Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên 1
A. Các nguồn lực của vùng 1
I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1
1.Điều kiện tự nhiên (Khải) 1
2.Tài nguyên thiên nhiên 2
a.Tài nguyên đất 2
b.Tài nguyên nước 2
c.Tài nguyên rừng 3
d.Tài nguyên khoáng sản 3
e.Nhiên liệu, năng lượng 3
B.Ngành sản xuất kinh doanh của vùng 4
I. Cơ cấu ngành 4
1. Các ngành chuyên môn hoá 4
a. Trồng cây công nghiệp 4
b. Khai thác và chế biến lâm sản 5
c. Thủy điện 5
d.Dịch vụ 5
2.Các ngành tổng hợp hóa 6
a.Các ngành bổ trợ 6
b. Các ngành phục vụ 7
II. Cơ cấu lãnh thổ: 8
1. Sự phân bố của các ngành chuyên môn hoá ( Lan) 8
2.Sự phân bố của ngành tổng hợp hoá ( Thảo) 9
a. Sự phân bố của các ngành bổ trợ 9
b. Sự phân bố của các ngành phục vụ 11
3.Nhận xét. 13
C. Kết cấu hạ tầng 14
I. Kết cấu hạ tầng kinh tế ( Thuỷ) 14
1.Hệ thống giao thông vận tải 14
2.Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông 16
a.Bưu chính 16
b.Viễn thông 16
3. Hệ thống năng lượng, điện lực 16
4. Hệ thống cấp thoát nước 17
II.Kết cấu hạ tầng xã hội (A. Châu) 17
1.Văn hoá 17
2.Giáo dục 17
3.Y tế 18
4.Vận tải hành khách 19
5.Nhà ở 19
II. Kết cấu hạ tầng môi trường (Khải) 19
III. Kết cấu hạ tầng thiết chế ( A. Trúc) 19
1. Về tổ chức đảng 19
2.Về chính quyền cơ sở 20
3.Mặt trận và các tổ chức quần chúng 20
D.Đánh giá theo phương pháp SWOT 20
1.Thế mạnh 20
2.Điểm yếu 21
3. Cơ hội 22
4. Nguy cơ 22
E. Kiến nghị 23
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thương mại. Đến nay, toàn tỉnh đã có 133 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 17.700 tỷ đồng, trong đó 51 dự án có vốn đầu tư FDI và vốn đầu tư ngoài tỉnh.
Đắc Nông dự kiến sản lượng thu hoạch trong niên vụ 2007-2008 này đạt khoảng 120.000 tấn cà phê nhân hiện toàn tỉnh chỉ mới có 7 doanh nghiệp chế biến cà phê, gồm 3 doanh nghiệp chế biến theo công nghệ khô, chủ yếu mua cà phê xô về tái chế để xuất khẩu; 4 doanh nghiệp chế biến theo công nghệ ướt với công suất nhỏ từ 2 -14 tấn quả tươi/giờ.
Gia Lai dành 15 nghìn ha đất bazan để trồng cà phê tập trung và xây dựng dự án gọi vốn đầu tư trồng mới 10 nghìn ha cà phê ở 2 huyện Chưpanh và Chưsê, đồng thời xây dựng cơ sở chế biến cà phê 5000 tấn/năm.
Lâm Đồng hiện là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ hai trong cả nước (sau Đắc Lắc) nhưng là tỉnh đứng thứ nhất về sản lượng cà phê nhân.Bên cạnh đó, đối với Lâm Đồng thì cà phê lại là cây công nghiệp được xếp vào vị trí thứ hai sau cây chè. Bởi vậy, việc đưa ra một chiến lược đúng cho cây cà phê theo hướng phát triển bền vững đối với tỉnh Lâm Đồng là một việc làm cần kíp trong tình hình hiện nay và cả những năm tiếp theo. Cùng với việc cải tạo giống thì tỉnh cũng đã và đang đổi mới phương pháp chế biến khô sang chế biến ướt để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực và đổi mới công nghệ chế biến, tăng sản phẩm cà phê chế biến lưu thông trên thị trường… Lâm Đồng nằm trong vùng cà phê trọng điểm Tây Nguyên với sản lượng 275.000 tấn cà phê nhân/năm trong đó sản lượng được chế biến theo công nghệ ướt đạt hơn 50% và chế biến thành cà phê bột được gần 600 tấn.Các nhà máy, cơ sở xát ướt, sấy khô, tách hạt, đánh bóng hạt cà phê... đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho vùng chuyên canh cây cà phê ở huyện Đắc Hà.
