Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Ninh Bình

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I: Vốn lưu động và tầm quan trọng của vốn lưu động đối với các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.

I- Vốn và tầm quan trọng của vốn đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

1- Khái niệm vốn kinh doanh.

2- Các loại vốn kinh doanh.

3- Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp.

4- Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

II- Các giải pháp huy động vốn lưu động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

1- Giải pháp huy động vốn lâu dài.

2- Giải pháp huy động vốn ngắn hạn.

III- Mục đích, nhiệm vụ phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

1- Mục đích và nhiệm vụ phân tích.

2- Các phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả.

IV- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1- Quan điểm và tiêu thức xác định hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

2- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp chế biến và kinh doanh nông thổ sản Hà Nội.

I- Quá trình hình thành và các kết quả đạt được của xí nghiệp trong những năm qua.

1- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.

2- Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong xí nghiệp.

3- Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc huy động vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động ở xí nghiệp.

4- Thực trạng, nguyên nhân, kết quả và những đổi mới về mặt tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đạt được những năm gần đây.

II- Phân tích tình hình huy động vốn lưu động tại xí nghiệp.

1- Giải pháp tăng vốn tự có

2- Giải pháp tăng vốn ngắn hạn.

II- Phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp.

1- Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở đây.

2- Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.

3- Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp.

IV- Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn của xí nghiệp.

Chương III- Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp.

I- Phương hướng và nhiệm vụ của xí nghiệp trong thời gian tới.

II- Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp.

1- Biện pháp chung cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2- Các giải pháp khác nhằm huy động vốn lưu động.

3- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

4- Cổ phần hoá doanh nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

5- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, hoàn thiện bộ máy quản lý.

III - Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước.

 

