MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1.1. Khái niệm, vai trò của vốn 3
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 11
CHƯƠNG HAI: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP ĐÔNG ANH
2.1. Một số nét cơ bản của Công ty thương nghiệp tổng hợp Đông Anh 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 14
2.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 15
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 16
2.1.4. Tình hình hoạt động của kế toán trong Công ty 18
2.1.5. Quá trình luân chuyển chứng từ 19
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thương nghiệp tổng hợp đông anh 21
2.2.1. Phân tích sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn 21
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 35
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNTH ĐÔNG ANH
3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thương nghiệp tổng hợp Đông Anh 44
3.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 44
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn 44
3.2. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty 45
3.2.1. Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 45
3.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 46
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh 47
3.4. Một số đề xuất 48
KẾT LUẬN 50
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chứng từ được xắp xếp theo trình tự sau:
- Bước1: Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, tiến hành phân loại, lập chứng từ ghi sổ.
- Bước2: Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ cùng chứng từ thu chi cho kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ.
- Bước3: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
- Bước4: Các chứng từ phản ánh loại hoạt động kinh tế tài chính được quản lý chi tiết cụ thể. Căn cứ vào chứng từ gốc và sổ kế toán chi tiết có liên quan.
- Bước5: Cuối tháng căn cứ vào số liệu sổ kế toán chi tiết để lập bảng chi tiết số phát sinh các tài khoản và căn cứ vào số liệu ở sổ cái các tài khoản lập bảng đối chiếu sổ phát sinh nếu thấy cần thiết.
- Bước 6: Đối chiếu số liệu ở sổ phát sinh và các thể lập bút toán, điều chỉnh (nếu có) và lập bảng cân đối số phát sinh ếu thấy cần thiết.
- Bước7: Sau khi đối chiếu đảm bảo sử dụng phù hợp, căn cứ vào số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh và bảng chi tiết để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế thì dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ngay từ bước đầu, bộ máy quản lý của công ty đã xây dựng bước phát triển mới, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu về hàng hoá của nhân dân trong và ngoài huyện.
Để phát triển với quy mô lớn, công ty không chỉ hoạt động với nguồn vốn hạn hẹp do Nhà nước cấp cũng như nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, mà công ty còn phải mở rộng các quan hệ kinh tế nhằm phát huy tối đa nguồn vốn bên ngoài để bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho kinh doanh luôn có hiệu quả cao, công ty không ngừng tìm hiểu thị trường, thị hiếu khách hàng, đáp ứng những nhu cầu khách hàng cần và giữ được uy tín cao trên thị trường - với mục tiêu luôn đặt ra là phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, thanh toán các khoản nợ và nộp Ngân sách đúng và đủ. Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng hết mình và tinh thần làm chủ tập thể của ban lãnh đạo toàn công ty. Một phần không nhỏ phải kể đển là sự tìm tòi học hỏi, trau dồi trình độ chuyên môn của công nhân viên công ty trong thời đại mới, sẵn sàng đưa công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh phát triển đi lên cùng đất nước.
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh.
2.2.1. Phân tích sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn.
2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh trong hai năm 2000 & 2001 được thể hiện trong bảng cân đối kế toán sau:
Bảng1: Bảng cân đối kế toán năm 2000.
Đơn vị tính: đồng.