Công nghiệp chế biến cao su
Gia Lai có dự án gọi vốn trồng mới 50 nghìn ha tại huyện Chưpanh, huyện Chưprông và huyện Mangyang, đồng thời xây dựng cơ sở chế biến công suất 14 nghìn tấn/năm. Kon Tum có dự án trồng mới 37 nghìn ha và xây dựng cơ sở chế biến công suất 10 nghìn tấn/năm.Đắc Lắc trồng mới 27 nghìn ha và Đắc Nông trồng mới 22 nghìn ha.
Trong các địa phương thì Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng mới tương đối lớn và hiện nay là tỉnh đứng đầu của Tây Nguyên về tổng diện tích cây cao su.Những năm vừa qua, Đắc Lắc đã có phong trào mở rộng diện tích trồng cây cao su do đó cao su Đắc Lắc là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau cà phê. Năm 2006 tỉnh có 32 nghìn ha cao su tăng 24,5% so với năm 2000 (25,703 nghìn ha) và sản lượng khoảng 26 nghìn tấn tăng 30% so với năm 2005.
Công nghiệp chế biến chè
Qua hơn 70 năm phát triển, chè Lâm Đồng đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá và xuất khẩu quan trọng.Lâm Đồng có 3 dự án trồng mới 4-6 nghìn ha và xây dựng ba nhà máy chế biến có tổng công suất 80 tấn chè búp tươi/ngày tại hai huyện Bảo Lộc và Lâm Hà. Lâm Đồng chiếm 21% diện tích trồng chè cả nước, chiếm 27% về sản lượng và có năng suất cao hơn hẳn so với năng suất trung bình toàn quốc.Hiện nay diện tích chè cả tỉnh lâm đồng có 25.455 ha, sản lượng chè búp tươi 157.165 tấn trong đó qua chế biến công nghiệp 135.000 tấn và đạt sản lượng 30.000 tấn chè khô.Các sản phẩm chè chủ yếu hiện nay là chè xanh, chè đen, chè Ôlong. Lâm Đồng thích hợp với nhiều giống chè quý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…Chè của Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các khu vực: Trung Đông, Đông Âu và Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện Lâm Đồng có trên 2.000ha chè chất lượng cao do các doanh nghiệp trong và ngoài nước (chủ yếu là Đài Loan) đầu tư sản xuất bằng các giống chè của Trung Quốc đại lục, Đài Loan để chế biến xuất khẩu đạt giá trị sản xuất 200-250 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 10 lần so với các giống chè truyền thống. Tuy nhiên, do công nghiệp chế biến chưa phát triển và thị trường xuất khẩu chưa mở rộng nên hàng năm chỉ mới có khoảng 17% sản lượng chè Tây Nguyên được xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến dâu tằm
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm tơ lụa lâu nay đã được chú ý đầu tư nhưng khả năng còn hạn chế.Do đó, để khai thác thế mạnh về trồng dâu ở Tây Nguyên, Nhà nước đã thành lập Liên hiệp xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam có trụ sở tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhằm phát triển cây dâu và xây dựng các cơ sở ươm tơ hiện đại.
Công nghiệp chế biến điều
Lâm Đồng có nhà máy chế biến điều với công suất đạt 6.000 tấn/năm. Còn tại Đắc Lắc có 2 cơ sở chế biến nhân hạt điều với công suất 4.000 tấn/năm, các nhà máy đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và chế biến hạt điều cho nông dân. Tổng sản lượng hạt nhân điều xuất khẩu khoảng 953,3 tấn (chỉ xấp xỉ 10% sản lượng điều hiện có).
