MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I. 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 2
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 2
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 5
2.1. Đặc điểm về thị trường và sảm phẩm tiêu thụ. 5
2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. 7
2.3. Đặc điểm về lao động. 17
2.4. Đặc điểm về quản lý kỹ thuật. 20
2.5. Đặc điểm về nguồn điện và cấp điện cung ứng. 21
3. Kết quả kinh doanh của Điện lực Hưng yên từ năm 2001- 2005. 23
Phần II 25
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 25
I. Vốn và vai trò của vốn. 25
1.1. Khái niệm vốn: 25
1.2. Cách phân loại vốn. 26
1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 27
1.4. Chi phí vốn. 28
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 29
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn. 29
2.2.Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 29
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Điện lực Hưng yên. 34
1. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Điện lực Hưng yên. 34
2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên. 36
2.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 37
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 42
2.3. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của vốn trong quá trình sản cuất kinh doanh. 47
3. Những hạn chế cơ bản trong hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực HY. 48
Phần III. 52
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 52
I. Định hướng phát triển trong thời gian tới. 52
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Điên lực Hưng Yên. 53
III. Các kiến nghị. 58
KẾT LUẬN 60
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã đẩy mạnh việc củng cố công tác quản lý hồ sơ thiết bị và quy trình vận hành sửa chữa thiết bị. Công ty đã có những quy định thống nhất về mặt sử dụng cũng như hình thức về lưu trữ bảo quản hồ sơ thiết bị.
2.5. Đặc điểm về nguồn điện và cấp điện cung ứng.
Quá trình sản xuất và truyền tải điện năng có thể khái quát như sau:
Phát điện - Truyền tải điện - Phân phối điện - Hộ gia đình và sản xuất (khách hàng).
( Nhà máy) - (Đường dây) - (Trạm biến áp) - (Tiêu thụ)
* Về nguồn điện: Hiện nay nguồn điện cấp cho tỉnh Hưng yên gồm có các nguồn chính sau:
Đường dây 175 của nhà máy nhiệt điện Pả lại cấp điện cho trạm 110KV Phố Cao có công suất lắp đặt 2x25.000 KVA.
Đường dây 171 E28.1 cung cấp cho trạm 110KV Kim Động công suất đặt 25.000KVA và hiện đang được khép kín với trạm 110KV Phố Cao qua đường dây 110KV Phố Cao - Kim Động.
Đường dây 173 E28.1 cung cấp cho trạm 110KV Lạc Đạo công suất đặt 40.000KVA và MBA T1 40.000KVA trạm 110KV Giai Phạm.
Đường dây 174 E28.1 cung cấp cho MBA T2 63.000KVA trạm 110KV Giai Phạm.
* Đặc điểm cấp điện của các xuất tuyến 35-22-10KV sau các trạm 110KV.
Trạm 110KV Phố Cao (E8.3).
Xuất tuyến 35KV: Lộ 370 cấp điện cho thị xã Hưng yên, lộ 372,374 cấp điện cho huyện Tiên Nữ- Phù Cừ, 371 cấp điện cho huyện Kim Động, 375 cấp điện cho huyên Ân thi và 376 cấp điện cho huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Xuất tuyến 22KV: lộ 472 cấp điện cho thị xã Hưng yên.
Xuất tuyến 22KV: lộ 971, 973 cấp điện cho huyện Tiên Nữ - Phù Cừ, lộ 975 cấp điện cho huyện Phù Cừ tỉnh Hưng yên, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương, lộ 977 cấp điện cho huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Trạm 110KV Kim Động (E28.2).
Xuất tuyến 35KV: lộ 371 cấp điện cho huyện Văn Giang, 373 cấp điện cho huyện Khoái Châu, 375 cấp điện cho huyện Kim Động.
Trạm 110KV Lạc Đạo (E28.4).
Xuất tuyến 35KV: lộ 371 cấp điện cho huyện Mỹ Hào, 373 cấp điện cho huyện Yên Mỹ.
Xuất tuyến 22KV: lộ 471 cấp điện cho nhà máy cán thép Hoà Phát, 473, 475 cấp điện cho khu công nghiệp Phố Nối A; 475, 477, 479 cấp điện cho khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối A.
Trạm 110KV Giai Phạm (E28.5).
Xuất tuyến 35KV: lộ 371, 373 cấp điện cho huyên Yên Mỹ, Văm Lâm, khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối A.
