Chuyên đề Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng công trình giao thông 829

MỤC LỤC

 

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP1

I .VỐN LƯU ĐỘNG:1

1. Khái niệm, đặc điểm:1

1.1 Khái niệm:1

1.2 Đặc điểm:2

2. Phân loại vốn lưu động:

2.1, Phân loại theo hình thái biểu hiện:2

2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:3

3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng: 4

4. Nguồn hình thành vốn lưu động :5

4.1 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng 5

4.2Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn:5

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:6

1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động6

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:7

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động9

3.1 Quản lý vốn bằng tiền:9

3.2 Quản lý các khoản phải thu:10

3.3 Quản lý vốn dự trữ:11

PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠICÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 82912

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 829:12

1 Quá trình hình thành và phát triển:12

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 829 :12

2.1 Chức năng, nhiệm vụ:12

2.2 Quy trình công nghệ13

2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty.14

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.15

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 16

1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 829.16

2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của Công ty 829:17

3. Tình hình thanh toán của Công ty.20

4. Tình hình quản lý chi phí của Công ty 22

5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 829 23

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 82926

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁTTRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.26

1. Đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty.26

2. Phương hướng phát triển và kinh doanh của Công ty .27

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 829.27

1. Chủ động tốt công việc tổ chức vốn lưu động.28

2. Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối tác:29

3. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt giá trị sản xuất kinh doanh dở dang để bàn giao sớm các công trình, thu hồi vốn để kinh doanh.30