●Công nghiệp chế biến lâm sản
Giá trị rừng tự nhiên của Tây Nguyên đạt tới trên 2791,36 tỷ đồng chiếm gần 26,9% tổng giá trị rừng tự nhiên của cả nước trong đó, Gia Lai là 721,35 tỷ đồng chiếm 7,6%; Kon Tum 556,05 tỷ đồng chiếm 6,2%; Đắc Lắc- Đắc Nông 912,6 tỷ đồng chiếm 10% cuối cùng là Lâm Đồng 426,9 tỷ đồng chiếm 4,4%. Trữ lượng gỗ rừng Tây Nguyên là 289319,6 nghìn m³, chiếm trên 44% trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của cả nước trong đó, Đắc Lắc-Đắc Nông 98046,7 nghìn m³; Gia Lai 81653,9 nghìn m³; Kon Tum 59192,6 nghìn m³. Tuy nhiên, do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỉ 80-đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m³/năm
●Cơ khí, hoá chất, năng lượng, thuỷ lợi.
Các thiết bị dùng trong ngành chế biến hầu hết đều được nhập từ nước ngoài về.Các cơ sở cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải trước đây có ở cả 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và trong đó cơ sở ở Pleycu tương đối hoàn chỉnh với công suất sửa chữa 300 xe tiêu chuẩn/năm, các cơ sở khác công suất từ 100-150 xe/năm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp vận tải thực hiện cơ chế khoán phương tiện cho lái xe, việc sửa chữa tập trung, kéo dài thời gian xe nằm theo kiểu cũ không được thị trường chấp nhận.Các cơ sở sửa chữa quốc doanh ở khu vực này cũng như các địa phương khác bị suy sụp và có nguy cơ bị giải thể. Trong điều kiện ấy các doanh nghiệp đã phải bươn chải đa dạng hóa sản phẩm phục vụ kinh tế địa phương, nên tính chất của doanh nghiệp cũng thay đổi chuyển từ sửa chữa sang các hoạt động dịch vụ tổng hợp.
Về hoá chất dùng trong trồng cây công nghiệp, bà con chủ yếu dùng các loại phân hoá học, các loại phân này được nhập từ các vùng lân cận về.Chỉ có duy nhất nhà máy chế biến cà phê Thái Hoà- Lâm Đồng có sản xuất phân vi sinh từ vỏ quả cà phê.
Về năng lượng và thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu: Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn cho nên việc cung cấp nước cũng như năng lượng điện cần cho ngành trồng trọt chế biến là khá dồi dào. Đây cũng là một trong những tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Tây Nguyên.
b. Sự phân bố của các ngành phục vụ
●Chế biến lương thực
Diện tích đất lúa tập trung ở tỉnh Gia Lai với 64,4 nghìn ha với 23,4 nghìn ha lúa nương. Tiếp đến là Đắc Lắc- Đắc Nông 37,8 nghìn ha với 12,7 nghìn ha lúa nương. Lâm Đồng 29,6 nghìn ha trong đó 4,8 nghìn ha lúa nương và Kon Tum 23,3 nghìn ha trong đó 9,6 nghìn ha lúa nương.Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên những năm vừa qua đã có bước phát triển tiến bộ phần phần trực tiếp ổn định đời sống đồng bào các dân tộc. Trong 5 năm 1991-1995 sản lượng lương thực đạt bình quân 638 ngàn tấn, tăng 56 ngàn tấn so với 1990. Riêng năm 1995 sản lượng lương thực đạt 667 ngàn tấn, gấp 2 lần năm 1976, trong tình hình dân số tăng rất nhanh từ gần 1,23 triệu người (1976) lên 3,1 triệu người (1995), tăng gấp 2,5 lần so với năm 1976, mặc dù vậy vấn đề lương thực đã được giải quyết ngày càng chứng tỏ khả năng tự sản xuất đủ lương thực để cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, nhất là các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum...Tiếp tục đầu tư vùng lúa cao sản có triển vùng: Lăk, Ea Soup, buôn Trấp (Đắk Lắk), Ayun hạ, Eamơ (Gia Lai), Đức Trọng, Đa Tẻ (Lâm Đồng) để vùng có thể đạt sản lượng thóc 60-62 vạn tấn (năm 2000) và đặt mục tiêu trên 80 vạn tấn (năm 2010).
