Chuyên đề Xác dịnh giá giá dự thầu ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông và thương mại 124

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG & THƯƠNG MẠI 124 4

1.1 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4

1.1.1 Thông tin chung về công ty 4

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty 4

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 4

1.1.4 Mục tiêu chiến lược của Công ty 5

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 6

1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 6

1.2.2 Đặc điểm về thị trường kinh doanh 7

1.2.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất 8

1.2.3.1 Quy trình sản xuất 8

1.2.5.2 Cơ cấu sản xuất 9

1.2.5.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất 10

1.2.5 Đặc điểm về trang thiết bị và công nghệ thi công 10

1.2.6 Đặc điểm về tài chính 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG & THƯƠNG MẠI 124 13

2.1TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 13

2.2.1 Yêu cầu đối với công tác xác định giá dự thầu ở công ty 13

2.2.2 Tổ chức xác định giá dự thầu của công ty 13

2.2.3 Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty 13

2.2.3.1 Căn cứ xác định giá dự thầu của Công ty 13

2.2.3.2 Các bước xác định giá dự thầu 14

2.2.3.3 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí 16

2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ THẦU CHO GÓI THẦU SỐ 06 23

2.3.1 Thông tin khái quát về gói thầu 23

2.3.1.1 Tên và vị trí công trình 23

2.3.1.2 Hạng mục công việc 23

2.3.2 Nghiên cứu hồ sơ mời thầu và gói thầu 23

2.3.3 Nghiên cứu môi trường đấu thầu 24

2.3.4 Kiểm tra khối lượng gói thầu 24

2.3.5 Lập giá dự thầu 24

2.3.5.1 Cắn cứ 24

2.3.5.2 Tính giá dự thầu 24

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 26

2.4.1 Những mặt hợp lý 26

2.4.2 Những mặt hạn chế 27

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 29

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 30

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU 30

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 30

3.2.1 Hợp lý hoá cơ cấu giá dự thầu 30

3.2.2 Xây dựng bộ đơn giá riêng phù hợp 34

3.2.3 Đề ra chiến lược bỏ thầu linh hoạt 36

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU TRONG XÂY DỰNG 36

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác dịnh giá giá dự thầu ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông và thương mại 124, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược. Để đạt được mức lợi nhuận cao, cán bộ lập giá dự thầu cần đưa ra một mức giá hợp lý dựa trên cơ sở tính toán phương án có thể tiết kiệm tối đa các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng vốn… 1.2.5.2 Cơ cấu sản xuất Công ty cổ phẩn xây dựng giao thông & thương maị 124 tổ chức sản xuất thành 5 đội xây dựng, một xưởng sửa chữa, các đơn vị này đều chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Cơ cấu sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.2 sau đây: Công ty P. TC-KT P. Kỹ Thuật P.TCLĐ-HC P. VTư,máy P. K Doanh Kinh D Đội nền mặt đường 1 Đội nền mặt đường 4 Đội nền mặt đường 5 Xưởng sửa chữa Đội nền mặt đường 3 Đội nền mặt đường 2 P. Thị Truờng Sơ đồ 1.2- Sơ đồ mô tả cơ cấu sản xuất của Công ty 1.2.5.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124 có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sản xuất xây dựng công trình đường là hoạt động sản xuất chính. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động phụ, phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chính như: sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ thi công đường, nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, sửa chữa, phục hồi thiết bị thi công… Do đó để thuận tiện trong việc tổ chức quản lý sản xuất, Công ty đã tổ chức sản xuất thành 5 đội xây dựng, một xưởng sửa chữa, những đơn vị này có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Công ty. 1.2.5 Đặc điểm về trang thiết bị và công nghệ thi công - Đặc điểm về trang thiết bị và công nghệ thi công:…….. - Ảnh hưởng tới xác định giá dự thầu Trong một vài năm gần đây, Công ty cũng đã chú trọng công tác đổi mới công nghệ, góp phần tăng khả năng thắng thầu các công trình xây dựng, có khả năng hoàn thành các công trình có kỹ thuật cao được các chủ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tín nhiệm. Công ty đã chủ động trong việc nắm bắt công nghệ mới, hiện đại như: công nghệ ép bấc thấm để thi công xử lý nền đất yếu; công nghệ dải mặt đường betông nhựa nhám; công nghệ xây dựng cầu bê tông khẩu độ trung và nhỏ; công nghệ dải thảm Asphalt; công nghệ cấp phối đá dăm…Do vậy, quy trình kỹ thuật công nghệ của Công ty tương đối đảm bảo tính đồng bộ, giúp làm tăng năng suất và chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm. Với hệ thống trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại và đồng bộ như trên, lại luôn cập nhật, nắm bắt công nghệ tiên tiến, Công ty hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ các dự án giao thông lớn và nhỏ. Đồng thời, việc phát huy hết năng lực về công suất máy thi công cho phép Công ty tiết kiệm được một số chi phí thuê máy móc bên ngoài. Công tác lập giá dự thầu, nhờ đó mà rất linh hoạt trong việc điều chỉnh, cân đối các khoản mục chi phí liên quan. Tuỳ thuộc tính chất từng gói thầu, trong trường hợp cần thiết phải giảm giá dự thầu, Công ty có thể chủ động giảm chi phí khấu hao máy móc thiết bị bằng cách chuyển một phần khấu hao cho các dự án, công trình khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả. 1.2.6 Đặc điểm về tài chính Công ty cổ phần xây dựng giao thông và &thương mại 124 trước đây là công ty xây dựng công trình giao thông 124 - Một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, được cổ phần hoá tháng 4 năm 2006.Nguồn vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Nguồn vốn ngân sách: Ngân sách nhà nước, lợi nhuận để lại Nguồn vốn tin dụng: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 1.4 - Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2003 – 2007: Bảng 1.4: Nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn kinh doanh 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn kinh doanh 70934 96985 109807 151854 146715 Theo tính chất vốn: -Vốn chủ sở hữu 5030 5154 5243 15064 15064 -Tổng nợ phải trả 70934 96985 109087 136790 131651 - Vốn lưu động 61584 74959 129824 121584 115556 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003- 2007-Phòng tài chính kế toán Qua bảng trên cho ta thấy tình hình chung của công ty gần đây gặp rất nhiều khó khăn về vốn.Trong tốn vốn kinh doanh của công ty tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 2003 là 100%, năm 2004 là 100%, năm 2005 là 100%, năm 2006 là: 90,5% và năm 2007 là: 89,7%. Như vậy trong năm gần đây, Công ty luôn có hệ số nợ tổng tài sản trung bình là 0,96. Điều này ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty do phải chịu sức ép về lãi vay.Thực tế cho thấy trong 5 năm gần đây Công ty không thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính. PHẦN II: THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG & THƯƠNG MẠI 124 2.1TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 2.2.1 Yêu cầu đối với công tác xác định giá dự thầu ở công ty Lập giá dự thầu cho công trình là một bước rất quan trọng đối với toàn bộ quy trình dự thầu của Công ty. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải đưa ra một mức giá hợp lý, đảm bảo không quá cao cũng không quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu. Bởi vì với mức giá cao, Công ty có thể bị đánh trượt, ngược lại mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến. Do vậy, công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức nhạy bén, tinh tế của đội ngũ cán bộ lập giá dự thầu. Do tính phức tạp đó, Công ty đã đề ra một số yêu cầu cần quán triệt đối với công tác lập giá dự thầu như sau: Tuân thủ các hướng dẫn của hồ sơ mời thầu; Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã lựa chọn; Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất. 2.2.2 Tổ chức xác định giá dự thầu của công ty 2.2.3 Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty 2.2.3.1 Căn cứ xác định giá dự thầu của Công ty Căn cứ vào thông báo mời thầu Căn cứ vào các văn bản pháp lý của nhà nước về hướng dẫn kỹ thuật lập giá dự thầu Căn cứ bảo bảng báo giá do UBND cấp tỉnh có công trình ban hành Căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, biện pháp tổ chức thi công của Công ty 2.2.3.2 Các bước xác định giá dự thầu Quá trình tổ chức lập giá dự thầu ở Công ty bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin về các gói thầu Tất cả các yêu cầu về đấu thầu do cán bộ công nhân viên của Công ty nhận được thông qua mọi hình thức (qua báo chí, truyền hình, khách hàng đặt trực tiếp hoặc qua fax, công văn, e-mail, website) đều được chuyển đến Phòng thị trường và cán bộ phụ trách đấu thầu Phòng thị trường có trách nhiệm ghi lại các yêu cầu đó vào sổ nhận yêu cầu khách hàng. Bước 2: Tiếp xúc ban đầu và tham gia sơ tuyển (nếu có) Sau khi đã có được thông báo mời thầu đối với các gói thầu mà Công ty quan tâm, Công ty sẽ bố trí cán bộ tiếp xúc trực tiếp với các chủ đầu tư để tìm hiểu thêm các thông tin về dự án chuẩn bị tổ chức đấu thầu. Sau đó, ban giám đốc Công ty và trưởng các đơn vị chức năng tiến hành xem xét, phân tích năng lực của Công ty xem có phù hợp với công việc chuẩn bị tổ chức mời thầu và tính khả thi khi thực hiện dự án, sau đó quyết định có tham gia tranh thầu hay không. Nếu có, Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu. Phòng kế hoạch căn cứ vào thời điểm bên mời thầu bắt đầu bán hồ sơ dự thầu và thời điểm đóng, mở thầu để bố trí sắp xếp cán bộ và phân giao nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu cơ bản mà nhà thầu phải tuân theo và những điều kiện ràng buộc để thực hiện gói thầu Nghiên cứu bản vẽ thiết kế công trình, từ đó rút ra những đặc điểm cần chú ý để đưa ra những biện pháp kỹ thuật và phương án tổ chức thi công hợp lý. Kiểm tra lại cẩn thận bản tiên lượng mời thầu để phát hiện về khối lượng mà hồ sơ mời thầu tính thiếu hoặc tính thừa. Tiến hành nghiên cứu, đánh giá về các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế nơi xây dựng công trình, từ đó rút ra thuận lợi, khó khăn đối với các nhà thầu như lượng mưa, địa hình, nước ngầm, nguyên vật liệu, nhân công, vốn… Tiến hành nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh. Bước 3: Lập biện pháp tổ chức thi công và công nghệ thi công Căn cứ vào nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu, khối lượng các hạng mục công việc chính cần thực hiện trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, mặt bằng khu vực thi công công trình và hạng mục công trình, căn cứ vào năng lực kinh nghiệm và khả năng huy động năng lực thiết bị thi công hợp lý của mình, Công ty sẽ lập biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho từng hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, biện pháp tổ chức thi công chung và lựa chọn công nghệ thi công cho các hạng mục công việc cụ thể. Bước 4: Chuẩn bị và tiến hành lập đơn giá thầu Dựa trên những nghiên cứu ở trên, Phòng kế hoạch cung ứng phối hợp với các phòng chức năng khác phân công những cán bộ có năng lực chuyên môn phụ trách công tác lập hồ sơ dự thầu, quá trình này được tiến hành lần lượt như sau: Xác định chính xác các khối lượng công việc phải thực hiện trong hồ sơ mời thầu Xác định yêu cầu kỹ thuật của các loại vật tư, vật liệu, thiết bị dùng để thi công công trình Tập hợp giá cả vật tư, thiết bị theo yêu cầu của dự án tại thời điểm đó. Căn cứ vào yếu tố trên, kết hợp với giá nhân công, năng lực tài chính, năng lực của bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân, xác định đơn giá dự thầu hợp lý. Bước 5: Xác định giảm giá dự thầu (nếu cần thiết) Hoàn thiện hồ sơ dự thầu, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ tình hình công việc của Công ty tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ khả năng tiết kiệm được của đơn vị do giảm được các chi phí không cần thiết để xác định giảm giá dự thầu. Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ dự thầu, Phòng kế hoạch cung ứng trình giám đốc phê duyệt để đưa ra quyết định cuối cùng. 2.2.3.3 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí xây dựng công trình của Công ty hiện nay được thực hiện theo quy trình từng bước, cụ thể như sau: Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc a. Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu Căn cứ Công thức tính: VL = (1) Trong đó: Qj : Khối lượng công tác xây dựng thứ j Djvl : Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có) b.Phương pháp xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu Căn cứ: Cấp bậc thợ; Số công nhân theo định mức cấp bậc thợ; Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Công thức tính: Chi phí công nhân dự thầu được tính theo công thức: NC = (2) Trong đó: Qj : Khối lượng công tác xây dựng thứ j Djnc : Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j Knc : Hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có) c. Xác định chi phí máy thi công trong đơn giá dự thầu Căn cứ Công thức tính M = (3) Trong đó Qj : Khối lượng công tác xây dựng thứ j Djm :Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j Kmtc : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công( nếu có) d.Chi phí trực tiếp khác Được tính như sau: TT = 1,5% x (VL + NC + M) (4) Vậy, chi phí trực tiếp là: T = VL + NC + M + TT Trong đó: VL: Chi phí vật liệu NC: Chi phí nhân công M : Chi phí máy thi công TT: Trực tiếp phí khác e. Xác định chi phí chung trong đơn gía dự thầu Khái niệm Các bộ phận cấu thành chi phí chung Công thức tính: C = tỷ lệ phần trăm x T (5) Trong đó: tỷ lệ phần trăm là định mức chi phí chung được quy định tuỳ thuộc theo từng loại công trình nhất định, đối với công trình giao thông, mức quy định là 5,3% f. Thu nhập chịu thuế tính trước Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước. Công thức tính: Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo công thức: TL = (T + C) * tỷ lệ (6) Tỷ lệ trên được xác định tuỳ theo từng Nhà thầu và theo từng công trình chứ không nhất thiết theo định mức chung của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại Công ty vẫn áp dụng tỷ lệ quy định của Nhà nước là 6% đối với công trình giao thông để tính thu nhập chịu thuế tính trước. g. Thuế giá trị gia tăng đầu ra Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu…nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung vào đơn giá dự thầu và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp. Công thức tính: Thuế giá trị gia tăng đầu ra xác định theo công thức: VAT = (T + C + TL ) x Tgtgt (7) Tgtgt : Mức thuế suất giá trị gia tăng theo quy định đối với công tác xây dựng, lắp đặt. h. Chi phí dự phòng Được thành lập từng khoản mục riêng trong giá dự thầu. Trường hợp có danh mục riêng thì phải được tính thêm giá dự thầu bằng tỷ lệ tương ứng. Toàn bộ quy trình tính giá dự thầu xây dựng công trình hiện tại Công ty đang áp dụng được phản ánh chi tiết qua bảng 2.2 sau đây: Bảng 2.2 Bảng tổng hợp quy trình tính giá dự thầu STT Khoản mục chi phí trong đơn giá Cách tính Kết Qủa I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu VL 2 Chi phí nhân công NC 3 Chi phí máy thi công M 4 Trực tiếp phí khác 1,5% x (VL + NC + M) TT Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T II CHI PHÍ CHUNG 5,3% x T C GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG T + C Z III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC 6% x ( T + C) TL Giá trị dự toán