Chuyên đề Vụ kiện bán phá giá cá tra-Basa và tôm

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Những năm sau đó, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, nhất là mặt hàng cá phi lê đông lạnh. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành tương đối rẻ. Trước tình hình đó, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Trước tiên, Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tên gọi Catfish. Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy), gồm cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng theo hệ thống phân loại ngư loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500-3.000 loài cá khác nhau, phân bố khắp các thuỷ vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidae). Cá tra, cá basa của Việt Nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mêkông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Slurifornes. Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh "sản phẩm của Việt Nam" hoặc "sản xuất tại Việt Nam", và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vậy CFA đã dùng những lý do gì để chống lại việc nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ?

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vụ kiện bán phá giá cá tra-Basa và tôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2003 4. Bước đi của Mỹ từ sau vụ kiện 5. Từ vụ kiện cá đến vụ kiện Tôm 6. Nhìn nhận về hai vụ kiện 1. Cá Tra-Basa từ hoang dã đến một thương hiệu Vùng hạ nguồn sông Cửu Long, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, các lão nông dù đã ở tuổi thất thập cũng không thể biết được loài “cá bụng” quen thuộc đã xuất hiện ở quê mình từ lúc nào. Tuy nhiên, các câu chuyện dân gian đều khẳng định rằng loài cá này xuất hiện khoảng vài trăm hay vài ngàn năm trước đây. Chúng bắt cặp và sinh sản ở vùng trung lưu sông Mêkông, tại Hạ Lào và Campuchia. Cá mẹ đẻ trứng bắn vào bọt nước hoặc vào dề lục bình rồi theo dòng nước trôi về hạ nguồn sinh sôi. Thuận con nước cá trôi về sông Tiền, sông Hậu và chảy tràn ra ruộng đồng miền hạ. Khoảng một năm sau, cá con lớn gần 2 kg, lưng đen bụng trắng, da trơn mình bự như đòn bánh tét. Sau đó, chúng trở lại vùng Hạ Lào, Campuchia tiếp tục vòng đời sinh sản của chúng. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp vào mùa nước nổi, người dân vớt cá con (cá bột) phiêu du tự nhiên trong dòng nước nặng phù sa, đưa vào bè ương và nuôi cho lớn thành cá thịt mang đi tiêu thụ ở các chợ nội vùng châu thổ sông Mê Kông. Nghề nuôi cá bè cũng bắt đầu từ đó. Nhưng nó chỉ thực sự phát triển vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Quy mô nuôi ngày càng lớn, thị trường ngày càng mở rộng đến khắp các thành phố lớn, thị xã, làng quê miền nam. Vào những năm 1984-1988, cũng bằng phương thức vớt cá con giống tự nhiên, một Công ty Australia phối hợp với một Công ty Việt Nam hợp tác nuôi và xuất khẩu qua thị trường Australia, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... với dạng phi lê, cắt khúc, nguyên con làm sạch đông lạnh. Tuy nhiên, việc đánh bắt cá bột ngày càng nhiều, không có tổ chức đã đưa đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn giống cá tra, basa tự nhiên. Trước tình hình đó, khoa Thủy Sản Đại học Nông Lâm Tp.HCM và Đại học Cần Thơ đã cộng tác với các nhà nghiên cứu thủy sản của Pháp, nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá Tra, cá Basa nhân tạo. đến năm 1998, quy trình được hoàn thiện và được chuyển giao, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan. Nghề ép cá giống đã làm giàu cho nhiều nông hộ. Ông Hai Nắm, nông dân thị