Chuyên đề Vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5

MỤC LỤC

Chương I Vốn kinh doanh và sự cần thiết phảI nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.1.1 Đặc trưng VKD. 7

1.1.1.2 Thành phần của VKD. 7

1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN 12

1.2.2.1 Hiệu suất sử dụng VCĐ. 12

1.2.2.2 Hiệu suất sử dụng VLĐ.14

1.2.2.3 Hiệu suất sử dụng VKD.15

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN trong nền kinh tế thị trường 17

1.3 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 18

1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD 18

1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 19

Chương II Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5 21

2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng18.5 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.2 Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý 21

2.1.3 Đặc điểm tổ chức SXKD.24

2.1.4 Tình hình hết quả hoạt động SXKD một vài năm gần đây.27

 

2.2 Tình hình vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 18.5 29

2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công ty 29

2.2.1.1 Một số thuận lợi của công ty.29

2.2.1.2 Một số khó khăn của công ty.30

2.2.2 Tình hình tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty 31

2.2.3 Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ.38

2.2.3.1 Tình hình tổ chức sử dụng VCĐ.38

2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng VCĐ.42

2.2.4 Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ.44

2.2.4.1 Tình hình tổ chức sử dụng VLĐ.45

2.2.4.2 Hiệu suất sử dụng VLĐ.52

2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng VKD.54

2.2.6 Những thành tích đạt được trong việc tổ chức sử dụng VKD.57

2.2.7 Một số tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VKD.58

Chương III Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5. 60

3.1 Phương hướng phát triển sản xuất của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5 trong thời gian tới 60

3.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5 62

 

