Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong Công ty, chịư trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình quản lý.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp phải huy động thêm, còn thừa vốn thì cần có biện pháp xử lý kịp thời không để vốn chết không phát huy được hiệu quả kinh tế, xác định chính xác nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường liên tục.
-Thứ hai, lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách phù hợp, tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu VLD của doanh nghiệp. Có thể huy động vốn bên ngoài nhưng nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải trả chi phí sử dụng vốn, chịu sự giám sát của chủ nợ làm hiệu quả SXKD giảm.
-Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần phải thực hiện tốt những biện pháp về tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu.
-Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
-Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của mình.
chương II: Thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động của công ty xuất nhập khẩu dệt may
I. Tổng quan về tình hình tổ chức hoạt động của công ty Xuất nhập khẩu Dệt may.
1.1 Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may là doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt nam hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Công ty được thành lập theo quyết định số 37/2000/QĐ-BCN ngày 08/06/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp trên cơ sở tổ chức lại ban cơ sở xuất nhập khẩu của Tổng công ty Dệt may Việt nam.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng và các tài khoản tại ngân hàng Thương mại.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Vinatex Import- Export,
viết tắt là: VINATEX-IMEX.
Trụ sở tại 57B Phan Chu Trinh, Quận Hoàn kiếm, Hà Nội.
Chức năng - Nhiệm vụ của Công ty:
- Chức năng:
Thông qua hoạt động kinh doanh nội địa xuất nhập khẩu công ty thực hiện kinh doanh các ngành nghề:
Theo đăng ký kinh doanh ngày 14/07/2000: kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩuc các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu và các thiết bị phụ tùng.
Đến ngày 21/08/2000 bổ sung ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu hoá chất, thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, ô tô, xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, trang thiết bị văn phòng , thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su, kinh doanh kho vận, uỷ thác mua bán xăng dầu (có quyết định số 448/QĐ - HĐQT ngày 10/08/2000 của Tổng công ty Dệt may Việt nam).
Công ty ký bổ sung ngành nghề lần thứ hai: nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh (có quyết định số 0167/QĐ - KHĐT ngày 18/01/2001 của Bộ Công nghiệp) ngày 20/01/2001.
Ngày 15/08/2003 Công ty đã đăng ký bổ sung ngành nghề lần thứ ba: thiết bị y tế , thiết bị chiếu sáng, âm thanh, thiết bị bảo vệ (có quyết định số1883/QĐ - TCCB ngày 06/08/2003 của Bộ công nghiệp).
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may đã từng bước đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực may mặc mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế, máy móc…
- Nhiệm vụ:
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn trên cơ sở phân cấp tài chính của Công ty.
Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước.
Cung ứng và tiêu thụ vật tư hàng hoá cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty dệt may Việt nam, đây là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty.
Với thị trường nước ngoài, Công ty chủ động tổ chức tìm kiếm khách hàng sau đó mới ký kế hợp đồng mua hàng với các công ty trong nước để thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước, Công ty vừa cung cấp hàng tiêu dùng vừa cung cấp thiết bị, phụ liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty xuất nhập khẩu Dệt May.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong Công ty, chịư trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình quản lý.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao.
Dưới Giám đốc và Phó giám đốc là các phòng ban chuyên môn, các phòng ban này có chức năng tham mưu , giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu Dệt - May
Phòng Tổ chức Hành chính
Ban Giám đốc
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Kế hoạch thị trường
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu dệt
Phòng Kinh doanh xuất nhập may
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng Kinh doanh vật tư
Phòng Xúc tiến
và Phát triển dự án
+ Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện các chức năng trên lĩnh vực như: sắp xếp và quản lý lao động, đào tạo cán bộ, hành chính, bảo vệ...
+ Phòng Kế hoạch thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng...