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
1
2
3
4
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
100
482.762.043
1.403.184.782
I.Tiền
110
97.449.637
46.549.779
1. Tiền mặt
111
68.330.245
38.657.313
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
29.119.392
7.892.466
II. Các khoản phải thu
130
223.631.251
178.962.343
1. Phải thu của khách hàng
131
178.443.765
131.951.220
2. Phải thu khác
138
45.187.486
47.011.123
III. Hàng tồn kho
140
84.677.243
702.845.750
1. Hàng hoá tồn kho
146
84.677.243
702.845.750
IV. Tài sản lưu động khác
150
77.003.912
474.826.910
1. Chi phí trả trước
152
77.003.912
474.826.910
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
200
735.506.982
1.339.973.204
I. Tài sản cố định
210
735.506.982
1.339.973.204
1. Tài sản cố định hữu hình
211
735.506.982
1.339.973.204
Tổng cộng tài sản
250
1.218.269.025
2.743.157.986
(250 = 100+200)
1
2
3
4
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
819.681.600
1.064.281.869
I. Nợ ngắn hạn
310
800.469.480
1.046.437.278
1. Phải trả cho người bán
313
542.831.413
774.020.198
2. Thuế và các khoản phải nộp
315
160.241.320
153.687.300
Nhà nước
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
59.936.747
67.505.420
4. Phải trả, phải nộp khác
318
37.460.000
51.224.360
II. Nợ khác
330
19.212.120
17.844.591
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
398.587.425
1.678.876.117
I. Nguồn vốn, quỹ
410
397.400.258
1.676.097.510
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
377.842.625
1.637.823.442
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
2.006.741
2.276.527
3. Lợi nhuận chưa phân phối
416
17.550.892
35.997.541
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
1.187.167
2.778.607
1. Quỹ khen thưởng & phúc lợi
422
1.187.167
2.778.607
Tổng cộng nguồn vốn
430
1.218.269.025
2.743.157.986
( 430 = 300 + 400 )
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2001.
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
1
2
3
4
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
100
1.403.184.782
1.411.788.087
I.Tiền
110
46.549.779
37.009.623
1. Tiền mặt
111
38.657.313
29.881.492
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
7.892.466
7.128.131
II. Các khoản phải thu
130
178.962.343
197.211.364
1. Phải thu của khách hàng
131
131.951.220
152.337.200
2. Phải thu khác
138
47.011.123
44.874.164
III. Hàng tồn kho
140
702.845.750
702.791.200
1. Hàng hoá tồn kho
146
702.845.750
702.791.200
IV. Tài sản lưu động khác
150
474.826.910
474.775.900
1. Chi phí trả trước
152
474.826.910
474.775.900
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
200
1.339.973.204
2.565.394.378
I. Tài sản cố định
210
1.339.973.204
2.565.394.378
1. Tài sản cố định hữu hình
211
1.339.973.204
2.565.394.378
Tổng cộng tài sản
250
2.743.157.986
3.977.182.465
(250 = 100+200)
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
1.064.281.869
1.065.433.552
I. Nợ ngắn hạn
310
1.046.437.278
1.047.702.361
1. Phải trả cho người bán
313
774.020.198
775.912.030
2. Thuế và các khoản phải nộp
315
153.687.300
137.986.211
Nhà nước
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
67.505.420
77.900.825
4. Phải trả, phải nộp khác
318
51.224.360
55.903.295
II. Nợ khác
330
17.844.591
17.731.191
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
1.678.876.117
2.911.748.913
I. Nguồn vốn, quỹ
410
1.676.097.510
2.908.742.700
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
1.637.823.442
2.825.942.719
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
2.276.527
3.579.421
3. Lợi nhuận chưa phân phối
416
35.997.541
79.220.560
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
2.778.607
3.006.213
1. Quỹ khen thưởng & phúc lợi
422
2.778.607
3.006.213
Tổng cộng nguồn vốn
430
2.743.157.986
3.977.182.465
( 430 = 300 + 400 )
2.2.1.2 Phân tích biến động vốn
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta tính toán và lên biểu tổng hợp nhằm đánh giá biến động về vốn như sau:
Bảng3: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Tiền
%
1
2
3
4= 3 - 2
5=3/2x100
-100
A.TSLĐ & đầu tư
ngắn hạn
942.973.412,5
1.407.486.434,5
+464.513.022
+49
I. Tiền
71.999.708
41.779.701
-30.220.007
-42
1. Tiền mặt
53.493.779
34.269.402,5
-19.224.376,5
-36
2. TGNH
18.505.929
7.510.298,5
-10.995.630,5
-59
II.Các khoản phải thu
201.296.797
188.086.853,5
-13.209.943,5
-7
1.Phải thu của
khách hàng
155.197.492,5
142.144.210
-13.053.282,5
-8
2.Phải thu khác
46.099.304,5
45.942.643,5
-156.661
0
III.Hàng tồn kho
393.761.496,5
702.818.475
+309.056.978,5
+78
1.Hàng hoá
tồn kho
393.761.496,5
702.818.475
+309.056.978,5
+78
IV. TSLĐ
275.915.411
474.801.405
+198.885.994
+72
1. Chi phí trả trước
275.915.411
474.801.405
+198.885.994
+72
B. TSCĐ và
đầu tư dài hạn
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
I. TSCĐ
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
1. TSCĐ hữu hình
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
Tổng tài sản
1.980.713.505,5
3.360.170.225,5
1.379.456.720
+70
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2000 =
2
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2001 =
2
Chênh lệch:
Số tiền = BQ năm 2000 - BQ năm 2001
BQ từng loại tài sản năm 2001
% = x100 - 100
BQ từng loại tài sản năm 2000
Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy: tổng số tiền trong tổng số tài sản của công ty tăng lên 1.379.456.720 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 70%. Điều này cho thấy quy mô về tài sản của công ty đang được tăng lên. Tuy nhiên đó mới chỉ là con số tổng quát, mà chỉ dựa vào sự tăng lên của con số tổng quát thì chưa thể đánh giá sâu sắc tình hình tài chính của công ty được. Vậy nên ta cần phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản cụ thể.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 được tăng lên 464.513.022 đồng, với tỷ lệ tăng là 49%. Nhìn chung tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng chủ yếu là do hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động tăng, nhưng trong đó cũng có một số loại tài sản lưu động giảm như:
+ Tiền là tài sản lưu động cần thiết nhất cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả nhưng năm 2001 lại giảm so với năm 2000 một lượng là 30.220.007 đồng tương ứng với mức giảm là 42%. Nguyên nhân gây ra giảm ở đây là do tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng, nhưng chủ yếu nhất vẫn là tiền gửi Ngân hàng.
+ Chẳng những tiền bị giảm mà các khoản phải thu của năm 2001 so với năm 2000 cũng giảm đáng kể. Các khoản phải thu giảm chủ yếu là do phải thu của khách hàng giảm là 13.053.282,5 đồng tương ứng với tỷ trọng giảm là 8% trong tổng số giảm của các khoản phải thu là 13.209.943,5 đồng với mức giảm là 7%. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều biện pháp cố gắng khắc phục thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng cho khách hàng nợ quá nhiều gây ứ đọng vốn. Đặc biệt công ty đã làm giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm ụng, từ đó nâng cao việc sử dụng vốn của mình.
+ Công ty chủ yếu kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống nhân dân mà hàng tồn kho năm 2001 so với nnăm 2000 lại tăng 309.056.978,5 đồng với mức tăng 78% - một con số không nhỏ. Điều đó chứng tỏ lượng hàng hoá tồn kho tương đối lớn, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng có nhiều sản phẩm mới được tung ra trên thị trường. Và để có thể cạnh tranh, công ty phải nhập loại hàng mới đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng tồn kho chủ yếu là những mặt hàng lỗi mốt.
+ Hàng tồn kho tăng và tài sản lưu động của công ty cũng tăng đáng kể: năm 2001 so với năm 2000 tăng một lượng tiền là 198.885.994 đồng tương ứng với mức tăng 72%. Lượng tiền tăng thêm của tài sản lưu động cho thấy công ty đã thu hồi được các khoản tạm ứng và chi phí trả trước.
