Chuyên đề Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công Ty Cổ phần Xây dựng Tây Hà

Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà chuyên thi công các công trình HMCT thiết kế, xây lắp, sữa chữa. cho nên Công ty thực hiện khoán gọn công trình HMCT Công ty có thể khoán cho nhiều tổ đội xây dựng, mỗi tổ đội chịu trách nhiệm thi công phần công việc khoán của mình và chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng và tiến độ thi công. Tiến độ thi công công trình đều có biên bản nghiệm thu đến đó.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công Ty Cổ phần Xây dựng Tây Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư, hàng hoá tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đước xác định bằng mối quan hệ giữa TSLĐ - Hàng tồn kho với tổng số nợ ngắn hạn, công thức: Tổng TSLĐ - Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra vì được coi là tài sản không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền và cũng thấy rằng tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là: tiền cộng với tiền tương đương. Tiền tương đương là các khoản có thể chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước (thương phiếu, các loại chứng khoán ngắn hạn...) 4. Một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 4.1. Các nhân tố ảnh hưỏng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan. 4.1.1. Về khách quan: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau: - Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước - Tác động của nền kinh tế có lạm phát - Sự phát triển của khoa học công nghệ - Sự biến động của thị trường đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp còn chịu tác động của yếu tố rủi ro bao gồm các rủi ro từ phía thị trường và những rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... 4.1.2.Về chủ quan: Có nhiều nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: - Việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư: nếu sự bố trí giữa VCĐ và VLĐ và tỷ trọng của từng khoản mục trong từng loại vốn chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn kém là không thể tránh khỏi. - Việc xác định nhu cầu vốn: nếu xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn, cả hai trường hợp đều ảnh hưởng không tốt đến qúa trình SXKD của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong từng khâu: hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao nếu như VKD trong từng khâu được tổ chức hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn lãng phí chẳng hạn như mua các loại vật tư không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, kém phẩm chất hay không huy động cao độ TSCĐ vào SXKD sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Nếu trình độ quản lý yếu kém có thể dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Ngoài các nhân tố đó, còn có thể có rất nhiều nhân tố khác tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét thận trọng từng nhân tố để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. 4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn Kinh Doanh: 4.2.1. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích gắn liền với trách nhiệm về tài chính. Thưởng phạt về bảo quản, sử dụng TSCĐ, nghiên cứu phát minh sáng chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo khả năng tài chính nhằm thực hiện quyết định đầu tư dài hạn để tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ. - Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ từ đó giảm bớt TSCĐ và nắm vững TSCĐ hiện có đang sử dụng, chưa dùng, không cần dùng để giải phóng (thanh lý, nhượng bán) những TSCĐ ứ đọng. Mặt khác, tài chính doanh nghiệp phải tham gia xây dựng chế độ quản lý sử dụng TSCĐ tránh tình trạng mất mát hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời những thiệt hại về TSCĐ. 4.2.2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. - Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở cả 3 khâu: ở khâu dự trữ, trong khâu SX, trong khâu lưu thông. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. - Đối với bộ phận vốn nhàn rỗi cần được sử dụng một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính, hoặc cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay. Trên đây là một số phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính khả thi để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phần II Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần xây dựng tây hà Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh của Công tyCổ phần xây dựng Tây hà. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà. Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà hiện nay, tiền thân là ban xây dựng thuộc cục hậu cần binh chủng Tăng Thiết Giáp. Căn cứ vào nghị định số 15 CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm quản lý nhà đất của bộ, nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991, thông tư số 199/TB, Công ty được thành lập và tách riêng biệt gọi là Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà- trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận ngày càng tăng cho Công ty, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường thể hiện sự vươn lên trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã đặt trụ sở chính tại phường Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - Hà nội, trên trục đường Hoàng Quốc Việt. Chính vì có vị trí thuận lợi nên Công ty đã liên kết được với nhiều bạn hàng trong và ngoài thành phố. Với số lượng lao động bình quân năm của Công ty là 220 người, với đội ngũ công nhân lành nghề, máy móc thiết bị, đầu tư đồng bộ và hiện đại, đội ngũ quản lý năng động, hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty tự đứng ra kí kết hợp đồng, tiến hành nhận thầu xây dựng các công trình mua bán với các tổ chức kinh tế, cho nên Công ty ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường xây dựng, uy tín ngày càng được nâng cao do thi công luôn đảm bảo đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng và thiết kế kỹ thuật nên tổng doanh thu hàng năm không ngừng lớn mạnh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1.Tổng vốn: 2.000.000.000 2.013.424.527 2.197.549.566 - Vốn cố định 1.388.021.313 1.392.311.986 1.532.094.542 - Vốn lưu động 611.978.687 621.112.541 665.455.024 2. Doanh thu 20.871.931.210 23.711.862.523 28.815.927.523 3. Lợi nhuận trước thuế 398.698.752 415.687.610 436.300.152 4. TNBQ/ 1 người 608.735 720.855 757.947 5. Thuế TNDN phải nộp 32% 127.583.601 133.020.035 139.616.049 Đây là kết quả phản ánh trên báo cáo kế toán của Công ty với cơ quan chủ quản. Điều đó thể hiện sự phát triển đi lên vững vàng của Công ty. 1.2.Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Là doanh nghiệp xây lắp do vậy những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là các công trình dân dụng và quốc phòng. Trong lúc đó đầu tư xây dựng ngày càng giảm, thị trường trong và ngoài quân đội có sự cạnh tranh gay gắt cho nên việc tìm kiếm việc làm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản năm 2001 Nhà nước và Bộ xây dựng có các văn bản quy định chỉ thị chặt chẽ từ đấu thầu, chất lượng, thanh quyết toán công trình. Đặc biệt yêu cầu về chất lượng giá thành công trình hết sức nghiêm ngặt. Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty còn hạn chế kể cả con người và trang thiết bị. 1.2.2.Đặc điểm xây dựng tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý : Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà chuyên thi công các công trình HMCT thiết kế, xây lắp, sữa chữa... cho nên Công ty thực hiện khoán gọn công trình HMCT Công ty có thể khoán cho nhiều tổ đội xây dựng, mỗi tổ đội chịu trách nhiệm thi công phần công việc khoán của mình và chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng và tiến độ thi công. Tiến độ thi công công trình đều có biên bản nghiệm thu đến đó. Do đặc thù là một ngành quân đội nên tổ chức quản lý có những đặc điểm riêng biệt. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần xây dựng Tây hà Phó giám đốc kỹ thuât Phòng tài chính Phòng vật tư Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng hành chính Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Giám đốc Công ty Phó giám đốc nội chính Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : * Giám đốc Công ty : Do hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, khen thưởng kỉ luật. Giám đốc Công ty thay mặt Doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại Doanh nghiệp. * Phó giám đốc Công ty : Giúp Giám đốc Công ty điều hành hoạt động của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trứơc Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền. * Phòng thiết kế kỹ thuật : xây dựng kế hoạt kinh doanh, tiếp nhận nghiên cứu bản vẽ, thiết kế, tổ chức thi công công trình, kiểm tra nghiệm thu các công trình. * Phòng hành chính : bố trí điều động cán bộ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, lập các kế hoạch liên quan đến các phòng ban, theo dõi hạch toán số liệu thống kê về chi phí lao động cho các hạng mục công trình. * Phòng kế toán tài chính : xây dựng kế hoạch tài chính, thực hiện các chế độ thích hợp ngân sách, lập báo cáo quyết toán định kỳ. Tổ chức công tác hoạt động kinh tế trong nội bộ của Công ty, tổ chức cấp phát lương thưởng cho người lao động. * Phòng vật tư : Lập kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư, kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị. Tổ chức giám định số lượng vật tư khi ở kho và hiện trường. * Đội xây dựng số 1, 2, 3 : là những đội công nhân trực tiếp thi công công trình dưới sự chỉ đạo và giám sát của phòng kinh tế kỹ thuật. Với đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình này đã tạo điều kiện cho Công ty có thể kiểm soát chặt chẽ công việc ở các bộ phận trong từng đội đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất thi công đối với từng công trình. 1.2.3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà. 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán được hiểu như một tập hợp cán bộ công nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin về thu nhân, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính. Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà là một đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, là nơi xử lý thông tin đến việc ra quyết định và thực hiện. Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người được phân rõ trách nhiệm cụ thể đối với từng nhân viên. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc kiểm tra chứng từ ban đầu, điều khoản kế toán, ghỉ sổ (thẻ) chi tiết, tổng hợp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở tổng hợp số liệu, chứng từ gốc của các đội gửi về. Đối với các tổ đội trực tiếp thuộc Công ty thì bộ máy kế toán được thực hiện tổng hợp tài liệu theo từng tổ đội đối với từng công trình HMCT. Các tổ đội chỉ có nhân viên kinh tế, không có bộ máy kế toán như : Đội xây dựng số 01, số 02... áp dụng loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung ở các đội này, toàn bộ công tác kế toán của đơn vị đều do phòng kế toán duy nhất của Công ty thực hiện, tiến thành từ khâu thu nhận, kiểm tra chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán, phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo kịp thời đáp ứng yêu cầu cho việc thi công ở các tổ đội . Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Tây hà Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Thủ quỹ Nhân viên kinh tế ở các đội xây dựng công trình * Kế toán trưởng : phụ trách phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước qui định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả kinh doanh tài chính, ký chứng từ thanh toán từng hạng mục do kế toán viên lập. * Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi, rút tiền mặt ở Ngân hàng về quỹ Công ty nhằm đảm bảo cho sản xuất của Công ty được bình thường. * Kế toán vật tư : theo dõi tình tình hạch toán nhập, xuất vật tư cho từng đội xây dựng, chu kỳ có trách nhiệm đối chiếu với thủ kho về số vật tư xuất, nhập để tính số tồn chu kỳ. * Kế toán thanh toán : theo dõi công nợ của Công ty, thanh toán tiền lương của cán bộ công nhân viên, theo dõi các khoản tiền vay. * Kế toán tổng hợp : tổng hợp số liệu mà các phòng ban gửi lên, số liệu tính giá thành xác định kết quả và lập báo cáo kế toán. * Nhân viên kinh tế ở các đội xây dựng công trình : sau khi hoạt động kinh tế phát sinh hình thành, các nhân viên kinh tế tập hợp chứng từ ban đầu chuyển về phòng tài chính- kinh tế theo qui định hàng tháng, mở sổ theo dõi lượng vật liệu, số công lao động và chi phí sử dụng máy tiêu hao với từng công trình. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu theo sự phân công từng công việc, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ ghi sổ Tổng hợp, cung cấp thông tin kịp thời về các chỉ tiêu tài chính. 1.2.3.2. Hình thức tổ chức kế toán : Công ty cổ phần xây dựng Tây Hà có hệ thống kế toán công ty xây dựng áp dụng công tác kế toán vầ hệ thống tài khoản rất chặt chẽ và được kiểm tra từng kỳ báo cáo với hình thức kế toán sau : Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng. - Sổ Nhật ký chung. - Sổ chi tiết. - Sổ cái các tài khoản. Hệ thống báo cáo tài chính Công ty sử dụng gồm : - Bảng cân đối kế toán. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kế toán Công ty còn lập thêm báo cáo tài chính chi tiết khác như : - Báo cáo giá thành sản phẩm - Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh. - Báo cáo chi tiết công nợ. Các báo cáo này thường lập vào cuối quý, cuối năm. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc (2) (1) (3) Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ chi tiết (4) (5) Sổ cái Bảng tập hợp chi tiết (6) (6) (5) Bảng cân đối số phát sinh (6) (7) (7) Báo cáo kế toán Ghi chú : : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng. : kiểm tra đối chiếu. 2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.1. Nhận xét về những ưu điểm và mặt tồn tại. Trong nền kinh tế khó khăn với sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, đặc biệt là các ngành xây dựng cơ bản, sự vươn lên trưởng thành của Công ty đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của ban Giám đốc và toàn thể công nhân trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán. Phòng tài chính kinh tế Công ty vẫn không ngừng phát triển, thực hiện các kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán để phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Qua thời gian thực tập tìm hiẻu về công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà, em thấy đây là một Công ty hạch toán kinh doanh độc lập. Mặc dù Công ty là một đơn vị trực thuộc Binh chủng Tăng Thiết Giáp, một số mặt vẫn thiếu sự quản lý chỉ đạo và quản lý của Binh chủng, song Công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý phù hợp với nền kinh tế khó khăn. Công ty đã chủ động trong hạch toán sản xuất kinh doanh có uy tín, đảm bảo đứng vững và phát triển trong điều kiện hiện nay. 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn : 2.1.1.1. Thuận lợi: Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay của nước ta, Nhà nước đang khuyến khích các Doanh nghiệp cổ phần hoá trên mọi phương diện, độc lập về kinh tế, lãi thì doanh nghiệp được hưởng, lỗ thì doanh nghiệp chịu. Là một Công ty cổ phần hoá chuyên kinh doanh xây lắp, làm ăn có hiệu quả nên nhiều năm qua Công ty đã được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ làm ăn tạo mọi thuận lợi cho Công ty ngày càng phát triển. Chính vì vậy : Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng nhiệm vụ và giấy phép đăng ký kinh doanh, đã sử dụng đảm bảo có hiệu quả và phát triển được vốn giao. Tự bổ sung nguồn kinh phí để tăng vốn sản xuất kinh doanh, nâng cấp tài sản cố định trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Bộ máy quản lý tài chính của Công ty được bố trí gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt tình. Nhờ sự vận dụng kỹ thuật tin học tiên tiến và hiện đại giúp cho Công ty thực hiện việc ghi chép môt cách đơn giản, công tác quản lý số liệu và tra cứu số liệu từ năm trước một cách nhanh chóng, dễ dàng, không mất nhiều thời gian. Trong sản xuất kinh doanh đã chấp hành đúng pháp luật, đã quản lý chặt tư cách pháp nhân, thực hiện