Ngoài việc phát triển cây lương thực Tây Nguyên cũng đang ngày càng chú trọng tới việc phát triển cây hoa màu.Có thể kể đến Đắc Lắc với chương trình phát triển cây ngô lai đúng hướng vì thế đã gieo trồng được 102.000 ha, đưa sản lượng lương thực cả tỉnh lên trên 800.000 tấn.Gia Lai cũng có những bước tiến đáng kể với sản lượng ngô lai là 55 nghìn ha.
Nói chung, ngành chế biến lương thực ở Tây Nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa phát huy được thế mạnh do đó việc xây dựng các cơ sở chế biến màu lương thực ở đây là vô cùng quan trọng.
●Ngành chăn nuôi, thuỷ sản.
Ngành chăn nuôi: Tỉnh Đắc Lắc có nhiều thế mạnh về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.
Số lượng gia súc qua các năm
Năm
Đầu con (1000 con)
Bò
Heo
1990
105,3
227,4
1995
113,2
315,2
1996
115.6
344,9
1997
116,0
357,8
1998
116,0
382,0
1999
117,4
442,4
2000
119,5
464,0
2001
87,7
507,7
Đắc Lắc đã chuyển dịch mạnh vào ngành chăn nuôi, đưa đàn bò lên tới 145.000 con, đàn trâu trên 20.000 con. Trung bình mỗi năm tỉnh xuất bán cho các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 30.000 tấn thịt lợn, bò, trâu, dê hơi. Trong 9 tháng đầu năm 2006 đã xuất bán ra khỏi tỉnh trên 154.000 con heo với trọng lượng bình quân gần 90kg/con
Hướng phát triển đàn gia súc và sản phẩm thịt
Gia súc
Đơn vị
2005
2010
TBQ (%)
2001 - 2005
2006 - 2010
- Trâu
1000 con
25,2
27.0
- Bò
1000 con
130,0
150,0
1.70
2.90
Trong đó lai
1000 con
33,5
52,5
- Heo
1000 con
600,0
700,0
5.28
6.96
Trong đó lai
1000 con
401,0
510,0
- Thịt hơi
1000 tấn
39,5
45,5
Thịt heo
1000 tấn
31,7
35,5
Với lợi thế về khí hậu, Lâm Đồng có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa. Phấn đấu đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 6.000 bò sữa, với sản lượng sữa tươi khoảng 12.420 tấn, tạo vùng nguyên liệu sữa hàng hoá cho các nhà máy chế biến.
Ngành thuỷ sản: Nghề nuôi cá lồng ở sông và hồ có xu hướng phát triển nhanh, các cơ sở sản xuất cá giống phân bố không đều phần lớn tập trung ở tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt nghề nuôi cá lồng đang được chú trọng. Hướng chính là phát triển số lượng lồng trên sông Ba và hồ Ayun hạ ở tỉnh Gia Lai và trên sông Sê san và hồ Yaly ở tỉnh Kontum. ở Đắk Lắk sẽ phát triển lồng ở một số hồ chứa lớn sẽ xây dựng, dự kiến số lượng lồng năm 2000 là 6500 lồng và đến năm 2005 dự kiến đạt 9000 lồng và giữ mức ổn định đến năm 2010.
●Ngành chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng.
Bôxit: Đi đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến bô-xít phải nói đến Đắc Nông.Toàn tỉnh Đắc Nông có 7 mỏ bô-xít lớn được phân bổ trên diện tích gần 2.000 km2, chiếm gần 1/3 diện tích của Đắc Nông, với trữ lượng hơn 5,4 tỷ tấn lớn thứ 4 trên thế giới. Đắc Nông dự kiến hình thành bốn tổ hợp công nghiệp bô-xít/nhôm với tổng công suất lên tới 44 - 68 triệu tấn bô-xít thô/năm. Như vậy, trong những năm tới, Đắc Nông sẽ trở thành một “đại công trường” của ngành công nghiệp bô-xít với diện tích khai thác quặng lên đến hàng trăm km2 dải khắp địa bàn 5/8 huyện. Trữ lượng tài nguyên, khoáng sản là một tiềm năng nổi trội của mảnh đất này, đặc biệt là quặng bôxít được đánh giá là có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.Một lợi thế khác là vị trí địa lý rất thuận lợi. Đắc Nông nằm tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn, có 3 tuyến quốc lộ đi qua, nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía tây của Đắc Nông tiếp giáp với Campuchia, do đó càng tạo điều kiện cho việc vận chuyển tới các vùng trong nước cũng như quốc tế.
