Chuyên đề Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 4

1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4

1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5

1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6

1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ 7

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ 7

1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá 9

CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 10

2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU 10

2.1.1. Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU 10

2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU 10

2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission) 10

2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council) 11

2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee) 11

2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên 11

2.1.2.5. Tòa án 12

2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU 12

2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá 12

2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện 12

2.1.4.2. Điều tra sơ bộ 14

2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc 15

2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời 18

2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá 19

2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra 19

2.1.4.7. Kết luận cuối cùng 20

2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức 20

2.1.4.9. Rà soát hàng năm (rà soát lại) 21

2.1.4.10. Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn) 21

2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 22

2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU 22

2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU 22

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU 25

2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU 26

2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU 28

2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện 29

2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU 30

2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU 33

2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 36

2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan 39

2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 40

2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 44

2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam 47

2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 51

2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam 51

2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng 51

2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 53

2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng 54

2.3.1.4. Biến động lao động 55

2.3.2. Tác động đến đời sống công nhân ngành da giày 56

2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 59

2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày dép và người tiêu dùng EU 64

2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 67

2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước 68

2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá 68

2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá 69

2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự đồng lòng phối hợp của nhiều bên 69

2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá 70

2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng 71

2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp 73

2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá 73

2.4.2.2. Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá 73

2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi bị kiện 73

2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh bạch, các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường 74

 

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU 75

3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước 75

3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng 75

3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá 76

3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá 77

3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá 78

3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước 78

3.1.6. Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng 79

3.1.7. Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa với các quy định quốc tế 80

