MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. Những vấn đề chung về Xây dựng 3
I. Khái niệm, tính đặc thù, ý nghĩa và vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. 3
1. Khái niệm của xây dựng trong nền KTQD. 3
2. Tính đặc thù của hoạt động xây dựng. 4
3. Từ khái niệm của Xây dựng đã nêu trên chúng ta rút ra ý nghĩa của ngành Xây dựng trong nền KTQD: 8
4. Vai trò xây dựng trong nền KTQD: 8
II. Thị trường và cơ chế thị trường. 9
1. Thị trường và các chức năng của thị trường . 9
2. Cơ chê thị trường . 11
3. Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong xây dựng. 11
III. Vấn đề định giá trong xây dựng. 19
1. Cơ sở lý luận của việc hình thành giá thị trường. 19
2. Một số đặc điểm của định giá trong xây dựng. 20
3. Hệ thống định mức và đơn giá trong xây dựng. 21
4. Giá xây dựng công trình. 24
5. Các loại giá áp dụng trong xây dựng. 26
Chương II. Nội dung giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm ngành xây dựng 31
I. Sự cần thiết phải xác định giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm xây lắp trong nền kinh tế thị trường. 31
II. Sự khác biệt của xây dựng trong thời kỳ bao cấp so với hiện nay. 33
1. Sự khác biệt của hoạt động xây dựng trong thời kỳ bao cấp so với hiện nay. 33
2. Phương pháp xác định giá trị sản xuất trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp. 35
III. Phạm vi - nguyên tắc tính, khái niệm và nội dung GTSX, GTTT và CPTG 36
1. Phạm vi và nguyên tắc tính GTSX, GTTT và CPTG. 36
2. Giá trị sản xuất xây lắp 37
3. Giá trị KSTK-QHXD. 46
4. Các thành phần của giá thành và giá trị dự toán xây lắp. 48
5. Nguồn thông tin để tính giá trị sản xuất xây lắp. 53
6. Chi phí trung gian. 55
7. Giá trị tăng thêm. 60
8. Nhân tố ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu GO, IC và VA xây lắp của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường. 63
9. Một số tồn tại trong quá trình tính GO, VA và IC. 65
10. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng. 66
Chương III. Minh hoạ việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian(IC) và giá trị tăng thêm(VA) 68
1. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp (GO). 69
2. Tính chi phí trung gian của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001. 70
3. Tính giá trị tăng thêm (VA)của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001. 71
Kết luận. 72
Tài liệu tham khảo 73
75 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định các chỉ tiêu giá tri sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá xây dựng các công trình do nguồn vốn của Nhà nước cấp.
Khi quy định giá có thể xác định mức giá cao nhất (giá trần) và mức giá thấp nhất (giá sàn) để phục vụ công tác quản lý giá.
5.9. Giá xây dựng công trình, hạng mục công trình và các việc xây lắp riêng.
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên giá có thể tính toán cho toàn bộ công trình hay một hạng mục công trình nằm trong công trình và một loại công việc xây lắp riêng biệt của hạng mục công trình.
Ngoài ra theo góc độ kế hoạch của các DN xây dựng giá trị xây dựng còn được tính cho các khối lượng công việc xây dựng được hoàn thành theo các thời đoạn niên lịch (tháng, quý, năm).
5.10. Giá xây dựng công trình do VĐT trong nước và do VĐT của nước ngoài.
Do yêu cầu của hợp tác quốc tế trong xây dựng cần phân biệt và có cách quản lý riêng đối với giá xây dựng chỉ do nguồn vốn trong nước và đối với giá xây dựng công trình do nguồn vốn nước ngoài.
Việc xác định giá xây dựng để tham gia dự thầu các công trình xây dựng do vốn của chủ đầu tư nước ngoài rất phức tạp, vì nó vừa phải tuân theo các quy định của quốc gia lại vừa phải tuân theo các quy định của thông lệ quốc tế.