Ngành vật liệu xây dựng phát triển chủ yếu là ở Lâm Đồng.Theo số liệu điều tra, cao lanh ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, sản xuất sunfat alumin,…sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng tốt, sau khi được hoạt hoá với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diamite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng. Tính đến cuối năm 2005 đã có trên 35 dự án được đầu tư, đầu tư mở rộng qui mô trung bình trở lên của các doanh nghiệp được đưa vào hoạt động. Nhiều cơ sở chế biến khoáng sản mới, đầu tư công nghệ kỹ thuật đồng bộ được hình thành trong giai đoạn vừa qua như: Nhà máy chế biến Cao lanh Hiệp Tiến; Nhà máy chế biến Cao lanh Trại Mát; Xưởng xây dựng ống sứ chịu nhiệt xuất khẩu tại Đức Trọng, nhà máy chế biến Bentonite Hiệp Phú, nhà máy chế biến Diatomite,... Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển thêm các nhà máy sản xuất gạch Tuynen ở Thạnh Mỹ, nhà máy gạch ngói Lâm Viên và nhiều dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất đá xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng có khả năng sẽ ứng dụng công nghệ gạch tuy-nen lò đứng cho các vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và vốn đầu tư không lớn.
●Một số ngành khác.
Ngành may mặc phát triển nhanh nhất ở Lâm Đồng do ở đây có diện tích trồng dâu nuôi tằm, trồng bông khá lớn. Đến cuối năm 2005 vốn đầu tư trong lĩnh vực dệt may đã đạt hơn 231 tỷ đồng.
Mía đường: Công nghiệp chế biến đường nhanh chóng tập trung đầu tư hoàn thành các nhà máy đường hiện đang xây dựng ở Đắk Lắk: 2 nhà máy (Ia lop 500 tấn mía cây/ngày, Buôn Ma Thuột 1000 tấn mía cây ngày), Gia Lai: 1 nhà máy Ayunpa 1000 tấn mía cây/ngày, Kon Tum: 1 nhà máy 1000 tấn mía cây/ngày hiện được nâng lên 1.500 tấn/ngày để phục vụ cho vùng nguyên liệu 4.500-5.000 ha theo quy hoạch. Cùng với việc hoàn thiện các nhà máy này cần tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng các vùng mía tập trung thâm canh, có năng suất cao, xây dựng nhà máy có quy mô lớn, hiện đại với công suất lớn: 8000 tấn mía cây/ngày có khả năng mở rộng 16.000 tấn mía cây/ngày và cao hơn nữa trong tương lai, kết hợp sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn gia súc, phân vi sinh, sản xuất cồn, nước giải khát, rượu, bánh kẹo và phát điện để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành mía đường, đảm bảo cạnh tranh được với các nước cùng sản xuất đường trong khu vực và thế giới.
Ngành trồng và chế biến thuốc lá: Gia Lai với 3-5 nghìn ha và xây dựng nhà máy chế biến công suất 40 triệu bao/năm. Lâm Đồng với 3 nghìn ha và xây dựng nhà máy 15-20 triệu bao/năm. Ngành trồng và chế biến sắn xuất khẩu: Gia Lai với 6 nghìn ha sắn tại huyện An Khê và xây dựng nhà máy chế biến công suất 12.500 tấn/năm. Đắc Lắc với dự án trồng 3 nghìn ha sắn và xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn 15 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó là các dự án trồng và chế biến bạch đàn ở huyện An Khê-Gia Lai; xây dựng vùng nguyên liệu giấy ở Kon Tum 10 nghìn ha, Lâm Đồng 15 nghìn ha. Trồng quế, mía ở Kon Tum; trồng cacao ở Đắc Lắc Đặc biệt, bước đầu xuất hiện thêm một cơ sở chế biến sản phẩm mới là bột dong riềng ở huyện Tu Mơ Rông- Kom Tum.