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thế giới. - Cho thuê các cơ sở và phương tiện thừa hoặc trong thời gian chưa sử dụng, tổ chức liên doanh, liên kết, sử dụng hết năng lực các nguồn vốn. 3.3.Tăng cường công tác quản lý tài chính khoa học, năng động... ở doanh nghiệp . - Tổ chức hạch toán khoa học, theo dõi đầy đủ, chính xác, cập nhập toàn diện thu chi ngan sách trong doanh nghiệp . - Chấp hành tốt pháp lệnh kết toán, thống kê của Nhà nước. - Tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biện là vốn lưu động. Giảm các chi phí lãi vay ngân hàng... - Tổ chức quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng phí, thất thoát vốn. Giảm bớt các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng kinh tế. 3.4. Tổ chức dự trữ hàng hoá hợp lý. Trong bảng tổng kết tài sản- tài sản có phản ánh số vốn, theo cơ cấu cho biết vốn lưu động được dùng làm gì. Tỷ trọng của từng loại, tài sản sẽ cho chúng ta đánh giá một cách khái khoát trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Sự biến động cho phép ta đánh giá doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa để có biện pháp khăc phục. Trong cơ cấu vốn lưu động, ta cần xem xét tỷ trọng của tài sản dự trữ vốn bằng tiền, khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động bao nhiêu là hợp lý nhất. Trong tài sản dự trữ. Cần xem xét sự thay đổi các loại dự trữ thông qua tỷ trọng của nó. Tuy nhiên khi đánh giá tình hình phải lưu ý quy mô sản xuất kinh doanh và chủng loại hàng hoá sản phẩm. Xét sự tăng giảm của từng loại dự trữ, xác định tính chất hợp lý của dự trữ trên cơ sở tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh bởi dự trữ là chỉ tiêu phân tích quan trọng nhất không thể thiếu được. Các doanh nghiệp luôn phải có các khoản dự trữ căn bản để đáp ứng nhu cầu xuất nhâp đảm bảo an toàn tránh lãng phí do thiếu hụt nguyên vật liệu hay hàng hoá khi có nhu cầu. 3.5. Tổ chức thu hút vốn đầu tư, liên doanh liên kết. - Đây là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Vì nó giúp doanh nghiệp giảm được khoản vốn phải đi vay. - Liên doan, liên kết giúp doanh nghiệp đổi mới được máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất .... giúp doanh nghiệp học hỏi được các phương thức quản lý mới, hiện đại. Từng bước hội nhập với thị trường khu vực và trên thế giới... Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, giúp doanh nghiệp ngày càng đạt kết quả kinh doanh cao hơn, thu nhập của doanh nghiệp lớn hơn và đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp và trình độ quản lý và của người lãnh đạo. PhầnII Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp hoá chất mỏ ninh bình Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Hoá chất Mỏ Ninh Bình 1)Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp Hóa Chất Mỏ Ninh Bình. Ngành Hóa Chất Mỏ ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời của ngành công nghiệp Than. Ngày 14-1-1980 Bộ trưởng bộ Điện và Than đã ký quyết định số 04 thành lập chi nhánh kho vật liệu nổ công nghiệp( VLNCN) Đồng Giao thuộc xí nghiệp Hoá Chất Mỏ Ninh Bình( XNHCMNB ) – Công ty vật tư. Những năm đầu thành lập XN mới chỉ là kho chứa, tăng trữ VLNCN để cung cấp cho khách, hàng có chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền phân bố, quy mô hoạt động giản đơn. Nhưng đến ngày 08-06-1995, do nhu cầu đổi mới, sắp xếp lại các DN trong Tổng Công Ty Than VN cho phù hợp với cơ chế mới. Tổng GĐ Than VN đã ký quyết định số 907/ TVN- TCNC thành lập XNHCMNB( Trên cơ sở vật chất kỹ thuật kho VLNCN Đồng Giao) trực thuộc Công Ty HCM và chính thức đi vào hoạt động ngày 16-06-1995. Như vậy, kể từ ngày 16-06-1995 XNHCMNB chính thức được thành lập, là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc vào công ty HCM có tên giao dịch quốc tế là MICCO. Xí Nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản chuyên thu chuyên chi và có trụ sở điều hành chính đặt tại Phường Nam Sơn- Thị xã Tam Điệp- Tỉnh Ninh Bình. * Chức năng, nhiệm vụ của XNHCMN - Tiếp nhận, tàng trữ, bảo quản và cung ứng vật tư cho các đơn vị dược phép sử dụng vln từ các tỉnh thuộc phía nam Sông Hồng trở vào các tỉnh miền Trung như: Hà Tây, Hà Nam, Hoà Bình, nam Định, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Quản lý chặt chẽ vật tư hàng