+ Phòng xuất nhập khẩu dệt và phòng xuất nhập may: trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, phối hợp chặt chẽ với phòng ké hoạch thị trường, tìm kiếm mọi khả năng khai thác nguồn hàng xuât nhập khẩu hoặc bằng các hình thức tự doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác cả hàng dệt và hàng may mặc... bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch của Công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Thuộc ban tài chính kế toán trên Tổng công ty chuyển về, Tổng công ty chỉ còn lại tổ quản lý này. Phòng chịu trách nhiệm hoạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên toàn bộ hệ thống hoá đơn, chứng từ do các phòng liên quan nộp lại. Xây dựng
quy chế tài chính, tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, các chiến lược kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Có chức năng chuyên kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu như: Máy bay, thiết bị và các máy móc khác, mua bán quần áo trong nước và các hàng hoá khác cho ngành dệt may.
+ Phòng kinh doanh vật tư: Có chức năng kinh doanh các loại hàng hoá để xuất nhập khẩu như bông, sợi, tơ, hoá chất, thuốc nhuộm.
+ Phòng xúc tiến và phát triển dự án: Có nhiệm vụ tìm tòi, dự thầu để tìm những khách hàng mới cho Công ty, uỷ thác các công việc do Tổng công ty giao.
1.3.Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may.
Phòng Tài chính kế toán quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc kiểm tra , giám sát, hạch toán các hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, huy động sử dụng vốn có hiệu quả.
Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi nhân viên kế toán đảm nhận các chức năng nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán được trang bị máy vi tính để thực hiện kế toán trên máy theo hình thức kế toán nhật ký chung.
Sơ dồ Phòng tài chính kế toán của công ty xuất nhập khẩu dệt may
Trưởng Phòng Tài chính
Kế toán
Phó phòng kiêm kế toán
tổng hợp
Kế toán thanh toán tín dụng
Kế toán mua hàng
Kế toán bán hàng
Kế toán kho hàng
Kế toán
sử dụng TSCĐ, công cụ, dụng cụ
Kế toán
Thuế và chi phí
Kế toán vốn bằng tiền
Thủ
quỹ
Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung, trực tiếp đảm nhận công tác tài chính. Bao gồm:
+ Lập kế hoach tài chính, tín dụng của công ty.
+ Giải quyết các vấn đề quan hệ về tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính ngân hàng.
+ Theo dõi các hoạt động liên doanh, cho thuê nhà.
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm :
+ Lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
+ Kế toán công nợ nội bộ và các khoản công nợ khác (ngoài các khoản công nợ trong mua bán).
+ Tổng hợp kiêm kiểm kê tài sản.
+ Thay mặt trưởng phòng phụ trách công tác chung của phòng khi Trưởng phòng đi công tác.
Kế toán vốn bằng tiền:
+ Thực hiện kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng (đồng Việt nam).
+ Thực hiện thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các thanh toán khác.
+ Lưu trữ chúng từ thu chi và sổ phụ ngân hàng.
Kế toán thanh toán - tín dụng:
+ Kiểm tra, theo dõi, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giải quyết điều chỉnh, khiếu nại, bồi thường.
+ Làm thủ tục vay, hoàn vốn kinh doanh (đồng Việt nam và ngoại tệ).
+ Xây dựng tỷ giá hạch toán hàng quý.
Kế toán chi phí:
+ Tổng hợp chi phí, phân loại hạch toán và phân bổ chi phí theo khoản mục mặt hàng, trích lập tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Hạch toán chia tách chi phí theo dõi từng phòng.
+ Lên báo cáo chi phí chi tiết tháng, quý, năm.
Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động:
+ Hạch toán tăng, giảm TSCĐ, công cụ lao động
+ Hạch toán khấu hao hàng tháng
+ Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tính chất hàng hoá.
+ Kiểm kê TS và công cụ lao động định kỳ theo quy định của nhà nước.
Thủ quỹ:
+ Quản lý thu và chi tiền mặt hàng ngày.
+ Hàng tháng lập báo cáo kIểm kê quỹ
Kế toán mua hàng:
+ Theo dõi hạch toán ké toán mua hàng và công nợ phải trả cho người bán trong và ngoài nước.
+ Lưu hợp đồng, bộ chứng từ, hoá đơn mua hàng, phIếu nhập kho.