4. Tăng cường công tác quản lý vốn vật tư hàng hoá.31

5. Tăng cường công tác quản lý chi phí:32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng công trình giao thông 829, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là: các khoản phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp xây lắp chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 30-35% trên tổng nguồn vốn lưu động Do đó quản lý các khoản phải thu là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp . Để quản lý tốt nợ phải thu từ khách hàng cần phải chú ý những biện pháp sau đây: - Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn. - Xác định chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu , thông qua các yếu tố như: mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời phân tích kỹ khách hàng, xác định đối tượng bán chịu và điều kiện thanh toán (thời hạn thanh toán, chiết khấu bán hàng hay chiết khấu thanh toán) 3.3 Quản lý vốn dự trữ: Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp phải thực hiện quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho. Việc quản lý tốt vốn dự trữ nhằm mục tiêu : tránh gián đoạn trong sản xuất kinh doanh do dự trữ gây ra và giảm tới mức thấp nhất có thể được số vốn cần thiết cho dự trữ. Để đạt được điều đó cần có các biện pháp sau: - Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. - Xác định lượng nguyên vật liệu và hàng hoá cần mua và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên. - Lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp. - Tổ chức, quản lý tốt việc dự trữ, bảo quản vật liệu, hàng hoá. - Thực hiện việc mua bảo hiểm đối với các loại tài sản vật tư hàng hoá. Tóm lại , để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần có các biện pháp như : đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm , giải phóng hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ, quản lý vốn bằng tiền... đồng thời rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh đi liền với công nghệ hiện đại, tổ chức sản xuất hợp lý, cân đối bộ phận giữa các khâu của dây truyền sản xuất để nhanh chóng tạo ra sản phẩm. Phần ii Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng công trình giao thông 829 I. khái quát chung về công ty xây dựng công trình giao thông 829: 1 Quá trình hình thành và phát triển: Tiền thân của Công ty xây dựng công trình giao thông 829 là Đoàn xe vận tải, thành lập ngày 3/7/1970 trực thuộc Ban xây dựng 64. Năm 1976, Đoàn xe vận tải hợp nhất với trạm B64 thành Công ty vật tư thiết bị. Sau nhiều lần đổi tên cho phù hợp với chức năng , nhiệm vụ , ngày 9/5/1996 Công ty chính thức mang tên Công ty xây dựng công trình giao thông 829 (Công ty 829) trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng công trình giao thông 829 đã khẳng định hướng đi đúng đắn và trở thành doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển vững chắc. hiện tại công ty đang tập trung thi công xây dựng nhiều công trình quan trọng cho sự phát triển của đất nước như: Công trình quốc lộ 1A đường Tam kỳ- Quảng ngãi, công trình quốc lộ 18, công trình quốc lộ 12A , công trình đường Hồ Chí Minh... Bằng sự năng động và sáng tạo, công ty đã đạt được nhiều thành tích cụ thể, ngày 7/12/2000 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ra quyết định xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng I cho Công ty và Công ty đã được Chính phủ tặng huy chương vàng công trình chất lượng cao ( công trình quốc lộ 5 đoạn km 47-:-62) , đồng thời công ty còn nhận được nhiều cờ thưởng của Công đoàn giao thông vận tải và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 829 : 2.1 Chức năng, nhiệm vụ: Công ty xây dựng công trình giao thông 829 là một Công ty xây dựng trong ngành xây dựng cơ bản, hạch toán kinh tế độc lập , có tư cách pháp nhân đầy đủ , có con dấu riêng , mở tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và Chi nhánh Ngân hàng công thương Hà Tây. Công ty trực tiếp vay vốn và nhận thầu, đồng thời chịu trách nhiệm trước sự kiểm tra giám sát của Tổng công ty và các cơ quan Quản lý Nhà nước. Mọi quyền hạn và trách nhiệm của công ty được thực hiện theo Luật doanh nghiệp Nhà nước đã ban