Chuyên đề Xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội: thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I:

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI 9

1. Giới thiệu tổng quan về Cục hải quan TP Hà Nội. 9

1.1. Quá trình phát triển của Cục hải quan TP Hà Nội. 9

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 10

1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 11

1.3.1. Chức năng. 11

1.3.2. Nhiệm vụ 11

2. Nội dung công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội. 12

2.1. Nội dung quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội. 12

2.1.1. Hướng dẫn thực hiện quy trình ở Cục hải quan TP Hà Nội 13

2.1.2. Quy trình, sơ đồ kiểm tra trị giá được thực hiện ở Cục 14

2.2. Điều kiện để được áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu 16

2.2.1. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch 16

2.2.2. Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt 17

2.2.3. Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tương tự 17

2.2.4. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ. 18

2.2.5. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp tính toán 19

2.2.6. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận. 19

2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm soát hoạt động xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp 20

2.3.1. Các nguồn thông tin được sử dụng 20

2.3.2. Yêu cầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu 20

2.3.3. Công tác kiểm tra và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu 22

2.4. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong khâu xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu giữa Cục hải quan TP Hà Nội với doanh nghiệp. 22

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội. 23

3.1. Những nhân tố thuận lợi 23

3.2. Những nhân tố không thuận lợi 24

3.2.1. Từ phía cơ quan hải quan 24

3.2.2. Từ phía doanh nghiệp 26

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI. 29

1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở Cục hải quan TP Hà Nội 29

2. Thực trạng công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 29

2.1. Quá trình áp dụng xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 29

2.2. Tình hình xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 30

2.3. Tổ chức thực hiện xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 33

2.3.1. Nhiệm vụ của bộ phận lãnh đạo Cục 33

2.3.2. Nhiệm vụ của các Chi cục hải quan trực thuộc 33

2.3.3. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giá 34

2.3.4. Về xây dựng danh mục mặt hàng trọng điểm 34

2.3.5. Đối với công tác tham vấn giá 35

2.4. Những vấn đề phát sinh trong xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 37

2.4.1. Vướng mắc trong thực hiện Thông tư 79. 37

2.4.2. Vướng mắc liên quan đến C/O mẫu E. 37

2.4.3. Giải quyết việc truy thu thuế ở công ty Siêu Hà của Chi cục hải quan Gia Lâm. 38

2.4.4. Về các khoản điều chỉnh 38

2.4.5. Về khai báo sai trị giá 39

3. Đánh giá thực trạng hoạt động xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 40

3.1. Cấp Chi cục 40

3.1.1. Ưu điểm 40

3.1.2. Những tồn tại 40

3.1.3. Nguyên nhân 41

3.2. Cấp cục 41

3.2.1. Kết quả 41

3.2.2. Những tồn tại. 41

3.2.3. Nguyên nhân 42

3.3. Thực trạng công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội. 42

3.3.1. Tình hình chung. 42

3.3.2. Những khó khăn về mặt chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giá tính thuế của Cục Hải quan TP Hà Nội. 43

3.3.2.1. Khách quan 43

3.3.2.2. Chủ quan 44

CHƯƠNG III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI 47

1. Định hướng 47

1.1. Mục tiêu hoạt động của Cục hải quan TP Hà Nội trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trong thời gian tới. 47

1.2. Phương hướng trong quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội. 48

1.2.1. Phòng Trị giá tính thuế 48

1.2.2. Phối hợp với các phòng ban, Chi cục hải quan trực thuộc. 49

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 51

2.1. Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hải quan trong quản lý trị giá tính thuế. 51

2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá. 53

2.3. Chia sẻ thông tin. 55

2.4. Tăng cường chống gian lận trong khai báo trị giá hải quan. 55

2.5. Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất cho Hải quan. 56

2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, thanh tra thường xuyên việc thực hiện Hiệp định về xác định trị giá hải quan. 57

2.7. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu. 58

2.8. Chính sách đối với doanh nghiệp. 60

2.9. Đề xuất một số giải pháp khác. 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

CÁC PHỤ LỤC 65

Phụ lục 1: Phương pháp trị giá giao dịch 65

Phụ lục 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt 66

Phụ lục 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự. 67

Phụ lục 4: Phương pháp trị giá khấu trừ. 68

Phụ lục 5: Phương pháp trị giá tính toán. 69

Phụ lục 6: Ph­¬ng ph¸p suy luËn 70

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội: thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra, xác minh 10 vụ về hành vi khai báo nhập khẩu sai của các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử, khai báo sai về mã, tên hàng hóa..., tổng số tiền thuế nộp ngân sách nhà nước khoảng 6 tỷ đồng. Đã phát hiện lập 582 biên bản vi phạm hành chính về hải quan; Xử lý hành chính 572 vụ, tổng số tiền phạt đã thu nộp ngân sách 1.569.375.174 tỷ đồng; Xử lý hình sự 3 vụ (1 vụ vận chuyển vàng và 2 vụ vận chuyển sừng tê giác trái phép). Về hoạt động kiểm tra sau thông quan năm 2009, hải quan Hà Nội đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra loại hình và mặt hàng trọng điểm, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, các nhóm hàng có khả năng thất thu thuế cao, tăng cường thu đòi nợ thuế và giải quyết khiếu nại trong kiểm tra sau thông quan. Tiếp nhận, thu thập, phân tích, xử lý 817 thông tin của hơn 500 doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra sau thông quan 106 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội (tại trụ sở hải quan và tại doanh nghiệp). Tổng số tiền phải truy thu qua kiểm tra sau thông quan và phúc tập là hơn 33.791.850.420 đồng (tăng trên 60% so với năm 2008); số tiền đã truy thu nộp ngân sách 33.121.950.641 đồng (tăng 60% so với năm 2008). Chi cục kiểm tra sau thông quan đã tiếm hành kiểm tra sau thông quan 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội, tập trung vào các doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm như: trị giá ô tô nguyên chiếc, sắt thép xây dựng, kính xây dựng, linh kiện, phụ tùng ô tô, phí bản quyền của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, bản quyền phần mềm, hàng đầu tư miễn thuế, sân golf và các mặt hàng tiêu dùng... Qua kiểm tra đánh giá được số truy thu và đánh giá được các doanh nghiệp tuân thủ, không tuân thủ pháp luật, đồng thời cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa cho công tác khâu thông quan, để khâu thông quan thực hiện tốt khâu quản lý rủi ro. Tổng số hồ sơ phải phúc tập là 369.699 tờ khai, đã phúc tập 358.840 tờ khai, đạt 97%. Kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình công tác phúc tập hồ sơ tại 8 Chi cục hải quan. Qua đó, đã nắm bắt được các tồn tại, vướng mắc và kiến nghị về công tác phúc tập hồ sơ. Qua kiểm tra sau thông quan đã đánh giá được 83 doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tại thời điểm kiểm tra, 8 doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật và còn lại các doanh nghiệp khác tiếp tục kiểm tra để đánh giá tuân thủ. 2.3. Tổ chức thực hiện xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội Trong quá trình triển khai công việc, Cục hải quan TP Hà Nội luôn nhận thức được rằng công tác giá là một công tác khó, nhạy cảm đòi hỏi từng cán bộ phải có kiến thức chuyên sâu không những trong lĩnh vực giá mà còn trong các lĩnh vực khác như chính sách mặt hàng, kiến thức thương phẩm học, kế toán, kiểm toán… vì thế từng cán bộ công chức trong Cục đã được tham gia các lớp học về nghiệp vụ cũng như đào tạo nâng cao kiến thức của mình phục vụ cho công việc chung. Từng bộ phận được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: ư 2.3.1. Nhiệm vụ của bộ phận lãnh đạo Cục - Hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về trị giá tính thuế hải quan. - Tổ chức kiểm tra công tác xác định giá tính thuế, công tác tham vấn tại các Chi cục trực thuộc định kỳ theo