Xuất tuyến 22KV: lộ 471, 473 cấp điện cho khu công nghiệp Phố Nối B, 475, 477 cấp điện cho nhà máy cán thép Việt - Ý, 479, 480 cấp điện cho nhà máy luyện phôi thép Hoà Phát, 476, 478 cấp điện cho khu công nghiệp Như Quỳnh.
3. Kết quả kinh doanh của Điện lực Hưng yên từ năm 2001- 2005.
Hiện nay 100% số hộ dân của tỉnh Hưng yên được sử dụng điện lưới quốc gia.
Kết quả công tác kinh doanh của Điện lực từ năm 2001-2005:
Biểu 6. Kết quả công tác kinh doanh qua các năm.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Điện TP
(Triệu KWh)
211,978
275,693
358,134
449,533
549,132
Doanh thu
(x10^6 đ)
111,363
161,676
221,281
278,698
357,756
Giá bán BQ (đ/KWh)
477,6
528,91
617,87
639,99
651,49
Tỷ lệ tổn thất (A%)
7,86
5,49
5,23
5,93
6,38
Tổng số khách hàng (người)
9.812
11.722
12.707
15.927
58.464
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Năm 2005 công tác kinh doanh đã hoàn thành chỉ tiêu Công ty Điện lực 1 giao cụ thể: Điện thương phẩm đạt 100% ( tăng 22,15% so với năm 2004); giá bán điện bình quân tăng 1,221 đ/KWh so với kế hoạch (tăng 11,499% so với năm 2004); thu lộp tiền điện đạt 100% ( tăng 27,2% so với năm 2004); tổn thất mặc dù đạt kế hoạch giao nhưng tăng 0,46% so với năm 2004 do phải chịu thêm tổn thất lưới 0,4 KV mới tiếp nhận. Trong năm 2005 đã phát triển mới dược 42.375 khách hàng.
Công tác đầu tư xây dựng, SCL, SCTX: Hàng năm Điện lực Hưng yên đều được Công ty Điện lực một giao cho các công trình trong phạm vi quản lý của mình. Cụ thể năm 2005 Điện lực được giao 44 công trình trong đó có 02 công trình mở rộng trạm 110KV Lạc Đạo và TAB 110KV Yên Mỹ và nhánh rẽ Điện lực nam quản lý A, 02 công trình viễn thông nông thôn. Tổng giá trị đầu tư gần 17,246 tỷ đồng (100% là vốn KHCB của công ty). Đối với công tác SCL, trong năm công ty được giao 51 hạng mục với tổng giá trị 5,831 tỷ đồng, Điện lực đã quyết toán được 45 hạng mục, và đã giải ngân được 5,711 tỷ đồng đạt 98% vốn kế hoạch giao.
Phần II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
I. Vốn và vai trò của vốn.
1.1. Khái niệm vốn:
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số công đoạn hoặc tất cả các công đoạn của quá trình kinh doanh từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích chủ yếu là sinh lời. Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng tiền tê nhất định để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết gọi là các yếu tố đầu vào sản xuất, lượng tiền tệ đó gọi là vốn của doanh nghiệp. Như vậy "Vốn là phạm trù kinh tế cỏ bản trong doanh nghiệp vốn được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh .Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư". Hay nói cách khác vốn là năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn được biểu hiện bằng cả tiền lẫn hình thái giá trị của các vật tư hàng hoá, nhà xưởng, máy móc thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất. Sau quá trình sản xuất số vốn này được kết tinh vào sản phẩm. Khi sản phẩm này được tiêu thụ, các hình thái vật chất khác nhau của vốn lại chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình này gọi là chu chuyển của vốn. Chu chuyển của vốn trong một quá trình hoạt động là căn cứ khoa học để doanh ngiệp sác định được phương pháp sử dụng một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Cách phân loại vốn.
Tuỳ theo mục đích sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại:
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản như quỹ tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, vốn thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của doanh nghiệp còn gồm cả những giấy tờ có giá trị được dùng để thanh toán .
-Vốn hiện vật: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như: tài sản cố định, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…
* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm, tức là nó bị hao mòn và cùng với giá trị sử dụng giảm dàn thì giá trị của nó cũng giám đi.
- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự liên tục trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động bao gồm những tài sản ở khâu dự chữ như nguyên vật liệ, công cụ, dụng cụ…, tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm…, và tài sản lưu động trong lưu thông như sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền và các khoản phải thu…. Tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, vì vậy giá trị của nó cũng được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm và vận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
* Căn cứ vào quan hệ sở hữu, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt.