hành. Trong thời gian gần đây, Công ty tập trung sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực chủ yếu sau: - Xây dựng công trình giao thông. - San lấp mặt bằng. - Xây dựng công trình công nghiệp - Xây dựng công trình dân dụng. - Xây dựng cầu. - Sản xuất vật liệu và cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Cung ứng vật tư cho xây dựng. Để thúc đẩy sự phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường, mục tiêu chính của Công ty là : Đảm bảo kinh doanh có lãi bằng cách sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, bảo toàn và tăng trưởng vốn. Đồng thời thực hiện tốt chế độ tiền lương, an toàn và bảo vệ quyền lợi của người lao động, đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ công nhân giỏi, tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. 2.2 Quy trình công nghệ So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Đó là những công trình có giá trị lớn, được xây dựng tại chỗ, thời gian xây dựng thường dài. Do đó quy trình công nghệ của nó khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công việc khác nhau.Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ như sau: 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. *Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty xây dựng công trình giao thông 829: k Đứng đầu là ban giám đốc Công ty, lãnh đạo chung toàn Công ty, chỉ đạo đến từng xí nghiệp, tổ đội sản xuất. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước , Tổng công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trợ giúp giám đốc là 4 phó giám đốc thực hiện từng chức năng chuyên môn của mình, một phó giám đốc dự án, một phó giám đốc tài chính, một phó giám đốc kỹ thuật- thi công và một phó giám đốc kiêm giám đốc điều hành Công ty. k Các Phòng ban chức năng: - Phòng kế hoạch và tổ chức thi công: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất chung của Công ty , chịu trách nhiệm ký, thanh quyết toán các hợp đồng với chủ đầu tư, duyệt và lập định mức đơn giá hợp đồng. - Phòng quản lý thiết bị: Quản lý các thiết bị, vật tư, máy móc lập các biểu xuất nhập và báo giá về thiết bị mới cũng như thiết bị hư hỏng. - Phòng kỹ thuật và thí nghiệm: Có chức năng lập phương án tiến độ thi công, tính toán khối lượng và toàn bộ các yếu tố đảm bảo thi công công trình, thi công dự án đầu tư, nghiệm thu khối lượng và chất lượng bằng cách luôn giám sát kỹ thuật tại công trình đơn vị thi công. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty vào các sổ sách liên quan theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả nhất. Giám sát, hướng dẫn nhiệm vụ đối với hệ thống kế toán thống kê trong Công ty, xí nghiệp, đội sản xuất trực thuộc Công ty. k Mô hình tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán ở Công ty 829. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Có thể nói trong những năm gần đây Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, chủ đầu tư các công trình nợ đọng nhiều gây khó khăn về vốn, thiết bị. Nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu đoàn kết của tập thể cán bộ Công ty. Trong 3 năm gần đây Công ty đã đạt được kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh sau đây: Bảng 1(trang bên) Bảng 1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây. TT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (%) 2001/2000 2002/2001 GTSL thực hiện Tr.đ 77.950 97.930 123.062 25,6 25,7 Doanh thu Tr.đ 63.412 82.786 104.402 30,5 26,1 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đ 2.505 2.873 5.485 14,6 90,9 Lợi nhuận Tr.đ 535 520 887 (2,8) 70,5 Thu nhập bình quân/ng/th 1000đ 932 1.134 1.207 21,6 6,4 II. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty : 1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 829. Muốn đánh giá được tình hình sử dụng vốn của Công ty thì việc xem xét tổ chức, bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh là một trong những điều rất quan trọng vì từ đó ta có thể đưa ra kết luận về cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã hợp lý hay chưa. Để nắm được điều này chúng ta phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn của Công ty trong 3 năm gần đây qua bảng số 2. Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 829 trong những năm gần đây. Năm Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2001 2000 2002 2001 I. Tài sản 101.906.053 100 108.675.325 100 133.335.847 100 6,6 22,7 1. TSLĐ 58.619.304 57,5 60.130.040 55,3 86.878.976 65,2 2,6 44,5 2. TSCĐ 43.286.749 42,5 48.545.285 44,7 46.456.871 34,8 12,1 (4,3) II.Nguồn vốn 101.906.053 100 108.675.325 100 133.335.847 100 6,6 22,7 1. Nợ phải trả 92.596.960 90,8 98.913.981 91 125.493.226 94,1 6,8 26,9 2. Vốn chủ sở hữu 9.309.093 9,2 9.761.344 9 7.842.621 5,9 4,9 (19,7) Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm gần đây tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, việc huy động và sử dụng vốn khả quan. Trong tổng tài sản thì tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao hơn tài sản cố định theo so sánh sự chênh lệch giữa ba năm liên tiếp thì TSLĐ của năm 2001/2000 tăng 2,6% và năm 2002/ 2001 tăng lên tới 44,5% , trong khi đó TSCĐ của năm 2001/2000 tăng 12,1% nhưng đến năm 2002/ 2001 lại giảm xuống (4,3%) điều đó cho thấy, tài sản lưu động tăng lên tài sản cố định giảm đi là hoàn toàn phù hợp, đặc biệt đối với ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên khi phân tích tổng nguồn vốn công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn nợ phải trả (chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn ) điều đó cho thấy công ty đang ở tình trạng mắc nợ nhiều, mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh là rất lớn đe doạ sự an toàn của công ty. Hơn nữa việc chi trả lãi suất rất nhiều làm giảm doanh lợi và dẫn tới quyền tự chủ về tài chính của công ty bị hạn chế. Vì vậy công ty phải tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Để xác định chính xác điều đó ta thông qua hệ số nợ như sau: Công thức: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = 100% - % hệ số nợ Như vậy ta có: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Hệ số nợ Vốn chủ sở hữu 90,8% 9,2% 91% 9% 94,1% 5,9% Qua bảng tính trên, hệ số nợ của Công ty ngày càng tăng, điều đó cho thấy mức độ an toàn đối với vốn vay còn hạn chế. 2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của Công ty 829: Bảng 3 (trang bên) Qua bảng 3: Cơ cấu lưu động của Công ty trong 3 năm, tổng số vốn lưu động và tỷ trọng các yếu tố cấu thành lên vốn lưu động có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể như sau: k Vốn bằng tiền: Xu hướng biến động của vốn bằng tiền trong 3 năm có sự thay đổi đáng kể. Năm 2001 vốn bằng tiền là: 12.529.870 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 20,8% trong tổng vốn lưu động tăng 45,7% so với số vốn bằng tiền năm 2000. Đến năm 2002 thì vốn bằng tiền là 14.418.999 nghìn đồng chiếm 16,6% tỷ trọng vốn lưu động giảm ( 4,3%) so với tỷ trọng năm 2001. Trong đó, tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng vốn bằng tiền, còn tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm một số lượng nhỏ .Thông thường kết cấu giữa tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ mà vốn bằng tiền chiếm trong tổng nguồn vốn lưu động là chưa cao bởi vì khi thực hiện các hoạt động kinh doanh bao giờ cũng cần tới vốn, đặc biệt là vốn bằng tiền để tiến hành công việc mà lượng tiền cần trong lưu thông của Công ty như hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của Công ty. k Các khoản phải thu: So với năm 2000 thì năm 2001 và 2002 các khoản phải thu có tỷ trọng giảm hơn nhiều ( từ 63,2% năm 2000) xuống còn 43% năm 2002 nhưng so với tổng nguồn vốn lưu động thì tỷ trọng này vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó khoản phải thu của khách hàng năm 2000 chiếm 44,4% trong tổng vốn lưu động, năm 2001 do Công ty tích cực thu hồi các khoản nợ của khách hàng, chính sách hạch toán quản lý tốt nên tỷ trọng giảm xuống rõ rệt chiếm 23,6% trong vốn lưu động và đến năm 2002 tỷ trọng giảm chút ít còn 21,2%. Tuy nhiên, so sánh giữa số phải thu của khách hàng với doanh thu thuần ta thấy: Năm 2000 Phải thu của khách hàng = 26.039.719 = 39,1% Doanh thu thuần 66.622.588 Năm 2001 14.169.539 = 17,1% 82.786.000 Năm 2002 18.417.112 = 17,6% 104.402.000 Năm 2000 trong 1 đồng doanh thu có 0,3910 