3.Nhận xét.
Nhìn chung, nền kinh tế Tây Nguyên đã và đang có những bước tiến triển từng ngày. Trong năm 2006 vùng có những bước tăng trưởng đáng kể đi đầu là Lâm Đồng với 2.970 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2005, Gia Lai, Đắc Lắc đều đạt trên 1.700 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2005 và của Đắc Nông là 15,32%. Nhờ phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2007 các tỉnh Tây Nguyên xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, thu ngân sách tăng nhanh. Các tỉnh Đắk Lăk, Lâm Đồng và Gia Lai đã thu ngân sách vượt ngưỡng 1.000 tỉ đồng. Một trong những lí do chính để Tây Nguyên có đựoc những bước nhảy vọt như thế là nhờ có sự tiến bộ trong việc phân bố các ngành nghề. Các ngành chuyên môn hoá được bố trí dựa vào lợi thế tuyệt đối và tương đối của vùng còn những ngành bổ trợ thì được phân bố gần với các ngành chuyên môn hoá để phục vụ cho ngành chuyên môn hoá tạo điều kiện cho việc sản xuất cũng như vận chuyển sản phẩm ví dụ như ngành cà phê, chè... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do một số ngành cần thiết vẫn chưa được phát triển đúng mức. Đó là ngành lương thực hay ngành cơ khí, hoá chất....Hầu như sản phẩm của hai ngành này đều phải nhập khẩu, điều này dẫn đến sự phụ thuộc của vùng với thị trường bên ngoài. Do đó khi có biến động sẽ bị tác động nhiều hơn.Ngoài ra, vùng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng cây nguyên liệu chưa được triển khai kịp thời, còn chắp vá. Một số loại cây công nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là khi gặp hạn hán nghiêm trọng, kéo dài, gây tổn thất lớn cho người trồng cây công nghiệp. Kéo theo đó cơ sở công nghiệp chế biến cũng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Đáng chú ý là, giá một số loại nông sản chủ yếu chịu sự tác động của giá thế giới, gây biến động lớn, nhất là cà phê, cao su... làm thiệt hại cho người sản xuất.
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kinh tế ( Thuỷ)
1.Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông vận tải được coi là huyết mạch trong sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Đặc trưng của Tây Nguyên là địa hình núi cao, có tầng phong hoá trên dãy địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên nên việc xây dựng các công trình giao thông ở đây còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tây Nguyên lại là vùng nằm trong mạng lưới giao thông chung của cả nước, thậm chí nằm trong lưới giao thông với Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ và đường hàng không.
a.Hệ thống giao thông đường bộ
Các tuyến đường bộ qua Tây Nguyên sang Lào và Campuchia chủ yếu sử dụng cho việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Chiều dài đường quốc lộ qua Tây Nguyên ước tính khoảng 1519.7 km. Tuy nhiên tình trạng mặt đường vẫn chưa đạt chất lượng thực sự tốt. Các đoạn đường láng nhựa chỉ chiếm có 55,8% (vào khoảng 848 km), đường đá dăm chiếm khoảng 1,26% (khoảng 19,2 km), đường cấp phối chiếm 22,45% (khoảng 341,2 km) và các đoạn đường đấy với chiều dài 311,6 km chiếm khoảng 20,49%. Có thể thấy các đoạn đường đấy còn chiếm khá nhiều do đó có thể gây nhiều khó khăn cho giao thông vào mùa mưa. Liên quan đến việc thoát nước cho mùa mưa là hệ thống giao thông đường ống tại Tây Nguyên mà ở đây là hệ thống đường ống. Cống trên các tuyến quốc lộ ở Tây Nguyên có 1.185 chiếc với chiều dài 18.045 m, trong đó ống vĩnh cửu 907 chiếc, dài 14.372m, còn lại là cống tạm khoảng 305 chiếc với chiều dài 3.674m. Ngoài ra vùng Tây Nguyên còn có khoảng 20 đoạn cống ngầm và tràn trên quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 121m.