quý; Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất tại các Chi cục theo từng vụ việc cụ thể. - Hỗ trợ Chi cục tham vấn với người khai hải quan theo thẩm quyền, đối với các mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, trị giá lớn như: ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, linh kiện ô tô, linh kiện xe máy... - Hỗ trợ xác định trị giá tính thuế đối với các trường hợp bác bỏ trị giá tính thuế sau tham vấn hoặc các trường hợp phức tạp do Chi cục đề xuất. - Giải quyết khiếu nại, xử lý các vướng mắc về giá theo thẩm quyền quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo. - Tổ chức và phân công lãnh đạo công chức kiểm tra, theo dõi công tác giá ở một số Chi cục, theo dõi chuyên sâu một số mặt hàng. - Định kỳ sáu tháng một lần tổ chức tổng hợp kết quả công tác đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá. 2.3.2. Nhiệm vụ của các Chi cục hải quan trực thuộc - Kiểm tra bộ hồ sơ và khai báo về trị giá tính thuế của người khai hải quan để quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo. - Xác định dấu hiệu nghi ngờ về trị giá khai báo, phân loại tính trung thực của mức giá khai báo theo một trong hai trường hợp: lô hàng có độ tin cậy cao và lô hàng có độ tin cậy thấp. - Tham vấn với người khai hải quan theo thẩm quyền phân cấp. - Xác định trị giá tính thuế đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo. - Tổ chức hệ thống thông tin dữ liệu giá cấp Chi cục bao gồm: thu thập, cập nhật, phân tích, tổng hợp và truyền/nhận dữ liệu GTT22 đúng quy định. - Xác định khoản đảm bảo đối với các trường hợp phải tham vấn theo quy định. - Cung cấp thông tin cho Phòng trị giá tính thuế và Chi cục KTSTQ, Đội kiểm soát hải quan để đấu tranh chống gian lận qua giá. Cục hải quan TP Hà Nội yêu cầu Phòng trị giá tính thuế và các Chi cục: + Cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin theo yêu cầu vào hệ thống GTT22 để các địa phương sử dụng thống nhất, cụ thể: Thông tin khai báo trên hồ sơ nhập khẩu, kết quả tham vấn giá, kết quả điều chỉnh sau tham vấn, kết quả xử lý khiếu nại. + Tổ chức bộ phận thu thập, phân tích các nguồn thông tin khác như: thông tin từ Internet, sách báo tạp chí, thông tin từ thư chào hàng của nhà xuất khẩu, giá bán trên thị trường nội địa… cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá (GTT22) để sử dụng trên toàn quốc. 2.3.3. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giá Các Chi cục tự thống kê, lên danh sách các công chức đã từng được đào tạo về công tác giá từ khi bắt đầu thực hiện Hiệp định trị giá GATT đến nay. Ưu tiên bố trí các công chức này vào khâu kiểm tra hồ sơ (hoặc khâu phúc tập giá), đồng thời bố trí công chức đã từng làm công tác giá trong khoảng thời gian gần đây (ít nhất là một năm) hướng dẫn, kèm cặp một thời gian đủ để công chức mới làm công tác giá đó có thể tự mình đảm đương được công việc. Chi cục tự đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giá về số lượng, chất lượng để bố trí sắp xếp, luân chuyển phù hợp với quy mô và khối lượng công việc của từng Chi cục, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giá theo nguyên tắc chuyên sâu, tăng cường đào tạo nội bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ giá có tính kế thừa, phục vụ công tác luân chuyển định kỳ theo yêu cầu của Ngành. 