+ Báo cáo công nợ phải trả định ký…
Kế toán bán hàng:
+ Theo dõi hạch toán kế toán bán hàng và các khoản thu của người mua trong và ngoài nước.
+ lưu phương án kinh doanh, hợp đồng..
+ Báo cáo công nợ phải thu theo định kỳ.
Kế toán kho hàng:
+ Theo dõi toàn bộ hàng nhập, xuất, tồn, lưu phIếu nhập kho, xuất kho
+ hàng tháng lên báo cáo tồn kho, phân loại hàng hoá ứ đọng, cung cấp Iá vốn đã tiêu thụ cho bộ phận bán hàng.
+ Thực hiện công việc kiểm kê và lập báo cáo theo quy định của Nhà nước.
Kế toán Thuế:
+ Theo dõi hạch toán các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu.
+ Lập báo cáo thuế hàng tháng
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua.
Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh hai năm 2003 và 2004:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng, gảm
Số tiền
Só tiền
Số tiền
Tỷ lệ%
1. Doanh thu thuần
360,258,369,427
361,258,927,135
1,000,557,708
0.28
2.Giá vốn hàng bán
346,258,123,251
346,648,265,148
390,141,897
0.11
3. lợi nhuận gộp
15,236,584,189
15,963,525,148
726,940,959
4.77
4. DT HĐ TC
525,321,209
1,105,365,846
580,044,637
110.42
5. Chi phí HĐ TC
4,253,624,187
2,756,324,182
-1,497,300,005
-35.20
Trong đó:lãi vay phải trả
4,253,624,187
2,732,415,682
-1,521,208,505
-35.76
6. Chi phí bán hàng
7,256,314,258
8,256,321,458
1,000,007,200
13.78
7. Chi phí qun lý DN
6,338,245,156
3,561,482,478
-2,776,762,678
-43.81
8. LN từ HĐ KD
-3,981,203,564
956,234,125
4,937,437,689
124.02
9.Thu nhập khác
325,684,158
56,824,513
-268,859,645
-82.55
10. Chi phí khác
256,324,150
203,265,147
-53,059,003
-20.70
11. Lợi nhuận khác
4,852,365,147
-125,346,258
-4,977,711,405
102.58
12. Tổng LN trước thuế
821,354,627
925,357,156
104,002,529
12.66
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2004 cao hơn so với 2003 cả về số tiền và tỷ lệ cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2003 lõ 3,9 tỷ đồng nhưng sang năm 2004 lãi 956 triệu đồng tăng 124,02% cho thấy Công ty đã hoàn thành tốt chức năng thương mại của mình. Có được kết quả đó là do Công ty đã tiết kiểm được chi phí trả lãi vay từ 4,253,624,187 VNĐ năm 2003 xuống 2,732,415,682 VNĐ năm 2004 tỷ lệ giảm 35.76% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,776,762,678 VNĐtỷ lệ giảm 43.81% đồng thời tốc độ tăng giá vốn hàng hoá tiêu thụ tăng chậm hơn mức độ tăng của doanh thu (0,11% so với 0,28%), ngoài ra doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên 580,044,637 VNĐ , chi phí khác giảm xuống với tỷ lệ giảm 20.71%. Tuy nhiên Công ty đã quản lý chi phí bán hàng chưa tốt để tốc độ tăng của khoản này khá lớn (13,78%)
II. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt may.
2.1. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty.