đồng cho khách hàng nợ, nhưng sang hai năm sau thì số tiền cho khách hàng nợ so với doanh thu giảm đáng kể chỉ còn 0,1760 đồng khách hàng nợ so với 1 đồng doanh thu. Đó là một điều rất mừng thể hiện sự tiến bộ trong phương thức sử dụng vốn lưu động của Công ty, tuy nhiên đây chưa phải một tỷ lệ hợp lý. Bên cạnh đó, khoản phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ đáng kể, điều đó chứng tỏ kỷ luật thanh toán nội bộ của Công ty đang có phần lỏng lẻo. Tóm lại trong cơ cấu vốn lưu động, các khoản phải thu của Công ty là rất không hợp lý do đó cần phải xem xét thu hồi nhanh các khoản nợ này để góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn. k Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty tăng lên hàng năm, đặc biệt năm 2001 tăng 113,4% so với tỷ trọng hàng tồn kho của năm 2000 và năm 2002 tăng 74,6% so với năm 2001. Trong đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho ít (chiếm 0,2 đến 0,7% tổng vốn lưu động ). Là do doanh nghiệp sử dụng phương thức khoán gọn cho từng đội thi công, chủ yếu của hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tới 99% trong tổng số vốn hàng tồn kho. Xu hướng tăng lên của hàng tồn kho là một điều đáng lo lắng bởi hàng tồn kho là một bộ phận không sinh lời. Nếu bộ phận này lớn thì Công ty sẽ thiếu vốn, lợi nhuận giảm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. k Tài sản lưu động khác: Thông thường tài sản lưu động khác thường chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn lưu động. Nhưng do đặc điểm là ngành sản xuất kinh doanh xây lắp, thời gian công trình thi công thường kéo dài vì vậy vốn lưu động dành cho khoản tạm ứng chiếm tỷ lệ tương đối ( hơn 9% trong tổng vốn lưu động). Còn các khoản mục khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy, ta thấy vốn lưu động của Công ty tồn đọng ở khoản phải thu nhiều và vốn bằng tiền của Công ty còn thấp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Vì vậy công ty cần tích cực thu hồi nợ để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và dự trữ thêm tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. 3. Tình hình thanh toán của Công ty. Như trên chúng ta thấy, nợ phải thu của Công ty chưa hợp lý, khoản phải thu từ khách hàng và phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ cao. Nhưng qua đó chưa đủ để kết luận được tình hình thanh toán của Công ty ra sao. Để biết rõ hơn về điều đó ta cần phân tích chi tiết các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Bảng 4: Tình hình nợ ngắn hạn trong 3 năm gần đây. Đơn vị: nghìn đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2001 / 2000 2002 / 2001 1. Vay ngắn hạn 9.538.955 17,7 20.250.988 35,6 32.948.079 43,9 112,3 62,7 2. Phải trả cho người bán. 7.918.783 14,7 10.228.883 18,0 11.497.704 15,3 29,2 12,4 3. Thuế và các khoản nộp NN 470.287 0,9 (520.787) (0,9) (735.460) (1,0) (210,7) (241,2) 4. Phải trả cho công nhân viên 284.061 0,5 294.740 0,5 306.536 0,4 3,8 4,0 6. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 4.094.991 7,6 3.795.956 6,7 2.363.079 3,1 (7,3) (37,7) 7. Phải trả phải nộp khác. 31.593.190 58,6 22.799.496 40,1 28.680.575 38,3 (27,8) 25,8 Tổng 53.900.267 100 56.849.276 100 75.060.513 100 5,5 32,0 Qua bảng 4 ta thấy như sau: Vay ngắn hạn trong 3 năm tăng lên đáng kể, năm 2001 tỷ trọng tăng lên tới 112,3% so với năm 2000. Năm 2002 tỷ trọng này vẫn tăng và chiếm 43,9% trong tổng số nợ ngắn hạn của năm. Đây là nguồn vốn chủ yếu giúp Công ty đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động nhưng nếu tỷ trọng này tăng quá thì Công ty phải trả lãi ngân hàng và trả đúng hạn, làm ảnh hưởng tới việc huy động vốn của Công ty. Nợ phải trả cho người bán chiếm một tỷ lệ trung bình, số nợ này chủ yếu do Công ty mua nguyên vật liệu, thiết bị, chưa trả tiền người bán , đây là khoản nợ mà Công ty chiếm dụng về làm vốn lưu động không phải trả lãi. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2 năm gần đây có hiện tượng âm là do thủ tục hoàn thuế của Nhà nước chậm. Phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số nợ ngắn hạn, điều đó thể hiện Công ty đã tích cực quan tâm tới đồng lương, mức sống công nhân viên rất tốt. Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ có xu hướng giảm, nó góp phần nâng cao hiệu quả vốn lưu động của công ty mặt khác giúp công ty giảm được chi phí sử dụng vốn. Phải trả, phải nộp khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao: Năm 2000(chiếm 58,6%), năm 2001( chiếm 40,1%) năm 2002 (chiếm 38,3%) trong tổng nợ ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc huy động vốn của công ty bởi các khoản tiền phải trả cho việc thế chấp của lái xe, lái máy khi họ không làm cho công ty nữa cao, các chi phí phát sinh nhiều. Như vậy, tổng số nợ ngắn hạn của công ty rất cao, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn : năm 2000 chiếm 53%, năm 2001 chiếm 52%, năm 2002 chiếm 56,3%. Bên cạnh đó các khoản phải thu chiếm tỷ lệ trong tổng tài sản như sau: Năm 2000 chiếm 36,3%, năm 2001 chiếm 24,5%, năm 2002 chiếm 28%. Tình hình trên đe doạ khả năng thanh toán của công ty, công ty cần có biện pháp thích hợp để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 4. Tình hình quản lý chi phí của công ty Bảng 5: So sánh tình hình quản lý chi phí SXKD theo yếu tố của Công ty. Đơn vị tính: Nghìn đồng Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 - Nguyên vật liệu 25.725.311 28.350.902 42.259.700 10,2 49,1 - Nhiên liệu động cơ 4.862.315 8.400.393 10.526.650 72,8 25,3 - Tiền lương và các khoản phụ cấp 4883.459 3.460.924 5.651.322 (29,1) 63,3 - BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn 291.983 219.970 305.421 (24,7) 38,8 - Khấu hao TSCĐ 4.627.918 3.529.531 5.130.000 (23,7) 45,3 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 16.071.123 36.012.623 25.504.329 124,1 (29,2) Tổng cộng: 56.462.109 79.974.343 89.377.422 41,6 11,8 Sản phẩm xây dựng là những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian lâu dài vì vậy chi phí là một trong những yếu tố rất quan trọng và cần thiết nhất để tạo ra lợi nhuận của công ty. Qua bảng số 5 ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của công ty chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh thu. Đặc biệt là chi phí về nguyên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Tuy nhiên chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 2002 có chiều hướng giảm hơn so với năm 2000, 2001 điều đó là rất tốt. Việc quản lý các khoản chi phí sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thi công công trình. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm sút đáng kể: Năm 2000 là 3,5 tỷ, năm 2001 giảm 30,5% so với năm 2000 và năm 2002 chỉ còn 1,6 tỷ, giảm 31% so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ vấn đề quản lý chi phí doanh nghiệp của công ty có chiều hướng rất tốt, công ty đã có biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý nhằm tăng thêm lợi nhuận và giúp cho việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả. 5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 829 : Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương I cùng với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, ta xác định được các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty như sau: Bảng 6: Một số chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dựng công trình giao thông 829 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 1. Doanh thu thuần _ 66.622.588 82.786.000 104.402.000 24,3 26,1 2. Lợi nhuận thuần _ 533.000 520.000 887.000 (2,8) 70,5 3.Vốn lưu động bình quân _ 55.166.332 59.530.231 73.515.229 7,9 23,5 4. Tổng tài sản lưu động _ 58.619.304 60.130.040 86.878.976 2,6 44,5 5. Tổng số nợ ngắn hạn _ 53.900.267 56.849..276 75.060.513 5,5 32,0 6. Tổng hàng tồn kho _ 6.982.686 14.899.011 26.016.455 113,4 74,6 7. Tiền và các khoản tươngđương _ 8.598.265 12.529.870 14.418.999 45,7 15,1 8. Vòng quay VLĐ = (1/3) Vòng 1,2 1,39 1,42 15,8 2,2 9. Vòng quay VLĐ =(360/8) Ngày 300 259 254 (13,6) (1,9) 10. Sức sinh lời của VLĐ = (2/3) _ 0,01 0,0088 0,012 (12) 36,3 11. Hệ số đảm nhiệm VLĐ = (3/1) _ 0,82 0,72 0,70 (12,2) (2,8) 12. Khả năng thanh toán hiện thời = (4/5) _ 1,09 1.,06 1,16 (2,8) 9,4 13. Khả năng thanh toán nhanh = (4-6/5) _ 0,95 0,8 0,81 (15,8) 1,25 14.Khả năng thanh tức thời = (7/5) _ 0,16 0,22 0,19 37,5 (15,8) Qua