- Vốn nợ: Là các khoản vốn được hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
* Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia làm các loại sau.
- Vốn tự có: Là vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhà nước, vốn tự có do ngân sách nhà nước cấp, đối với công ty cổ phần vốn tự có do các cổ đông đóng góp.
- Vốn liên doanh, liên kết: Là vốn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Việc góp vốn liên doanh được thành lập từ nhiều nguồn tuỳ theo loại hình doanh nghiệp được thành lập.
- Vốn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng hoặc bằng các nguồn vay khác.
1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động trong sự tồn tại của các quy luật kinh tế nên vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:
Vốn bảo đảm cho sự hoạt động của doanh nghiệp dược thường xuyên liên tục, trong doanh nghiệp vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Nói cách khác vốn là biểu hiện tài sản của doanh nghiệp, khi không có vốn thì không có tài sản phục vụ cho sản xuất, mawtj khác nếu thiếu hụt vốn trong sản xuất sẽ làm cho quá trình sản xuất bị trì trệ, gián đoạn, do đó sẽ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp tồi tệ hơn có thể đóng cửa sản xuất.
Vốn có vai trò quan trọng trong việc định hương sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản suất theo nhu cầu thị trường, do vậy doanh nghiệp sản xuất cái gì hay đầu tư vào lĩnh vực nào đều phải tính đến hiệu quả ro đồng vốn đen lại.
Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đi đến hiệu quả cuối cùng là lợi nhuận, vốn luôn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh ngiệp. Tuy đựt hiệu quả cao nhưng vốn bị sử dụng lãng phí thì cũng không thể coi doanh nghiệp kinh doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả.
1.4. Chi phí vốn.
Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất, cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định, chi phí của mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó. Do đó có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn.
Chi phí cận biên của vốn: Chi phí cận biên của một khoản mục nào đó là chi phí của một đơn vị tăng thêm của khoản mục đó. Khái niệm này cũng đúng với chi phí vốn. Khi công ty cố ngắng huy động thêm những đồng vốn mới thì chi phí của mỗi đồng vốn tại một điểm nào đó sẽ tăng lên. Do vậy chi phí cận biên của vốn được định nghĩa là chi phí của đồng tiền cuối cùng của vốn mà công ty huy động, chi phí cận biên của vốn sẽ tăng lên khi càng nhiều vốn được huy động trong một giai đoạn nào đó.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào lợi nhuận cũng là mục tiêu cao nhất. Để thực hịên được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cách thức đo lường chính xác nhất thể hiện rõ nhất hiệu quả đó là sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các yếu tố đầu ra và đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá quan hệ giữa chúng của quá trình sản xuất kinh doanh gọi là hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn là quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh đó.
Khi sử dụng đồng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp thu được lợi nhuân và khi đó doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường được. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghịêp phải tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
2.2.Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính.
Phân tích mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp và khả năng dủi do về tai chính có thể xẩy ra được xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số vốn nợ: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.
Hê số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi vì sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng khả năng kiểm soát của doanh nghiệp bị hạn chế.
Tỷ suất tài trợ: Là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của CSH trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tài chợ =
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài chợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vốn tự có càng nhiều, do đó không bị dàng buộc hoặc không bị sức ép từ các khoản nợ vay.
Tỷ suất đầu tư: là tỷ lệ giữa TSCĐ(giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư =
Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp phản ánh tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và su hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.
* Hệ số hoạt động kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này dàng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết chung bình cứ một đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
TSCĐ bình quân =
Số dư TSCĐ đầu kỳ + Số dư TSCĐ cuói kỳ
2
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
VCĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hệ số của nguyên giá tài sản cố định ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Hàm lượng vốn, TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, TSCĐ.
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn (TSCĐ) sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn, TSCĐ càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuân.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận ròng
VCĐ bình quan trong kỳ
- Hiệu quả sử dụng vốn, TSLĐ.
Số vòng quay của hàng tồn kho:
Số vòng quay của hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền BQ =
Các khoản phải thu BQ x tổng số ngày trong kỳ
Doanh thu bán chịu
Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao.
TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSLĐ, nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ =
Lợi nhuận ròng
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Mức đảm nhiệm TSLĐ: chỉ tiêu này phản ánh để đạt được mỗi đơn vị doanh thu doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị TSLĐ.
