đồng thời cũng nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển kéo dài suốt nhiều năm trước đó, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra khẩu hiệu mục tiêu xây dựng cơ quan “đoàn kết, ổn định và phát triển”. Bước đầu là việc xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh cho thời kì 2001-2005 và những năm tiếp theo, trong đó coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng giao nhận vận tải quốc tế, đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh và nhưng lợi thế vốn có của VIETRANS trong kinh doanh cũng như hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật về kho tàng biển bãi, cầu cảng, đất đai, thương hiệu và đội ngũ được đào tạo có nhiều kinh nghiệm, và mở thêm hoại động sản xuất gia công hàng xuất khẩu, đa dạnh hóa ngành nghề, đa phương hóa quan hệ, tổ chức tốt công tác thị trường để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở trong và ngoài nước, từng bước khôi phục và thiết lập mới các mối quan hệ với cỏc hóng tầu, với các đại lý, đến nay đã hình thành một mạng lưới đại lý mới trên toàn thế giới và có nhiều hãng tàu mới.
2.2.3. Công tác quản lý và đào tạo lao động
Trước hết là việc xây dựng một đội ngũ thuyền viên vững vàng về tay nghề. Đây là những lao động trực tiếp có đặc thù nghề nghiệp riêng, không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp tốt mà còn phải có sức khoẻ tốt. Lực lượng lao động đặc biệt này luôn được công ty chú ý đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên, nhất là việc huấn luyện thuyền viên ứng phó hợp lý, hiệu quả với những tình huống diễn ra bất thường trong quá trình vận chuyển hàng hoá nhằm đưa hàng hoá đến nơi an toàn. Vì vậy, công ty thường xuyên gửi thuyền viên của mình đi đào tạo tại các trường, trung tâm huấn luyện trong như các trường ở Hải Phòng, Nha Trang... và cả ngoài nước.
Tiếp đó, đối với bộ phận gián tiếp, là việc đổi mới toàn diện bộ máy cơ cấu tổ chức theo hướng năng động gọn nhẹ phù hợp với cơ chế quản lý. Theo đú, cỏc phũng ban làm ăn thua lỗ, hiệu quả thấp bị giải tán. Các bộ phận còn lại được tổ chức theo chiều hướng chuyên môn hóa, tránh chồng chéo nghiệp vụ lẫn nhau. Đồng thời, công ty liên tục mở lớp đào tạo nâng cao, đào tạo lại, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng nhu cầu công việc trong đó đặc biệt quan tâm tới việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo cơ hội để lớp trẻ được đóng góp sức lực trí tuệ, xây dựng cơ quan, phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ. Với đa phần cán bộ có độ tuổi trung bình 30-35 tuổi, VIETRANS đang có trong tay một lực lượng lao động đầy triển vọng. Đặc biệt, công ty không ngần ngại cho phép cán bộ được nghỉ việc tạm thời để đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài với cơ chế sẵn sàng nhận họ trở lại làm việc khi đã hoàn thành khoá học. Điều này đã thu hút được rất nhiều người tài đến với công ty cũng như tạo sự tin tưởng của người lao động vào cách dùng người của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Tiếp đó, công ty đã mạnh dạn cử những cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức trong sáng, có ngoại ngữ giỏi cử sang làm việc tại các liên doanh được Công ty giáo dục chính trị tư tưởng một cách vững vàng, làm việc theo nguyên tắc hòa nhập mà không bị hòa tan, hợp tác chặt chẽ với các đối tác. Xây dựng nếp sống văn hóa trong doanh nghiệp và tác phong công nghiệp, xây dựng tinh thần đoàn kết từ Văn phòng Công ty đến các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Để tạo động lực kinh tế đối với lực lượng lao động, công ty đã xây dựng cơ chế phân phối gắn với kết quả lao động, xóa bỏ chủ nghĩa phân phối bình quân. Điều này đã khiến cho người lao động trong công ty có ý thức trách nhiệm hơn đối với hoạt động kinh doanh của công ty bởi nó gắn chặt với quyền lợi của chính bản thân mỗi người.Chớnh vì thế, năng suất lao động trong đơn vị được tăng lên đã góp phần làm cho đời sống cán bộ công nhân viên công ty đã ngày càng được cải thiện với mức tiền lương bình quân tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2001 lên 5,1 triệu đồng năm 2005.
2.2.4. Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại VIETRANS
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển là một trong lĩnh vực hoạt động chính của VIETRANS. Doanh thu từ hoạt động này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của Công ty, chiếm khoảng 50 – 60 sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty, và 10 -12% sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của cả nước.
Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng vận tải biển
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
N ăm
2001
N ăm
2002
N ăm
2003
N ăm
2004
N ăm
2005
Doanh thu (DT)
60.473
96.094
120.777
133.466
171.341
Lợi nhuận (LN)
19.095
25.832
27.437
31.236
35.173
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 2001 - 2005 của Phòng Kế toán)
Qua số liệu bảng trên ta thấy từ năm 2001, hoạt động giao nhận bằng đường biển ngày càng tăng do công ty thấy được tầm quan trọng và hiệu quả của hoạt động này, nờn đó tăng cường đầu tư và chú trọng đến hoạt động vận tải biển. Tuy vậy, hoạt động của công ty không phải hoàn toàn thuận lợi. Và nếu nhìn vào bảng tổng sản lượng hàng hoá giao nhận dưới đây, ta thấy hoạt động giao nhận của Công ty khá thất thường, đôi lúc biến động mạnh.
Tổng sản lượng hàng hoá giao nhận thông qua vận tải biển
Đơn vị: Tấn
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng giao nhận
44.000
40.000
46.824
42.216
49.752
Giao nhận hàng xuất
32.803
20.000
24.620
18.745
23.850
Giao nhận hàng nhập
11.197
15.000
22.204
23.471
25.902
( Nguồn:Do Phòng Kế toán cung cấp)
Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng giao nhận bằng đường biển của công ty lên xuống thất thường do sự đổi mới của thị trường, thị trường cạnh tranh tự do nên sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty giao nhận vận tải khác tới VIETRANS là rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, không chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận để đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của Công ty mà cần phải xem xét đến doanh thu và lợi nhuận mới có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất về tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty.
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hoá là lớn. Do đó khối lượng hàng hoá do Công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF nên toàn bộ cước đều do các Công ty giao nhận nước ngoài thu, còn Công ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Còn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu.
Do đó, Công ty chỉ được thu hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: Chi phí giao dịch, bến bói... Chớnh vì vậy có thể sản lượng hàng hoá giao nhận của Công ty tăng nhưng chưa chắc doanh thu đã tăng và chưa thể khẳng định là kinh doanh có hiệu quả.
- Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tuy khối lượng ít nhưng giá trị rất lớn nên doanh thu giao nhận đối với hàng hoá là rất cao. Tuy vậy hoạt động vận tải bằng đương biển vẫn khẳng định vai trò không nhỏ trong hoạt động giao nhận của toàn bộ công ty.
2.3. Đánh giá các kết quả đã đạt được trong hoạt động vận tải đường biển tại VIETRANS
2.3.1. Kết quả đã đạt được
Ta có thể xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua bảng sau:
Bảng chi tiêu kinh doanh của công ty VIETRANS
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
N ăm
2001
N ăm
2002
N ăm
2003
N ăm
2004
N ăm
2005
Doanh số
114.495
176.095
206.918
251.315
303.571
L ợi nhuận
36.057
49.234
52.676
59.457
63.822
Nộp ngân sách
15.358
21.233
27.854
30.689
34.378
Thu nhập bq
1,467
2,572
2,793
3,313
3,500
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 2001 - 2005 của Phòng Kế toán)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy VIETRANS đó luụn cú sự tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005. Sự tăng trưởng này có phần đóng góp rất lớn của hoạt động vận tải đường biển bởi đây là một trong số những bộ phận kinh doanh chủ lực của công ty.Trong suốt thời gian hoạt động, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành giao nhận Việt Nam. Công ty đã tổ chức giao nhận hơn 150 triệu tấn hàng trong đó cú trờn 100 triệu tấn hàng nhập và 50 triệu tấn hàng xuất, thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước giao và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động XNK ở nước ta nói riêng, trong đó vận tải biển đóng góp một phần không nhỏ. Hàng năm, Công ty không những nộp đủ ngân sách theo kế hoạch Nhà nước giao mà có năm còn vượt chỉ tiêu.
Mặc dù kinh doanh trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vận tải quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty giao nhận đa quốc gia, công ty liên doanh, công ty cổ phần, các công ty tư nhân có cơ chế tài chính linh hoạt, song đến nay, VIETRANS vẫn là một trong những doanh nghiệp lớn và có uy tín như bề dày kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này. VIETRANS là hội viên sáng lập Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). VIETRANS cũng tham gia Liên đoàn quốc tế các tổ chức giao nhận (FIATA), cũng như tham gia một số tổ chức quốc gia và quốc tế khác trong lĩnh vực giao nhận để từng bước vươn tới trình độ giao nhận quốc tế.
Không chỉ có vậy, VIETRANS đã tổ chức lại bộ máy hoạt động của Công ty, đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường đa dạng hoỏ cỏc loại hình dịch vụ. Công ty đã xây dựng được một cơ sở vật chất hùng hậu với hệ thống kho bãi trải dài khắp đất nước, hơn 200 đầu xe vận tải với nhiều chủng loại đủ đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn có nhiều tàu biển trong đó có ba tầu biển trọng tải 10000 tấn mỗi chiếc.