- Không chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng mà tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng là 914.943.698 đồng với mức tăng là 88%. Từ đó cho thấy công ty đã chú trọng vào công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, cũng như nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua phân tích tình hình tài sản của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh cho thấy các loại tài sản có mức biến động tương đối.Trong đó sự tăng lên rõ ràng của tài sản lưu động và tài sản cố định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Việc phân tích tình hình tài sản rất cần thiết, nhằm mục đích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản, cũng như sự tác động của nó vào hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời qua phân tích tìm ra những điểm bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.3.Phân tích sự thay đổi cơ cấu vốn.
Từ kết quả của "Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn" chúng ta tính toán và lên biểu xem xét đánh giá biến động về cơ cấu vốn.
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu vốn.
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Tiền
Tỷ trọng
( % )
Tiền
Tỷ trọng
( % )
A.TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
942.973.412,5
47,61
1.407.486.434,5
41,89
I. Tiền
71.999.708
3,64
41.779.701
1,24
1.Tiền mặt
53.493.779
2,70
34.269.402,5
1,02
2. TGNH
18.505.929
0,93
7.510.298,5
0,22
II. Các khoản
201.296.797
10,16
188.086.853,5
5,59
phải thu
1.Phải thu của
khách hàng
155.197.492,5
7,84
142.144.210
4,23
2.Phải thu khác
46.099.304,5
2,33
45.942.643,5,
1,37
III.Hàng tồn kho
393.761.496,5
19,88
702.818.475
20,92
1. Hàng hoá tồn kho
393.761.496,5
19,88
702.818.475
20,92
IV. TSLĐ
275.915.411
13,93
474.801.405
14,13
1.Chi phí trả trước
275.915.411
13,93
474.801.105
14,13
B.TSCĐ & đầu tư dài hạn
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
I.TSCĐ
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
1.TSCĐ hữu hình
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
Tổng tài sản
1.980.713.505,5
100
3.360.170.225,5
100
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Số tiền =
2
Số tiền của từng loại tài sản
Tỷ trọng (%) = x 100%
Tổng tài sản
Qua số liệu ở bảng 4 cho ta thấy sự thay đổi cơ cấu vốn của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh. Tổng số tiền của tài sản năm 2001 so với năm 2000 tăng 1.379.456.720 đồng và qua bảng này ta sẽ đi sâu vào phân tích tỷ trọng (%) của tài sản.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của năm 2000 tỷ trọng tăng 47,61%, nhưng năm 2001 lại giảm xuống còn 41,89%. Muốn tìm ra nguyên nhân giảm ta cần phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản trong công ty.
+ Trước tiên ta thấy, tiền năm 2000 có tỷ trọng là 3,64% nhưng năm 2001 tỷ trọng lại giảm xuống còn 1.24%. Nguyên nhân dẫn đến tiền giảm là do lượng tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng bị giảm làm cho công ty không đủ tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng để thanh toán ngay. Tiền giảm đồng nghĩa với việc công ty đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tăng thêm tiền vào kinh doanh để kiếm thêm lợi nhuận. Như vậy công ty biết sử dụng lượng tiền của mình sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh được tình trạng lượng tiền mặt tại quỹ bị ứ đọng.
+ Không chỉ có tỷ trọng tiền của công ty giảm mà tỷ trọng các khoản phải thu cũng giảm. Năm 2000 tỷ trọng các khoản phải thu là 10,16%, đến năm 2001 giảm xuống còn 5,59%. Thực tế cho thấy công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ. Điều đó chứng tỏ công ty đã giảm bớt số vốn bị đối tượng khác chiếm dụng. Khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty rất tốt. Nguyên nhân công ty thu hồi được các khoản nợ phải thu là thường xuyên đôn đốc các khách hàng thanh toán các khoản nợ và cho khách hàng được hưởng các ưu đãi khi trả nợ đúng hạn và đủ. Từ đó giảm được tối đa số vốn của công ty bị đối tượng khác chiếm dụng.