5.11. Giá tài chính và giá kinh tế.
Giá tài chính là giá do thị trường quy định được dùng để phân tích tài chính các dự án đầu tư khi đứng trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp.
Giá kinh tế (còn gọi là giá tham khảo, giá ẩn) là giá tài chính đã được điều chỉnh có tính đến ảnh hưởng của quy luật cung cầu, thuế trong giá, nhưng khoản trợ giá của Nhà nướcGiá kinh tế được dùng để phân tích kinh tế xã hội của dự án đầu tư trên góc độ của lợi ích quốc gia và toàn xã hội.
Chương II
Nội dung giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm ngành xây dựng
I. Sự cần thiết phải xác định giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm xây lắp trong nền kinh tế thị trường.
Từ năm 1992 trở về trước để đo lường, đánh giá kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân và quản lý nền kinh tế, ngành Thống kê Việt Nam đã sử dụng Hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS). Song số lượng chỉ tiêu cũng như nội dung tính toán các chỉ tiêu trong MPS không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1993 để đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế vĩ mô, ngành Thống kê nước ta đã bắt đầu sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thay cho MPS và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. SNA là hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tiên tiến được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
SNA là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có moói liên hệ chặt chẽ với nhau, trình bày dưới dạng những bảng cân đối hoặc những tài khoản. Nó phản ánh sự vận động của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân như : phản ánh các chu trình kinh tế, sự tác động qua lại qiữa các yếu tố trong quá trình sản xuất ; phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các đơn vị thể chế và của toàn bộ nền kinh tế .
SNA có tác dụng rất quan trọng đối với việc quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thông tin về các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đặc biệt là chỉ tiêu GDP là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá, phân tích thực trạng nền kinh tế cũng như để quản lý điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô của mỗi một quốc gia. SNA có những tác dụng sau:
Giám sát nền kinh tế .
Số liệu của các tài khoản trong SNA cho ta biết được nhiều biến số kinh tế như tiêu dùng của dân cư và của xã hội, các khoản tích luỹ tài sản, để dành, xuất nhập khẩu, tiền lương, thuế, khấu hao TSCĐ, của mỗi khu vức hoạt động kinh tế cũng như của cả nền KTQD. Hơn nữa nó còn cung cấp các thông tin về các mối quan hệ, các tỷ lệ cân đối chủ yếu, các cơ cấu kinh tế của mỗi thời kỳ nhất định, xác định được các khoản dư thừa hay thiếu hụt trong ngân sách, khoản để dành được từ thu nhập, từ lợi tức của từng khu vực hay của toàn bộ nền KTQD. SNA còn phản ánh được chỉ số phát triển của toàn bộ nền kinh tế, của từng ngành sản xuất và của nhiều chỉ tiêu khác.
Phân tích kinh tế .
SNA phản ánh một cách tổng hợp toàn bộ kết quả của nền KTQD. Qua SNA ta có thể:
Đánh giá được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế , so sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu GO, GDP hay GDP bình quân đầu người.
Phản ánh cơ cấu kinh tế và sự biến động của cơ cấu đó theo các tiêu thức khác nhau.
Phản ánh quan hệ của cácc ngành kinh tế trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, quan hệ giữa kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài.
Phản ánh các cân đối của nền KTQD, cân đối giữa TDCC với sản xuất , TDCC với GDP, TLTS với sản xuất ,
Phản ánh hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội.
Là cơ sở sánh quốc tế.
SNA được xây dựng theo phương pháp chuẩn quốc tế, nhiều chỉ tiêu trong SNA được dùng để so sánh quốc tế như: GDP, GNI Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này còn được dùng để tính các chỉ tiêu so sánh như : tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ chi tiêu của Nhà nước theo GDP Đặc biệt, GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá trình độ phát triển của một nước, là cơ sở chủ yếu cho việc xác định mức đóng góp niêm liễm cho các tổ chức quốc tế mà nước đó tham gia.