Công ty đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng trên cả nước, đặt một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết lập các liên doanh trong lĩnh vực giao nhận và vận tải, đặt quan hệ bạn hàng trên khắp thế giới đảm bảo hàng hoá đưa từ Việt Nam đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và ngược lại một cách nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.
Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, lương bình quân tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2001 lên 5,1 triệu đồng năm 2005.
Hiện nay tuy có nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động giao nhận nhưng VIETRANS vẫn là một trong những doanh nghiệp lớn và có uy tín như bề dày kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này. VIETRANS là hội viên sáng lập Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).
VIETRANS cũng tham gia Liên đoàn quốc tế các tổ chức giao nhận (FIATA), cũng như tham gia một số tổ chức quốc gia và quốc tế khác trong lĩnh vực giao nhận để từng bước vươn tới trình độ giao nhận quốc tế.
Từ 2001 – 2005 đó xây dựng được 500m cầu cảng, 160.000m2 bãi container, mua sắm các thiết bị bốc dỡ, phục vụ cho việc khai thác cầu cảng, xây dựng thêm hàng chục ngàn m2 kho chứa hàng có chất lượng quốc tế; các văn phòng chi nhánh được cải tạo nâng cấp khang trang, tăng thêm niềm tin cho các đối tượng trong và ngoài nước, nhiều đối tác đưa ra nhận định rằng: từ năm 2001 – 2005 VIETRANS như được lột xác. Ngoài ra đội tàu và đội ngũ thuyền viên của VIETRANS cũng đã được nâng cấp lên rõ rệt, tạo lòng tin và độ an toàn cao cho khách hàng. Bên cạnh đó, VIETRANS đó cú một số cảng biển sở hữu riêng có của mình và không ngừng cải thiện và xây dựng mới các trang thiết bị xếp dỡ tạo thuận lợi cho công tác vận tải biển.
Có thể khẳng định rằng trong Bộ Thương mại, VIETRANS là đơn vị duy nhất có cầu cảng và là một đơn vị khai thác có hiệu quả nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam.
2.3.2. Tồn tại và yếu kém
Mặc dù đã đạt được thành công đáng ghi nhận nhưng hoạt động giao nhận kho vận của Công ty là công việc rất phức tạp và vẫn còn trong quá trình hoàn thiện phát triển nên vẫn còn những khó khăn tồn tại cần khắc phục:
- Hoạt động của Công ty tăng giảm thất thường, tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Hoạt động của Công ty vẫn chưa đạt được một tốc độ ổn định trong xu thế tăng trưởng chung của kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta. Các khách hàng thường xuyên, yếu tố quan trọng đặt nền tảng cho phát triển Công ty giảm về số lượng và chất lượng.
- Hoạt động của Công ty vẫn còn mang tính thời vụ. Công việc thường dồn chủ yếu vào 6 tháng cuối năm, 6 tháng đầu năm công việc rất ít nhưng chúng tôi vẫn phải trả lương đều cho cán bộ công nhân viên, vẫn phải khấu hao máy móc thiết bị nên hiệu quả rất thấp thường phải dựng lói của 6 tháng cuối để bù đắp. Đây là một hạn chế cần có biện pháp khắc phục nếu không sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty.
- Hầu như tất cả các phòng kinh doanh trong Công ty đều hoạt động không đúng như tên gọi mà mỗi phòng là một đơn vị kinh doanh riêng biệt. Phòng pháp chế đối ngoại cũng như phòng vận tải Tổng hợp, Phòng Xuất nhập khẩu, mỗi phòng đều tự tìm kiếm khách hàng và tự thực hiện các công đoạn của dịch vụ. Vì vậy không phát huy được sức mạnh của tập thể. Sự phối hợp giữa các phòng quản lý và các phòng kinh doanh cũn kộm hiệu quả.
- Các năm gần đây lượng hàng hoá XNK của Công ty phục vụ ngày càng giảm.
- Đội tàu tuy đã được cải thiện nhưng tuổi tàu cao, mức độ tự động hóa thấp hơn rất nhiều so với các công ty nước ngoài khỏc nờn độ an toàn hàng hải thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém.
- Giá cước còn khá cao so với các sự cạnh tranh của các công ty trong nước và nước ngoài.
- Trang thiết bị xếp dỡ cũn khỏ lạc hậu nên phải mất nhiều thời gian giải phóng hàng cũ và bốc hàng mới trong khi các cảng khác ở châu Á chỉ mất nửa ngày là hoàn thành.
- Công ty mất độc quyền giao nhận trong khi số lượng cán bộ công nhân viên đông, công việc hạn chế làm cho tình trạng thiếu việc, nhàn rỗi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của Công ty.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 102110.doc