+ Ngược lại với tỷ trọng của tiền và các khoản phải thu, tỷ trọng của lượng hàng hoá tồn kho lại tăng. Cụ thể năm 2000 tỷ trọng của hàng tồn kho là 19,88% cho đến năm 2001 tăng lên là 20.92%. Tuy nhiên mức tăng này không lớn và cũng không có gì đáng ngại. Điều đó có thể chấp nhận và lý giải được. Nguyên nhân chính dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng là do công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường các mặt hàng được sản xuất ra hàng loạt với đầy đủ mẫu mã và chủng loại.
Để có thể cạnh tranh cũng như tìm được chỗ đứng cho riêng mình, công ty phải nhập loại hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp với thời đại mới. Vì vậy một chút hàng tồn kho là điều đương nhiên có và tồn tại ở không ít các công ty kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.
+ Như hàng hoá tồn kho, tỷ trọng của tài sản lưu động cũng tăng. Năm 2000 tỷ trọng tài sản lưu động là 13,93%, đến năm 2001 tăng lên 14,13%. Sự tăng lên của tỷ trọng tài sản lưu động cho thấy công ty đã thu hồi được các khoản tạm ứng và chi phí trả trước.
Qua phân tích tình hình tài sản lưu động ta thấy công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như biết sử dụng các nguồn vốn bằng tiền.
- Năm 2001 tỷ trọng của tài sản lưu động bị giảm so với năm 2000 nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tài sản cố định trong năm 2001 là 58,11%, tỷ trọng của năm 2000 chỉ có 52,39%. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm hơn đến việc sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng; chú trọng vào công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bằng sự phân tích trên cho thấy: tài sản của công ty trong năm 2001 tỷ trọng tăng lên đáng kể so với năm 2000 cũng như hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng. Qua đó thể hiện xu hướng phát triển đi lên của công ty và đủ sức cạnh tranh được với cơ chế thị trường hiện nay.
2.2.1.4.Phân tích biến động của nguồn vốn.
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta tính toán và lên biểu tổng hợp nhằm đánh giá biến động về nguồn vốn như sau:
Bảng 5: Nghiên cứu sự biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Tiền
%
1
2
3
4 = 3 - 2
5 = 3/2
x100-100
A. Nợ phải trả
941.981.734,5
1.064.857.710,5
+122.875.976
+13,04
I.Nợ ngắn hạn
923.453.379
1.047.069.819,5
+123.616.440,5
+13,39
1.Phải trả cho
người bán
658.425.805,5
774.966.114
+116.540.308,5
+17,7
2.Thuế và các
khoản phải nộpNN
156.964.310
145.836.755,5
-11.127.554,5
-7,09
3.Phải trả cho các
đơn vị nội bộ
63.721.083,5
72.703.122,5
+8.982.039
+14,09
4.Phải trả, phải
nộp khác
44.342.180
53.563.827,5
+9.221.647,5
+20,8
II.Nợ khác
18.528.355,5
17.787.891
-740.464,5
-4,0
B.Nguồn vốn
chủ sở hữu
1.038.731.771
2.295.312.515
+1.256.580.744
+120,97
I.Nguồn vốn, quỹ
1.036.748.884
2.292.420.105
+1.255.671.221
+121,12
1.Nguồn vốn KD
1.007.833.033,5
2.231.883.080,5
+1.224.050.047
+121,45
2.Quỹ đầu tư PT
2.141.634
2.927.974
+786.340
+36,73
3.Lợi nhuận chưa
phân phối
26.774.216,5
57.609.050,5
+30.834.834
+115,17
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.982.887
2.892.410
+909.523
+45,87
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.982.887
2.892.410
+909.523
+45,87
Tổng nguồn vốn
1.980.713.505,5
3.360.170.225,5
+1.379.456.720
+69,64
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2000 =
2
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2001 =
2
Năm 2001
Tỷ trọng (%) = x100 - 100
Năm 2000
Qua số liệu bảng 5 cho thấy tổng số nguồn vốn năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng tiền là 1.379.456.720 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 69,64%. Tuy nhiên đây cũng chỉ là con số tổng quát, ta cần đi sâu vào phân tích từng loại nguồn vốn cụ thể.