Nội dung của SNA có nhiều chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, tuy nhiên có một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tổng giá trị sản xuất (GO).
Chi phí trung gian(IC).
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP).
Tổng thu nhập quốc gia(GNI).
Như vậy, để lập SNA chính xác trong nền kinh tế thị trường thì điều quan trọng là xác định được chính xác các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như đã nêu trên
II. Sự khác biệt của xây dựng trong thời kỳ bao cấp so với hiện nay.
1. Sự khác biệt của hoạt động xây dựng trong thời kỳ bao cấp so với hiện nay.
Sản xuất xã hội phát triển không ngừng theo sự phát triển của xã hội loài người. Sản xuất càng phát triẻn thì sự phân công lao động xã hội càng cao, sự hợp tác và liên kết trong sản xuất càng mở rộng Sự hợp tác và liên kết trong sản xuất không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế, các ngành, các địa phương trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi cả thế giới theo các phương thức hết sức khác nhau. Trong bối cảnh đó thì phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp cũng tạo ra ngày càng nhiều giá trị sử dụng. Đó là trung tâm của ngành công nghiệp nói chung; của các xí nghiệp, doanh nghiệp xây dựng nói riêng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội một cách có kế hoạch, tạo ra thu nhập quốc dân, góp phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ, bỏ qua chế độ TBCN. Xu hướng vận động của nó là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Mác- Ăng ghen và Lênin đã vạch ra sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước và sức mạnh tổng hợp về kinh tế và công nghệ quốc tế. Mỗi chế độ xã hội thì đều phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và do đó có một cơ cấu thành phần kinh tế thích hợp. Chúng ta cần biết rằng chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa sở hữu được thực hiện vè mặt kinh tế trong quá trình sản xuất. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất bao gồm các hình thức sở hữu khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế, thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất định và chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế nhất định.
Trên con đường đi của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện mô hình “kinh tế chỉ huy” hay mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình này xét về mặt thực chất đó là sự xoá bỏ các thành phần kinh tế với tư cách là cơ sở kinh tế của sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá ; và quan hệ hàng hoá - tiền tệ hầu như bị hình thức hoá, nếu không muốn nói là bị phủ nhận .
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn này các thành phần kinh tế phần lớn là do Nhà nước quản lý, Các nhu cầu về đời sống xã hội cũng đều do Nhà nước bao cấp toàn bộ. Từ đó nền kinh tế mất đi sự linh hoạt vốn có và rất cần thiết . Cho nên trong giai đoạn này nước ta cómột nền kinh tế với tích luỹ cho sản xuất và tái sản xuất rất thâp dẫn đến năng suất lao động thấp do công nghệ lạc hậu . Việc làm cho công nghệ lạc hậu cũng do thiếu vốn và từ đó việc thiếu vốn nên tích luỹ thấp . Với tình trạng như thế, nên trong thời kỳ tập trung bao cấp thì quy mô và cơ cấu của ngành Xây dựng rất nhỏ . Đồng thời giai đoạn này người xây dựng chủ yếu do các thành phần kinh tế tham gia hoạt động là các doanh nghiệp Nhà nước và hớp tác xã xây dựng. Mô hình nói trên, cuộc sống không thể chấp nhận và đã phải trả giá, buộc phải thay đổi mô hình , buộc phải “chấn hưng” và thừa nhận vai trò to lớn của kinh tế hàng hoá hay kinh tế trị trường. Trong mấy thập niên gần đây, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động và thúc đẩy của công nghệ mới và lực lượng sản xuất mới. Vì vậy xu thế chuyển sang kinh tế thị trường – trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá đang ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở các nước XHCN. Với tình hình trên, ở nước ta Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định phương hướng: “phát triển kinh tế hangf hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận độnh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Trong giai đoạn này, việc xác định rõ xu hướng phát triển chung của nền kinh tế là rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. ở giai đoạn đầu của cơ chế thị trường, nước ta đã gặt hái được khá nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển rất nhanh của nền kinh tế quốc dân, từ đó nhu cầu về đời sống xã hội cũng tăng theo. Nên quy mô và cơ cấu của ngành Xây dựng tăng rất nhanh, so với thời kỳ kinh tế tập chung thì việc tăng này rất lớn. Nhu cầu về xây dựng tăng nhanh ro chủ đầu tư tự bỏ vốn ra để sản xuất mkinh doanh, nên bắt buộc phải xây dựng các công trình xây dựng để thực hiện mục đích đầu tư khác nhau. Trong giai đoạn này các thành phần kinh tế( doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình ) đều tham gia hoạt động xây dựng. Các loại hình doanh nghiệp này có trình độ về quản lý hạch toán và năng lực thi công xây lắp khác nhau do vậy việc xác định các chỉ tiêu kinh tế nói chung và giá trị sản xuất nói riêng cũng khác nhau, điều này quy định đến việc tính toán và phương pháp xác định giá trị sản xuất khác nhau.