hoá theo đúng quy phạm an toàn của Nhà nước đề ra. Tổ chức kinh doanh hợp lý nhằm nâng năng suất lao động và hiệu qaủ công tác kinh doanh một cách hợp lý. Thu, chi theo tỷ lệ phí lưu thông do công ty gio theo từng thời kỳ Triệt để chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương chính sách của Nhà nước, địa phường đề ra. Chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV toàn XN. 2) Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh ở XNHCMNB Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của XNHCMNB. Cơ cấu tổ chức bộ máy của XNHCMNB Giám đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc C. nhánh HCM Nghệ An C. Nhánh HCM Hà Nam Phòng T. trường V tư v tải Phòng Kế hoạch Chỉ huy SX Phòng KT-TC Thống kê Phòng tổ chức Hành chính Kho VLNCN Đ Giao Phòng Kỹ thuật An toàn Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của XN theo mô hình trực tiến tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách bạch rõ ràng các trách nhiệm. Đứng đầu XN là giám đốc- người chịu trách nhiệm chung với nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể CNVC trong XN về mọi hoạt động của XN. Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là phó giám đốc, giúp giấm đốc điều hành một số công việc của XN theo sự phân công của giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kinh tế- an toàn và khu VLNCN Đồng Giao. Các phòng ban có chức nang tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc trong việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của toàn XN, cụ thể: Phòng tổ chức hành chính nhân sự: có nhiệm vụ sắp xếp quản lý lao động của XN sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện và phân phối lương. Phòng kế toán tài chính: tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính kế toán, tổ chức hạch toán theo yêu cầu và nhiệm vụ. Phòng kế hoạch và sản xuất: có nhiệm vụ giúp giám đốc chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu mua và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, mua sắm vật tư hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, đầu tư mua sắm sửa chữa lớn các tài sản cố định. Phòng ký thuật- an toàn: giúp giám đốc trong việc quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng hàng hoá vật tư khi mua về bàn giao, kiểm tra việc duy trì chế độ bảo dướng sửa chữa máy móc, trang thiết bị phương tiện vận tải, điện nước. Ban thị trường: có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của tổ xe tải trong việc cung ứng hàng hoá VLN đến nơi tiêu thụ và nhập hàng. Bên cạnh đó ban thị trường còn có nhiệm vụ duy trì mối quan hệ đối với khách hàng và khai thác , xâm nhập thị trường đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng. Kho VLNCN Đồng Giao cónhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện các kế hoạch hoặc bảo quản thường xuyên kho tàng, hàng hoá, tổ chức việc nhập hàng hoá về đúng ngày, giờ. Triển khai công tác bảo vệ an toàn kho tàng trữ VLN và an ninh trật tự, tài sản hàng hoá trong phạm vi toàn XN( đảm bảo gác 24/24 giờ) CNHCM Kim Bản Hà Nam: có nhiiệm vụ cung ứng VLN trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận( nếu khách hàng có nhu cầu) Chi nhánh HCM Quỳnh Lưu- Nghệ An: có nhiệm vụ cung ứng VLN trên địa bàn tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận( nếu khách hàng có nhu cầu) b) Đặc điểm về lao động Tính đến ngày 31/12/2002 XNHCMNB có một đội ngũ cán bộ quản lý khá ổn định, ngày càng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng đảm bảo đủ năng lực quản lý điều hành công tác hoạt động kinh doanh có tất cả 149 cán bộ công nhân viên chức cụ thể là: ã Số người có trình đọ học đại học là 29 người chiếm 19,5 % ã Số người đang theo học các lớp ĐHTC 19 người chiếm 12,7 % ã Số người có trình độ trung cấp 25 người chiếm 16,7 % ã Số người có tay nghề CN kỹ thuật 58 người chiếm 39 % ã Số cò lại là lao động phổ thông 18 nguời chiếm 12 % Ta thấy, số lượng lao động có trính độ đại học chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số lao động toàn XN. Đây là một vấn đề ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên số CNKthuật khá đông, chiếm 39 % trong tổng số lao động. Nhìn chung, đội ngũ CBCNV của XN cần phải được tiếp tục đào tạo. c)Đặc điểm về vốn kinh doanh do Nhà nước cấp Vốn là tiền đề