Trong nội vùng Tây Nguyên, chiều dài tỉnh lộ của vùng là 1.782,35km, trong đó Kon Tum có 3 đường với chiều dài 176km, Gia Lai có 12 đường với chiều dài 583km, Đắk Lắk có 10 tuyến đường với chiều dài 633km, Lâm Đồng có tổng chiều dài các tuyến đường ước tình là 390km. Chất lượng các tuyến đường trong nội vùng Tây Nguyên chưa tốt, vẫn còn đến 904,5km là đường đất chiếm 50,65% trong khi đó đường rải nhựa chỉ có 232,92km chiếm 13,1%. Có thể thấy hệ thống đường bộ tại các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, khó khăn, chủ yếu vẫn là những tuyến đường đất, chưa có sự đầu tư xây dựng cho hệ thống giao thông. Với hệ thống giao thông như vậy có thể gây ra tình trạng “ tắc nghẽn” (không di chuyển được) khi mùa mưa đến, ảnh hưởng đến đi lại và trao đổi giữa các tỉnh trong vùng.
Hệ thống giao thông đường bộ còn yếu kém hơn ở các huyện, xã, thông. Phần lớn các con đường ỏ huyện, xã, thôn là đường đất. Ở ngay tại trung tâm huyện cũng chỉ có 2-3km đường dải nhựa, còn đường đất chiếm đến 85%. Đường xã hoàn toàn là đường đất nối thôn xã bản làng phục vụ cho giao thông nông thôn nhưng cũng chỉ có 80% đường xã được thông suốt trong bốn mùa. Có thể thấy việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, điều đó cũng sẽ tạo ra những hạn chế nhất định trong trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng hay giữa vùng và các vùng khác. Mật độ tỷ lệ đường bộ so với số dân là 3km/1000 dân trong khi cả nước là 0,78km/1000dân đã thể hiện nhu cầu đường bộ tại vùng rất cao, là hệ thống giao thông chủ yếu nên cần có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống đường bộ. Từ đó nâng cao khả năng hoà nhập của vùng với các vùng khác.
b.Hệ thống sân bay tại Tây Nguyên
Ba sân bay hiện đã được khai thác là sân bay Pleyku (Gia Lai) thuộc loại sân bay cấp 4 và trực thuộc cụm cảng miền Trung với diện tích nhà ga 350m2 và có một đường băng dài 1828m với năng lực khoảng 0,5 triệu hành khách/ năm. Tuy nhiên lượng khách sử dụng sân bay này ít do đó chỉ có các chuyến bay đi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột thuộc loại sân bay cấp 3 trực thuộc cụm cảng hàng không phía Nam, diện tích nhà ga 1150m2 và có một đường băng dài khoảng 1800m. Sân bay này có nhiều chuyến bay hơn và đến nhiều thành phố trong nước hơn so với sân bay Pleyku. Nhưng chủ yếu vẫn sử dụng các loại máy bay cỡ nhỏ khoảng 50-60 hành khách /chuyến. Cuối cùng là sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) thuộc loại sân bay cấp 3. Sân bay này chỉ đón các máy bay loại nhỏ, từ sân bay có các chuyến bay đi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhu cầu của ba sân bay này sẽ dần dần được nâng lên do đòi hỏi về cơ sở hạ tầng phải phù hợp với sự phát triển chung.