2. Phương pháp xác định giá trị sản xuất trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp.
Trong thời kỳ này việc xác định và phương pháp tính toán đã bỏ qua phần thuế và phần chi phí gián tiếp còn cũng phần lớn tương đối là giống so với thời kỳ hiện nay. Tức các phần như chi phí trực tiếp, lãi định mức cũng có nội dung tương tự. Cụ thể :
Giá trị SPXL = CPTT + Phụ phí(CPGT) + lãi định mức
= Spq + c + Lđm
Trong đó: Spq là chi phí trực tiếp.
q là khối lượng hiện vật(bao gồm nguyên, vật liệu, nhân công, máy móc).
p là đơn giá dự toán.
c là chi phí chung (hay phụ phí).
Lđm là lợi nhuận định mức.
III. Phạm vi - nguyên tắc tính, khái niệm và nội dung GTSX, GTTT và CPTG
1. Phạm vi và nguyên tắc tính GTSX, GTTT và CPTG.
1.1. Phạm vi ngành xây dựng.
Theo phân ngành kinh tế quốc dân thì ngành xây dựng bao gồm các hoạt động sau:
(1). Công tác chuẩn bị mặt bằng;
(2). Công tác xây dựng (xây dựng và hoàn thiện công trình);
(3). Công tác lắp (lắp đặt thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ);
Các hoạt động (1) đến (3) bao gồm cả xây mới, cải tạo (nâng cấp và mở rộng) và khôi phục các đối tượng xây dựng (công trình xây dựng, HMCT).
(4). Sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc.
(5). Cho thuê máy móc, thiết bị thi công có người điều khiển đi kèm;
Tuy nhiên cùng với những hoạt động kể trên, những hoạt động sau: tư vấn đầu tư và xây dựng, làm tổng thầu chia thầu cho các đơn vị đơn vị xây lắp khác, khảo sát thiết kế, qui hoạch chi tiết xây dựng công trình lại luôn gắn liền với đối tượng xây dựng. Do vậy các hoạt động này thường luôn nằm cùng trong một dây chuyền sản xuất, có thể do cùng một đơn vị thực hiện, và các khoản chi phí của chúng thường được tính chung vào tổng mức vốn đầu tư. Chính vì thế trong thực tế ngành xây dựng còn được qui định bao gồm:
(6). Làm tổng thầu chia thầu cho các đơn vị xây lắp khác;
(7). Khảo sát thiết kế, qui hoạch xây dựng chi tiết trực tiếp cho công trình xây dựng;
(8). Hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.
Bên cạnh đó các hoạt động khác của doanh nghiệp không hạch toán riêng biệt được cũng được xếp vào ngành xây dựng, gồm:
(9). Hoạt động sản xuất xây lắp phụ không hạch toán riêng biệt được.