* Nợ phải trả của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng tiền là 122.875.976 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 13,04%.Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng. Năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 một lượng tiền là 123.616.440,5 đồng tương ứng với mức tăng là 13,39%. Trong đó chủ yếu là khoản phải trả cho người bán năm 2001 so với năm 2000 tăng lên là 116.540.308,5 đồng với mức tăng là 17,7%. Phải trả cho người bán tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn mà công ty đang chiếm dụng của đơn vị bán cũng tăng. Bên cạnh đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nướcnăm 2001 so với năm 2000 giảm đi một lượng là11.127.554,5 đồng với mức giảm là 7,09%. Điều này cho thấy công ty ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặc dù đã cố gắng trong việc chi tiêu nhưng khoản phải trả cho các đợ vị nội bộvà các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng. Lượng tăng lên này góp phần không nhỏ trong sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Cụ thể: phải trả cho các đợn vị nội bộ năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng là 8.982.039 đồng với mức tăng 14,09%. Còn các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng một lượng là9.221.647,5 đồng tương ứng với mức tăng 20,8%. Điều đó cho thấy công ty phải cố gắng hơn nữa trong việc chi tiêu cũng như trang trải các khoản nợ nần. Ngược lại với mức tăng của các khoản phải trả, khoản nợ khác đã giảm.Năm 2001 so với năm 2000 khoản nợ khác giảm một lượng là 740.464,5 đồng tương ứng với mức giảm là 4,0%, cho thấy công ty đã giảm được một phần các khoản nợ. Vậy công ty cần phải cố gắng và cố gắng hơn nữa trong việc thanh toán các khoản nợ. Việc làm này đồng nghĩa với việc tạo dựng được lòng tin và chỗ đứng của mình với các đơn vị bạn nói riêng cũng như tạo được uy tín trên thị trường nói chung.
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn liên kết làm ăn với công ty cũng đều rất quan tâm đến khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty hết sức quan trọng. Nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn, doanh nghiệp nợ nần dây dưa kéo dài thì doanh nghiệp sẽ mất dần đi tính tự chủ trong kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phá sản. Trong khi đó, nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì sẽ luôn tạo được uy tín trên thị trường. Vậy nên công ty cần phải đi sâu phân tích đến từng chỉ tiêu thanh toán, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lý, tạo được uy tín trên thị trường.
* Không chỉ có các khoản nợ phải trả tăng mà sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu cũng góp phần rất lớn trong lượng tăng của tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cơ bản nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2001 so với năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên một lượng là 1.256.580.744 đồng tương ứng với mức tăng 120,79%. Trong đó nguyên nhân chính là do nguồn vốn quỹ năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.255.671.221đồng với mức tăng 121,125. Nguồn vốn quỹ tăng chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh tăng. Nguồn vốn kinh doanh năm 2001 tăng lên so với năm 2000 một lượng là 1.224.050.047 đồng tương ứng với mức tăng là 121,45%. Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, tình hình tài chính của công ty có chiều hướng nâng cao và ngày càng được mở rộng. Như vậy công ty có đủ vốn, đủ sức để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó quỹ đầu tư phát triển năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng là 786.340 đồng với mức tăng 36,73%. Mặt khác lợi nhuận chưa phân phối của công ty năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng đáng kể là 30.834.834 đồng tương ứng với mức tăng 115,17%. Song song với sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn kinh phí, quỹ khác cũng tăng, mà cụ thể là sự tăng lên của quỹ khen thưởng phúc lợi. Năm 2001 quỹ khen thưởng phúc lợi tăng lên so với năm 2000 là 909.523 đồng với mức tăng 45,87%. Việc tăng thêm của các quỹ chứng tỏ công ty quan tâm hơn đến cán bộ công nhân viên.