bảng số 6 về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta nhận xét: - Vòng quay vốn lưu động và số ngày mỗi vòng quay : Đây là hai chỉ tiêu có mối liên hệ mật thiết với nhau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vòng quay VLĐ năm 2001 là 1,39 vòng tăng 15,8% so với năm 2000 nhưng lại giảm 2,2 % so với năm 2002. Với tỷ lệ như vậy, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ngày càng tốt hơn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh thu thuần của công ty tăng lên. Số ngày mỗi vòng quay có xu hướng giảm xuống. Từ 300 ngày (2000) xuống 259 ngày (2001) và còn 254 ngày (2002),điều đó nói lên vốn lưu động đạt hiệu quả. - Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh năm 2000 cứ một đồng vốn lưu động làm ra 0,01 đồng lợi nhuận; năm 2001 làm ra 0,0088 đồng lợi nhuận, năm 2002 có xu hướng tốt hơn 1 đồng vốn lưu động làm ra 0,012 đồng lợi nhuận. Năm 2001 giảm 12% so với năm 2000 là do năm 2001 chi phí phát sinh tăng nhiều, công ty đấu thầu lỗ vốn vì giá vật tư, nhân công tăng. Năm 2002 do rút kinh nghiệm và quản lý chặt chẽ hơn nên kết quả tốt hơn. - Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Qua ba năm hệ số này càng nhỏ, điều đó nói lên công ty đã tiết kiệm vốn lưu động tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Hệ số thanh toán hiện thời: Đây là hệ số đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Qua hệ số này ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tuy thấp nhưng mức độ an toàn chưa phải là cao vì năm 2002 hệ số này tăng 9,4% so với 2001 điều đó chứng tỏ công ty đang trong tình trạng vay nợ ngắn hạn nhiều. - Hệ số thanh toán nhanh: Qua 3 năm hệ số này có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên hệ số này quá nhỏ do vay nợ nhiều, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao. Do đó khả năng thanh toán nhanh của công ty còn hạn chế. - Hệ số thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại một thời điểm xác định. Hệ số này của công ty rất thấp: Năm 2000 (0,16), năm 2001(0,22), năm 2002 (0,19), điều đó cũng hợp lý so với tình trạng hiện nay vì vốn bằng tiền là loại vốn rất linh hoạt, nó luôn vận động nhằm mang lại lợi nhuận cho Công ty. Ngoài những chỉ tiêu chính ở bảng số 6, chúng ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu sau: - Số vòng quay hàng tồn kho: Năm 2000 chỉ tiêu này là 10,2 vòng; năm 2001 là 8,26 vòng và năm 2002 là 5,24 vòng. Sự giảm sút như vậy cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ hàng tồn kho của công ty chưa tốt, công ty cần có giải pháp làm giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. - Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2001 vòng quay các khoản phải thu đạt 2,5 vòng tăng 47,1% so với năm 2000 và năm 2002 thì số vòng quay này đạt 3,2 vòng tăng 28% so với năm 2001, điều đó chứng tỏ mức độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty tương đối nhanh đặc biệt là các khoản thu của khách hàng. - Kỳ thu tiền trung bình : Do doanh thu thuần tăng lên do đó kỳ thu tiền trung bình 3 năm giảm đi đáng kể: năm 2000(212 ngày); 2001(143 ngày); 2002 (114 ngày). Do vậy ta thấy thời gian thu tiền các khoản phải thu của công ty đang có chiều hướng tốt. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đa phần ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, còn có nhiều vướng mắc mà công ty cần xem xét giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dựng công trình giao thông 829. I. Đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 1. Đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty 829: * Ưu điểm: Thực tế cho thấy trong những năm qua Công ty làm ăn có lãi và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty đã được chú trọng nhiều hơn trước. Năm 2000 Vốn lưu động của Công ty là: 58, 6 tỷ đồng, năm 2001 là 60 tỷ đồng và năm 2002 được bổ sung thêm 26,8 tỷ, tổng cộng là 86,8 tỷ . Như vậy có thể thấy việc huy động vốn lưu động tại Công ty khá thành công. Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền.Các khoản thu, chi bằng tiền đều phải qua kế toán trưởng và giám đốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28179.doc
Tài liệu liên quan