Mức đảm nhiện TSLĐ =
TSLĐ sử dụngk bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Thể hiện mức độ đảm bảo của tàu sản lưu động đối với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (ĐTNH)
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ và ĐTNH - hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. hệ số này nhỏ hơn một thì vốn chủ sở hữu mất khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ
* Chỉ số sinh lợi.
Chỉ số sinh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong tương lai.
Doanh lợi doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Thể hiện một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuân.
Doanh lợi tài sản (ROA). đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng Tài sản
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE).
ROE =
Lợi nhuận ròng
VCSH bình quân
Phản ánh một đồng vốn CSH đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Điện lực Hưng yên.
1. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Điện lực Hưng yên.
Ngày 14 tháng 3 năm 1997 Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức giao vốn kinh doanh cho Điện lực Hưng yên với tổng số vốn kinh doanh là: 95.826 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là: 89.667 triệu đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung là: 6.159 triệu đồng. Hiện nay tổng số vốn của doanh nghiệp tính đến ngày 30/12/2004 là 284.193 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là: 269.042 triệu đồng, vốn doanh nghiệp là: 24.995 triệu đồng.
Hiện nay cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 6. Phân tích cơ cấu vốn Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
So sánh
trị giá
%
trị giá
%
trị giá
%
Tổng số vốn
267.893
100
284.139
100
7.246
+ 2,71
Vốn cố định
214.258
79,98
221.654
79,32
9.397
+ 4,38
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
205.743
8.505
76,8
3,18
211.758
9.897
75,23
14,09
6.015
1.392
+ 2,92
+16,37
Vốn lưu động
53.635
20,02
62.485
20,68
8.851
+16,5
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
37.213
16.422
13,9
6,12
47.388
15.098
16,65
4,03
10.175
- 1.324
+ 26,6
- 8,06
(nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Điện lực thì vốn cố định chiếm tỷ trọng cao 79,98% năm 2003 và 79,32 % năm 2004. Vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên tăng là do vốn cố định tăng 9.397 triệu đồng trong khi đó vốn lưu động lại tăng 8.851 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2004 Điện lực Hưng yên được Công ty Điện lực 1 đầu tư thêm trạm 110 KV Lạc Đạo bằng vốn ngân sách cấp và từ quỹ đầu tư phát triển của Điện lực Hưng yên.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc sử dụng vốn, ta phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Hưng yên, tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Biểu 7. Phân tích cơ cấu tài sản Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
A.TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền.
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu
IV. NVL tồn kho
V. TSLĐ khác
IV.Chi sự nghiệp
53.635
24.245
16.761
7.238
4.235
1.156
0
20,02
62.486
31.521
15.734
8.649
5.613
970
0
20,68
8.851
7.276
- 1.206
1.411
1.378
- 186
16,5
30.0
- 7,2
19,5
7,68
16,1
0
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ
II. Đầu tư TCDH
III.Ký quỹ, ký cược DH
214.258
210.352
3.906
0
79,98
221.653
217.747
3.906
79,32
7.395
7.395
0
3,45
3,45
0
Tổng tài sản
267.893
100
284.139
100
16.246
6,06
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Qua bảng ta thấy tài sản của Điện lực Hưng năm 2004 tăng so với năm 2003 về giá trị là 16.246 triệu đồng tức là tăng 6,06%.
Tài sản của Điện lực tăng lên là do TSLĐ và ĐTNH tăng đồng thời TSCĐ và ĐTDH cũng tăng tương ứng. Nhưng TSLĐ và ĐTNH tăng nhiều hơn 16,5% so với 3,45% của TSCĐ và ĐTDH. Điều này là do trong năm Điện lực Hưng yên đã tăng lượng khách hàng sử dụng điện. ty nhiên đầu tư ngắn hạn lại giảm 1.206 triệu đồng tức giảm 7,2 %.
Các khoản phải thu tăng là do trong năm Điện lực Hưng yên đã ứng trước cho người cung cấp để chủ động trong việc mua sắm thiết bị, máy móc lắp đặt. Phục vụ cho công tác SCTX và SCL trong năm. Bên cạnh đó nguyên vật liệu tồn kho của Điện lực Hưng yên lại tăng 1.378 triệu đồng tương đương 7,68%. Nguyên nhân là do trong năm Điện lực Hưng yên chưa quyết toán song các hạng mục công trình SCL và SCTX do Điện lực 1 giao. Do đó Điện lực Hưng yên cần có kế hoạch SCL, SCTX cụ thể để trong năm tới giảm tỷ lệ nguyên vật liệu tồn kho, giảm tổn thất cho Điện lực đồng thời không gây ứ đọng vốn.