vật chất ần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với xí nghiệp vốn kinh doanh do Nhà nước cấp gồm: Vốn kinh doanh ban đầu là : 1.599.000.000đồng Trong đó: Vốn cố định : 999.000.000đồng Vốn lưu động: 600.000.000đồng Vốn kinh doanh được bổ sung hàng năm. 3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hàng Tiền Tiền Hàng Công ty sử dụng tiền mua hàng XN chuyển tiền cho công ty XN bán, thu tiền Công ty cấp vốn hàng hoá Bằng nghiệp vụ công tác quản lý của mình, ban giám đốc Xí nghiệp đã và đang tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ đi khắp các tỉnh, địa bàn lân cận, mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nơi như Kim Bảng- Hà Nam, Quỳnh Lưu - Nghệ An, Bỉm Sơn - Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng thuận tiện nhất nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, việc làm cho cán bộ công nhân viên và tăng doanh thu cho Xí nghiệp. 4. Tổ chức bộ máy kế toán a) Hình thức kế toán XN áp dụng Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, XN hiện đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hình thức này vừa kết hợp ghi chép tổng hợp, vừa kết hợp ghi chép chi tiết, vừa kết hợp ghi chép theo thứ tự, vừa ghi chép theo hệ thống với việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu lập báo cáo cuối tháng * Hệ thống sổ sách: - Sổ kế toán tổng hợp bao gồm các nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các bảng kê, bảng phân bổ. - Sổ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chi tiết cụ thể theo các tài khoản kế toán chi tiết (Tài khoản cấp II, cấpIII) để đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng * Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ sau khi đã kiểm tra và phân loại để ghi vaò các nhật ký chứng từ có liên quan (Bảng kế hoạch, bảng phân bổ) sau đó ghi vào các nhật ký chứng từ - Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các nhật ký chứng từ, bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết - Các chứng từ thu chi tiền mật được ghi vào sổ quỹ, sau đó ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan - Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan rồi từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái - Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết - Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán liên quan - Tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán * Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Hạn chế việc ghi chép trùng lặp, thuận tiện trong việc phân công lao động - Nhược điểm : Mẵu sổ phức tạp nên đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ hiểu biết và không thuận tiện cho việc làm trên máy vi tính Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thể vào sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày b) Hình thức tổ chức bộ máy kế toán XN XN áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung. Theo hình thức này toàn bộ việc hạch toán tập trung tại XN, còn các chi nhánh, văn phòng đại diện... chỉ bố trí nhân viên kế toán làm công tác kế toán hạch toán ban đầu, cuối ngày hoặc định kỳ chuyển chứng từ về XN để hạch toán *Ưu , nhược điểm của hình thức này - Ưu điểm: Bộ máy kế táon gọn nhẹ, thông tin thu thập nhanh chóng kịp thời, đảm bảo được tính thống nhất trong công tác kế toán toàn doanh nghiệp - Nhược điểm: Công tác kế toán không đảm bảo bám sát được quá trình sản xuất và không thúc đẩy được đối với các hoạt động hạch toán nội bộ Công việc kế toán dồn quá lớn tại văn phòng kế toán của dơn vị chính. Tạo khoảng cách về không gian và thời gian, giữa nơi xảy ra nghiệp vụ và nơi tổ chức hạch toán hay giữa nơi thu thập thông tin và nơi xử lý, cung cấp thông tin. c) Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của XN hoá chất Mỏ Ninh Bình gồm: 1 trưởng phòng kế toán và 5 nhân viên, đảm nhận một lúc nhiều công việc Sơ đồ công tác kế toán của XN hoá chất mỏ ninh bình Kế toán trưởng Thuế GTGT và các khoản tiền gửi Kế toán vật tư - TSCĐ - Kho hàng hoá tạm ứng Thủ quỹ Kế toán thanh toán - Tiền mặt, tiền gửi, tiền lương - Các khoản phải thu phải trả khác KT tổng hợp - Chi phí công Nợ - Người mua, bán nội bộ - Chi phi, tiêu thụ - Tổng hợp báo cáo KT * Công việc tổ chức phân công, công tác của phòng kế toán cụ thể như sau: - Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công việc kế toán, tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh, công tác kiểm tra tình hình bảo quản giữ gìn, sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, chấp hành các chính sách chế độ, nguyên tắc quản lý kinh tế trong XN. Tham mưu tư vấn cho giám đốc trong việc lựa chọn các phương án, ra các quyết định sản xuất kinh doanh Ngoài ra kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm trước giám đốc XN, trước kế toán trưởng công ty hoá chất Mỏ và trước pháp luật về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. Bên cạnh đó kế toán trưởng còn chỉ đạo công tác hạch toán và hướng dẫn lập báo cáo kế toán thống kê định kỳ. - Kế toán tổng hợp : Giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các tông tin kế toán như lập báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kinh tế, phân tích thông tin kinh tế, ghi sổ một số tài khoản tổng hợp và tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán. - Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ hạch toán tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tình hình thanh toán với công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, phạt. Tình hình công nợ phải thu, phải trả nội bộ XN. - Kế toán TS: Có nhiệm vụ hạch toán TSCĐ về nguyên giá, tình hình khấu hao vốn cố định và hạch toán kho hàng hoá. - Thủ quỹ: Quản lý gửi tiền mặt, thu chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể, hạch toán chi tiết nhập xuất vật tư nội bộ II Tình hình kết quả và hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp hoá chất Mỏ Ninh Bình năm 2001-2002 Trong năm 2001 Xí nghiệp thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính theo đúng luật doanh nghiệp, công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy, chữa cháy thường xuyên được duy trì. Do vậy trong những năm qua không xảy ra vụ gây tổn thất tiền, hàng trong quá trình kinh doanh. Biểu I: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong năm 2001-2002 Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Doanh số 13.740.000.000 17.480.362.300 Lợi nhuận 13.381.965 15.979.961 Nộp ngân sách 80.000.000 105.557.000 Lương bình quân 614.000 637.000 1. Đánh giá về một số mặt hàng kinh doanh + Mặt hàng thuốc nổ các loại: Năm 2002 bán ra gần 1.500tấn = 9.293.000.000 đ. Đây là mặt hàng có số lượng lớn, doanh số cao và thời gian gần như quanh năm. Xí nghiệp có địa điểm thuận lợi để kinh doanh hàng tại Phường Nam Sơn - Thị xã Tam Điệp Tỉnh Ninh Bình. Nếu Xí nghiệp có đủ vốn chủ động thì sẽ mở rộng hơn nữa về doanh số và hiệu quả kinh doanh hàng vật liệu nổ. So với năm 2001 tăng mạnh từ 1.123 T đến 1.496 T. + Mặt hàng kíp các loại: Năm 2002 Xí nghiệp bán ra được 1.268 m/s2 = 5.979.000.000. Tổng số so với năm 2001 là 725 m/s2 chủ yếu là qua công ty. Số lượng năm 2002 tăng mạnh do nguồn của công ty, chất lượng kíp nổ tốt, có doanh số lớn. Quay vòng vốn nhanh song chênh lệch và hiệu quả còn hạn chế. Năm 2003 tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh kíp nổ, phấn đấu bán ra 1.500 m/s2. + Mặt hàng dây nổ các loại: Đây cũng là mặt hàng truyền thống của Xí nghiệp. Doanh số năm 2002 đạt 401.000.000 đ(năm 2001 = 395.000.000đ), đây cũng là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao. 2. Thực trạng, nguyên nhân đạt được kết quả trên của Xí nghiệp. Để đạt được những kết quả trên là do một số yếu tố sau: + Xí nghiệp được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám đốc công ty và các phòng chức năng về thủ tục pháp lý vay vốn kinh doanh, hỗ trợ hàng hoá và chỉ đạo kịp thời trong suốt cả năm 2002 + Xí nghiệp đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của con người, cơ sở vật chất, tài sản, địa bàn kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ vừa dần mở rộng kinh doanh, trên cơ sở nắm vững thị trường và mặt hàng kinh doanh sẵn có. Xác định rõ sức mạnh tổng hợp song phải lấy con người làm chính. Giữ đúng nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp của nhà nước. + Ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng CBCNV đã đề ra phương hướng kinh doanh đúng, kinh doanh hàng hoá tổng hợp kết hợp với kinh doanh dịch vụ. ...