2.3.4. Về xây dựng danh mục mặt hàng trọng điểm Hải quan Hà Nội rất chú trọng việc xây dựng, sử dụng Danh mục mặt hàng trọng điểm, Danh mục rủi ro về giá. Đơn vị đã ban hành các công văn hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các Chi cục trong việc sử dụng và đề xuất xây dựng, sửa đổi Danh mục mặt hàng trọng điểm, Danh mục rủi ro về giá và các dữ liệu giá kèm theo. Cục Hải quan TP Hà Nội đã ban hành, sửa đổi, điều chỉnh nhiều lần Danh mục mặt hàng trọng điểm cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn, theo đúng các nguyên tắc đã quy định tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính. Cục cũng đang từng bước ban hành ngày càng nhiều hơn các mức giá kiểm tra của Danh mục mặt hàng trọng điểm. Định kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế hàng hóa nhập khẩu qua Chi cục, từng Chi cục tự đánh giá lại công tác quản lý giá đối với các mặt hàng trọng điểm nhập khẩu qua đơn vị, xem danh mục đã đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm tra trọng tâm, trọng điểm chưa, có xảy ra tình trạng kiểm tra tràn lan, ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian thông quan hàng hóa tại Chi cục hay không. Trên cơ sở đánh giá tình hình, mức độ gian lận của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu trong từng thời kỳ và khả năng quản lý của Chi cục, Chi cục đề xuất bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục những mặt hàng nào. Khi đề xuất xây dựng danh mục, cần lưu ý mã hóa danh mục để xác định mặt hàng và phạm vi quản lý. Thực hiện nghiêm túc việc rà soát giá nhập khẩu của các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro về giá và mặt hàng thuộc Danh mục trọng điểm. Trong năm 2009, Cục hải quan TP Hà Nội đã thực hiện sửa đổi, bổ sung 6 lần Danh mục hàng trọng điểm cho phù hợp với thực tế quản lý trên địa bàn Cục. Tháng 11/2009, Cục đã ban hành danh mục mặt hàng trọng điểm mới và dữ liệu kèm theo, đang nghiên cứu đề xuất xây dựng, sửa đổi Danh mục quản lý rủi ro theo yêu cầu của Tổng cục hải quan. 2.3.5. Đối với công tác tham vấn giá Cục trưởng Cục hải quan TP Hà Nội đề nghị các Chi cục căn cứ vào các quy định về công tác giá tính thuế, căn cứ hiệu quả công tác tham vấn trong thời gian qua, căn cứ khối lượng tham vấn, tính chất mặt hàng, trị giá hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục cũng như địa bàn quản lý,… để đề xuất những mặt hàng nào chuyển về cấp Cục tham vấn thì phù hợp. Từ đó, Cục trưởng Cục hải quan TP Hà Nội sẽ phân cấp tham vấn cho các Chi cục trưởng đối với một số trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về việc phân cấp của Chi cục. Các Chi cục hải quan phải chủ động thu thập thông tin, phối hợp với cán bộ giá tại phòng nghiệp vụ hoặc phòng giá của Cục để tổ chức tham vấn và xác định lại giá tính thuế theo đúng quy định, nghiêm cấm việc chấp nhận trị giá khai báo thấp, không tổ chức tham vấn kịp thời hoặc tổ chức tham vấn chiếu lệ đối với các trường hợp đã có đủ thông tin, dữ liệu, gây thất thu ngân sách nhà nước. Tính đến cuối tháng 1/2010, lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tiến hành phúc tập 48.771 tờ khai hải quan, truy thu 1,54 tỷ đồng tiền thuế. Cục hải quan TP Hà Nội đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất việc áp dụng giá tính thuế giữa các Chi cục trực thuộc, không để xảy ra tình trạng mức giá áp dụng chênh lệch giữa các Chi cục. Cục đã quy định cụ thể về thời gian tham vấn, hình thức tham vấn, các nội dung lưu ý khi tham vấn, các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo. Về việc xác định lại trị giá tính thuế, Cục cũng nêu rõ nguyên tắc, thời gian xác định trị giá, một số lưu ý khi xác định trị giá. Sau khi tham vấn và xác định lại trị giá tính thuế là cập nhật dữ liệu giá tính thuế tại hệ thống GTT22, Cục đã quy định cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận: bộ phận đăng ký, bộ phận kiểm hóa, bộ phận nghiệp vụ đối với công tác này. Theo báo cáo của Phòng trị giá thì công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế năm 2009 trong toàn Cục đạt kết quả cao, cụ thể: Thời gian Nội dung 15/11/2009 Cấp Cục Chi cục Số tờ khai tham vấn 56 301 Số tờ khai chấp nhận trị giá sau tham vấn 13 248 Số tờ khai bác bỏ giá sau tham vấn 43 53 Số thuế truy thu sau tham vấn 8.79 tỷ đồng (Nguồn: Phòng trị