2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên.
Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như Điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, phong tục tập quán… lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không lằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố đó.
Điện lực Hưng yên là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân. Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác nói chung cũng như các doanh nghiệp khác trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Điện lực Hưng yên là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn nhà nước cấp Điện lực Hưng yên không những phải bảo toàn mà còn phải phát triển nguồn vốn đó, Điện lực Hưng yên đã làm được điều này tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực.
2.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện năng nên vốn cố định của Điện lực Hưng yên chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt đông của Điện lực Hưng yên.
Để thấy rõ tình hình và hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết chúng ta xem xét kết cấu và sự tăng giảm của tài sản cố định thông qua số liệu của bảng sau.
Biểu 8. Phân tích kết cấu taỉ sản Đv: 1.000 đồng
Nhóm TSCĐ
31/12/2003
31/12/2004
Nguyên giá TSCĐ
%
Nguyên giá TSCĐ
%
A. TSCĐ đang vận hành.
1 Nhà cửa.
2 Máy móc thiết bị công tác.
3 Máy móc thiết bị truyền dẫn.
4 Máy móc, công cụ, dụng cụ.
5 Thiết bị đo lường thí nghiệm.
6 Dụng cụ quản lý.
7 Thiết bị vận tải.
8 Tài sản cố định vô hình.
B TSCĐ cần dùng chưa dùng.
C. TSCĐ chờ thanh lý.
214.258.958
15.120.014
45.712.127
66.425.184
32.835.230
16.428.009
13.527.251
4.619.102
19.592.041
7.326.281
1.428.329
96,07
3,28
0,65
221.654.138
15.109.626
40.417.645
68.164.912
33.462.895
17.134.358
13.328.434
4.619.102
19.417.530
6.559.144
1.102.451
96,65
2,86
0,49
Tổng TSCĐ
223.013.568
100
229.315.733
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Trong năm 2004 Điện lực đã đầu tư mua sắm mới một số trang thiết bị truyền dẫn và các máy biến áp chuyên dùng… phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ điện đến các khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối A. Vì vậy làm tăng TSCĐ dùng trong kinh doanh điện năng lên 6.320.165.nghìn đồng tương ứng với 14,9% , do đó làm tăng tỷ trọng TSCĐ dùng trong sản xuất.
Tuy nhiên việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không phải được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Biểu 9. Phân tích hiệu quả sử dung VCĐ Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2002
2003
2003
2003/2002
2004/2003
+/-
%
+/-
%
VCĐ bq
Doanh thu
Lợi nhuận
Hiệu suất
Hàm lượng
Hiệu quả
98.452
161.676
19.381
1,64
0,61
0,198
153.634
221.281
31.349
1,44
0,69
0,201
217.967
287698
43.918
1,32
0,75
0,202
55.128
59.605
11.968
- 0,2
0,08
0,003
56
36,86
61,76
- 12,2
13,1
1,5
64.333
66.417
12.569
- 0,12
0,06
0,001
41,87
30,02
40,09
- 8,3
8,7
0,5
(Nguồn: báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2002, 2003, 2004)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm dần qua từng năm: Năm 2002 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,64 đồng doanh thu
Năm 2003 cùng một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,44 đồng doanh thu.
Năm 2004 với cùng một đồng vốn cố định như vậy tham gia vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 1,32 đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng hiệu suất vốn cố định.
Năm 2002 so với năm 2003:
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất là:
03/02(Doanh thu) =
221.281
-
161.676
=
0,61
98.452
98.452
Mức ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu xuất là:
03/02(VCĐ) =
221.281
-
221.281
=
- 0,81
153.634
98.452
Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố đó là:
03/02 = 0,61 + (-0,81) = - 0,2.
Như vậy so với năm 2002, trong năm 2003 do doanh thu tăng 50.605 triệu đồng đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,61đồng. Nhưng số vốn cố định trong năm tăng 55.128 triệu đồng đã có ảnh hưởng làm giảm hiệu suất sử dụng VCĐ 0,81 đồng, do đó làm giảm hiệu suất sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng yên.DOC