trấn Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã lập cơ sở ép cá giống và chỉ sau vài ba mùa bán cá giống đã trở thành tỷ phú, mua xe Toyota Crown, nhà cửa khang trang. Ngay sau nhà ở, trên bờ các vuông ao với vô số ô lưới mắt nhỏ để dưỡng cá, các “phòng chờ”, “phòng đẻ” của cá được lắp dựng đơn giản bằng vật liệu nhẹ. Nhiều thùng tôn tròn đường kính 80-100 cm, mỗi thùng nước được tạo sóng là nơi “tình tự” của từng cặp cá bố-mẹ 2-3 kg/con, trước khi bắt cá mẹ ra ép trứng. Đặt nằm cá mẹ nghiêng trên đùi thợ cả, chỉ sau chừng năm cái vuốt xuôi từ ức xuống gần đuôi, trứng từ bụng cá mẹ rơi xuống thau nhôm sạch. Chùm trứng vàng nhạt được đưa lên phễu kính trong, trên miệng phễu có đèn điện công suất thấp để sưởi dưỡng trứng cùng với máy thổi oxy. Cá con từ 3 ngày tuổi đã biết ăn trứng gà khuấy tan nên lớn rất nhanh. Khi được gọi là cá bột (cỡ 5-7 ngày tuổi, tương đương cá tự nhiên vớt trên sông) lũ cá con được chuyển dần sang các ô lưới thích hợp, được chăm sóc kỹ lưỡng như nuôi em bé. Sau 2 tuần tuổi, cá giống được chuẩn bị sẵn sàng xuất xưởng. Cùng với cơ sở Hai Nắm, các cơ sở tư nhân khác và 3 đơn vị sản xuất cá giống quy mô lớn, kỹ thuật tiên tiến của An Giang đã sản xuất và cung ứng hàng triệu con cá giống cho các trại, lồng bè, đăng quầng ở nhiều tỉnh, sau mỗi năm số lượng càng gia tăng. Nuôi cá bè xuất khẩu Cuối những năm 1980, con cá ba sa bắt đầu rời những làng bè của vùng đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu để mở màn cho chuyến ngao du trời Tây. Ban đầu chỉ có Đồng Tháp và An Giang, dần dần phong trào nuôi cá mở rộng ra thêm 4 tỉnh có nước ngọt: Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng. Cá nuôi xuất khẩu từ mô hình nuôi lồng bè cỡ 10-20 tấn/bè/vụ mở rộng sang ao lớn ở các cồn cát, dải đất bồi cặp sông 50-100 tấn/ha/vụ; cá biệt có nơi 200-300 tấn/ha/vụ. Hiện nay, cả vùng có tới 5.000 bè lớn nhỏ và nhiều ao, quầng đăng. Cặp các nhánh sông Cửu Long được đưa vào nuôi cá ba sa xuất khẩu 1-2 vụ/năm (nuôi công nghiệp). Nếu như những năm 1995-1996, sản lượng cá thương phẩm của cả vùng chỉ khoảng 20.000 tấn/năm, thì đến năm 2002 sản lượng tăng vọt lên 150.000 tấn. Với kỹ thuật nuôi mới, thịt cá có màu trắng pha lẫn ít mỡ, thịt ngon mềm, thơm, không mùi đất và tảo, đạt năng suất cao. Những lô hàng sản phẩm cá ba sa được xuất khẩu với nhãn hàng hoá “Catfish” sang nhiều nước châu âu và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2002 đạt hơn 60 triệu USD, là một dấu ấn rõ nét của hàng hoá từ con cá này. Cá ba sa lúc đó chủ yếu nuôi trong lồng bè, sản lượng rất ít và thấp. Khi thị trường nước ngoài bắt đầu chuộng và yêu cầu cung cấp ngày một nhiều hơn thì con cá ba sa ngày càng thể hiện sự đuối sức. Một công ty của Úc đã yêu cầu công ty Cataco tìm con cá gì đó thay thế sản lượng cho con cá ba sa và họ đã cử hẳn chuyên gia tới Đồng bằng sông Cửu Long để cùng công ty nghiên cứu. Trong nhiều loài cá họ thống nhất chọn con cá tra, vì có đặc điểm sinh trưởng, thịt phi lê tương tự ba sa. Thế là container cá tra phi lê đầu tiên của Việt Nam được xuất qua Úc, thị trường này sau đó chấp nhận mặt hàng này. Đó là tín hiệu đáng mừng ở buổi đầu sơ khai. Tiếp theo đó nhiều danh nghiệp cũng đã bắt chuyển sang xuất khẩu cá Tra thay vì cá Basa. Nhiều thị trường khác như Mỹ, Châu Âu cũng đã tiếp nhận sản phẩm từ loại cá này. Như vậy, trải qua nhiều giai đoạn con cá Tra-Basa của Việt Nam đã thực sự trở thành một mặt hàng được nhiều nước trên thế giới biết đến. có thể khẳng định, con “cá bụng” ngày nào giờ đã trở thành một thương hiệu trên thị trường quốc tế. Năm 2002, cá Tra, Basa Việt Nam đối mặt với vụ kiện bán phá giá của Mỹ. Mặc dù vụ kiện đã gây khó khăn rất nhiều cho việc xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng cho thấy mặt hàng này đã gây sự chú ý của một số thị trường lớn, gây lo ngại cho các nhà sản xuất tại thị trường đó. 2. Luật chống bán phá giá của Mỹ: Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Luật của Mỹ quy định rằng: nếu hàng hóa bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thị trường thì người sản xuất thấp ở Mỹ có thể kiện ra tòa, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chụi thuế chống bán phá giá (AD) cao không chỉ đối với chính hàng hóa bán phá giá mà còn đối với tất cả các 10 hàng hóa khác của nước đó bán vào Mỹ. Giá thị trường của hàng hóa là giá mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường nước người sản xuất. Bộ thương mại Mỹ (DOC), Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), và Tổng cục hải quan Mĩ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống bán phá giá. DOC chụi trách nhiệm quản lý chung về luật bán phá giá và điều tra về việc phá giá của nước ngoài cho hàng nhập khẩu. nếu điều tra xác định sự việc là có thật, DOC sẽ quy định mức thuế đánh vào hàng hóa đó. ITC thì xác định liệu sự việc đã, hoặc có thể , ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hay chưa, hoặc liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hàng nhập khẩu hay không. Tổng cục hải quan áp dụng AD khi những mức thuế này được ban hành và ITC đã tiến hành công việc xác định cần thiết. Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Byrd sửa đổi, theo đó luật này khuyến khích doanh ngiệp Mỹ cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cụ thể là Luật Byrd sửa đổi ngăn chặn công ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ ở mức thấp hơn giá họ thường tính trong nước, do đó, cạnh tranh không công bằng với nhà sản xuất Mỹ. (Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NSX Thống Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000). 3. Vụ kiện bán phá giá cá Tra-Basa giữa Việt Nam và Mỹ năm 2002-2003 3.1 Nguyên nhân vụ kiện Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Những năm sau đó, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, nhất là mặt hàng cá phi lê đông lạnh. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành tương đối rẻ. Trước tình hình đó, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Trước tiên, Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tên gọi Catfish. Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy), gồm cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng…theo hệ thống phân loại ngư loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500-3.000 loài cá khác nhau, phân bố khắp các thuỷ vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidae). Cá tra, cá basa của Việt Nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mêkông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Slurifornes. Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh "sản phẩm của Việt Nam" hoặc "sản xuất tại Việt Nam", và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vậy CFA đã dùng những lý do gì để chống lại việc nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ? Sau đây là các luận điểm chính của CFA để chống việc nhập khẩu cá Tra-Basa của Việt Nam: Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,008 đến 1 USD/pound (1 pound khoảng 0,454kg). Như vậy, việc nhập khẩu cá Tra-Basa ồ ạt vào Mỹ theo CFA đã làm cho giá cá của Mỹ cũng giảm theo. CFA cho rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Việc Việt Nam lấy tên catfish để đặt cho cá