ký hợp đồng kinh tế đúng qui định, chặt chẽ về thủ tục hành chính pháp lý, công tác quản lý tài chính, áp dụng đúng theo luật Doanh nghiệp, hướng dẫn của Bộ Tài Chính - Bộ quốc phòng và phòng Tài Chính Binh chủng. Hệ thống sổ sách kế toán thống kê sạch sẽ, đầy đủ, rõ ràng phản ánh đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, chấp hành đủ niên độ kế toán, báo cáp kịp thời đúng qui định và sự kiểm tra thường xuyên của Giám đốc Doanh nghiệp. Hệ thống tài chính của Công ty phù hợp với chế độ tài chính Nhà nước ban hành phản ánh được tình hình hoạt động tài chính của Công ty một cách rõ ràng, không bị lạm dụng vốn, hao hụt vốn một cách lãng phí . Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung rất thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu, kiểm tra, tránh được ghi chép nhiều, đồng thời thuận lợi cho việc đưa vào máy tính. Do đó rất đơn giản có thể thực hiện song song viẹc lập chứng từ cùng một lúc. Để có thành tích như vậy, ngoài trình độ công nhân của Công ty ra, máy móc thiết bị cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tốt công việc một cách nhanh nhất. Công ty Tây Hà do mới bước vào cổ phần hoá nên đã đầu tư mua một số máy vào việc xây dựng các công trình như: máy đào Komasu với công suất lớn đã giúp cho Công ty thuận lợi trong việc xây dựng đạt hiệu quả lớn nhất. Hay máy xúc bánh xích Hitachi Nhật Bản công nghệ mới nhằm cải tiến tốc độ xây dựng. Tất cả những thuận lợi đó đã giúp cho Công ty thành công và ngày càng phát triển đứng vững trong nền kinh tế thị trường như ngày nay. Bên cạnh đó thì khó khăn vẫn đang rất nhiều. 2.1.1.2.Khó khăn: Là một công ty xây dựng nên cần rất nhiều vốn để đầu tư cho công trình , nhưng do công ty mới cổ phần hoá nên việc huy đông vốn vẫn đang con là vấn đề khó khăn mà Công ty đang gặp. Hiện nay việc chưa giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân viên nên tình trạng cán bộ công nhân viên vẫn chưa chuyên tu làm việc lâu dài cho Công ty. Hiện Công ty đang khó khăn nhất vẫn là vấn đề biên chế Nhà nước cho các cán bộ công nhân viên làm hợp đồng dài hạn. Ngoài ra Công ty cũng đang gặp những khó khăn sau đây: 1. Nợ phải trả và các khoản vay còn nhiều, nguồn vốn kinh doanh còn thấp hơn so với nợ phải trả. 2.Công tác tiền lương còn chưa rõ ràng và còn nợ công nhân dài hơn dự kiến. 3.Như phần trình bày thực tế của Công ty thì quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm còn quá ít. Như vậy là khôngđúng với phần thực trạng của Công ty. Nguồn vốn kinh doanh còn chưa đựơc phân bổ rõ ràng 4.Phương pháp huy động vốn nhanh của Công ty còn chưa được kịp thời và đáp ứng nhu cầu vốn nhanh của các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công dài. Thực tế có thực hiện một số công trình nhỏ mang tính nâng cấp cải tạo thì vốn đầu tư vào cũng chưa hợp lý và phù hợp với thực trạng công trình. Ngoài 4 vấn đề trên thì Công ty còn gặp một số khó khăn từ việc thu hồi vốn của các công trình nhỏ đã hoàn thành. Các công trình dở dang vốn bỏ ra nhưng chưa được nghiệm thu và thu hồi vốn về cho Công ty. Chính vì vậy, Công ty tuy có diện tích lớn nhưng lợi nhuận thu về chưa thực sự là cao. Cũng như việc công trình ngày càng nhiều mà máy móc thiết bị cũng đang còn hiếm, Công ty cần nhiều máy xây dựng hơn để đạt hiệu quả cao hơn nữa. Một phần cũng do bên bộ phận kinh doanh xây lắp của Công ty còn hạn chế về phụ tùng thiết bị, hạn chế về qui mô làm việc, hạn chế việc quay vòng vốn nhanh nên những khó khăn này cũng chưa giải quyết xong. Công ty đang cố gắng ngày càng hoàn thiện hơn và giải quyết những khó khăn đặt ra trước mặt. 2.1.2. Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà. Công ty Cổ phần xây dựng Tây Hà là doanh nghiệp cổ phần hoá nên Công ty phải tự tạo nguồn vốn kinh doanh cho mình bằng cách tự bổ sung từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty, các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và bổ sung bằng các nguồn tài chính bên ngoài khác. Bằng hình thức trả chậm số những khoản nợ trong thời gian cho phép của các bạn hàng, các nhà thầu phụ, Công ty có thể tranh thủ được nguồn vốn này để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đó là một cách chiếm dụng vốn của đơn vị khác mà chúng ta có thể thấy ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào đó. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, với đặc trưng của nó là vốn sản xuất bỏ ra thường rất lớn, thời gian sản xuất kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ( thời tiết, lạm phát...) nên trường hợp đồng vốn bị gặp rủi ro trong quá trình sản xuất rất dễ xảy ra. Do đó, việc quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tài chính trong Công ty. Bảng 1 Bảng nghiên cứu đánh giá biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002- 2003 (Đơn vị tính:đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu 15.290.151.973 28.815.927.523 +13.525.775.550 +88,46 Doanh thu hàng xuất khẩu - - - - Doanh thu hàng quốc phòng - - - - Các khoản giảm trừ - - - - Giảm giá hàng bán - - - - Hàng bị trả lại - - - - Thuế TTĐB,thuế xuất khẩu phải nộp - - - - 1.Doanh thu thuần 15.290.151.973 28.815.927.523 +13.525.775.550 +88,46 2.Giá vốn hàng bán 14.499.434.398 27.612.432.570 +13.112.998.172 +90,44 _Giá vốn hàng quốc phòng - - - - 3.Lợi nhuận gộp 790.717.575 1.203.494.953 +412.777.378 +52,20 4.Chi phí bán hàng - - - - 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 574.177.121 776.184.290 +202.007.169 +35,18 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 216.540.454 427.320.663 +210.780.209 +97,34 _Lợi nhuận hàng quốc phòng - - - - 7.Thu nhập hoạt động tài chính 2.168.675 8.197.489 +6.028.814 +278,00 8.Chí phí hoạt động tài chính - - - - 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 2.168.675 8.197.489 +6.028.814 +278,00 10.Các khoản thu nhập bất thường 4.528.000 792.000 -3.736.000 -82,51 11.Chi phí bất thường - - - - 12.Lợi nhuận bất thường 4.528.000 792.000 -3.736.000 -82,51 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 223.237.129 436.300.152 +213.063.023 +95,44 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 25% 55.809.282 139.616.049 +8.806.767 +150,17 15.Lợi nhuận sau thuế 167.427.847 296.684.103 +129.256.256 +77,20 Trong đó: Số tuyệt đối = năm 2003- năm 2002 Số tương đối =[(năm 2003/năm 2002)x 100%] - 100%. (Số liệu của hai năm lấy trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Nhìn vào bảng nghiên cứu đánh giá biến động hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có nhận xét sau: Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng gần gấp đôi doanh thu năm 2002, cụ thể tăng tuyệt đối là 13.525.775.550 đồng, tương đương với 88,46%. Điều này cho thấy năm 2003 công ty kinh doanh rất phát triển, có nhiều công trình đã đưa vào nghiệm thu và sử dụng. Do Công ty là một công ty xây dựng nên chi phí bỏ ra ban đầu cũng tương đối lớn. Nhưng bên cạnh đó, các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp đều không có nên doanh thu không thay đổi cũng chính là tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán tăng 13.112.998.172 đồng với tỷ lệ tăng là 88,46%, do doanh thu tăng mà doanh thu tăng là do năm 2003 Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Lợi nhuận gộp tăng cụ thể là :412.777.378 đồng so với năm 2002, tương đương với 52,20%. Năm 2003, Công ty có nhiều công trình hoàn thành quyết toán nên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Công ty có nhiều khoản phải chi nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 202.007.169 đồng, với tỷ lệ tăng là 35,18% so với năm 2002. Năm 2003, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên một cách đáng kể, đó là 210.770.209 đồng, với tỷ lệ tăng là 97,34% so với năm 2002. Đây là một điều đáng mừng cho Công ty. Là một công ty xây dựng để lãi số tiền như vậy cũng là một thành công không nhỏ. Hơn nữa, năm 2003 Công ty có nhiều công trình quyết toán và thanh toán bằng chuyển khoản nên năm 2003 lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng lên 6.028.814 đồng, với tỷ lệ tăng là 278% so với năm 2002. Chứng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33922.doc
Tài liệu liên quan