3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp trên 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y móc, thiết bị, phương tiện vận tải và một số TSCĐ khác. - Tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh của công ty: Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2007 tăng so với đầu năm (từ 1.235.473.833 đồng lên tới 10.648.363.469 đồng), tăng 761,88% và chủ yếu tăng là do nguồn vốn, quỹ tăng từ 1.235.473.833 đồng lên 10.545.277.123 đồng với tỷ lệ tăng 753,54%. Trong nguồn vốn quỹ thì nguồn vốn đầu tư của CSH là chủ yếu (10.000.000.000 đồng), chiếm 94,83%, còn lại là các quỹ và lợi nhuận để lại (545.277.123 đồng) chiếm 5,17%. Điều này có được là do từ tháng 7 năm 2007, công ty đã chính thức trở thành công ty cổ phần nên công ty đã huy động thêm vốn. Tại thời điểm 31/12/2007, nợ phải trả của công ty là 39.379.460.898 đồng, chiếm 78,72% tổng VKD, giảm 14.530.666.666 đồng (26,95% )so với cùng kỳ năm trước. Biểu 5: so sánh hệ số nợ chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch Nợ phải trả 53.910.127.564 39.379.460.898 -14.530.666.666 Tổng nguồn vốn 55.145.601.397 50.027.824.367 -5.117.777.030 Hệ số nợ 0,98 0,79 -0,19 Như vậy, hệ số nợ của công ty đã giảm từ 0,98 xuống còn 0,79 cho thấy DN đang cân đối nguồn vốn, giảm dần mức độ lệ thuộc ra bên ngoài. điều này cũng đồng nghĩa với hệ số VCSH của công ty đã tăng từ 0,02 lên 0,21 như vậy, có thể nói công ty đã nỗ lực rất lớn trong việc cơ cấu lại nguồn vốn của DN, nhưng hệ số này vẫn còn thấp, chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính là thấp . DN vẫn còn bị lệ thuộc khá lớn vào bên ngoài. Tuy hệ số nợ càng gần 1 thì biểu hiện khả năng rủi ro trong thanh toán càng cao nhưng hệ số nợ của công ty giảm đáng kể cho thấy một điều chắc chắn rằng công ty đã rất cố gắng trong việc duy trì một tình hình tài chính lành mạnh hơn và rủi ro trong thanh toán đã giảm. Tuy nhiên, hệ số nợ của 2 năm qua vẫn còn ở mức cao, nó vẫn có thể đe doạ đến hoạt động của công ty nếu như công ty không sủ dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Để cụ thể hơn cũng như đánh giá đúng đắn nhất về các khoản nợ phải trả của công ty, ta sẽ xem xét chi tiết thông qua Biểu 6: Tình hình nợ phải trả của công ty Ta thấy cuối năm 2007, công ty không có khoản nợ dài hạn, mà chỉ có nợ ngắn hạn và năm qua, nợ ngắn hạn của công ty là 39.379.460.898 đồng, giảm 26,95% so với năm 2006. Điều này là do: Phải trả nội bộ có tốc độ giảm nhanh nhất (100%), sau đó là đến khoản Dự phòng phải trả ngắn hạn giảm với tốc độ 85,05%. Điều này diễn ra cũng là hợp lý bởi trong năm qua, công ty đã thanh toán hết các khoản phải trả nội bộ và vì nợ ngắn hạn giảm nên công ty cũng trích lập giảm đi khoản dự phòng phải trả ngắn hạn. Bên cạnh đó, Vay và nợ ngắn hạn năm 2007 giảm khá lớn: 5.610.124.882 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 23,49%; khoản phải trả cho người bán và khoản người mua trả trước cũng giảm với tốc độ giảm đáng kể tương ứng là 11,11% và 47,51%. Vậy trong năm vừa qua, công tác thanh toán cho người bán của công ty đã tốt hơn năm trước, điều này đồng nghĩa với việc công ty đã giảm được lượng vốn chiếm dụng của nhà cung cấp và đã giảm được đáng kể các khoản nợ, tăng uy tín của mình đối với nhà cung cấp. Tuy nhiên, khoản người mua trả trước giảm với tốc độ khá cao như vậy cho thấy, năm qua công ty đã quyết toán công trình sớm, đã ghi nhận doanh thu trước thời điểm lập bảng cân đối kế toán nên các khoản này giảm xuống cũng là bình thường. Trong năm 2007, công ty không có các khoản nợ dài hạn, để đánh giá tốt việc công ty chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn, ta đi vào xem xét phân tích các số liệu thực tế qua Biểu 7: So sánh nợ phải trả và nợ phải thu năm 2007: Cuối năm 2006, số nợ phải thu của công ty lớn hơn số nợ phải trả, chênh lệch nợ phải thu và nợ phải trả là -31.045.693.350. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 thì các khoản nợ phải thu nhỏ hơn các khoản nợ phải trả hay số vốn công ty đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn công ty bị chiếm dụng. Còn cuối năm 2007 thì chênh lệch phải thu- phải trả là 8.106.035.599 đồng, có nghĩa là số vốn công ty bị chiếm dụng lại lớn hơn số vốn mà công ty chiếm dụng, trong đó các khoản phải trả và các khoản phải thu đều giảm với tỷ lệ giảm tương ứng lần lượt là 26,95% và 28,10%. Như vậy, dù cả hai chỉ tiêu trên đều giảm nhưng do nợ phải thu đã giảm với tốc độ lớn hơn so với khoản nợ phải trả nên chênh lệch nợ phải thu và nợ phải trả vẫn là 8.106.035.599 đồng. Biểu 8: so sánh tỷ lệ np trả/ np thu chỉ tiêu đầu năm Cuối năm Cl cn/đn Nợ phải trả 53.910.127.564 39.379.460.898 -14.530.666.666 Nợ phải thu 22.864.434.214 16.439.803.147 -6.424.631.067 Nptrả/ np thu 2,36 2,40 0,04 Như vậy, đầu năm 2007 thì công ty bị chiếm dụng 1 đồng thì công ty chiếm dụng được 2,36 đồng, điều này rất có lợi cho công ty bởi những khoản này công ty được sử dụng tạm thời mà không phải trả lãi, công ty sẽ giảm được khoản vay ngắn hạn, theo đó sẽ giảm được chi phí lãi vay, hạ giá thành và tăng được lợi nhuận. Còn cuối năm 2007, công ty bị chiếm dụng 1đồng thì công ty chiếm dụng được 2,40 đồng. Về cuối năm, vốn chiếm dụng của công ty có xu hướng tăng lên nhưng tăng không dáng kể. - Khả năng tự chủ tài chính của công ty: Để xem xét cụ thể hơn khả năng tự chủ về tài chính của công ty, ta phân tích qua bảng sao sánh các hệ số sau: Biểu 9: Cơ cấu tài chính năm 2007 của công ty Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm CL 2007/2006 Hệ số nợ 0,98 0,79 - 0,19 Hệ số VCSH 0,02 0,21 0,19 Từ các chỉ tiêu trên có thể thấy hệ số nợ của công ty về cuối năm vẫn còn ở mức cao nhưng đã giảm từ 0,98 xuống còn 0,79 (giảm 0,19), điều này có được là do năm 2007 công ty đã cổ phần hoá nên vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng, kéo theo hệ số vốn chủ sở hữu tăng từ 0,02 lên 0,21(tăng 0,19). Nếu chỉ xét trên phương diện lý thuyết thì hệ số nợ cao như vây, chứng tỏ công ty đang ở tình trạng mắc nợ cao, khả năng an toàn về tài chính còn thấp. Tuy nhiên, hệ số nợ cao là “con dao hai lưỡi”. Khi công ty hoạt động với hiệu quả cao thì chính các khoản nợ vay này sẽ khuyếch đại lợi nhuận VCSH. Đây là điều hết sức lý tưởng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp khi sử dụng công cụ nợ vay ( đòn bẩy tài chính) trong quá trình hoạt động SXKD của mình. Nói một cách cụ thể hơn, đó là trong điều kiện công ty hoạt động với hiệu quả cao, hệ số nợ càng cao thì chủ sở hữu càng có lợi bởi lẽ chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc biệt khi công ty tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận giành cho chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh. Ngựơc lại, nếu có một biến động xấu dù là rất nhỏ, cũng sẽ có tác động bất lợi đến tình hình tài chính của công ty. Khi đó tổng tài sản không có khả năng tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi nợ phải trả. Đồng thời khi công ty duy trì hệ số nợ quá cao thì ắt sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ bên ngoài một cách trực tiếp. Vì vậy, hiện nay công ty đã giảm bớt hệ số nợ nhưng nên tiếp tục giảm hơn nữa bởi hệ số nợ của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2007 vẫn còn ở mức tương đối cao (0,79) Sau khi xem xét và phân tích về cơ cấu vốn và nguồn vốn,tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh và khả năng tự chủ tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 16.5 năm 2007, có thể thấy: - Về cơ cấu VKD: Tỷ trọng VCĐ chiếm 9,08%(0,89% năm 2006), VLĐ chiếm 90,92%(99,11% năm 