da trơn xuất khẩu vào Mỹ là ăn theo uy tính của Mỹ, cái uy tính mà họ đã tốn đã tốn bao công sức và tiền của để gây dựng nên. 3.2 Các bên trong vụ kiện 3.2.1 Bên Nguyên đơn: Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) Đại diện cho bên nguyên đơn: Liên doanh Luật Akin Gump Strauss Hauer & Field LLP, với nhóm luật sư: Valerie A. Slater; J. David Park và Thea D. Rozman- Louis Thompson, Chủ tịch Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ – CFA; Hugh Warren, Phó Chủ tịch CFA. * 8 nhà sản xuất cá catfish: - Ông Randy Rhodes, Công ty Southern Pride Catfish; - Kim Cox và Bill Dauler, Công ty Consolidated Catfish; - Randy Evans, Trại cá nheo Evans Fish; - Seymour Johnson, Công ty Marie Planting; - Charles Pilkinton, Trại cá nheo Pilkinton Brothers Catfish. * 4 công ty chế biến catfish: - David Pearce, đại diện Hãng Pearce Catfish Farm; - Danny Walker, đại diện Công ty Heartland Catfish; - Thomas L. Rogers, đại diện Hãng Capital Trade; - Daniel W. Klett, đại diện Hãng Capital Trade. 3.2.2 Bên bị đơn: Danh nghiệp thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Đại diện là: PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP - Ông Ngô Phước Hậu, Tổng giám đốc Công ty XNK Thuỷ sản An Giang (Agifish); - Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Thương mại Việt Nam; - Christine Ngo, Giám đốc Công ty Thực phẩm quốc tế H&N; - Matthew Fass, Chủ tịch Tập đoàn Maritime Products International; - Robin Rackowe, Chủ tịch tập đoàn International Marine Fisheries; - TS. Carl Ferraris, Học viện Khoa học California; - Roger Kratz, Công ty Captain's Table; - Diệp Hoài Nam, Luật sư của White & Case Vietnam; - Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ là ông Nguyễn Hữu Chí, cùng nhóm luật sư William J. Clinton, K. Minh Dang, Lyle Vander Schaaf và Keir A. Whitson. 3.3. Diễn biến chính của vụ kiện: Cuối năm 2000, CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành catfish Mỹ. 5/10/2001: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho riêng các loài cá nheo Mỹ. Cuối năm 2001, CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ. Đầu năm 2002, Bộ Thủy sản VN đề nghị FDA công nhận 3 tên thương mại cho cá tra, basa là Hypo basa, Sutchi basa và trasa. 13/5/2002, Mỹ ban hành đạo luật trang trại, trong đó có điều khoản cấm các loại cá da trơn nhập khẩu mang tên catfish. 28/6/2002, CFA khởi kiện 53 doanh nghiệp VN bán phá giá cá tra, basa vào Mỹ và yêu cầu chính phủ áp đặt mức thuế phá giá là: 144% (nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường) hoặc 191% (nếu Việt Nam là nước phi thị trường). 3/7/2002 Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ (ITC) gởi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp VN. 19/7/2002, Vasep và CFA tham dự điều trần trước ITC. 9/8/2002, ITC bỏ phiếu kết luận: không xác định rằng việc nhập khẩu cá tra, basa VN gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo Mỹ mà chỉ đe dọa gây thiệt hại. 13/8/2002, DOC gởi bản câu hỏi điều tra cho 15 doanh nghiệp VN (thay vì 53 DN như đơn kiện của CFA) 2- 4/10/2002, phái đoàn DOC sang làm việc với Vasep và 4 doanh nghiệp bị điều tra trực tiếp. 8/11/2002, DOC công bố VN là nước có nền kinh tế phi thị trường. 15/11/2002, CFA đề nghị Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) áp dụng biện pháp tình trạng khẩn cấp, có nghĩa áp dụng thuế hồi tố lên các lô hàng đã vào Mỹ sau ngày 26/10/2002. Tháng 12/2002 Vasep chính thức đề nghị DOC dùng Bangladesh làm nước thay thế để tính chi phí sản xuất. 27/1/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp VN bán phá giá và đề nghị mức thuế đối với cá tra, basa nhập vào Mỹ là 37,94% - 63,88%. 