3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường 81

3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp 81

3.2.1. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu 81

3.2.2. Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia công xuất khẩu 82

3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá 82

3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu 83

3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83

3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện 84

3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra 85

3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra 85

3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện 86

3.2.10. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp 86

3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng 87

3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá 87

PHẦN KẾT LUẬN 89

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3765 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson, những yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp nhận được theo luật lệ WTO. Còn về vấn đề tổn thất của ngành công nghiệp da giày nội khối, những dẫn chứng được EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng  95% và giá bán giày da của Việt Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất., Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khó khăn Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên, UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng. Bình luận về phán quyết này của EC, ông Christoph Wiesner - Tham tán EC tại Việt Nam cho biết: mức thuế và lộ trình áp thuế được EC đưa ra là dựa trên sự cân nhắc những thực tế tại Việt Nam cũng như quyền lợi của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU. Theo đó, mức thuế khởi điểm khá thấp sẽ không làm các nhà sản xuất Việt Nam và nhập khẩu EU bị đứt gãy về thị trường. Hơn nữa với mức thuế được áp dụng thì giá bán tới người tiêu dùng EU vẫn ổn định và chỉ tăng nhẹ. Mức thuế này sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 euro so với giá trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đôi giày da bán buôn và như vậy là rất thấp so với giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đôi. Bên cạnh đó, EC đã loại bỏ loại giày thể thao sản xuất theo công nghệ cao cấp và giày trẻ em ra khỏi danh sách áp thuế bán phá giá nên lượng giày Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ kiện này chỉ còn khoảng 30%. EC luôn áp dụng một nguyên tắc là sản phẩm dù đã áp thuế chống bán phá giá thì vẫn chỉ có giá thấp hơn hoặc ngang bằng giá sản xuất tại EU, hơn nữa mức thuế áp dụng cho Trung Quốc sẽ cao hơn và Việt Nam vẫn còn cơ hội, sau khi có mức thuế, các nhà nhập khẩu có thể sẽ bắt đầu đặt hàng với Việt Nam. như trên Đó là những suy đoán của ngài Tham tán EC tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế lại có vẻ không đúng như vậy. Vì khi áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thì EC loại giày thể thao và giày trẻ em ra khỏi diện phải chịu thuế, tuy nhiên đến khi áp thuế chính thức vào ngày 6/10/2006 thì giày có mũ da dành cho trẻ em lại vẫn bị liệt kê vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá. Hơn nữa, việc Trung Quốc bị áp mức thuế cao hơn không có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, các sản phẩm giày mũ da của Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều so với giày của Việt Nam và sự chênh lệch về thuế chống bán phá giá không thể lấp đầy được khoảng chênh lệch giá này. Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 Đơn vị: EUR/đôi Mã hàng Trung Quốc (1) Việt Nam (2) So sánh giá (2/1) 640192 3,24 9,33 2,88 640219 3,29 8,40 2,55 640291 4,92 7,92 1,61 640299 1,93 5,45 2,82 640399 7,98 9,56 1,20 640411 6,88 8,47 1,23 640419 2,29 5,23 2,28 640420 2,40 6,76 2,82 640590 1,54 2,18 1,42 64041910 0,97 1,29 1,33 Nguồn: Thống kê của Hải quan EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 (Theo Thuế chống bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS Nguyễn Anh Tuấn – Tạp chí Công nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005) Với mức chênh lệch giá lên đến 2,55 EUR/đôi ở nhóm hàng 640219 hay thậm chí là 2,88 EUR/đôi ở nhóm hàng 640192 thì dù có bị áp mức thuế cao hơn, giày da Trung Quốc vẫn rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam. Và Việt Nam khó có thể có cơ hội như ngài Christoph Wiesner nhận định. Không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam gặp khó khăn lớn mà việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc còn gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà phân phối và người tiêu dùng EU. Nói về vấn đề này, người phát ngôn của Ủy viên Thương mại EU - Peter Power cũng phải thừa nhận rằng việc áp thuế chống bán phá giá này có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới người tiêu dùng và phần lớn các doanh nghiệp giày dép Châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng cao. 2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc a. Phản hồi từ phía các quốc gia thành viên Liên minh Không giống như Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha ra sức bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giày dép truyền thống, hầu hết các nước Bắc Âu, trong đó có Anh, Đan Mạch, Hà Lan… muốn một nền thương mại tự do. Họ không có một ngành công nghiệp giày dép phát triển, không coi đó là ngành công nghiệp chủ lực, thay vào đó họ có các tập đoàn bán lẻ lớn, và vì thế họ muốn nhập khẩu giày với giá rẻ. Chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh mỗi khi có một quyết định về vụ kiện được EC đưa ra. Ngay khi EC vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thì Ủy ban này đã vấp phải các ý kiến phản đối từ các quốc gia thành viên. Đại diện cho Đan Mạch - một trong những thành viên phản đối việc áp thuế, Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen cho rằng việc UBCA quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam là sai lầm. Theo giải thích của Phó thủ tướng Bendt Bendtsen, việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như những nhà sản xuất giày dép cao cấp tại EU. Trong đó, người cuối cùng phải trả giá chính là người tiêu dùng của các nước thành viên EU. Đối với các quốc gia thành viên EU ủng hộ thương mại tự do thì hai năm áp thuế như vậy đã là quá đủ và họ không muốn có bất kỳ sự kéo dài nào nữa. Vì thế ngay khi có quyết định gia hạn thời gian áp thuế đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng, các nước này đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Nhóm các nước này - đứng đầu là Anh - mô tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại dài hạn giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Đại sứ Anh Mark Kent cho biết: “Anh đã rất cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định trên nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định này.” Ông cũng cho rằng hiện nay lợi thế tương đối của Việt Nam là lao động giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu Việt Nam có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu quả hơn Châu Âu thì Châu Âu nên mua giày Việt Nam. Ông nói: “Trên thực tế, các công ty giày dép Châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam chính vì lý do ấy và giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo vệ các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ không còn lợi thế tương đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển công nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực có lợi thế tương đối hơn”. Bộ trưởng Thương mại Anh Pete Mandelson cũng khẳng định: hiện không còn cơ sở pháp lý để áp dụng loại thuế trên, ngược lại tiếp tục áp thuế sẽ gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất Châu Âu. Cùng quan điểm với Anh, Hà Lan cũng cho rằng không nên tiếp tục áp thuế và viện dẫn lý do là vì biện pháp này giới hạn sự chọn lựa của người tiêu dùng, đẩy giá thành giày da tăng cao, dẫn tới hậu quả làm mất nhiều việc làm.. Phần Lan, một trong 13 nước bỏ phiếu chống gia hạn, cũng khẳng định quan điểm coi tự do hóa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nhiều lựa chọn về sản phẩm. Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Pekka Hyvönen cho rằng “Trong tình huống kiện bán phá giá, không có ai là người thật sự thắng cuộc.” b. Phản hồi từ phía các tổ chức, hiệp hội ngành hàng có liên quan ở Châu Âu Không chỉ phải đối phó với các ý kiến trái chiều từ phía các quốc gia thành viên Liên minh, trong suốt tiến trình vụ kiện, UBCA luôn phải chịu một sức ép rất lớn từ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu. Ngay khi vừa ra phán quyết về việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, UBCA đã nhận được ý kiến phản hồi từ Tổ chức thương mại Châu Âu - EuroCommerce EuroCommerce là một tổ chức gồm các hiệp hội thương mại và công ty của 30 nước Châu Âu - đại diện cho các lĩnh vực bán lẻ, bán buôn và thương mại quốc tế của Châu Âu . Ngài Tổng thư ký EuroCommerce nhận định việc EC tiếp tục áp các loại thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho các nhà nhập khẩu, bán lẻ và sản xuất ở Châu Âu, mà còn làm giảm sức mua của người tiêu dùng và vì thế làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của châu lục này. Ngài Pôn Ve-ríp, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ giày Châu Âu FAIR - một tổ chức đại diện cho quyền lợi của hơn 100 công ty nhập khẩu và bán lẻ giày da với trên 90.000 người lao động và 50% lượng giày nhập khẩu vào EU cũng đã chỉ trích gay gắt quyết định của EC. Ông Ve-ríp nhấn mạnh: "Việc EC khăng khăng bám lấy những biện pháp chống phá giá đối với giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam mặc dù không được sự ủng hộ của đa số các nước thành viên không chỉ làm hại người tiêu dùng Châu Âu và ngành thương mại, mà còn làm hại cả uy tín của Liên minh Châu Âu. Ở đây, những nguyên tắc cơ bản của EU cũng như quyền lợi của công dân Châu Âu đã bị hy sinh cho các doanh nghiệp không thích ứng với sự cạnh tranh toàn cầu". Không dừng lại ở đó, vào thời điểm thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc sắp hết thời hạn áp dụng, trước việc Italy và một số nước khác muốn bảo hộ ngành công nghiệp giày da trong nước thúc ép EC gia hạn thời gian áp dụng thuế, ngày 15/9/2008, EuroCommerce cùng với hai hiệp hội đầy thế lực khác của Châu Âu đã ra một thông cáo chung yêu cầu EU chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc. Hai hiệp hội này là: Tổ chức người tiêu dùng Châu Âu (BEUC - gồm 41 tổ chức người tiêu dùng quốc gia, trong đó có cả các nước ngoài EU); và Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng thời trang Châu Âu (AEDT - đại diện cho hơn 400 ngàn doanh nghiệp bán lẻ hàng thời trang và giày dép Châu Âu). Cũng trong bối cảnh UBCA sắp phải đưa ra đề xuất mới về việc duy trì hay chấm dứt biện pháp chống bán phá giá nói trên. Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu (FTA), tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ Châu Âu, ngày 11/9/2008 cũng đã hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) hủy bỏ các hình thức thuế chống bán phá giá nhằm vào giày da của Việt Nam và Trung Quốc. Tổng Thư ký FTA Jan Eggert cho rằng bất kỳ hình thức kéo dài thuế chống bán phá giá nào đều không thể chấp nhận được đối với các nhà bán lẻ và nhập khẩu EU. Không chỉ có người tiêu dùng hay các nhà bán lẻ mà ngay cả các nhà sản xuất giày cũng lên tiếng phản đối quyết định này của EU, ba hiệp hội đại diện cho các nhà sản xuất giày Châu Âu là: Hiệp hội Công nghiệp hàng thể thao Châu Âu (FESI), Liên minh các hãng giày nổi tiếng Châu Âu (EBFC) và Nhóm các nhà sản xuất giày đi ngoài trời (EOG) cũng đã yêu cầu chấm dứt 14 năm lợi dụng hạn ngạch nhập khẩu và thuế chống bán phá giá để bảo hộ ngành giày. Ông Horst Widmann - Chủ tịch FESI đã lên tiếng “Thuế chống phá giá áp dụng lên giày da Việt Nam và Trung Quốc đã bị giới hạn trong 2 năm thay vì 5 năm như thông lệ chính bởi vì biện pháp này gây tổn hại cho cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp giày hiện đại. Gia hạn thuế này sẽ là một điều nhạo báng đối với chính sách chống bán phá giá của EU và sẽ tái diễn một cuộc tranh cãi đầy chia rẽ.” Tuy rằng các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu đã rất nỗ lực để giúp UBCA nhận ra rằng việc tiếp tục áp thuế là không có lợi cho Châu Âu nhưng kết quả cuối cùng vẫn là gia hạn áp thuế thêm 15 tháng nữa. Nhận định về quyết định này của EC, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông Alain Cany cảnh báo, việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp Châu Âu đang làm ăn tại Việt Nam. 2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam Về phía Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc EC xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc. Có thể khẳng định như vậy là dựa vào các luận chứng sau: Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị phần của giày mũ da Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU hàng năm chỉ ở mức trên dưới 10% (năm 2005 là 8,7%) Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương mại Số 33/2007 , các doanh nghiệp Việt Nam thực sự không có đủ tiềm lực để có thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất giày dép EU. Thứ hai, UBCA dường như đã chỉ dựa chủ yếu vào việc phân tích số liệu thống kê thuần tuý để kết luận giày mũ da Việt Nam bán phá giá 130% vào thị trường EU. Kết luận này đã không phản ánh đúng một sự thật là có tới 80% doanh nghiệp giày dép Việt Nam là các doanh nghiệp làm gia công cho các công ty nước ngoài chứ không sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang EU. Các doanh nghiệp gia công của Việt Nam không tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, không quyết định giá thành sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm xuất khẩu nên không thể coi là nguyên nhân và là yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá, không thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở EU. Thứ ba, giày dép Việt Nam có giá bán rẻ là nhờ những lợi thế về giá nhân công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại. Về những yếu tố mà EC cho rằng có sự can thiệp của Nhà nuớc, có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Chính phủ Việt Nam không hề can thiệp và trợ giá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những cáo buộc của EU như: miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế... chỉ đơn thuần là các công cụ khuyến khích đầu tư. Các công cụ này cũng thường xuyên được các nền kinh tế thị trường sử dụng, trong đó có cả Châu Âu. Vì vậy, EC không nên xem đây là sự bóp méo về chi phí sản xuất và trở thành những yếu tố bán phá giá. Thứ tư, việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với giày mũ da Việt Nam đã không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá đã dẫn