Với việc xác định vốn là vấn đề sống còn của Công ty, vì nếu không bảo toàn về vốn công ty không thể tiếp tục hoạt động và tồn tại. Do vậy để nắm bắt thêm các thông tin về lĩnh vực này, ta đi vào phân tích khái quát kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty:
Bảng 2: Cơ cấu TS của công ty qua 2 năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (+), giảm (-)
Số tiền
TT(%)
Số Tiền
TT(%)
Số tiền
Tỷ lệ
TT%
Tài sản
A. Tài sản lưu động
173,064,927,890
96.60
175,732,981,020
97.14
2,668,053,130
1.54
0.54
I. Vốn bằng tiền
9,624,638,207
5.37
19,256,342,158
10.64
9,631,703,951
100.07
5.27
1. Tiền mặt
725,338,426
0.40
736,254,821
0.41
10,916,395
1.51
0.00
2. Tiền gửi ngân hàng
9,862,725,681
5.51
18,772,358,256
10.38
8,909,632,575
90.34
4.87
III. Các khoản phải thu
132,241,618,461
73.82
98,254,312,524
54.31
-33,987,305,937
-25.70
-19.50
IV. Hàng tồn kho
19,856,247,832
11.08
38,254,786,125
21.15
18,398,538,293
92.66
10.06
V. Tài sẩn LĐ khác
754,359,283
0.42
458,927,136
0.25
-295,432,147
-39.16
-0.17
B. Tài sản cố định
6,084,932,962
3.40
5,175,722,154
2.86
-909,210,808
-14.94
-0.54
I. TàI sản cố định HH
6,084,932,962
3.40
5,088,422,154
2.81
-996,510,808
-16.38
-0.58
- Nguyên giá
8,936,547,289
4.99
9,023,568,412
4.99
87,021,123
0.97
0.00
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-2,851,614,327
-3,935,146,258
-2.18
-1,083,531,931
38.00
-2.18
III. XDCB Dở dang
75,000,000
0.04
75,000,000
100.00
0.04
V.Chi phí trả trước DH
12,300,000
0.01
12,300,000
100.00
0.01
Tổng tài sản
179,149,860,852
100.00
180,908,703,174
100.00
1,758,842,322
0.98
0.00
* Tài sản:
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may là doanh nghiệp thương mại nên cơ cấu tài sản trong đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn 97.14 % năm 2004 trong tổng tài sản và đây là điều hợp lý của công ty.
Trong tài sản lưu động: các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất 73.82 % năm 2003 giảm xuống 54.31% của năm 2004, qua đấy cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn lớn nhưng đến năm 2004 tỷ trọng các khoản phải thu giảm 19,50% nhưng vấn chiếm tỷ trọng cao (54,31%).
Hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng khá lớn qua các năm cụ thể: năm 2003 chiếm tỷ trọng 11.08% tổng VLĐ, năm 2004 chiếm tỷ trọng 21.15% tổngVLĐ. Lượng hàng tồn kho năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là (ngđ) 18,398,538,293 tỷ lệ tăng tương ứng là 92.66%. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty là quá nhiều dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Lượng vốn bằng tiền của công ty năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2003
Như vậy vốn lưu động năm 2004 có xu hướng tăng so với năm 2003 đây là một tốc độ tăng khá lớn. Việc tăng vốn tiền mặt, cũng như việc giảm các khoản phảI thu là một biểu hiện tốt. Công ty cần phát huy điểm mạnh này. Song lượng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng VLĐ lại có xu hướng tăng với tốc độ lớn. Điều này là một hạn chế của công ty, bởi vậy công ty cần xem xét cụ thể và có biện pháp thích hợp trong việc tiêu thụ tránh hàng tồn kho quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nguồn vốn:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 2 năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (+),
Giảm (-)
Số tiền
TT(%)
Số Tiền
TT%
Số tiền
Tỷ lệ
TT%
A. Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
122,921,371,494
82.74
128,988,144,035
83.03
6,066,772,541
4.94
0.29
I. Nợ ngắn hạn
121,780,830,213
81.98
128,658,325,148
82.82
6,877,494,935
5.65
0.84
1. Vay ngắn hạn
72,139,286,125
48.56
31,254,885,248
20.12
40,884,400,877
-56.67
-28.44
2.Nợ dài hạn đến hạntrả
885,414,275
0.60
895,368,147
0.58