27/2/2003, DOC sửa chửa mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp VN. Mức thuế sau khi DOC đã sửa chữa ngày 27/2/2003 Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa Agifish 61,88% 31,45% Cataco 41,06% 41,06% Vinh Hoan 37,94% 37,94% Navico 53,96% 38,09% Các cty khác có tham gia vụ kiện 49,16% 36,76% Các cty không tham gia vụ kiện 63,88% 63,88% Từ 17/3/2003 đến 28/3/2003: đoàn thanh tra của DOC gồm 6 chuyên viên và quan chức chia làm 2 nhóm tiến hành điều tra tại 4 công ty lớn là: Agifish, Cataco, Navico và Vĩnh Hoàn. Tháng 4/2003, Vasep đã phát hành thông cáo báo chí chủ động đề xuất giải quyết vụ kiện và CFA tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Vasep, tuy chưa đồng ý với tất cả các điều kiện cụ thể do Vasep đưa ra. Tháng 5/2003, thỏa thuận về đình chỉ vụ kiện không thành công. 17/6/2003, DOC thông qua quyết định cuối cùng về vụ kiện và Vasep dự phiên điều trần trước ITC. 25/6/2003, Vasep phát hành sách trắng khẳng định VN không bán phá giá và cho rằng quyết định của DOC không công bằng và mang tính bảo hộ. 18/7/2003, DOC công bố sửa đổi biên phá giá. Quyết định cuối cùng của DOC Tên công ty Mức cũ Mức mới Agifish 44,76% 47,05% Cataco 45,55% 45,81% Vinh Hoan 36,84% 36,84% Navico 52,90% 53,68% Các cty khác có tham gia vụ kiện 44,66% 45,55% Các cty không tham gia vụ kiện 63,88% 63,88% 23/7/2003, ITC đưa ra phán quyết sau cùng rằng cá tra, basa VN có nguy hại đến nền sản xuất catfish Mỹ. 7/8/2003, DOC chính thức công bố áp đặt thuế chống phá giá đối với 11 danh nghiệp của Việt Nam (theo mức thuế đã được sửa đổi 18/7/2003). 12/8/2003, lệnh áp thuế bán phá giá của Mỹ có hiệu lực. Mức thuế sẽ được xem xét lại hằng năm tùy theo sự đánh giá của DOC về Việt Nam. 3. 4 Bài học từ vụ kiện này: Trước khi xuất một mặt hàng sang thị trường nước khác thì phải hiểu rõ tập quán thương mại và luật pháp của nước đó. “ Muốn đi vào nền kinh tế thị trường thì phải biết luật chơi của nó; chơi với Mỹ thì phải biết luật Mỹ và phải chơi theo kiểu Mỹ”. Năng cao sức mạnh tổng hợp bằng việc đẩy mạnh vai trò của hiệp hội ngành nghề Việt Nam và của các nhà nhập khẩu. Cần tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm - đảm bảo chất lượng ổn định, quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Việc Việt Nam gia nhập WTO là rất cần thiết, giảm thiểu sự chèn ép và tranh chấp thương mại với các đối thủ. Biện pháp vận động hành lang để gây sức ép của công luận đối với những vụ kiện tương tự là rất cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực. Trong vụ kiện này Việt Nam vẫn chưa sử dụng hiệu quả sự ủng hộ từ dư luận. Đối với những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, nếu doanh số chiếm trên 2%/ tổng mức tiêu thụ của thị trường đó thì cần phải có sự kiểm tra thường xuyên giá cả so với giá của mặt hàng cùng loại của nước sở tại để điều chỉnh thích hợp, tránh kiện tụng về sau. Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu để dễ truy xuất và làm bằng chứng chứng minh đỡ mất thời gian và công sức. 4. Bước đi của Mỹ từ sau vụ kiện Từ sau vụ kiện, hằng năm Mỹ đều xem xét lại hành chính mỗi năm để đưa ra mức thuế chống bán phá giá mới. Năm 2009 vừa qua, đã có một số công ty được bỏ thuế chống phá giá như Vĩnh Hoàn, Bình An. Tuy nhiên, năm nay Mỹ lại tăng thuế một cách hết sức bất ngờ, gây ra sự bất bình cho rất nhiều doanh nghiệp. “Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp hội viên khẳng định rằng, đằng sau quyết định này là những động cơ chính trị không minh bạch. Nó ra đời do những nỗ lực vận động vụ lợi của Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA)” Đó là nội dung trong thư ngỏ đã được VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ, thể hiện sự bất bình trước mức thuế chống bán phá giá sơ bộ mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra trong đợt xem xét hành chính lần thứ 6 (POR6), đối với sản phẩm phi lê đông lạnh cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Ngày 15/9 vừa qua, thông tin về mức thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cho sản phẩm cá tra của Việt Nam đã được DOC đưa ra là từ hơn 100% đến trên 120%. Nếu mức thuế sơ bộ này được thông qua vào tháng 3/2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/8/2008 đến 31/7/2009 sẽ bị truy thu thuế. Đối với doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này sẽ phải nộp trước số tiền bằng mức thuế đã được áp dụng cho các lô hàng. Như vậy, cộng thêm thuế chống bán phá giá (với mức cao nhất là 4,22 USD/kg), sản phẩm cá tra của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ mức giá sẽ lên tới 8 USD/kg. VASEP phản đối mức thuế trong kết quả sơ bộ này vì DOC đột ngột thay đổi quốc gia thay thế của Việt Nam, từ Bangladesh thành Philippines dẫn đến mức thuế bị đẩy lên cao một cách vô lý. Cụ thể, trong đợt rà soát hành chính lần 6, DOC chỉ dựa vào nguồn số liệu được thu thập từ 36 bảng trả lời tại Philippines để tính toán giá cá tra nguyên liệu mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc ngành cá tra Philippines đã được cải thiện, phù hợp hơn Bangladesh mà DOC đã liên tục sử dụng làm giá trị thay thế đối với cá tra Việt Nam trong 5 năm qua.   VASEP khẳng định việc sử dụng số liệu cá tra tại Philippines để tính toán biên độ phá giá cho cá tra Việt Nam là bất hợp lý. Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất trên thế giới với khối lượng trên 1,2 triệu tấn nguyên liệu/năm. Trong khi ngành cá tra của Philippines rất nhỏ lẻ và sơ khai, quy trình nuôi, chế biến chưa đồng bộ khiến cho giá thành sản xuất cá tra luôn ở mức cao. Quốc gia này lại không hề xuất khẩu sản phẩm cá tra như Việt Nam sang bất kỳ thị trường nào. Sự thiếu khách quan của DOC khi chọn Philippines là quốc gia thay thế làm giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng. Hành động của DOC không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu nông dân nuôi cá tra tại Việt Nam, mà còn tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và hàng vạn người lao động Mỹ đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm cá tra nhập khẩu. Do đó, VASEP yêu cầu khi xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng, DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam như trước đây. 5. Từ vụ kiện cá đến vụ kiện Tôm Vụ kiện Tôm là vụ kiện tồi tệ thứ hai của doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đêm ngày 31/12/2003 (giờ Việt Nam), Liên minh Nuôi tôm Miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn kiện Trung Quốc, Thái lan, Việt Nam, Ấn độ, Brazil và Ecuador tội bán phá giá tôm, làm thiệt hại công nghiệp nuôi tôm Hoa kỳ tới mức độ từ 30 đến 200% (6 quốc gia này đã xuất 75% nhu cầu tôm của Mỹ). Mặt hàng khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và đóng hộp. Đối với Việt Nam, mức thuế yêu cầu áp đặt là từ 30 - 99%. Theo SSA, đã có nhiều hình thức tài trợ của nhà nước và của các tổ chức quốc tế đã khuyến khích quá nhiều cơ sở hạ tầng và kỹ thuật nuôi tôm tại các quốc gia bị kiện phát triển. do đó, lượng Tôm của các nước này đã sản xuất thặng dư kết hợp với chế độ ưu ãi về thuế quan đã khiến Tôm của các nước này xuất vào Mỹ với giá rẻ mạt. SSA đã nhắc lại sự kiện năm 2002 sản lượng tôm sản xuất ở Mỹ chỉ 560 triệu đôla, đạt bằng phân nữa doanh số so với năm 2001, và giá tôm bình quân đã bị giảm từ 6,08 đôla xuống 3,30 đôla/pound. Sự thay đổi này đã khiến cho nhiều vùng nuôi tôm Hoa kỳ bị phá sản, hơn 40% lao động đã bị thất nghiệp.