đến những kết quả tính toán hoàn toàn sai lệch và làm bóp méo bản chất vụ việc vì Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Chính EC cũng đã thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan… có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận. Thứ năm, mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt hại và cũng không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp giày dép EU. Những phân tích của chính EC cũng đã cho thấy bên nguyên đơn là các nhà sản xuất giày Châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hai năm giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc bị áp thuế, thị phần của các nhà sản xuất Châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra rà soát vào cuối năm 2008 so với năm 2006. Có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau dẫn đến những tác động đối với các nhà sản xuất giày EU mà không phải do việc nhập khẩu giày của Việt Nam gây ra. EC cần xem xét một cách khách quan đầy đủ những tác động này và đánh giá đúng tác động từ việc nhập khẩu giày của Việt Nam tới ngành sản xuất giày Châu Âu. Bản thân các điều kiện sản xuất giày của EU cũng không cho phép có thể sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm giày dép đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội khối. Việc thiếu hụt một số lượng lao động có tay nghề và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực da giày cũng là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp giày Châu Âu. Những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp da giày khiến cho chi phí sản xuất đầu vào tại đây ở mức cao hơn so với mặt bằng các nước khác chính là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất giày Châu Âu. Thực tế cũng cho thấy do yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế, các nhà sản xuất giày Châu Âu đang có xu hướng khá rõ ràng về việc dần chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba. Ngoài ra, việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm nhỏ các nhà sản xuất giày EU có năng lực cạnh tranh yếu kém sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhà đầu tư, các nhà nhập khẩu, phân phối tại EU và đặc biệt là quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng trong khu vực. Việc áp thuế chống bán phá giá không những không giúp cho các nhà sản xuất EU nâng cao năng lực cạnh tranh mà chỉ cho thấy quyết định này đi ngược lại với chính sách tự do hóa thương mại của các nước Liên minh Châu Âu cũng như của EC. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc người tiêu dùng EU không những không thể tiếp cận với hàng hóa có chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà giá bán lẻ còn có xu hướng tăng lên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính đáng của họ. Vì vậy, việc áp thuế chống bán phá giá của EC không những đã gây tổn hại đến ngành công nghiệp da giày của Việt Nam mà còn gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp EU đang đầu tư, kinh doanh trong ngành giày dép tại Việt Nam; các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, nguyên vật liệu,… tại thị trường EU; và đặc biệt là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng EU. Bình luận về quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã thẳng thắn phát biểu: “Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. Quyết định này có ảnh hưởng bất lợi tới những người lao động nghèo tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng Châu Âu, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả các nỗ lực của Châu Âu trong hợp tác với Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo. Phán quyết của EC đã gây thất vọng sâu sắc cho Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam.” Như vậy là xung quanh các quyết định của vụ kiện, đặc biệt là phán quyết gia hạn thời gian áp thuế chống bán phá giá vừa qua đã có rất nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó đa phần là các ý kiến phản đối quyết định của UBCA. Không chỉ có Chính phủ hay các doanh nghiệp da giày Việt Nam là lên tiếng phản đối. Trong suốt tiến trình vụ kiện diễn ra, luôn có rất nhiều tiếng nói từ phía các nước thành viên EU, các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU ủng hộ Việt Nam và kêu gọi EC chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam. Sở dĩ chúng ta có được sự đồng tình ủng hộ lớn như vậy là do vụ kiện này thực sự có phạm vi tác động rất lớn và trên nhiều mặt. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam, đời sống của người công nhân ngành da giày mà còn gây tổn hại đến các nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng EU. 2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam 2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng Ngay thời điểm cuối năm 2005, đầu năm 2006, khi mà vụ kiện vẫn đang trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công 100% cho các đối tác nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác với sản lượng giày có mũ da chiếm trên 80% và lượng giày dép xuất khẩu vào EU chiếm khoảng 80% - 100% tổng số đơn hàng. Khi EC khởi kiện, ngay lập tức các đối tác đã có các phản ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu từ vụ kiện này. Một số đắn đo không đặt các đơn hàng lớn các mặt hàng giày mũ da mà chuyển sang đặt các loại giày dép có chất liệu khác như PVC, vải, PU… Một số đối tác khác rút đơn hàng và dịch chuyển sản xuất sang các nước khác như Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ...., như vậy là doanh nghiệp không chỉ bị mất đơn hàng mà còn mất luôn cả khách hàng. Có một thực tế là khi chuyển đơn hàng sang các nước khác, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và quản lý, các khách hàng thường di chuyển tất cả các đơn hàng của các mặt hàng khác, chứ không riêng gì giày da. Vì thế khó khăn của doanh nghiệp càng tăng thêm gấp bội. Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam Tình hình giảm sút các đơn đặt hàng đã bắt đầu từ khi mới có thông tin về vụ kiện và đến đầu năm 2006 thì giảm sút rất mạnh, có doanh nghiệp bị giảm đơn hàng đến 60%. Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam do Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam thực hiện thì vào những tháng cuối năm 2005, số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp giảm khoảng 10% so với năm 2004 và sang đến quý I năm 2006 thì đơn hàng đã giảm khoảng 20% đến 50% so với quý I năm 2005. Không có đơn hàng cũng đồng nghĩa với giảm sản lượng. Một số điển hình như Công ty giày An Giang bị giảm tới 66% sản lượng; công ty TNHH sản xuất, gia công hàng xuất khẩu 30/4 ở Tây Ninh, chuyên gia công giày các loại cho đối tác Đài Loan giảm 60% sản lượng; công ty Gia Định giảm 56%; công ty cổ phần giày Hưng Yên giảm 53%; công ty Liên Phát giảm 50%... Nhiều doanh nghiệp như công ty Liên Phát, Gia Định... còn bị rơi vào tình trạng phải sản xuất cầm chừng, trả lương chờ việc nhằm giữ công nhân có tay nghề. Bài phát biểu của Lãnh đạo Hiệp hội Da - Giày VN về vụ kiện phá giá các loại giày có mũ từ da (Tại cuộc hội thảo ngày 8/8/2006) Đó là tình cảnh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong những tháng đầu năm 2006, sau khi UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày mũ da Việt Nam với mức thuế lên tới 16,8%. Sau khi có quyết định về mức thuế chính thức 10% vào ngày 7/10/2006, những tưởng tình hình sẽ khả quan hơn vì dù sao tâm lý khách hàng cũng đã yên tâm hơn khi vụ kiện đã có kết quả và 10% dù gì cũng dễ thở hơn 16,8%. Tuy nhiên, không như các doanh nghiệp mong đợi, việc tìm kiếm đơn hàng vẫn rất khó khăn. Cuối năm 2006, nhiều doanh nghiệp da giày vẫn chưa thấy dấu hiệu các đơn hàng sẽ quay trở lại. Giám đốc công ty TNHH giày Liên Phát - bà Trương Thị Thúy Liên cho biết: “Chúng tôi vẫn đang làm nốt các đơn hàng của năm 2006, còn đơn hàng giao đầu năm 2007 thì rất ít”. Tình hình này cũng diễn ra với Công ty cổ phần giày Hải Dương, giám đốc Nguyễn Văn Vinh bày tỏ sự lo lắng: “Cứ như thế này không biết lấy đâu ra việc cho công nhân làm” Sở dĩ có tình trạng khan hiếm đơn đặt hàng như vậy là vì dù mức thuế chính thức 10% có nhỏ hơn mức thuế sơ bộ 16,8% nhưng cộng với mức thuế hiện hành khi nhập khẩu vào EU thì sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu thuế trung bình hơn 14%. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của giày da Việt Nam trên thị trường EU và các khách hàng thường muốn nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng thuế với họ. Đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn, nhận được các đơn hàng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có mức lãi cao thì có thể đủ sức chia sẻ thuế chống bán phá giá với nhà nhập khẩu. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất giày cấp thấp, lãi ít thì gần như không đủ sức để gánh thuế và do đó, rất khó để có thể tồn tại. Để có thể duy trì sản xuất, cầm cự đến khi thuế chống bán phá giá hết hạn hiệu lực, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã phải xoay đủ đường. Công ty TNHH Tân Thành là một ví dụ. Là một trong số các doanh nghiệp chuyên sản xuất giày mũ da dành cho nữ để xuất khẩu sang EU nên có thể nói bao nhiêu khó khăn, Tân Thành đều hứng trọn. Theo ông Khương Mạnh Tân - Chủ tịch HDQT của công ty thì trong suốt ba năm qua, doanh nghiệp của ông chỉ sản xuất cầm chừng, mong hòa vốn là đạt kế hoạch. Từ khi EC áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt nam, để có chi phí duy trì sản xuất và giữ chân công nhân, công ty đã phải thu hẹp sản xuất, dành kho và xưởng để cho thuê. Ông Khương còn cho biết thêm, hiện nay công suất sản xuất của Tân Thành chỉ chiếm 30% trong tổng đầu tư của công ty. Kể từ năm 2006 cho đến thời điểm này, mỗi năm Tân Thành đều giảm khoảng 25% về khối lượng xuất khẩu. Nỗ lực như vậy để tồn tại thế nhưng khó khăn lại càng chồng chất hơn khi vào c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112289.doc
Tài liệu liên quan