9,953,872
1.12
-0.02
3. Phải trả cho ngườbán
37,356,249,182
25.15
81,582,398,192
52.52
44,226,149,010
118.39
27.37
4. Ng mua trả trước
2,821,954,217
1.90
2,635,812,423
1.70
-186,141,794
-6.60
-0.20
5. Thuế, khoản phải nộp
143,324,287
0.10
293,548,624
0.19
150,224,337
104.81
0.09
6. Phải trả CNV
896,215,321
0.60
465,872,351
0.30
-430,342,970
-48.02
-0.30
7. Phải trả nội bộ
380,217,459
0.26
-380,217,459
-100.00
-0.26
8 Phải trả,phải nộp khác
7,158,169,347
4.82
12,356,847,924
7.95
5,198,678,577
72.63
3.14
II.Nợ dài hạn
1,106,285,123
0.74
254,136,528
0.16
-852,148,595
-77.03
-0.58
III. Nợ khác
34,256,158
0.02
75,682,359
0.05
41,426,201
120.93
0.03
B. Nguồn vốn chủ SH
25,635,068,246
17.26
26,358,194,247
16.97
723,126,001
2.82
-0.29
I. Nguồn vốn - Quỹ
25,635,068,246
17.26
26,358,194,247
16.97
723,126,001
2.82
-0.29
1. Nguồn vốn KD
23,658,214,312
15.93
23,658,214,312
15.23
0
0.00
-0.70
3. Chênh lệch tỷ giá
1,635,280,121
1.10
908,351,247
0.58
-726,928,874
-44.45
-0.52
7. Lãi chưa phân phối
562,412,354
0.36
562,412,354
0.36
8.Quỹ khen thưởng,plợi
418,682,254
0.28
1,135,486,214
0.73
716,803,960
171.20
0.45
Tổng nguồn vốn
148,556,439,740
100.00
155,346,338,282
100.00
6,789,898,542
4.57
0.00
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước nên được cấp vốn Ngân sách nhưng do vốn được cấp chiếm tỷ trọng thấp khoảng 17% trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó do đặc điểm kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu nên số lượng vốn lưu động cần cho một làn xuất, nhập là rất lớn chính vì vậy Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là vay ngân hàng và mua chịu của nhà cung cấp do tận dụng mói quan hệ có uy tín cao như luôn trả nợ đúng hạn..
Năm 2004 nguồn vốn vay phải trả của Công ty đã được giảm mạnh cả về số tiền (40 tỷ), tỷ trọng giảm 28,44% và tỷ lệ giảm 56,67%. Nguồn vốn không phải trả lãi từ các nhà cung cấp và các bạn hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua Công ty tăng mạnh cả về số tiền (gần 50 tỷ), tỷ trọng tăng 30,51% và tỷ lệ khoản phải trả người bán tăng 118,39%, tỷ lệ các khoản phải trả khác tăng 72,63%. Nếu trong năm Công ty sử dụng tiền gửi trả nợ Ngân hàng kịp thời thì số nợ vay ngắn hạn sẽ còn giảm mạnh hơn.
2.2.Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty.
Trong hoạt động kinh doanh vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong“đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được triết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt.
Vốn bằng tiền năm 2004 là 19,256,342,158 VNĐ chiếm tỷ trọng 10.64% tổng vốn lưu động, năm 2003 9,624,638,207 VNĐ chiểm tỷ trọng là 5.37% tổng vốn lưu động. Như vậy vốn bằng tiền năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9,631,703,951VNĐ đây là đIều không hợp lý đối với công ty Xuát nhập khẩu dệt may.
Vốn tiền mặt tăng là do:
Tiền mặt tại quỹ năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 10,916,395 (ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 1.51%. Song tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn tiền mặt.
Trong khi đó TGNH lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn tiền mặt. Cụ thể năm 2003 là: 9,862,725,681 (ngđ) chiếm tỷ trọng 5.51% tổng vốn tiền mặt. Năm 2004 là: 18,772,358,256 (ngđ) chiếm tỷ trọng 10.38 % tổng vốn tiền mặt. Như vậy TGNH năm 2004 tăng so với năm 2003 là: 8,909,632,575 (ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 90.34%. Việc tăng TGNH là một diều có lợi cho công ty vì khi đó ta không chỉ được hưởng lãi mà việc dùng chúng để thanh toán cũng khá thuận tiện, nhanh gọn, chống thất thoát nhờ hệ thống thanh toán của ngân hàng. Nó đặc biệt quan trọng đối với một công ty hoạt động xuất nhập khẩu .