c.Giao thông đường thuỷ
Do đặc trưng địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, khu vực Tây Nguyên không có nhiều thuận lợi trong việc khai thác giao thông đường thuỷ. Hay chính xác hơn là thực tế giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tại đây. Mặt khác hệ thống sông tại đây cũng không thuận lợi như hệ thống sông núi phía Bắc để có thể khai thác tiềm năng về giao thông. Các sông suối hầu hết đều có độ dốc lớn, nước chảy xiết về mùa mưa và khô kiệt về mùa khô nên khó có thể phục vụ cho giao thông. Diện tích các hồ tại khu vực gần 130km2, có những hồ lớn như hồ Đa Him (3700ha) nhưng vẫn chưa có nhu cầu vận tải đường thuỷ vì tại các hồ này dân cư thưa, hàng hoá chưa có gì. Do vậy, việc phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ có thể coi là một vấn đề không quá quan trọng và chưa nằm trong chiến lược phát triển giao thông cho vùng.
d.Vận tải
Do cơ chế thị trường ngày càng mở rộng nên khối lượng vận tải của khu vực Tây Nguyên tăng lên một cách nhanh chóng. Vận chuyển hàng hoá tăng từ 70-90% về khối lượng, còn hành khách thì tăng đến 90%. Hình thức vận tải chủ yếu tại Tây Nguyên vẫn là đường bộ. Các phương tiện vận tải chủ yếu là xe tải để vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách. Theo số liệu thống kê các sở GTVT tổng số xe tải là 6.215 xe tải, trong đó tỷ lệ xe có trọng tải từ 4-8 tấn chiếm gần 30%, xe có trọng tải 2 tấn khoảng 35%, còn lại là xe tải trên 8 tấn. Tỷ lệ các phương tiện vận tải tăng nhanh, đây là một tín hiệu đáng mừng cho khả năng hoà nhập của vùng với các vùng khác, tăng cường khả năng trao đổi và phát triển của vùng.
Trên cơ sở một số hoạt động giao thông chủ yếu của Tây Nguyên có thể thấy rằng công nghiệp giao thông vận tải tại Tây Nguyên vẫn còn nhiều yếu kém so với các vùng khác trong cả nước. Giao thông đường bộ là chủ yếu, là xương sống của kinh tế vùng nhưng hạ tầng kém. Các tuyến đường chưa có quy hoạch và xây dựng cẩn thận, điều này cũng do hạn chế của công ty xây dựng tại Tây Nguyên. Mặt khác, cũng do còn thiếu đầu tư và kỹ thuật xây dựng. Đến 80% các tuyến đường tại xã, thôn là đường đất, đường tỉnh thì có khả quan hơn thì cũng chỉ có 7% đường được dải nhựa. Điều này gây nên những bất lợi cho vận tải giao thông liên vùng cũng như khả năng cạnh tranh về vận tải trong vùng, do nhiều tuyến đường có khả năng bị gián đoạn trong mùa mưa. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng như công nghiệp giao thông vận tải cũ nát, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước trong bước chuyển hướng kinh tế mở. Do đó, để thích ứng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đẩy nhanh được phân công lao động theo ngành, theo lãnh thổ thì trước hết cần chú trọng đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải.
2.Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông
a.Bưu chính
Trong những năm qua, dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí ở Tây Nguyên mới chỉ đảm nhận việc đưa thư, báo, bưu kiện đến từng khách hàng. Ngành cũng đã trang bị nhiều phương tiện vận tải, chủ yếu vẫn là ôtô để đáp ứng cho nhu cầu thông tin báo chí của vùng. Bên cạnh những hoạt động truyền thống của ngành bưu chính như chuyển phát thư, bưu kiện…hiện nay cũng đã có thêm những hình thức mới như điện hoa, chuyển phát nhanh. Tuy nhiên những hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như các vùng khác, dịch vụ vẫn còn khá chậm, chưa có nhiều hình thức đa dạng để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Mặt khác, mạng bưu cục phát triển còn thiếu đồng bộ, một số bưu cục được xây mới nhưng trang thiết bị và phương thức kinh doanh, phục vụ chưa tương xứng nên hiệu quả vẫn còn thấp. Hầu hết lao động khai thác bưu chính bằng thủ công, năng suất thấp, dịch vụ chưa phong phú.
Gần đây, các bưu cục tại các huyện cũng đã có nhiều thay đổi trong phương thức hoạt động, mở thêm nhiều dịch vụ mới như chi trả nhanh các yêu cầu chuyển tiền,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10006.doc