Đối với Việt Nam, mức thuế yêu cầu áp đặt là từ 30 - 99%. Theo VSC, các danh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá. Sở dĩ, Tôm Việt Nam có giá thành thấp và sản lượng ngày càng tăng là do chi phí nhân công thấp, môi trường nuôi trồng và điều kiện tự nhiên thuận lợi, các nông hộ và các nhà chế biến không ngừng nâng cao công nghệ, phương tiện kỹ thuật nên Tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nước ngoài như thị trường Mỹ. Như vậy, vụ kiện hoàn toàn phi lý, nó chỉ ăn theo tiền lệ của vụ kiện “catfish”. Theo VSC : “Theo tiền lệ của vụ kiện chống bán phá giá philê đông lạnh cá tra, cá basa Việt Nam, tiếp tục lợi dụng chính sách bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng của Chính phủ Hoa Kỳ, SSA đã cố tình tiến hành vụ kiện "chống bán phá giá tôm" phi lý đối với 6 nước, trong đó có Việt Nam, nhằm cứu vãn ngành công nghiệp khai thác tôm nội địa đang đi đến bờ vực phá sản do công nghệ thấp, chi phí cao và cạnh tranh kém.” Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam không nhận bất cứ sự tài trợ nào từ Chính phủ Việt Nam; hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam và theo thông lệ luật pháp quốc tế, tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của Chính phủ, không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở các nước và ở Hoa Kỳ. Quyết định cuối cùng của Mỹ Tháng 11/2004 Bộ Thương mại Mỹ đã ra quyết định cuối cùng, trong đó cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đang bán phá giá tôm đông lạnh và đóng hộp trên thị trường Mỹ. Bộ này tách Trung Quốc và Việt Nam ra khỏi các nước xuất khẩu tôm khác, do coi hai nước này là các nền kinh tế không thị trường (NME). Mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến 25,76%. Một cuộc điều tra riêng rẽ khác của Bộ Thương mại Mỹ cũng phán quyết các nhà xuất khẩu tôm Brazil, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan cũng bán phá giá. Hướng đi của Việt Nam Việt Nam đã quyết định kiện vụ Mỹ áp thuế phá giá tôm lên WTO. Đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp kể từ khi gia nhập WTO tháng 1/2007. Không phải chỉ riêng Việt Nam kiện Mỹ về vụ áp thuế phá giá Tôm mà trước đó, Ecuador và Thái Lan là hai nước đã khởi xướng vụ kiện tranh chấp này lên WTO, tố cáo Bộ Thương mại Mỹ đã sử dụng bất hợp pháp phương pháp được biết là zêro (O) trong điều tra. Phương pháp này thổi phồng một cách giả tạo biên lợi phá giá hoặc tạo ra các biên lợi phá giá mà không ai phát hiện ra. 6. Nhìn nhận về hai vụ kiện Như vậy, khi nhìn lại hai vụ kiện của Mỹ đối với Việt Nam ta thấy chúng có rất nhiều điểm chung. Cả hai vụ này Mỹ đều kiện ta vì cho rằng chúng ta đã bán phá giá các mặt hàng cá Tra, Basa và Tôm vào thị trường Mỹ. Do dó, đã làm thiệt hại lớn đến các nghành sản xuất các mặt hàng tương tự hiện có của nước Mỹ. Đối với vụ kiện cá Tra, Basa Việt Nam đã có những yếu thuế hơn so với Mỹ. Do Việt Nam lúc ấy vẫn chưa có kinh nghiệm đối phó với những vụ liện thương mại lớn như vậy. Các danh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ được “luật chơi”, cũng như “cách chơi” theo kiểu của Mỹ. Lại thêm nữa, lúc này Việt Nam vẫn chưa gia nhập WTO nên bị Mỹ coi là nước phi kinh tế thị trường, bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVụ kiện bán phá giá cá tra-basa và tôm.doc
Tài liệu liên quan