2006)trong tổng VKD. Trong năm qua, công ty đã có sự điều chỉnh về cơ cấu VKD nhưng sự điều chỉnh này là không quá lớn. Tỷ trọng VLĐ giảm 8,19% tương ứng với tỷ trọng VCĐ tăng 8,19% so với năm 2006. - Về nguồn VKD: VKD của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ vay( nợ phải trả của công ty toàn là nợ ngắn hạn và vay và nợ ngắn hạn lại chiếm 46,39% trong tổng nợ ngắn hạn này) và vốn chiếm dụng. VCSH chỉ chiếm 2,24% trong năm 2006 và 21,28% trong tổng nguồn vốn năm 2007. Phần lớn VKD của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời ( chiếm 78,72% tổng nguồn vốn năm 2007, chiếm 97,76% năm 2006). Công ty duy trì cơ cấu vốn và nguồn vốn như trên là do các lý do sau: + Công ty là công ty xây dựng, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là xây dựng và xây lắp, chuyên thi công các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở là chủ yếu; vì vậy sản phẩm thường có giá trị và quy mô lớn, tiến độ thanh toán chậm chứ không giống các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại khác nên VLĐ đưa vào sản xuất là rất lớn. Đây cũng là thực tế phổ biến đối với các DN khác hoạt động trong lĩnh vực này. + Do đặc điểm luân chuyển của VLĐ nhanh và ngắn nên công ty đã sử dụng mô hình tài trợ VLĐ chủ yếu bằng nguồn vốn tạm thời (vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng) và một phần nguồn vốn thường xuyên (vốn chủ sở hữu). Cụ thể: nguồn vốn tạm thời tài trợ cho 79% VLĐ, còn lại nguồn vống thường xuyên tài trợ 21% VLĐ. Mặc dù việc sử dụng vốn tạm thời có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn nhưng điều đó cũng là một điểm bất lợi là đòi hỏi công ty lo phải trả nợ trong thời gian ngắn dễ làm cho công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán một khi tình hình hoạt động của công ty rơi vào khó khăn. Với kết cấu tài chính của công ty như trên tuy sẽ có mặt lợi là công ty chỉ bỏ ra một lượng vốn CSH khá nhỏ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh song sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro cao nếu công ty sử dụng các khoản nợ vay này không hiệu quả, đồng thời lại phải chịu chi phí sử dụng vốn vay. Đây chỉ là các con số cung cấp những thông tin bước đầu, để đnhs giá chính xác hơn thì cần phải kết hợp với các tài liệu khác nữa về tình hình thực tế của công ty năm vừa qua. 2.2.3 Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ 2.2.3.1 Tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ Vốn cố định có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty, nó là một bộ phận rất quan trọng trong VKD của một công ty, đặc biệt là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5. VCĐ của công ty tính đến 31/12/2007 là 4.540.805.426 đồng, chiếm 9,08% trong tổng VKD. Trong đó, VCĐ đầu tư vào TSCĐ là3.203.452.407 đồng, đầu tư vào TSDH khác ( chỉ gồm chi phí trả trước dài hạn) là 1.337.353.019 đồng. Dưới đây ta sẽ đi phân tích chi tiết hơn về tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ của công ty Qua biểu 10: Cơ cấu TSCĐ năm 2007 của công ty, ta thấy - Về cơ cấu TSCĐ: Cuối năm 2007, tổng nguyên giá TSCĐ dùng trong SXKD là 5.340.828.400 đồng trong đó phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất (60,25%). Sau đó đến máy móc thiết bị (22,48%), nhà cửa vật kiến trúc(14,98%), thiết bị dụng cụ quản lý (1,50%), TSCĐ hữu hình khác (0,78%). Như vậy tỷ trọng đầu tư vào máy móc thiết bị –TSCĐ có tính chất quyết định, tham gia trực tiếp vào hoạt động SXKD đã tăng song tỷ trọng đầu tư vào phương tiện vận tải vẫn chưa cao nhất là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty ta. Tuy nhiên, tốc độ tăng của phương tiện vận tải là rất cao (197,27%) chứng tỏ công ty cũg đã hết sức chú trọng việc đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của mình, phù hợp với ngành nghề hoạt động là xây dựng và xây lắp. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của máy móc thiết bị và phương tiện vận tải đều lớn hơn tốc độ tăng của TSCĐ khác, có thể nói đây là một sự đầu tư hợp lý vào hai loại TSCĐ này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hiện nay, thị trường thuê tài TSCĐ đã hình thành và cũng được các DN rất ưa chuộng, vì thế công ty nên xem xét đến phương án này bởi điều đó hoàn toàn hợp lý trong trường hợp công ty ở xa nơi thi công, việc điều chuyển máy móc để thi công là hoàn toàn không đơn giản và bất tiện hoặc loại máy móc thiết bị đó có giá trị lớn, nếu công ty đầu tư thì sẽ rất lãng phí do hiệu suất sử dụng không cao. Nhưng về lâu dài thì việc mua sắm TSCĐ máy móc thiết bị sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong hoạt động SXKD của mình - Về tình hình biến động TSCĐ Cuối năm 2007, nguyên giá TSCĐ của công ty là 5.340.828.400 đồng tăng 2.436.692.965 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 83,90 % so với cùng thời điểm năm 2006. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Biểu 11: Tình hình biến động TSCĐ năm 2007. Trong năm qua, công ty đã đầu tư đổi mới TSCĐ với tổng trị giá 3.162.779.065 đồng đều là do mua sắm, trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị thi công là 1.678.476.189 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 53,07% tổng giá trị đầu tư. Điều đó cho thấy công ty đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất.Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp là chính cho nên TSCĐ tập trung chủ yếu là máy khoan cắt bêtông, máy xúc, máy ủi,...Vì vậy, đòi hỏi luôn có sự đầu tư đổi mới để tăng năng suất. Bên cạnh đó, cũng do đặc điểm hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động rộng, khoảng cách các công trình xa, lại nằm phân tán rải rác tại các tỉnh khác nhau nên trong năm vừa qua, công ty đầu tư mới một số phương tiện vận tải giá trị 1.484.302.876 đồng, chiếm 46,93% tổng giá tị đầu tư. Điều này giúp công ty có đầy đủ hơn các phương tiện vận tải, đáp ứng nhu cầu về điều chuyển máy móc, vật tư với các đội, các công trình. Khoản đầu tư này không nhiều nhưng cũng đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên nhiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình, giảm chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, công ty cũng tăng thêm giá trị đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc nhưng đầu tư với tỷ trọng và giá trị nhỏ để phục vụ tốt cho hoạt động của công ty. Như vậy, trong năm qua công ty đã thực hiện đầu tư nâng cao năng lực TSCĐ và trọng điểm đâù tư là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Công ty đã thanh lý nhượng bán những TSCĐ cũ kỹ không cần dùng đến. Cụ thể: thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị với giá trị thanh lý là 41.832.000 đồng, phương tiện vận tải là 684.254.100 đồng. Trong năm 2007 vừa qua, công ty không có TSCĐ chưa cần dùng và không cần dùng chứng tỏ TSCĐ của công ty đã được huy động và sử dụng tối đa phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty. Đây cũng là một biện pháp nhằm giảm đáng kể chi phí bảo quản TSCĐ đồng thời tránh được hao mòn vô hình của loại TSCĐ này. - Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ ở trên mới chỉ là sự phân tích về mặt nguyên giá của TSCĐ, nguyên giá TSCĐ chưa phản ánh đầy đủ năng lực cũng như cách sử dụng và quản lý VCĐ của công ty, để hiểu rõ hơn, ta đi vào chi tiết các giá trị còn lại ( GTCL) và số trích khấu hao qua Biểu 12: Nguyên giá, trích khấu hao và giá trị còn lại dưới đây: Đầu năm 2007, GTCL của TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD là khá cao (67,40%), đặc biệt là máy móc thiết bị (73,34%)và phương tiện vận tải (75,60%) nhưng các chỉ tiêu này lại giảm về cuối năm, nguyên nhân là do: + Nhà cửa, vật kiến trúc: GTCL đến cuối năm 2007 là 291.710.820 đồng, GTCL so với NG là 36,46%, hệ số hao mòn là 63,54% tăng 22,89% so với đầu năm. Đặc điểm riêng của loại TS này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật nên trong danh mục đầu tư có thể chưa cần đầu tư cho loại TS này, do vậy trong năm vừa qua công ty đã không xây mới, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên GTCL của TS này đã giảm 22,89% so với đầu năm 2007. + Máy móc thiết bị: Đây là loại TS chiếm tỷ trọng khá lớn trong TSCĐ. GTCL đến cuối năm là 1.000.000.000 đồng, GTCL so với NG là 83,28%, hệ số hao mòn là 16,72% giảm 9,94% so với đầu năm. Trong năm, công ty đã mua sắm mới các máy móc thiết bị với số tiền 1.678.476.189 đồng chiếm 53,07% giá trị đầu tư nhưng hệ số hao mòn lại giảm đi. Quy mô của loại TS này cũng tăng lên nhiều, với NG tăng 300.786.000 đồng và mới chỉ bị hao mòn 16,72% vào cuối năm chứng tỏ chúng còn mới, năng lực vận chuyển của công ty mạnh. Công ty cần phải có chế độ kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì tốt các phương tiện này nhằm duy trì và phát huy tối đa năng lực của chúng . + Phương tiện vận tải: Đây là TS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị TSCĐ, GTCL cuối năm là 1.871.086.131 đồng, còn 58,14% NG. Đây cũng là TS được công ty mua sắm mới với trị giá 1.484.302.876 đồng, chiếm 46,93% giá trị đầu tư. Mặc dù có sự đầu tư về cuối năm nhưng hệ số hao mòn vẫn tăng 17,46% so với đầu năm. Do công ty đầu tư mua sắm loại TS này với trị giá rất lớn, nên dù hệ số hao mòn tăng so với đầu năm thì GTCL của TS này vẫn tăng so với đầu năm 2007. Với GTCL là 58,14% so với NG ban đầu thì loại TS này vẫn có khả năng phục vụ hoạt động SXKD. + Thiết bị, dụng cụ quản lý và TSCĐ khác: Thiết bị, dụng cụ quản lý là TS cần thiết cho việc quản lý. Năm 2007 công ty cũng đã đầu tư mua sắm hai loại TS này nhưng hai loại TS này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (1,50% + 0,78% = 2,28%) trong tổng số giá trị TSCĐ nên không ảnh hưởng quá lớn đến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Xét chung TSCĐ của công ty đến cuối năm 2007 thì GTCL là 59,98%, giảm 7,42% so với đầu năm. Về mặt lý thuyết, TSCĐ cảu công ty còn tương đối ổn định , khả năng phục vụ cũng khá ổn. Nhưng nếu xét trong điều kiện công ty máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là hai loại TS chủ yếu và quyết định đến chất lượng, giá thành công trình, với tỷ lệ hao mòn của phương tiện vận tải và máy móc thiết bị còn khá cao. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty nên đầu tư thêm vào hai loại TS này nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, đặc biệt nên đầu tư vào phương tiện vận tải. Về vấn đề công tác quản lý và bảo dưỡng TSCĐ: Công ty nên trực tiếp quản lý những TS có giá trị lớn, còn với các TS có giá trị nhỏ thì công ty có thể giao cho các đội thi công, sản xuất quản lý và sử dụng. Công tác sửa chữa lớn phải được tiến hành theo định kỳ. Năm 2007 vừa qua, công ty cũng đã áp dụng những biện pháp nhất định như: kiểm kê, đánh giá tình trạng TSCĐ, mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, bên cạnh đó còn tiến hành sửa chữa và tu bổ. Ngoài ra, để bù đắp hao mòn cũng như thu hối vốn, công ty tiến hành khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao bình quân. Quỹ khấu hao là một nguồn tài chính quan trọng để công ty tái SX giản đơn và tái SX mở rộng TSCĐ. Như vậy, trong năm 2007 quy mô trang bị TSCĐ của công ty đã được tăng cường khá nhiều, mức đầu tư vào phương tiện vận tải có tăng nhưng chưa cao lắm( công ty nên tăng thêm nữa giá trị đầu tư vào loại TS này). Công tác quản lý và sử dụg TSCĐ tương đối tốt song công ty cần mạnh dạn thanh lý hoặc nhượng bán những TS đã lạc hậu nhằm mục đích thu hồi vốn, tạo điều kiện mua sắm các thiết bị máy móc cũng như tu sửa lại nhà xưởng từ đó đáp ứng cao hơn nhu cầu SXKD và đủ khả năng tiếp nhận các công trình đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. 