Thông qua phân tích nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp có tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn của mình hay không. Qua đó nắm được nguyên nhân tăng giảm của nguồn vốn, từ đó tìm ra phương hướng tạo nguồn vốn cũng như sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu như thế nào cho hợp lý hơn và đem lại hiệu quả cao cho công ty.
2.2.1.5. Đánh giá biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Từ kết quả của bảng nghiên cứu sự biến động của nguồn vốn, ta tính toán và lên biểu xem xét, đánh giá biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 6: Sự biến động vủa cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Tiền
Tỷ trọng
( % )
Tiền
Tỷ trọng
( % )
A. Nợ phải trả
941.981.734,5
47,56
1.064.857.710,5
31,69
I. Nợ ngắn hạn
923.453.379
46,62
1.047.069.819,5
31,16
1. Phải trả cho
người bán
658.425.805,5
33,24
774.966.114
23,06
2. Thuế và các khoản
phải nộp NN
156.964.310
7,92
145.836.755,5
4,34
3. Phải trả cho các
đơn vị nội bộ
63.721.083,5
3,22
72.703.122,5
2,16
4. Phải trả,
phải nộp khác
44.342.180
2,24
53.563.827,5
1,59
II. Nợ khác
18.528.355,5
0,94
17.787.891
0,53
B. Nguồn vốn
chủ sở hữu
1.038.731.771
52,44
2.295.312.515
68,31
I. Nguồn vốn, quỹ
1.036.748.884
52,34
2.292.420.105
68,22
1. Nguồn vốn KD
1.007.833.033,5
50,88
2.231.883.080,5
66,42
2. Quỹ ĐTPT
2.141.634
0,11
2.927.974
0,09
3. Lợi nhuận chưa
phân phối
26.774.216,5
1,35
57.609.050,5
1,71
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác
1.982.887
0,10
2.892.410
0,09
1. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
1.982.887
0,10
2.892.410
0,09
Tổng nguồn vốn
1.980.713.505,5
100
3.360.170.225,5
100
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Số tiền =
2
Số tiền của từng loại nguồn vốn
Tỷ trọng (%) = x 100%
Tổng nguồn vốn
Qua số liệu bảng 6 cho thấy số tiền năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 1.379.456.720 đồng. Nhưng trong bảng này ta sẽ đi sâu vào phân tích tỷ trọng của nguồn vốn năm 2000 và năm 2001.
Năm 2000 tỷ trọng của khoản nợ phải trả là 47,56%, năm 2001 tỷ trọng giảm xuống còn 31,69%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ phải trả giảm xuống là do nợ ngắn hạn giảm. Năm 2000 nợ ngắn hạn là 46,62%, đến năm 2001 giảm xuống còn 31,16%. Nếu ta đi sâu vào phân tích từng khoản nợ phải trả thì ta thấy, năm 2001 so với năm 2000 tỷ trọng của các khoản đều giảm đi. Cụ thể phải trả cho người bán năm 2000 tỷ trọng là 33,24%, đến năm 2001 giảm còn 23,06%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2000 tỷ trọng là 7,92%,đến năm 2001 tỷ trọng giảm còn 4,34%. Điều này cho thấy công ty đã giảm bớt được số vốn chiếm dụng của người bán cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Song song với khoản giảm của thuế, của phải trả người bán thì phải trả cho các đơn vị nội bộ và các khoản phải trả phải nộp khác cũng giảm đáng kể. Ta thấy phải trả cho các đơn vị nội bộ năm 2000 có tỷ trọng là 3,22%, đến năm 2001 giảm xuống còn 2,16%. Cũng vậy, các khoản phải trả phải nộp khác năm 2000 tỷ trọng đạt 2,24%, sang năm 2001 giảm xuống còn 1,59%. Không chỉ có khoản nợ ngắn hạn giảm mà khoản nợ khác năm 2000 đạt 0,94%, đến năm 2001 tỷ trọng giảm xuống còn 0,53%. Qua đâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33538.doc