Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng

 

CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 3

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 5

1.1.4 Nguồn hình thành vốn lưu động 6

1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 8

1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 10

1.4. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. 14

1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14

1.4.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 16

 

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ĐỨC HOÀNG

 

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phẩn công nghiệp điện Đức Hoàng. 19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công nghiệp điện Đức Hoàng 19

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng 21

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 24

2.2 Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần công nghiệp điện Đức hoàng. 24

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 24

2.2.2. Nguồn vôn kinh doanh của công ty DHE.JSC 26

2.2.3 Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty. 32

2.2.4. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán nợ của Công ty DHE.JSC 33

2.2.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty DHE.JSC 38

2.2.6. Tình hình tổ chức tiêu thụ và quản lý hàng tồn kho 40

2.2.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 41

2.3. Những biện pháp chủ yếu trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ mà công ty đã và đang áp dụng. 41

2.4. Những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE. JSC 42

 

CHƯƠNG III : MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DHE.JSC

 

3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 44

3.2. Các biên pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE.JSC 46

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bị kỹ thuật điện, máy móc phục vụ công tác xây lắp điện, máy móc phục vụ công tác xây dựng… Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Đại lý kinh doanh thiết bị bưu chính, viễn thông tin học. Dịch vụ cho thuê thiết bị, vật tư ngành điện. Với những chức năng trên công ty Đức Hoàng đã đề ra nhiệm vụ cho mình đó là: + Tư vấn: Nghiên cứu tiền khả thi, và lập báo cáo tiền khả thi. Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước + Thiết kế : Khảo sát thiết kế các công trình trong điện lực đến cấp điện áp 35kV, cơ điện công trình nhóm B,C. Lập dự toán công trình điện lực, cơ điện nhóm B, C. +Xây lắp : Đường dây và trạm biến áp điện đến 35kV. Cơ điện công trình. Đào đắp đất đá, san lắp nền móng công trình. Thi công các loại móng thông thường. Xây lắp kết cấu các công trình +Đại tu, sửa chữa nâng cấp các công trình điện lực, cơ điện công trình viễn thông: Đại tu nâng cấp công trình Đại tu, sửa chữa các loại thiết bị điện cao thế, hạ thế, thiết bị cơ điện công trình. + Lĩnh vực thương mại: Đại lý cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là máy móc, thiết bị vật tư thuộc lĩnh vực điện lực, cơ điện công trình và viễn thông. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, hàng hoá khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng. + Kinh doanh lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học Đại hội Đảng lần thứ VI của đảng cộng sản Việt Nam(1986) đã quyết định đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay đất nước ta đã có sự thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… và đã đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước ta bị tàn phá về cơ sở vật chất, lúc đầu nền kinh tế còn lạc hậu, yếu kém, đã trải qua hơn chục năm đổi mới nhưng chúng ta vẫn là những nước nghèo trên thế giới. Do vậy có rất nhiều hàng hoá, vật tư chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường do vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong công tác nhập khẩu hàng hoá đã thu được hiệu quả cao. Nhưng cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, nhu cầu nhập khẩu vật tư hàng hoá ngày càng tăng cao, đặc biệt Nhà nước và Chính Phủ lại có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nên nhiều công ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần ….hoạt động trong lĩnh vực trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đã ra đời để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước. Theo xu hướng đó, ngày 19/01/2001, công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng đã ra đời do Ông Trần Cao Thảo làm tổng giám đốc, hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu hàng thiết bị điện nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước. Ngoài ra công ty còn tiến hành kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề khác như xây lắp, chế tạo thiết bị điện… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng Hịên nay số lượng nhân viên của công ty tổng cộng là 60 công nhân viên. Trình độ cán bộ của công ty đã được coi trọng điều đó được thể hiện trong số các nhân viên của công ty thì số lượng nhân viên có trình độ đại học chiếm tỉ trọng nhiều hơn cả tiếp đó là cao đẳng, còn trình độ trung cấp chỉ chiếm một tỉ trọng không đáng kể. Với đội ngũ cán bộ như vậy nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng có phần thuận lợi hơn bởi sự nhanh nhạy, xử lý các nghiệp vụ của nhân viên là hiệu quả nhất. Công ty được thành lập để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay của nước ta đang ngày càng tăng cao. Vốn của công ty là vốn do các cổ đông đóng góp do vậy hoạt động của công ty là phải làm sao có thể tạo ra lợi nhuận là lớn nhất. Vốn của công ty không phải là do ngân sách cấp, mà là vốn của những ông chủ doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh do đó phải sử dụng những đồng vốn đó thật hiệu quả và có lợi nhất. Lỗ thì công ty phải chịu mà lãi thì công ty cũng được hưởng cho nên làm thế nào mà có thể hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết là mục đích của công ty. Điều này được thể hiện rõ ở cách tổ chức các phòng ban, cách sử dụng người đúng khả năng, đúng trình độ. Mạng lưói tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được hoàn thiện, đồng thời công ty cũng chú trọng hoàn thiện công tác quản lý với nội dung: trong kinh doanh công ty tự chủ về kinh tế tự chịu hậu quả về kết quả kinh doanh của mình. Công ty luôn linh hoạt trong việc khai thác huy động các nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả cao nhất. Công ty luôn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với phương châm uy tin chất lượng là hàng đầu nên công ty cũng đã giữ được khách hàng của mình. Với những chính sách kinh doanh đúng đắn công ty không những công ty đã tạo niềm tin với khách hàng mà công ty còn có thể thu hút được thêm rất nhiều khách hàng khó tính bởi chất lượng các mặt hàng. Với đường lối kinh doanh đúng đắn, cùng với sự phấn đáu vươn lên, công ty DHE.JSC đã hoàn toàn trụ vững trong cơ chế thị trường. Nhờ vậy, không đời sống cán bộ công nhân viên của công ty đã khá hơn. Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và đặc biệt là mặt hàng kinh doanh của công ty cung là mặt hàng cạnh tranh nên cũng gây không ít khó khăn cho công ty. Song với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã khắc phục dần được những khó khăn và tiếp tục vững bức trên thương trường. . Cơ cấu tổ chức trong công ty. Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo chức năng. Bộ máy quản lý được tổ chức thành ban giám đốc và các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng. Ban lãnh đạo: gồm có giám đốc, một phó giám đốc, đảng uỷ và công đoàn, ban lãnh đạo phụ trách tổng quát, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng. + Giám đốc: là người đứng đầu công ty, điều hành chung toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ quản cấp trên và kết quả kinh doanh của công ty. + phó giám đốc : có trách nhiệm giúp việccho giám đốc và chỉ đạo điều hành phần việc được giám đốc uỷ quyền. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của công ty. Công ty DHE.JSC có 4 phòng ban, mỗi phòng ban co nhiệm vụ chức năng khác nhau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty DHE.JSC BAN LÃNH ĐẠO Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Văn phòng công ty Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có chức năng tham mưu cho giám đốc về kinh doanh mua bán hàng hoá, quan hệ với bạn hàng, để cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, kinh doanh xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu, mua bán các loại hàng hoá, vật tư và thiết bị toàn bộ. Phòng tài chính kế toán: có chức năng mở sổ sách kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp quyết toán theo kỳ, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát vốn hiện có, tạm ứng vốn cho các bộ phận theo dõi quản lý tài sản cố định, hệ thống thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán tài chính, lập báo cáo tài chính theo quy định. Sơ đồ phòng kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán vật tư Phòng tổ chức lao động : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ lực lượng lao động về chế độ chính sách, quản lý tình hình đi, đến của công nhân viên trong công ty Văn phòng công ty: phụ trách vấn đề đón tiếp khách hàng, văn thư… Tóm lại, các bộ phận phòng ban trong công ty tuy đảm nhận những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục đích là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1: Kết quả kinh doanh của tổng công ty Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1 Tổng doanh thu 13.717.519.227 23.657.972.256 9.940.453.029 2 Lợi nhuận trước thuế 11.465.271 153.561.234 142.095.963 3 Nộp ngân sách nhà nước 3.668.887 49.139.594 45.470.707 4 Tiền lương bình quân tháng/ 1cnv 1.000.000 1.200.000 200.000 5 Tổng vốn kinh doanh 15.649.466.873 24.973.085.864 8.408.862.610 Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên cùng với lợi nhuận củadoanh nghiệp cũng tăng lên. Năm 2003 ta thấy doanh nghiệp đã tăng được tất cả các chỉ tiêu điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Mức lương của công nhân viên cũng tăng lên đáng kể so với năm 2002. 2.2 Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần công nghiệp điện Đức hoàng. 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. Trong quá trình hoạt động của mình để có thể thực hiện tốt công tác tổ chức vốn trong công ty thì công ty phải nắm bắt kịp thời những thuận lợi hay những khó khăn đang tồn tại trong công ty. Để có biện pháp khắc phục những khó khăn và khai thác triệt để những thuận lợi làm sao có được hiệu quả cao nhất. Trong thời gian hoạt động của mình công ty Cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng có một số thuận lợi và khó khăn sau: Thứ nhất, của công ty đó là : công ty có tiềm năng về nguồn lực con người đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ năng động yêu công việc. Chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng là người có trình độ, có chuyên môn và kinh nghiệm. điều này rất thuận lợi cho công ty trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh vì người quản lý giỏi sẽ biết chèo lái công việc đi theo đúng hướng. Thứ hai, công ty được thành lập trong điều kiện đã có rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia hoạt động. Là doanh nghiệp thành lập sau công ty có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh của nhũng doanh nghiệp đi trước. Có thể nhìn những doanh nghiệp thua lỗ để ta rút kinh nghiệm còn những doanh nghiệp luôn củng cố được vị thế của mình thì ta học hỏi. Thứ ba, do công ty đã coi chất lượng sản phẩm chính là nhân tố quyết định đến thành công của công ty, biết giữ chữ tín trong kinh doanh nên công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng với giá trị lớn, tạo được niềm tin cho những khách hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang dần mở rộng. Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được, thì công ty còn gặp những khó khăn sau: Khó khăn về vốn : điều quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là cần phải có đủ vốn. Công ty mới thành lập nên số vốn ban đầu vẫn còn hạn chế mà vốn kinh doanh lại cần rất nhiều. Chính điều này công ty phải tìm nhiều cách để huy động vốn, và vốn vay là chiếm tỉ trọng cao nên chi phí cho việc sử dụng vốn lớn. Đôi khi doanh nghiệp cũng mất chủ về vốn. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty phải luôn cải tiến phương thức bán hàng sao cho có thể thu hút được lượng khách hàng là tối đa. Tỷ giá giữa VNĐ và EURO, USD luôn biến động không ngừng, đồng việt nam ngày càng mất giá. Là một đơn vị xuất nhập khẩu, mà nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá để kinh doanh trong thị trường nội địa là chính nên sự mất giá của đồng nội địa đẩy giá nhập khẩu lên cao làm sức cạnh tranh của hàng bán. Thêm vào đó việc xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay còn nhiều thủ tục nên hàng hoá xuất chậm hoặc về chậm làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2. Nguồn vôn kinh doanh của công ty DHE.JSC Xem xét vốn và nguồn vốn kinh doanh tại một thời điểm nào đó cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được thực trạng tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp cổ phần vốn được góp do nhiều thành viên của công ty nên việc bảo toàn vốn là rất cần thiết. 2.2.2.