để vòng quay của vốn nhanh, nâng cao hiệu quả của đồng vốn cũng như tài sản được giao. + Trong kinh doanh chủ yếu lấy bán qua kho là chính, kết hợp dịch vụ vận chuyển hàng đến tận nơi đơn vị mua hàng. Đồng thời có dự trữ hợp lý nên xí nghiệp luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng . III. Phân tích tình hình huy động vốn lưu động tại Xí nghiệp. Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại lại hoạt động đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh hàng vật liệu nổ. Vì vậy để Xí nghiệp kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi Xí nghiệp phải luôn có một nguồn vốn kinh doanh lớn và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn lưu động. Cũng như mọi doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác, vốn lưu động của Xí nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (>80%) trong nguồnvốn kinh doanh. Để kinh doanh được ổn định và liên tục Xí nghiệp đã phải đầu tư một lượng vốn lưu động rất lớn vaò khâu tạo nguồn hàng, vào khâu dự trữ... Để biết được thực trạng hoạt động của Xí nghiệp ta dựa chủ yếu vào các số liệu của bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh của đơn vị trong các năm qua. Và vấn đề được đặt ra là làm thế nào để Xí nghiệp huy động hiệu quả nguồn vốn lưu động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Trên thực tế đã có rất nhiều giải pháp khác nhau, nhưng do những đặc điểm riêng mà đơn vị đã có những giải pháp như sau: Tăng vốn tự có, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng vốn ngắn hạn, tăng lợi dài hạn.... Dựa vào bảng tổng kết tài sản của Xí nghiệp năm 2002 ta biết được cơ cấu nguồn vốn như sau: Bảng tổng kết tài sản Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Tài sản Mã số Dư đầu năm Dư cuối năm A. TSCĐ & ĐTNH 100 2.220.425.430 2.638.032.001 I. Tiền 110 217.206.852 138.863.824 1. Tiền mặt 111 213.225.042 130.302.296 2. Tiền vay ngân hàng 112 3.981.810 3.996.962 3. Tiền luân chuyển 113 4.563.900 II. Các khoản phải thu 120 433.543.330 484.218.660 1. Phải thu của khác hàng 121 252.685.800 162.659.900 2. Phải thu khác 122 139.438.400 143.698.400 3.ứng trước cho người bán 123 41.419.130 177.860.360 III. Hàng hóa 130 1.438.089.422 1.852.957.850 1. Công cụ dụng cụ 131 61.114.000 60.860.000 2. Giá mua hàng hoá 132 1.339.342.622 1.792.097.856 3. Chi phí thu mua hàng hoá 133 41.632.800 IV. Tài sản lưu động khác 140 131.585.826 161.991.661 1. Tạm ứng 141 37.630.600 68.020.100 2. Chi phí trả trứơc 142 93.955.226 93.971.561 B. TSCĐ & ĐTDH 200 161.440.880 184.574.119 I. TSCĐ 210 161.440.880 104.574.119 1. Tài sản dùng trong sản xuất 211 161.440.880 161.440.880 2. Hao mòn TSCĐ 212 (56.866.761) II. XDCB 220 80.000.000 1. Xây dựng 221 55.000.000 2. Sửa chữa 222 16.000.000 Tài sản Mã số Dư đầu năm Dư cuối năm 3. Mua sắm 223 9.000.000 Tổng tài sản 300 2.381.866.310 2.822.606.120 A. Nợ phải trả 400 2.343.636.133 2.704.375.943 I. Nợ ngắn hạn 410 1. Phải trả người bán 411 955.824.647 1.404.826.037 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 412 25.921.400 20.650.952 3. Phải trả nội bộ 413 1.141.372.502 1.068.823.873 4. Phải trả phải nộp khác 414 220.517.584 210.075.441 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 500 118.230.117 1. Vốn kinh doanh 511 80.000.000 Tổng nguồn vốn 600 2.381.866.310 2.822.606.120 Biểu II: Phân tích cơ cấu tài sản của Xí nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng % A. TSLĐ & TCNH 2.220,4 93,22 2.638 93,45 +417,6 118,8 I. Tiền 217,2 9,11 138,8 4,91 - 78,4 63,3 II. Các khoản phải thu 443,5 18,2 484,2 17,15 +50,7 111,69 II. Hàng hóa 1.438 60,37 1.852,9 65,64 +4,49 128,85 IV. TSLĐ khác 131,5 5,52 161,9 5,73 +30,4 123,11 B. TSCĐ và ĐTDH 161,4 67,7 184,5 6,53 +23,1 114,31 I. TSCĐ 161,4 6,77 104,5 3,7 -56,9 64,74 II. XDCB 80 2,83 +80 80 Tổng tài sản 2.381,8 100 2.822,6 100 440,8 118,5 Qua bảng II trên cho chúng ta thấy cơ cấu vốn của Xí nghiệp trong năm qua đã có sự tăng lên đáng kể, cụ thể như sau: Đầu năm là 2.381,8 (tr) đồng, đến cuối năm đã tăng thêm 440,8 triệu đồng... Tuy nhiên, là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ cho nên tỷ lệ tăng giảm khác nhau trong năm. Vốn lưu động của Xí nghiệp chiếm tới 92,22% tổng nguồnvốn kinh doanh, còn vốn cố định chỉ chiếm 6,77%. Năm 2002 kinh doanh hàng vật liệu nổ là hoạt động chính của Xí nghiệp. Nguồn vốn lưu động được Xí nghiệp huy