giá tính thuế– Cục hải quan TP Hà Nội) So với năm 2008 thì số tờ khai tham vấn và số thuế truy thu đều giảm, thậm chí số thuế truy thu giảm gần 50% so với năm 2008. Sỡ dĩ có hiện tượng trên là do: Việc thực hiện Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008; Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày 4/8/2008 cho phép các Chi cục ấn định thuế không cần tham vấn khi có nghi ngờ về mức giá khai báo. Chỉ trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với mức giá mà cơ quan hải quan ấn định thì mới tiến hành tham vấn. Do đó, số thuế truy thu 8.79 tỷ đồng sau tham vấn chưa thể hiện hết được số thuế truy thu do công tác giá trong toàn Cục. Đến nay, công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế tại Cục và Chi cục đã đi vào nề nếp, có hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nội dung Thông tư 40/2008/TT-BTC, quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định 1636/QĐ-TCHQ và các văn bản khác của Tổng cục Hải quan về công tác trị giá tính thuế. Cục Hải quan Hà Nội đã ban hành công văn số 1691/HQHN-TGTT hướng dẫn chi tiết cho các Chi cục trực thuộc thực hiện Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành theo Quyết định 1636/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan. 2.4. Những vấn đề phát sinh trong xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 2.4.1. Vướng mắc trong thực hiện Thông tư 79. Phòng nghiệp vụ của Cục Hải quan Hà Nội đã phản ánh với Tổng cục Hải quan về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 79 và các quy trình thủ tục mới đươc ban hành. Trong đó, tập trung đến các quy định liên quan đến đăng ký hàng miễn thuế, thủ tục hải quan với hàng hoá đưa vào kho ngoại quan và những vấn đề liên quan …Đồng thời, lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội đã tiếp nhận những ý kiến trực tiếp từ các lãnh đạo chi cục, cũng như các công chức tiếp nhận tờ khai về vướng mắc và khó khăn phát sinh thực tế ngay tại đơn vị mình. Trước mỗi vấn đề vướng mắc, Cục Hải quan Hà Nội cũng đều đã có đề xuất hướng giải quyết và xin ý kiến chỉ đạo giải quyết từ Tổng cục Hải quan. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội đã phản ánh những vướng mắc của một số doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình thực hiện những quy định mới tại Thông tư 79 để Tổng cục kịp thời có hướng giải quyết, nhằm đảm bảo, tháo gỡ những trở ngại trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 2.4.2. Vướng mắc liên quan đến C/O mẫu E. Cục Hải quan Hà Nội có vướng mắc liên quan đến C/O mẫu E của Công ty LG Electronic Việt Nam gửi đến Tổng cục hải quan. Tổng cục Hải quan đã gửi văn bản số 4566/TCHQ-GSQL trả lời về vấn đề này. Tại công văn này, Tổng cục Hải quan yêu cầu đối với lô hàng của doanh nghiệp có liên quan đề cập tại công văn của Hải quan Hà Nội, yêu cầu đơn vị kiểm tra chặt chẽ hồ sơ có liên quan, xác định lô hàng có đáp ứng được quy tắc vận tải trực tiếp hay không để xử lý theo quy định. 2.4.3. Giải quyết việc truy thu thuế ở công ty Siêu Hà của Chi cục hải quan Gia Lâm. Công ty TNHH XD & TM Siêu Hà đã khiếu kiện tại Toà án Nhân dân quận Long Biên - Hà Nội về quyết định hành chính trong việc truy thu thuế của Chi cục Hải quan Gia Lâm đối với Công ty này. Bộ Tài chính đã có công văn trả lời như sau: Trong tờ khai hải quan số 949/NKD/GL ngày 31-1-2005 do Công ty TNHH XD & TM Siêu Hà làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm, Công ty khai tên hàng “Hệ tời ngang chạy điện, ký hiệu SCS300P”, áp mã số 8425.31.00, áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Nhưng thực tế hàng hoá nhập khẩu là Động cơ điện xoay chiều đa pha, có công suất không quá 750W, mã số hàng hoá 850151.00.90, thuế suất 30%. Như vậy, việc Công ty TNHH XD & TM Siêu Hà áp mã hàng hoá thuộc tờ khai hải quan số 