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % I Vốn kinh doanh 15.649.466.873 100 24.973.085.864 100 1 Vốn lưu động 12.927.344.841 82,6 21.227.122.980 85 2 Vốn cố định 2.722.122.032 17,4 3.745.962.884 15 II Nguồn vốn kinh doanh 15.649.466.873 100 24.973.085.864 100 1. Nợ phải trả 11.990.602.306 76,6 19.578.898.786 78,4 Nợ ngắn hạn 11.990.602.306 100 19.578.898.786 100 Trong đó Vay ngắn hạn 3.290.000.000 27.4 6.304.405.407 32,2 Nợ dài hạn đến hạn trả 0 Phải trả cho người bán 4.763.673.713 39,7 7.361.665.941 37,6 Người mua trả trước tiền 3.512.399.643 29,3 5.384.197.165 27,5 Thuế và các khoản phải nộp NN 77.160.828 0,6 156.631.190 0.8 Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Các khoản phải trả phải nộp khác 347.368.122 3 371.999.077 1,9 Nợ dài hạn 2 Vốn chủ sở hữu 3.658.864.567 23,4 5.394.187.080 21,6 Qua bảng 2 ta thấy vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty đều tăng lên. Về cơ cấu vốn kinh doanh ta thấy rằng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định. Điều này là hợp lý đối với các doanh nghiệp thương mại. Năm 2003 tỷ trọng vốn lưu động đã tăng so với năm 2002, như vậy công ty đã mở rộng hơn hoạt động kinh doanh. Số vốn dùng cho việc nhập khẩu hàng hoá đã tăng nhiều hơn trước. Năm 2003 : Vốn chủ sở hữu > Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 21,6% trong khi đó tài sản cố định lại chiếm 15%, như vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn hợp lý. Về nguồn vốn kinh doanh: nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể: năm 2002 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 76,6% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 23,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2003 nợ phải trả vẫn tăng lên đều đặn chúng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh. Nợ phải trả năm 2002 là: 11.990.602.306 đồng chiếm tỷ trọng 76,6% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó : Nợ ngắn hạn năm 2002 là 11.990.602.306 đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ phải trả. Năm 2003 nợ ngắn hạn là 19.578.898.768 đồng tăng hơn năm 2002. Trong năm 2003 nợ ngắn hạn có: Vay ngắn hạn của ngân hàng với số tiền là 6.304.405.407 đồng chiếm tỷ trọng 32,2 % trong tổng nợ ngắn hạn. Khoản nợ phải trả cho người bán là 7.361.665.941 đồng chiếm tỷ trọng 37,6% trong tổng nợ ngắn hạn. Ngoài ra công ty còn chiếm đụng được ở khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước số tiền là 170.014.674 đồng chiếm tỷ trọng 0,8 % trong tổng nợ ngắn hạn. Các khoản phải trả phải nộp khác là 371.999.077 đồng chiếm tỷ trọng 1,9 % trong tổng nợ ngắn hạn. Trên đây ta thấy được các khoản nợ ngắn hạn đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Công ty cần tận dụng triệt để các nguồn vốn này để đáp ứng cho nhu cầu vốn của mình. Từ bảng trên ta tính toán các chỉ tiêu : 11.990.602.306 Hv = = 76,62% 15.649.466.872 Năm 2002 19.578.898.768 Hv = = 78,4% 24.973.085.864 Năm 2003 Từ kết quả trên cho thấy: hệ số nợ năm 2003 tăng so với năm 2002, tăng từ 0,766 - 0,784. Hệ số này là một chỉ tiêu để xem xét khả năng, mức độ cho phép vay vốn của doanh nghiệp. Mặt khác nó giúp cho các chủ nợ đánh giá về mức độ an toàn đỗi với vốn cho vay của họ, hệ số nợ càng nhỏ thì khả năng có thể thanh toán các khoản nợ cao hơn. Hệ số nợ của công ty đang giữ ở mức cao nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng huy động thêm vốn từ các khoản vay bởi doanh nghiệp đã tạo được lòng tin đối với ngân hàng. 2.2.2.2.Nguồn vốn lưu động của Công ty DHE.JSC. Nguồn vốn lưu động của tổng công ty gồm: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh và làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Theo số liệu bảng 2 ta có: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của năm 2002 = 12.927.344.841 - 11990.602.306 = 936.742.540 đồng Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2003 = 21.227.122.980 - 19.578.898.768 = 1.648.224.220 đồng Bảng 3 : Nguồn vốn lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền 437.643.348 3 1.698.169.838 8 1.260.526.490 288 Các khoản phải thu 3.702.640.577 29 5.731.323.205 27 2.028.682.628 55 Hàng tồn kho 8.351.098.383 65 12.948.545.018 61 4.597.446.635 55 Tài sản lưu động khác 435.962.533 3 849.084.919,2 4 4.131.223.86,2 95 Vốn lưu động 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64 II. Nguồn VLĐ 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64,2 1.Theo nguồn hình thành Tự bổ sung 936.742.540 23,4 1.648.224.220 21,6 711.481.680 76 Vốn vay 11.990.602.306 76,6 19.578.898.768 78,4 7.588.296.460 63,3 2. Theo thời gian huy động và sử dụng Nguồn VLĐ thường xuyên 936.742.540 23,4 1.648.224..220 21,6 711.481.680 76 Nguồn VLĐ tạm thời 11.990.602.306 76,6 19.578.898.768 78,4 7.588.296.460 63,3 Vốn lưu động năm 2003 so với năm 2002 tăng 8.299.778.140 đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 64,2 %. Trong đó hàng tồn kho tăng mạnh nhất. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thì hàng tồn kho quá lớn sẽ gây ứ đọng vốn làm giảm quá trình chu chuyển vốn. Một thực trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay, do vốn ban đầu quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì việcvay vốn là một giải pháp tất yếu. Tỷ trọng vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2003 số vốn lưu động thường xuyên của công ty đã tăng hơn so với năm 2002 điều này làm cho công ty có được tính tự chủ hơn trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh lâu dài. Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại khối lượng hàng hoá lưu chuyển diễn ra thường xuyên liên tục như vậy nhu cầu vốn lưu động là rất lớn. Chính vì vậy công ty không thể có đủ ngay các khoản vốn trong thời gian đó buộc công ty phải đi vay. Nhưng các khoản vay của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn bởi hoạt động thương mại thường quay vòng nhanh doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nên không nhất thiết phải vay dài hạn. Để biết cụ thể về tình hình các khoản vay của công ty ta đi xem xét cụ thể từng khoản mục trong tổng nợ của doanh nghiệp. 2.2.2.3. Tình hình nợ đến hạn của Công ty DHE.JSC Ơ công ty Đức Hoàng các khoản nợ chiếm tới 76,62% và đều là nợ ngắn hạn, ở mức độ vay như vậy công ty vẫn còn gặp khó khăn về vốn, về vấn đề chủ động trong sản xuất kinh doanh trong các quyết định tài chính. Để biết rõ tình hình công nợ của công ty cần phải xem xét từng khoản nợ, khoản vay chiếm bao nhiêu phần % trong tổng số nợ và qua đó thấy tầm quan trọng của từng khoản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 4: Nợ ngắn hạn của công ty qua các thời điểm Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu 31/12/02 31/12/03 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % Vay ngắn hạn 3.290.000.000 27,4 6.304.405.407 32,2 3014.405.407 91,6 Nợ dài hạn đến hạn trả 0 Phải trả cho người bán 4.763.673.713 39,7 7.361.665.941 37,6 2597.992.228 54,5 Người mua trả trước tiền 3.512.399.643 29,3 5.384.197.165 27,5 1.871.797.522 53,3 Thuế và các khoản phải nộp NN 77.160.828 0,6 156.631.190 0.8 88.470.362 146,6 Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Các khoản phải trả phải nộp khác 347.368.122 3 371.999.077 1,9 24.630.955 7 Tổng 11.990.602.306 100 19.578.898.767 100 7.588.296.460 63,2 Theo số liệu trên ta thấy, vốn vay của doanh nghiệp được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau có thể là từ vay ngắn hạn ở ngân hàng, chiếm dụng vốn của người bán, chiếm dụng của CNV, của Nhà nước …..nhưng dựa trên tình hình thực tế của công ty ta thấy : Với tình hình nợ của doanh nghiệp như trên ta thấy, trong năm 2003 số vốn chiếm dụng của người bán đã tăng lên là 2.597.992.228 đồng với tỷ lệ tương ứng 54,5%. Nghĩa là doanh nghiệp đã mua hàng hoá nhiều hơn và đã được người bán tin tưởng hơn. Còn khoản vốn vay ngắn hạn năm 2003 tăng lên đáng kể nếu như năm 2002 tỷ lệ của khoản vốn này chỉ chiếm 27,4% thì đến năm 2003 số này đã tăng lên chiếm tỷ trọng 32,2 trong tổng các khoản nợ phải trả của công ty. Trên đây là các khoản vay phải trả trong thời gian dưới 1 năm. Nhưng thực chất chỉ có khoản vay của Ngân hàng là chúng ta bắt buộc phải trả đúng kỳ hạn nếu không sẽ bị phạt. Trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là chuyển thường xuyên. bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy không thể có đủ tất cả các khoản vốn để cung cấp cho kinh doanh. Nên việc huy động từ nguồn vốn bến ngoài vẫn được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Còn các khoản chiếm dụng của người bán có thể thông qua thương lượng mà thời hạn trả tiền có thể sẽ được gia hạn thêm mà không có các biên pháp khó khăn như Ngân hàng. Do vậy việc huy động tối đa các nguồn vốn khác ngoài khoản vay của ngân hàng là rất cần thiết chỉ khi nào không còn khả năng huy động các nguồn vốn khác thì hãy đi vay. So sánh giữa hai năm ta thấy các khoản nợ của công ty tăng khá