động tối đa vào vòng quay kinh doanh nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu còn bé nên Xí nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn làm đơn vị bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Để khắc phục những khó khăn về thiếu vốn, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã rất năng động, nhạy bén.... và lại được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc công ty và các phòng chức năng về thủ tục pháp lý,vay vốn kinh doanh, hỗ trợ hàng hoá... giúp Xí nghiệp ổn định được kinh doanh, lợi nhuận trong năm tăng so với năm trước. Nguồn vốn lưu động của Xí nghiệp tăng lên một cách đáng kể là nhờ đơn vị đã áp dụng tốt các biện pháp huy động vốn lưu động. 1. Giải pháp tăng vốn tự có. Vốn tự có (hay vốn cho sử hữu) là số tiền vốn của các chủ sở hữu của các nhà đầu tư đóng góp vào đơn vị không phải thanh toán. Do vậy vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp được tài trợ chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cấp cho Xí nghiệp thông qua công ty Hoá chất Mỏ thuộc tổng công ty than Việt Nam, nhưng rất khiêm tốn. Công ty cấp vốn cho Xí nghiệp chỉ có tài sản cố định như kho tàng, vật kiến trúc... Còn vốn kinh doanh Xí nghiệp phải tự soay sở lấy bằng cac nguồn vốn cho vay khác. Vốn tự có của Xí nghiệp trong năm 2002 chí có vốn cố định được cấp ban đầu là: 161,4 triệu và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 80 triệu và nguồn vốn kinh doanh là 38,2 triệu. Và do Xí nghiệp là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chủ... nhưng vẫn nằm trong hệ thống kế toán phụ thuộc trong tổng thể công ty, cho nên kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi nhưng đều phải nộp lên công ty. Xí nghiệp không được tái đầu tư và bổ xung vào vốn tự có từ phần lợi nhuận này. 2. Giải pháp tăng vốn ngắn hạn. Thực chất tăng vốn ngắn hạn là tăng thêm các khoản nợ trong thời gian, thường là 1 chu kỳ kinh doanh hay 1 năm. Đây là một giải pháp hữu hiệu đã giúp Xí nghiệp giảm bớt được những khó khăn về vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn ngắn hạn của Xí nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn: - Vay vốn ngắn hạn. - Phải trả người bán - Thuế và các khoản nộp - Phải trả, phải nộp khác - Người mua trả tiền trước - Phải trả nội bộ Trong năm qua Xí nghiệp đã huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng các nguồn chủ yếu sau đây: Đầu năm nguồn vốn ngắn hạn là 2.343,6 triệu chiếm98,3%, đến cuối năm nợ ngắn hạn đã tăng lên 2.704,3 triệu đồng, chiếm 95,8% nguồn vốn. Như vậy là số nợ ngắn hạn của Xí nghiệp đã tăng lên về số tuyệt đối, nhưng lại giảm về số lượng đối. Bao gồm các khoản nợ sau: a. Vay ngắn hạn ngân hàng: Đây là hình thức huy động vốn lưu động chủ yếu của Xí nghiệp đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh. Mỗi khi cần vốn kinh doanh Xí nghiệp phải lập một hợp đồng vay vốn thông qua sự bảo lãnh của công ty. Vì vậy vốn vay ngân hàng chỉ là vay ngắn hạn, thường là 6 tháng. Nhiều khi không đảm bảo vòng quay của hàng hoá bán ra. Vốn vay ngắn hạn này thường ngắn nên Xí nghiệp luôn phải quan tâm nhiều đến hiệu quả của vốn vay đem lại. Đảm bảo kinh doanh có lãi thì Xí nghiệp mới quyết định vay vì vậy cuối năm khoản vốn ngắn hạn vay ngân hàng Xí nghiệp không có số dư. b. Phải trả người bán: Đầu năm là: 955,8 triệu, cuối năm khoản nợ này đã tăng lên là: 1.404,8 triệu. Như vậy Xí nghiệp đã tăng được nguồn vốn chiếm dụng của các đơn vị kinh doanh khác là: 449 triệu phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình. c. Thuế và các khoản phải nộp: Trong năm Xí nghiệp đã giảm được nguồn vốn nợ này là: 5,3 triệu. d. Phải trả nội bộ: Xí nghiệp Hoá chật Mỏ Ninh Bình là xí nghiệp con trong tổng thể công ty Công ty Hoá chất Mỏ. Do vậy Xí nghiệp luôn được công ty hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh . Đầu năm Xí nghiệp nợ công ty là: 1.141,3 triệu, đến cuối năm khoản nợ đã giảm đi được: 72,5 triệu. đ. Phải trả, phải nộp khác: Đầu năm là 220,5 triệu, đến cuối năm mới giảm được 10,5 triệu. Như vậy trong năm qua Xí nghiệp đã rất thích ứng trong việc huy động nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Huy động được nguồn vốn đã rất khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33488.doc
Tài liệu liên quan