949/NKD/GL ngày 31-1-2005 là không đúng với bản chất hàng hoá nhập khẩu tại hồ sơ hải quan. Chi cục Hải quan Gia Lâm thực hiện kiểm tra sau thông quan, căn cứ vào quy định của pháp luật và công văn số 1611/TCHQ-GSQL ngày 25-3-2009 của Tổng cục Hải quan để điều chỉnh lại mã số cho hàng hoá nhập khẩu thuộc tờ khai hải quan số 949/NKD/GL ngày 31-1-2005 của Công ty TNHH XD & TM Siêu Hà. 2.4.4. Về các khoản điều chỉnh Qua kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá, Cục hải quan TP Hà Nội phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu khai báo trị giá tính thuế không đúng như: + Đối với các lô hàng thuộc diện xác định trị giá tính thuế theo Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2006, Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ (hàng thuộc đối tượng áp dụng Hiệp định trị giá WTO): doanh nghiệp có mua bảo hiểm (I) cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không xuất trình chứng từ khi làm thủ tục hải quan để tránh phải cộng chi phí bảo hiểm vào trị giá tính thuế. + Đối với các lô hàng không thuộc diện xác định trị giá tính thuế theo quy định tại các văn bản nêu trên (áp dụng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra): doanh nghiệp có mua bảo hiểm (I), phí vận tải quốc tế (F) cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không xuất trình chứng từ khi làm thủ tục hải quan để được áp dụng quy định về xác định I và F theo quy định tại công văn số 1632/TCHQ-KTTT ngày 30/3/1999 của Tổng cục hải quan (nhằm làm giảm chi phí so với thực tế thanh toán). Để khắc phục tình trạng này, Cục hải quan cần kiểm tra các hồ sơ doanh nghiệp nhập khẩu theo giá CIF, giá FOB mới phát sinh, hồ sơ đang trong thời hạn kiểm tra sau thông quan, cụ thể: + Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng Hiệp định trị giá WTO: cơ quan hải quan phải căn cứ chứng từ thực tế thanh toán để xác định chi phí vận tải quốc tế (F), chi phí bảo hiểm hàng hóa (I). Trường hợp doanh nghiệp không xuất trình chứng từ vận tải thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo hoặc doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính thuế. + Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng áp dụng Hiệp định trị giá WTO: yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại công văn số 1632/TCHQ-KTTT. 2.4.5. Về khai báo sai trị giá Công ty TM Mai Lâm nhập khẩu ô tô từ Mỹ và Nhật. Khi khai báo trị giá tính thuế thì công ty này áp giá 10500USD cho cả xe từ Nhật và từ Mỹ. Cục hải quan TP Hà Nội không chấp nhận trị giá khai báo như trên vì theo thông tin mà hải quan có được, giá trị của loại xe này trên thị trường là 12500USD. Doanh nghiệp đưa ra lý do là xe tại thì trường Mỹ đắt hơn tại thị trường Nhật nên xe Nhật có trị giá 11500USD còn xe Mỹ có trị giá 12500USD. Cục hải quan TP Hà Nội đã gửi công văn mời Công ty TM Mai Lâm đến Cục hải quan TP Hà Nội để thực hiện quyền tham vấn về trị giá tính thuế của lô hàng nhập khẩu. Hồ sơ mà Hải quan Hà Nội yêu cầu công ty chuẩn bị để giải thích trong quá trình tham vấn gồm: hồ sơ và toàn bộ chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá của hàng nhập khẩu, các đặc điểm của hàng nhập khẩu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan đến hàng nhập khẩu, công văn giải trình về quá trình đàm phán mua hàng từ đối tác nước ngoài và có cam kết những chứng từ cung cấp cho cơ quan Hải quan là đúng sự thật. Công ty Mai Lâm đã đến thực hiện quyền tham vấn theo yêu cầu. Sau khi được Hải quan Hà Nội tham vấn, doanh nghiệp này đã chấp nhận trị giá sau tham vấn là 12500USD cho cả xe từ Nhật và từ Mỹ. 3. Đánh giá thực trạng hoạt động xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục hải quan TP Hà Nội 3.1. Cấp Chi cục 3.1.1. Ưu điểm - Hầu hết hàng nhập khẩu tại Cục hải quan TP Hà Nội được xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch (chiếm khoảng 98% kim ngạch nhập khẩu), do vậy đã rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao trách nhiệm khai báo của doanh nghiệp. 