Lý do TGNH tăng do trong kỳ những khoản chưa dùng đến công ty đem gửi vào ngân hàng như: quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc do khách hàng thanh toán cho công ty qua ngân hàng.
Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty tăng được các tài sản lưu động sinh lãi giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Mặt trái của nó là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải khoản chi phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao hơn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Như vậy ta thấy công ty dự trữ một lượng khá lớn vốn tiền mặt trong tổng vốn lưu động. Điều này cho phép công ty có thể đáp ứng nhanh các khoản chi khi cần thiết, cũng như chớp cơ hội kinh doanh. Song công ty luôn phải xem xét để có một tỷ trọng hợp lý sao cho hiệu quả sử dụng vốn tiền mặt là hiệu quả và hợp lý nhất.
Khả năng thanh toán của công ty Xuất nhập khẩu dệt may
Việc dự trữ một lượng vốn tiền mặt nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét và đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp. Đối với công ty Xuất nhập khẩu dệt may việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa trong việc đánh giá và điều chỉnh lại tình hình tài chính của mình sao cho đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn cũng như đảm bảo về sự lành mạnh tài chính của công ty.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Năm 2003 =
173,064,927,890
121,780,830,213
= 1.42 lần
Năm 2004 =
175,732,981,020
128,658,325,148
= 1.37 lần
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2004 giảm không đáng kể so với năm 2003 nhưng nhìn chung khả năng thanh toán vẫn có thể coi là an toàn.Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Nhưng đây là doanh nghiệp thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thì hệ số này lớn và ngược lại. Khi đó lại có được sự hợp lý trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xuất nhập khẩu dệt may.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tốc độ luân chuyển vốn, hệ số sinh lời vốn lưu động, hệ số vòng quay các khoản phải thu..
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua 2 năm của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ
Doanh thu thuần
360,258,369,427
361,258,927,135
1,000,557,708
0.28
Vốn lưu động bq
173,064,927,890
175,732,981,020
2,668,053,130
1.54
Số vòng quay VLĐ
2.07
2.05
-0.02
Số ngày luân chuyển VLĐ
171.32
173.92
2.6
Lợi nhuận trước thuế
821,354,62
9253,57,156
104,002,529
12.66
Hệ số sinh lời VLĐ
0.0012
0.0013
0.0001
3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển VLĐ.
Trong năm 2004 do gặp phải một số khó khăn nên tốc độ tiêu thụ hàng hóa có phần chững lại do vậy vòng quay của vốn lưu động đã giảm từ 2.07 xuống 2.05 vòng. Mặt khác tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên đã làm giảm đi tốc độ luân chuyển vốn, tức là vốn luân chuyển chậm hơn. Chính vì vậy đã làm kéo dài thời gian lưu thông hàng hóa, không tiết kiểm được vốn và chi phí, làm giảm thu thập của doanh nghiệp. Do giảm vòng quay của vốn lưu động nên công ty đã không rút ngắn được số ngày chu chuyển. Số ngày chu chuyển vốn trong năm 2004 là 173.92 ngày tăng 2.6 ngày so với năm 2003. Việc giảm vòng quay của vốn lưu động đã làm cho công ty không tiết kiểm được vốn lưu động. Nếu số vòng quay vốn lưu động ở năm 2004 là không đổi so với năm 2003 thì để có được 361,258,927,135 VNĐ doanh thu thì lượng vốn lưu động cần dùng trong năm 2004 là: 361,258,927,135 /2.07 =174,521,220,838 VNĐ. Trong khi đó lượng vốn lưu động công ty đã dùng trong năm 2004 là 175,732,981,020 VNĐ, công ty đã lãng phí một khoản vốn lưu động là 1,211,760,182 VNĐ
Tóm lại xét về tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì tình hình sử dụng vốn lưu động năm 2003 tốt hơn năm 2004. Tốc độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32367.doc