(10). Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ không hạch toán riêng biệt được
Đên đây để thuận tiện cho việc tính toán giá trị sản xuất ngành xây dựng, chúng ta phân ngành xây dựng ra thành hai ngành phụ như sau:
- Ngành xây lắp: gồm các Hoạt động từ (1) đến (5), (9) và/hoặc (10)
- Ngành khảo sát thiết kế - Qui hoạch xây dựng: gồm các hoạt động từ (6) đến (8) và hoặc (10)
1.2. Những nguyên tắc cơ bản để tính Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian và Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng.
Tính toàn bộ giá trị thực tế đã thực hiện trong năm của các đơn vị xây dựng, lắp đặt thiết bị và sửa chữa lớn thuộc tất cả các ngành và thành phần kinh tế thường trú trên lãnh thổ nhận thầu và tự làm.
Không tính giá trị các thiết bị, máy móc được đưa và lắp đặt trong các công trình để tránh tính trùng trong Giá trị sản xuất và Chi phí trung gian( vì nó đã được tính ở ngành công nghiệp).
Đối với xây dựng cơ bản tự làm của các hộ dân cư phải tính cả nguyên, vật liệu phải mua hoặc không phải mua theo giá thị trường ở thời điểm xây dựng, tính cả giá trị công lao động của các thành viên, người thân trong gia đình thực hiện và công lao động phải thuê mướn tạm thời dùng vào hoạt động xây dựng.
Không tính vào giá trị sản xuất những công trình xây dựng bỏ dở.
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian và Giá trị tăng thêm ngành xây dựng được tính đồng thời theo 2 loại giá: Giá thực tế và giá so sánh năm gốc.
2. Giá trị sản xuất xây lắp
2.1. Khái niệm:
Giá trị sản xuất xây lắp là một chỉ tiêu của ngành thống kê có thể được hiểu tương đương với khái niệm giá trị sản lượng xây lắp mà các doanh nghiệp xây lắp vẫn thường dùng.
Về mặt kinh tế học giá trị sản xuất xây lắp được hiểu là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra và phần giá trị thặng dự do các yếu tố sản xuất tạo ra của đơn vị xây lắp trong một quá trình sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm và dịch vụ trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.
Dưới góc độ hạch toán và tài chính có thể hiểu giá trị sản xuất xây lắp là giá trị tính bằng tiền của khối lượng sản phẩm và dịch vụ xây dựng do đơn vị xây lắp thực hiện trong một kỳ kinh doanh, được bên giao thầu (bên A) xác nhận, được chấp nhận thanh toán hoặc chưa được thanh toán.
Các khái niệm cần giải thích:
(1). Khối lượng sản phẩm và dịch vụ xây lắp:
Khối lượng sản phẩm và dịch vụ xây dựng bao gồm:
(i). Khối lượng công tác chuẩn bị mặt bằng;
(ii) Khối lượng công tác xây;
(iii). Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị;
(iv). Khối lượng công tác sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc;
(v). Doanh thu cho thuê phương tiện, thiết bị thi công có người điều khiển;
(vi). Khối lượng công tác sản xuất kinh doanh phụ và xây lắp phụ không hạch toán riêng biệt được;
(vii). Thu chênh lệch do làm tổng thầu chia thầu cho các đơn vị xây lắp khác;
(viii). Ngoài ra giá trị sản xuất xây lắp trong kỳ còn bao gồm giá trị thu được từ bán các phế liệu, phế phẩm do quá trình thi công xây lắp tạo ra.
Các khối lượng trong các mục (i), (ii) và (iii) thường gắn với một công trình, một hạng mục công trình, một giai đoạn công việc hoặc một khối lượng công tác có dự toán xây lắp riêng biệt. Do vậy trong thực tế nên thuật ngữ ‘công tác xây lắp’ thường được sử dụng chung cho hai thuật ngữ ‘công tác chuẩn bị mặt bằng’, ‘công tác xây’ và ‘công tác lắp’.
(2). Do đơn vị xây lắp thực hiện, gồm có:
(i). Những khối lượng công tác do đơn vị trực tiếp nhận thầu và trực tiếp thực hiện thi công xây lắp hay cung cấp dịch vụ.