xây dựng trước thuế T + C + TL G IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TXD GTGT GTGT Giá trị dự toán xây dựng sau thuế G + GTGT GXDCPT Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. G x 1% x TXD GTGT GXDLT Giá trị dự toán xây dựng cuối cùng sau thuế. GXD CPT + GXDLT Gdth Bước 2: Xác định giá dự thầu cho từng hạng mục công trình Giá dự thầu cho hạng mục công trình tính theo công thức sau: GHM = (8) Trong đó GHM : Giá dự thầu hạng mục công trình Qi : Khối lượng công việc thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc tách từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công. ĐGi : Đơn giá dự thầu công việc xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá dự thầu trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được xác định trong hồ sơ dự thầu. n : số công việc xây lắp trong hạng mục công trình Bước 3: Tính giá dự thầu công trình Sau khi đã tính được giá dự thầu cho từng hạng mục, Công ty tiến hành tổng hợp giá dự thầu của toàn công trình theo công thức: GCT = (9) Trong đó GCT : Đơn giá dự thầu toàn bộ công trình GHMi : Đơn giá dự thầu hạng mục i n : Số hạng mục 2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ THẦU CHO GÓI THẦU SỐ 06 ( Gói thầu số 06: Km 65 + 00 ÷Km 80 + 00, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 4G đoạn Mường Sai – Sông Mã( Km 50 + 00 ÷92 + 00)) 2.3.1 Thông tin khái quát về gói thầu 2.3.1.1 Tên và vị trí công trình 2.3.1.2 Hạng mục công việc Nền đường Mặt đường Công trình thoát nước An toàn giao thông 2.3.2 Nghiên cứu hồ sơ mời thầu và gói thầu Thuận lợi Khó khăn 2.3.3 Nghiên cứu môi trường đấu thầu Qua điều tra, ngoài Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124 còn có 4 nhà thầu cùng tham gia tranh thầu gói thầu nay Nhà thầu 1: Công ty Công trình giao thông 2 Nhà thầu 2: Công ty giao thông 892 Nhà thầu 3: Công ty đường 122 Nhà thầu 4: Công ty giao thông Việt – Lào 2.3.4 Kiểm tra khối lượng gói thầu 2.3.5 Lập giá dự thầu 2.3.5.1 Cắn cứ 2.3.5.2 Tính giá dự thầu Bảng giá vật liệu tại chân công trình Bảng đơng giá ca máy tính trong đơn giá dự thầu Bảng nhân công trong đơn giá dự thầu Bảng hệ số đơn giá( VL, NC, M) Bước 1: Tính đơn giá dự thầu cho từng công việc Gói thầu số 06 gồm 4 hạng mục: Nền đường Mặt đường Công trình thoát nước An toàn giao thông Hạng mục: Nền đường Công việc 1: Đắp đất nền đường K>= 0,95 a.Chi phí vật liệu: Đất đắp được sử dụng bằng nguồn đất đào nên chi phí vật liệu băng 0 b.Chi phí nhân công: Gồm chi phí cho nhân công đắp đất và chi phí cho nhân công đào đất c.Chi phí máy thi công d.Chi phí trực tiếp khác e.Chi phí trực tiếp f.Chi phí chung g.Thu nhập chịu thuế tính trứơc( lãi dự kiến của nhà thầu) h.Giá dự toán xây dựng trước thuế i. Thuế gía trị gia tăng l. Chi phí dự toán xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công n. Chi phí dự toán cuối cùng sau thuế Công việc 2: Đắp đá thải bù lề (Tính tương tự như trên) Công việc 3: Cắt khe nứt ( Tính tương tự như trên) Công việc 4:Nhựa Matit ( Tính tương tự như trên) → Bảng phân tích giá dự thầu của nền đường Hạng mục: Mặt đường, Công trình thoat nước và An toan giao thông( Tính toán tương tự như hạng mục nền đường) Bước 2: Tính giá dự thầu cho từng hạng mục Hạng mục: Nền đường Hạng mục : Mặt đường Hạng muc : Công trình thoát nước Hạng mục : An toàn giao thông Bước 3: tính giá dự thầu công trình Gdth = → Bảng tổng hợp giá dự thầu công trình 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 2.4.1 Những mặt hợp lý - Bộ phận lập giá (Phòng thị trường) đã có phương pháp tính giá tương đối chi tiết và phù hợp với xu thế hiện nay, tuân thủ đúng những quy định của Nhà nước. - Quy trình lập giá dự thầu là tương đối hợp lý đảm bảo tính logic, có cơ sở lý luận về hiệu quả của phương án giá đã đề cập. - Đã chú trọng hoàn thiện công tác xác định giá dự thầu, huy động đội ngũ cán bộ làm công tác giá có kinh nghiệm tham gia việc xác định giá. Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, đội ngũ này ngày càng được nâng cao về trình độ, năng lực, bên cạnh đó luôn cập nhật, tiếp cận với những thay đổi về quy định hướng dẫn lập dự toán xây lắp của Nhà nước ban hành. - Đã tích cực chủ động tìm kiếm thông tin về các gói thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thiết lập mối quan hệ bền vững, lâu dài với các đơn vị cung cấp vật liệu uy tín. Là một thành viên chủ chốt của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I- Bộ Giao thông vận tải, hàng năm Công ty nhận được rất nhiều công trình lớn nhỏ do Tổng Công ty giao xuống. Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty, cho phép đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị máy móc thi công, đủ năng lực thi công các công trình lớn, tăng thêm năng lực thực sự trong đấu thầu dự án. 2.4.2 Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, quá trình lập giá của Công ty vẫn còn bộc lộ một số vấn đề chưa thật hợp lý, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của giá dự thầu, đó là: - Đơn giá phần lớn nguyên vật liệu thi công được lấy theo đơn giá chung của địa phương, chưa lập được bộ đơn giá riêng nên giá không bám sát với tình hình thực tế trên thị trường ở thời điểm lập giá. - Đơn giá xe máy thiết bị thi công được lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập được bộ đơn giá riêng phù hợp với tình hình năng lực của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện tại ở Công ty, nên các chi phí máy so với thực tế còn có sự chênh lệch khá lớn, điều này làm giảm tính cạnh tranh của giá dự thầu. - Việc quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, gây khó khăn cho cán bộ lập giá dự thầu trong việc tính toán mức chi phí chung và xác định tỷ lệ lãi dự kiến của mình, do vậy Công ty vẫn áp dụng các tỷ lệ này theo quy định của Nhà nước, điều này làm giảm tính chính xác của công tác lập dự toán. - Thực tế trong những năm qua, đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác lập giá dự thầu của Công ty đã được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, tuy nhiên số lượng cán bộ còn thưa, dẫn đến tình trạng một số cán bộ kiêm nhiều vị trí, công việc cùng một lúc, kết quả là làm giảm hiệu suất làm việc; ngoài ra Công ty cũng còn thiếu những cán bộ giỏi về chuyên môn, có kiến thức quản lý kinh tế, có kinh nghiệm để có thể vừa đồng thời lập biện pháp thi công, vừa tính toán giá dự thầu hợp lý. - Công tác chỉ đạo, tổ chức, phân giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong Công ty còn chưa chặt chẽ, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu về thông tin thông suốt. - Tình hình tài chính không lành mạnh, Công ty đang gặp khó khăn rất lớn về vốn, do vậy chưa đủ năng lực tài chính để tham gia nhiều gói thầu cùng một lúc. Đôi khi, giá dự thầu tăng cao một phần là do gánh nặng của việc chi trả lãi vay ngân hàng cho một khoản tiền lớn trong thời gian dài. - Việc thu thập thông tin về gói thầu, như các thông tin về đặc điểm công trình, điều kiện thi công (địa hình, khí hậu, nguồn nước…), đối thủ cạnh tranh… còn hạn chế nên các thông tin thu được chưa cụ thể và chi tiết, dẫn tới đánh giá không chính xác đối thủ cạnh tranh, khó có thể đề ra được chính sách giá bỏ thầu linh hoạt dựa trên một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, dẫn đến việc thực hiện công tác xác định giá dự thầu chưa diễn ra có hệ thống và chặt chẽ, giá bỏ thầu đôi khi chưa thực sự hợp lý. 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan Hệ thống định mức dự toán xây dựng cơ bản thiếu chinh xác Về phía chủ đầu tư Nguyên nhân chủ quan PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY 3.2.1 Hợp lý hoá cơ cấu giá dự thầu Cơ sở đưa ra biện pháp Giá dự thầu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hồ sơ dự thầu. Đưa ra mức giá dự thầu hợp lý là việc làm cần thiết, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Hiện tại, do chưa đề ra được chiến lược lập giá linh hoạt, trong nhiều trường hợp để trúng thầu, Công ty tự hạ giá mà không có căn cứ rõ ràng, đúng đắn, không giải trình đầy đủ lý do giảm giá nên không được chủ đầu tư chấp thuận và bị trượt thầu. Vì vậy để đưa ra được một mức giá dự thầu có tính cạnh tranh cao thì cần phải tính toán một cách hợp lý các yếu tố cấu thành nên giá dự thầu. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu của Công ty. Nội dung của biện pháp Để hợp lý hoá cơ cấu giá dự thầu, xuyên suốt quá trình lập giá Công ty cần quán triệt một số vấn đề cụ thể như sau: Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu Xác định nguồn cung ứng vật liệu với chất lượng và giá cả phù hợp + Chọn nhà cung ứng vật liệu truyền thống; + Chọn nhà cung cấp vật liệu tại chỗ, sử dụng vật liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển nếu có thể. Cần tận dụng tối đa các chính sách giảm giá, chiết khấu của nhà cung ứng như mua với số lượng lớn khi thi công nhiều công trình. Dự báo những biến động về giá cả thị trường vật liệu xây dựng, có chính sách dự trữ trong trường hợp giá cả vật liệu có biến động tăng. Để thực hiện được công tác này, đòi hỏi phòng Kế hoạch cung ứng phải luôn theo dõi sát sao, cập nhật những biến động giá cả vật tư hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ban vật giá Chính phủ, qua báo chí, Internet, đơn chào hàng… Quá trình lập giá dự thầu có tính đến các biện pháp nhằm tránh lãng phí nguyên vật liệu, hạn chế hao hụt như nâng cao độ chính xác của liều lượng pha chế, tận dụng phế liệu, tìm kiếm thử nghiệm và khai thác các phương pháp thi công tiên tiến có tác dụng tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng công tác xây lắp. Ngoài ra, cũng cần tính đến các biện pháp về công nghệ vận chuyển và sắp xếp kho bãi một cách hợp lý sao cho đường vận chuyển là ngắn nhất, hiệu quả nhất bằng cách tổ chức quá trình phục vụ thi công một cách khoa học. Hệ thống kho bãi có chức năng tiếp nhận, dự trữ, bảo quản các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình…Cần lựa chọn phương pháp bố trí thuận tiện nhất cho việc bốc xếp, cấp phát và xuất nhập. Có thể bố trí theo phương hướng như sau: + Bố trí kho vật liệu dọc theo hai bên đường đi; +Các kho chứa vật liệu chính, nên bố trí cùng một khu để dễ kiểm soát; + Các kho chứa nhiên liệu như xăng, dầu, chất nổ… nên bố trí xa khu trung tâm. Giảm chi phí nhân công Bố trí lao động một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu công việc; Sử dụng lao động thuê ngoài tại địa phương đối với những công việc thủ công, không cần kỹ thuật, nếu giá lao động tại địa phương thấp hơn; Sử dụng đan xen thợ bậc thấp với thợ bậc cao để giảm chi phí nhân công lại nâng cao được tay nghề cho thợ bậc thấp; Có biện pháp thi công hợp lý, sử dụng những máy móc thiết bị tiên tiến để tăng năng suất lao động, tăng tiến độ. Giảm chi phí máy móc thi công Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty ở mức tương đối đồng bộ và hiện đại nên hầu hết các công trình, Công ty đều sử dụng máy móc thiết bị tự có. Do vậy, để giảm chi phí máy thi công, tạo điều kiện giảm giá dự thầu Công ty nên tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng phục vụ thi công. Phát huy sáng kiến sử dụng máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ của người lao động trong quá trình thi công nhằm sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. Với một số công trình đặc biệt, ở xa nơi tập kết máy móc thiết bị, đường vận chuyển khó khăn, hoặc lượng công tác xây lắp cần đến loại máy này là rất ít. Trường hợp này, nhà thầu có thể đi thuê máy của các đơn vị tại địa phương nơi có công trình xây dựng. Song phải cân nhắc hình thức thuê sao cho chi phí là nhỏ nhất và thuận tiện cho nhà thầu. + Khi khối lượng công tác làm bằng máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12397.doc
Tài liệu liên quan