cao so với năm trước, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang mở rộng và lượng vốn sử dụng để mua hàng hoá tăng. Do vậy hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ đã tăng hơn nhiều và điều này buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm nhiều hàng hoá và đã kéo theo các khoản nợ tăng lên rất nhiều. Tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đều là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán., nên việc chiếm dụng vốn này là không có gì gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khoản chiếm dụng vốn của người bán là một nguồn vốn lưu động quan trọng của công ty, nó góp phần doanh nghiệp đảm bảo được nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Đây là khoản nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng được của người bán mà không phải trả lãi. Công ty đang sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn này, việc sử dụng nguồn vốn này đã giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí lớn về lãi vay, bởi khoản vốn này không phải trả lãi. Khoản người mua trả trước tại thời điểm 31/12/2003 so với năm 2002 là tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện rất nhiều hợp đồng mua hàng trong năm 2003 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: doanh nghiệp luôn làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước Phải trả công nhân viên doanh nghiệp không chiếm dụng vốn của những công nhân viên mà luôn luôn trả đúng đủ lương cho các cán bộ làm việc chính điều này có thể cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang là có hiệu quả. Khoản phải trả phải nộp khác của công ty trong năm 2003 đã tăng lên. 2.2.3 Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty. Để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tốt thì vốn là yêu cầu không thể thiếu, nhưng việc quản lý và sử dụng như thế nào lại là cả một vấn đề. Làm sao số vốn này có thể sinh sôi nảy nở mới là điều quan trọng đối với nhà tài chính. Để biết được vốn ở Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng sử dụng như thế nào ta cần phải xem xét tình hình phân bổ và sử dụng vốn của Công ty. Bảng 5: Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % I. Tiền 437.643.348 3 1.698.169.838 8 1.260.526.490 288 1. Tiền mặt tại quỹ 72342.406 17 89.251.463 5 16.909.057 23 2. Tiền gửi ngân hàng 365.300.942 83 1.608.918.375 95 1.243.617.433 340 II. Các khoản phải thu 3.702.640.577 29 5.731.323.205 27 2.028.682.628 55 1. Phải thu của khách hàng 1.080.253.500 29 1.948.649.890 34 868.396.390 80 2. Trả trớc cho ngời bán 2.488.985.543 67 3.496.107.155 61 1.007.121.612 40 3. Thuế VAT đợc khấu trừ 13.3401.534 4 286.566.160 5 153.164.626 115 4. Phải thu nội bộ 0 5. Các khoản phải thu khác 0 III. Hàng tồn kho 8.351.098.383 65 12.948.545.018 61 4.597.446.635 55 1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 2. Công cụ dụng cụ 0 3. Chi phí SXKD dở dang 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 5. Hàng tồn kho 8.351.098.383 100 12.948.545.018 100 4.597.446.635 55 IV. Tài sản lưu động khác 435.962.533 3 849.084.919 4 413.122.386 95 1. Tạm ứng 38.000.000 9 76.417.642 9 38.417.642 101 2. Chi phí trả trớc 0 3. Chi phí chờ kết chuyển 109.305.753 25 178.307.833 21 69.002.080 63 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 0 5. Các khoản thế chấp, ký cợc ký quỹ 288.656.780 66 594.359.443 70 305.702.663 105 Tổng 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64 Năm 2003 VLĐ đã tăng so với năm 2002 là 8.299.778.139 đồng với tỷ lệ tương ứng 64%. Vốn lưu động tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong cả hai năm hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2002 hàng tồn kho chiếm đến 65%. Năm 2003 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 61% trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, trước sự biến động khôn lường của thị trường thì việc dự trữ hàng lớn như vậy sẽ không có lợi cho Công ty. Thứ hai, Do sự thay đổi về vốn bằng tiền, vốn bằng tiền đã tăng 368987325 đồng tương ứng với số tương đối là 84%. Thứ ba, Do có sự thay đổi về tài sản lưu động khác, mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số vốn lưu động. Năm 2002 tài sản lưu động khác là 435.962.533 đồng chiếm 3% trong tổng vốn lưu động, năm 2003 tăng 80%. Qua việc xem xét tình hình vốn lưu động như trên ta thây: Vốn lưu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1833.doc
Tài liệu liên quan