2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng VCĐ Để phản ánh chính xác nhất ảnh hưởng cụ thể của tình trạng và cách quản lý sử dụng TSCĐ đến doanh thu và lợi nhuận ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5 trong thời gian qua, chúng ta sẽ đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty được trình bầy trong Biểu 13: Hiệu quả sử dụng VCĐ dưới đây: Ta thấy, doanh thu thuần (DTT) và lợi nhuận sau thuế (LNST) NĂM 2007 đều có sự biến động. Cụ thể: DTT giảm 47.139.347.347 đồng với tỷ lệ giảm là 50,33%, LNST tăng 116.445.943 đồng với tỷ lệ tăng là 12,73%, chính điều này đã làm cho các chỉ tiêu đều biến động theo: chỉ tiêu số (3), số (4), số (8) thì đều giảm so với năm 2006, còn lại các chỉ tiêu (2), (5), (6), (7) thì đều tăng. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này tăng 31,13% so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của DTT nhỏ hơn tốc độ giảm của NG TSCĐ bình quân (50,33% < 62,12%). Một nhuyên nhân khác nữa là năm 2007, do địa bàn hoạt động rông khắp, vì vậy máy móc thiết bị không đủ đáp ứng nhu cầu, mặt khác, công ty chưa tận dụng hết tiềm năng công suất của máy móc, vẫn có những công trình thiếu máy móc thiết bị trong khi đó lại có những công trình có máy móc thiết bị nhàn rỗi nhưng không điều chuyển được do chi phí điều chuyển lớn gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và thời gian hoàn thành bàn giao công trình. - Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ ( HSSDVCĐ, HLVCĐ) VCĐ bình quân năm qua so với năm trước giảm 50,79% làm cho các chỉ tiêu HSSD VCĐ và chỉ tiêu HL VCĐ có sự thay đổi: HSSD VCĐ tăng 0,93% với mức giảm là 0,170; HL VCĐ giảm 0,92% với mức giảm là 0,001. Nguyên nhân là do năm 2007, tốc độ giảm DTT nhỏ hơn so với tốc độ giảm VCĐ bình quân (50,33%<50,79%). - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ ( TSLN VCĐ) Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 0,410 tăng 0,231 tương ứng với tỷ lệ tăng là 129,07% so với năm trước. Chỉ tiêu này tăng là do LNST năm 2007 tăng 116.445.943 đồng với tỷ lệ tăng là 12,73% trong khi VCĐ bình quân giảm mạnh (50,79%). Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả cuối cùng của VCĐ thì thấy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2007 tăng so với năm 2006. Các chỉ tiêu HSSD TSCĐ, HSSD VCĐ năm nay đều tăng. Chúng tăng là do các nguyên nhân: + DTT năm nay giảm 50,33% so với năm ngoái do năm 2007 công ty đã thu hẹp quy mô SXKD 8,39% so với năm ngoái + Lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng 116.445.943 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 12,73% so với năm ngoái do: năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ 580.766.848 đồng lên 1.386.048.774 đồng, mức tăng là 805.281.926 đồng với tỷ lệ tăng là 58,10% so với năm 2006, đồng thời công ty đã giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, mặt khác lại không xuống còn 310.541.228 đồng). 2.2.4 Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động khác nhau. Ngoài VCĐ, việc nghiên cứu vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường quản lý vốn lưu động, qua đó giúp ta thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định được trọng điểm vốn lưu động của công ty. Mặt khác thông qua sự biến động về kết cấu của vốn lưu động trong những kỳ khác nhau ta có thể thấy được sự biến đổi về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động trong đơn vị. Do đó, muốn sử dụng vốn kinh doanh một các hiệu quả thì công ty phải biết sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý và hiệu quả. Điều này được Đảng ủy, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5 hết sức quan tâm và chú trọng. 