3.1.2. Những tồn tại - Công tác kiểm tra hồ sơ ban đầu và cập nhật dữ liệu khai báo tại khâu tiếp nhận còn sơ sài, mang tính hình thức, chiếu lệ. - Công tác kiểm tra trị giá khai báo còn chưa được coi trọng, đa số chỉ dựa vào hồ sơ, chưa chú trọng đến sự bất hợp lý của mức giá khai báo(chỉ có khoảng 5% các lô hàng được phân loại nghi ngờ trên tổng số 98% các lô hàng được chấp nhận trị giá giao dịch). - Công tác tham vấn đạt hiệu quả thấp, đa số chấp nhận trị giá khai báo sau khi tham vấn (tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo chỉ đạt từ 10% đến 12% trên tổng số các lô hàng tham vấn), còn xuất hiện tình trạng tham vấn tràn lan, nhưng bác bỏ ít mặc dù nhiều trường hợp đã có đủ thông tin và cơ sở, gây thất thu ngân sách hoặc gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp đối với các trường hợp tham vấn chiếu lệ, không đủ thông tin và không loại trừ khả năng có tiêu cực trong công tác tham vấn. - Việc tổ chức tham vấn còn sơ sài, chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định nên các biên bản tham vấn hầu như giống nhau, chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình tham vấn, chưa làm nổi bật được những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan hải quan đối với trị giá khai báo của doanh nghiệp, biên bản tham vấn còn nhiều sơ hở, chưa chặt chẽ. - Việc xác định giá tính thuế sau khi tham vấn còn chưa đúng trình tự, phương pháp và các nguyên tắc xác định trị giá, chưa tổng hợp và phân tích đầy đủ các nguồn thông tin khi xác định trị giá. - Việc xác định trị giá tính thuế có các khoản chiết khấu, giảm giá (theo cấp độ thương mại, điều kiện thanh toán,... còn chưa đúng quy định tại các văn bản hướng dẫn. - Chưa thực hiện công tác kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra mức giá đối với hàng luồng xanh. 3.1.3. Nguyên nhân - Do lãnh đạo các Chi cục chưa quan tâm đến công tác giá, coi công tác giá chỉ là việc của bộ phận trị giá mà chưa có quan điểm công tác giá phải được thực hiện xuyên suốt tại tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ. - Áp lực công việc lớn, thời gian thông quan hàng hóa yêu cầu phải nhanh chóng, đúng quy định. Do vậy, một bộ phận cán bộ công chức làm công tác giá còn có tư tưởng “ngại doanh nghiệp phản ứng” khi phải tham vấn và xác định lại trị giá tính thuế. - Không đủ lực lượng cán bộ giá chuyên sâu để thực hiện công tác kiểm tra trị giá khai báo và tham vấn đạt hiệu quả. 3.2. Cấp cục 3.2.1. Kết quả - Công tác tham vấn đạt hiệu quả cao hơn cấp Chi cục (tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo đạt khoảng 50% so với tỷ lệ 12% tại cấp Chi cục). - Đã tổ chức công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Chi cục thực hiện đúng các quy định về cập nhật dữ liệu, kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tuy mức độ có khác nhau giữa các Cục Hải quan. 3.2.2. Những tồn tại. - Việc kiểm tra, chấn chỉnh các Chi cục chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên hiệu quả không cao. Xuất hiện tình trạng kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. - Việc kiểm tra còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tổng cục, chưa chủ động phát hiện các sai phạm tại Chi cục để hướng dẫn chỉ đạo kịp thời. - Chưa tổ chức thu thập, cập nhật các nguồn thông tin để hỗ trợ các Chi cục trong công tác kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá. 3.2.3. Nguyên nhân - Lãnh đạo Cục chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra trị giá, xuất hiện tình trạng khoán trắng cho các Chi cục. - Thiếu lực lượng chuyên sâu về trị giá, có kinh nghiệm thực tế để kiểm tra, phát hiện các sai sót tại Chi cục. - Chưa xây dựng và triển khai cơ chế thu thập dữ liệu. 3.3. Thực trạng công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Cục hải quan TP Hà Nội. 3.3.1. Tình hình chung. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian qua vẫn tiếp diễn và đã xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi hơn: - Gian lận qua giá xảy ra dưới nhiều hình thức như: làm giả hợp đồng, hồ sơ chứng từ để đăng ký tờ khai hải quan, khai báo nhiều chủng loại hàng hóa với một tên hàng, khai sai tên hàng, khai báo không đúng giá trị thực thanh toán. - Phát hành hóa đơn nhiều cấp ghi giá bán trong nội địa thấp hơn thực tế để hợp thức hóa việc gian lận giá nhập khẩu, đối phó với lực lượng kiểm tra sau thông quan, lực lượng thuế nội địa. - Khai thấp dần trị giá so với các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự đã nhập khẩu trước đó. - Khai thấp trị giá những lô hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, nhập khẩu ồ ạt với số lượng lớn rồi trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp. - Không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép và các khoản phải cộng khác vào trị giá tính thuế. - Lợi dụng quy định về chiết khấu, giảm giá để gian lận trị giá tính thuế. - Lợi dụng việc phân luồng xanh để gian lận, khai sai hàng hóa, khai thấp trị giá khi cơ quan Hải quan chuyển sang luồng đỏ thì xin hủy tờ khai. - Gian lận xuất xứ phổ biến hơn với các hình thức: giả mạo C/O form D để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, giả mạo C/O để làm giả các chứng từ khác để gian lận thuế. 3.3.2. Những khó khăn chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội 3.3.2.1. Khách quan Một số nội dung của Hiệp định có tính kỹ thuật cao nhưng chưa được cụ thể hoá tại Nghị định và Thông tư hướng dẫn như: nội dung kiểm tra trị giá khai báo; tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo; trì hoãn xác định trị giá và nộp khoản bảo đảm, một số nội dung chưa được hướng dẫn hoặc đã được hướng dẫn nhưng chưa chặt chẽ, chi tiết tại Nghị định và Thông tư như: nội dung phí bản quyền, hàng khuyến mại, giảm giá. Do đó dễ xảy ra vướng mắc tranh chấp, không thống nhất trong thực tế thực hiện và tạo ra khe hở để doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế. Các quyết định do Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn công tác kiểm tra trị giá, tham vấn, thu thập, khai thác và sử dụng thông tin,…thiếu cơ sở pháp lý do không phù hợp với chuẩn mực ban hành văn bản quy phạm pháp luật (các quyết định của Tổng cục Hải quan chỉ mang tính hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ trong phạm vi ngành, không điều chỉnh phạm vi đối với cộng đồng doanh nghiệp). Thêm vào đó, văn bản về công tác giá như các Nghi định, Thông tư vừa triển khai bắt đầu hoạt động ổn định thì sửa đổi, rất khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Nhiều thời điểm thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến tồn tại song song nhiều phương pháp xác định trị giá tính thuế: từ ngày 1/1/2004 đến 31/8/2004 tồn tại ba phương pháp tính thuế: hàng hóa là vật tư nhập khẩu trực tiếp đưa vào sản xuất, hàng của doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài được xác định giá theo hợp đồng như quy định tại Thông tư 08/2002/TT-BTC ngày 23/1/2002; hàng hóa nhập khẩu từ những nước chưa ký kết với Việt Nam về thực hiện xác định trị giá hải quan theo WTO thì áp dụng chính sách giá tối thiểu; hàng hóa nhập khẩu từ những nước đã ký với Việt Nam về thực hiện xác định trị giá hải quan theo WTO thì áp dụng các phương pháp trị giá hải quan theo WTO. Công tác giá tính thuế là lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu, trình độ công chức làm công tác giá hiện nay nhìn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31579.doc