(ii) Những khối lượng công tác do đơn vị nhận thầu từ đơn vị khác nhưng trực tiếp thực hiện thi công xây lắp hay cung cấp dịch vụ.
(iii). Phần chênh lệch giá trị những khối lượng công tác do đơn vị trực tiếp nhận thầu nhưng giao thầu lại,chia thầu cho đơn vị khác thực hiện.
(3). Khối lượng thực hiện trong kỳ.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là chu kỳ sản xuất thường kéo dài nên khối lượng sản phẩm xây lắp thực hiện trong kỳ thường phải được chia thành các giai đoạn công việc khác nhau để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý giá thành và đảm bảo vốn cho hoạt động của đơn vị xây lắp. Khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo cách này được gọi là sản phẩm xây lắp hoàn thành qui ước. Vậy khối lượng thực hiện trong kỳ bao gồm:
(i). Khối lượng sản phẩm và dịch vụ xây lắp hoàn thành và bàn giao, thường là các công trình, HMCT, giai đoạn công tác hoặc khối lượng công việc có dự toán độc lập đã hoàn thành được bên giao thầu nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
(ii). Khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ.
Mối quan hệ giữa khối lượng thực hiện trong kỳ với khối lượng hoàn thành trong kỳ có thể được biểu diễn qua phương trình sau:
+
Khối lượng thực hiện trong kỳ
=
Khối lượng hoàn thành trong kỳ
Khối lượng dở dang cuối kỳ
-
Khối lượng dở dang đầu kỳ
2.2. Cách tính:
Đến đây có thể công thức hoá giá trị sản xuất xây lắp trong một kỳ kinh doanh/báo cáo như sau :
Giá trị sản xuất xây lắp
=
Giá trị công tác xây lắp
+
Giá trị công tác SCL nhà cửa, vật kiến trúc
+
Doanh thu cho thuê TB, MM có người điều khiển đi kèm
+
Giá trị phế liệu, phế phẩm do thi công tạo ra
2.2.1. Tính toán giá trị công tác xây lắp .
Về mặt nguyên tắc giá trị sản xuất xây lắp được tính toán từ các thành phần ở bên phải của công thức trên cho mọi loại đối tượng xây dựng thực hiện trong kỳ. Tuy nhiên phương pháp tính toán thực tế lại khác nhau giữa những đối tượng xây dựng đầu tư bằng vốn Nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp và những đối tượng xây dựng đầu tư bằng vốn của dân (nhà ở, quầy hàng kinh doanh,...). Sự khác nhau nhau này chủ yếu ở phương pháp tính toán giá thành sản phẩm (giá trúng thầu). Giá thành của các công trình; hạng mục công trình thuộc nhóm thứ nhất thông thường được lập theo một qui trình chặt chẽ và chi tiết, được xác định theo đơn giá và định mức chuẩn. Trong khi đó giá thành của các công trình; hạng mục công trình của nhà dân thường được lập dựa trên giá cả thoả thuận hoặc đơn giá tổng hợp (ví dụ như đơn giá cho một m2 sàn). Chính vì vậy cách tính toán cũng cần thiết lập riêng biệt.
2.2.1.1. Tính toán giá trị sản xuất xây lắp của các công trình, HMCT đầu tư bằng vốn Nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp.
Giá trị công tác xây lắp được xác định theo công thức sau:
=
Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong kỳ
+
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
-
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Giá trị công tác xây lắp
(1 (1)
Các khái niệm cần giải thích:
(1) Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm xây lắp chính là giá trị dự toán trước thuế của công trình, HMCT, giai đoạn công tác hoặc khối lượng công việc có dự toán riêng đã hoàn thành và được bên giao thầu chấp nhận nghiệm thu, thanh toán. Đối với sản phẩm xây lắp thi công trong nhiều năm thì doanh thu thuần của một năm chính là giá trị phải thu tương ứng với giá trị khối lượng công việc, HMCT xây lắp hoàn thành trong năm đó được người giao thầu chấp nhận thanh toán.