2.2.4.1 Tình hình tổ chức sử dụng VLĐ - Cơ cấu VLĐ: Để phân tích cụ thể, ta lập biểu 14: Biểu cơ cấu VLĐ năm 2007 Từ biểu trên ta thấy, Vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn, tại thời điểm 31/12/2007 vốn lưu động chiếm tới 90,92% tổng số vốn kinh doanh của công ty. TSLĐ chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng là 36,14% và 51,73% còn Tiền và các TSNH khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 10,32% và 1,81%, đặc biệt trong năm công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tính đến thời điểm 31/12/2007, Tổng số VLĐ của công ty là 45.487.018.941 đồng chiếm tỷ trọng 90,92% trong tổng VKD của công ty. So với cuối năm trước, số vốn này giảm 9.168.937.476 đồng với tỷ lệ giảm là 16,78%. Khoản phải thu giảm 6.424.631.067 đồng ( giảm 28,10%). Hàng tồn kho giảm 1.261.188.130 đồng ( tỷ lệ giảm là 5,09%). Các TSNH khác tăng 498.368.914 đồng ( tỷ lệ tăng 153,86%) - Tình hình quản lý các khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm 36,14% tổng VLĐ và 32,86% trong VKD và nó đã giảm 28,1% so với cùng kỳ năm trước là do các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn giảm mạnh (100%), các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trong lớn (74,13%) nhưng chỉ tăng với tốc độ nhẹ (7,95%) các khoản phải trả người bán lại tăng mạnh (41,21%). So với các khoản phải trả thì các khoản phải thu giảm 28,10% nhưng các khoản phải trả lại chỉ giảm 26,95%. Như vậy, lượng vốn mà công ty bị chiếm dụng giảm mạnh hơn lượng vốn mà công ty đi chiếm dụng. Khoản phải thu của khách hàng năm qua tăng 897.262.185 đồng (7,95%). Nguyên nhân chủ yếu là do năm qua, công ty đã tăng việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, và khoản này chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng (26,79%). Điều này cho thấy, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xây dựng và xây lắp, việc thanh quyết toán công trình ngày càng khó khăn. Việc thanh quyết toán công trình phụ thuộc rất nhiều phía chủ đầu tư theo hợp đồng, có thể hoàn thành công trình tới đâu thanh toán tới đó, hoặc thanh toán tất cả sau khi bàn giao công trình hoặc có thể chủ đầu tư ứng trước vôn. Nhưng dù sao năm qua công ty cũng mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng nhưng vẫn giữ ở mức độ vừa phải có thể kiểm soát được. - Tình hình quản lý HTK Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 51,73% trong tổng VLĐ, giảm 5,09% so với năm 2006 do năm qua, công ty đã giải phóng được nguyên liệu, vật liệu tồn kho. Cuối năm, nguyên liệu vật liệu chiếm 6,24% trong tổng trị giá hàng tồn kho. Đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn, lý do là vì công ty đang duy trì tốt được mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà cung ứng nguyên vật liệu nên không cần phải duy trì lượng tồn kho quá nhiều bởi công ty được nhà cung cấp đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về nguyên vật liệu. Điều này giup công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lưu kho. Tuy nhiên nếu so sánh với giá trị của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thì tỷ lệ dự trữ này là nhỏ so với khối lượng công trình đang thi công. Hiện nay, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tỷ lệ dự trữ nhỏ như vậy sẽ có thể gây gián đoạn thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, bàn giao công trình cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty. Trong hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất (71,54%). Việc tăng khoả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phân đầu tư và xây dựng số 185.doc
Tài liệu liên quan