Như vậy công thức (1) trên có thể viết thành:
Giá trị công tác xây lắp
=
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế khối lượng hoàn thành bàn giao
+
Giá trị khối lượng xây dở dang cuối kỳ
-
Giá trị khối lượng xây dở dang
Còn giá trị dự toán trước thuế được xác định bằng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
(Z)
=
Giá thành dự toán xây lắp
(G)
+
Thu nhập chịu thuế tính trước
(TL)
- Giá thành dự toán xây lắp hạng mục công trình: là toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công và định mức, đơn giá của từng tỉnh. Nó cũng chính là giá trúng thầu đối với các công trình đấu thầu. Giá thành dự toán xây lắp bàn giao cho bên sử dụng chính là giá vốn hàng bán.
Giá thành dự toán
(G)
=
Chi phí vật liệu (V)
+
Chi phí nhân công (NC)
+
Chi phí sử dụng máy thi công (M)
+
Chi phí chung (C)
Chi phí trực tiếp (T)
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
=
Chi phí trực tiếp
+
Chi phí chung
+
Thu nhập chịu
thuế tính trước
Z
=
T
+
C=P ´NC
+
TL = [T+C] ´ tỉ lệ quiđịnh
Các thành phần của giá thành và giá trị dự toán được trình bày ở phần sau.
Do đặc điểm của hoạt động ngành xây dựng, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước.
- Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, HMCT đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật đúng thiết kế, đúng hợp đồng, bàn giao và được bên A nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất, thi công trọn vẹn cho công trình, HMCT.
- Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước là giá thành của các khối lượng xây lắp chưa hoàn thành hoàn chỉnh mà được xác định là hoàn thành đến một giai đoạn qui ước. Chỉ tiêu này đáp ứng được yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất một cách kịp thời các chi phí phát sinh cho từng đối tượng. Chỉ tiêu này có nhược điểm là không phản ánh một cách toàn diện và chính xác giá thành công trình, HMCT.
(2). Giá trị khối lượng xây dở dang cuối kỳ được xác định phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đã ký giữa đơn vị với bên giao thầu.
Đối với những hạng mục công trình được qui định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng số chi phí sản xuất phát sinh tính từ khi khởi công đến thời điểm đó. Tức là đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp trên các thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất hoặc các tài liệu tương tự.
Đối với những hạng mục công trình thanh toán theo giai đoạn công việc hoặc khối lượng công tác xây lắp hoàn thành riêng biệt có giá trị dự toán riêng thì sản phẩm dở dang là những công việc xây lắp chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cuối kỳ. Trên cơ sở biên bản kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang lúc cuối kỳ và các tài liệu khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất thực tế hoặc theo định mức.
Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang đã được tổng hợp để tiến hành xác định giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ theo qui ước bằng chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ. Việc tính toán này có thể được xác định theo các cách sau:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
=
Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ
X
Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương được áp dụng chủ yếu cho việc xác định khối lượng dở dang của công tác lắp đặt:
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
=
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
X
Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
=
Chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ
X
Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
ắắắắắắắắắắắắắắắắ
2.2.1.2. Một số nguyên tắc đối với tính toán giá trị khối lượng xây lắp:
Được tính vào giá trị sản lượng xây lắp trong kỳ gồm có:
(i). Nguyên tắc trực tiếp có ích: Chỉ gồm những kết quả trực tiếp có ích của công tác xây lắp.
Kết quả lao động có ích của đơn vị xây lắp bao gồm những công trình, HMCT, bộ phận công trình hoặc công việc xây lắp hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ghi trong thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công đã được bên giao thầu xác nhận hoặc nghiệm thu. Trường hợp có thay đổi hoặc bổ sung thiết kế thì phải có hợp đồng bổ sung. Những khối lượng thi công vượt thiết kế phải có sự thoả th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0092.doc