Chuyên đề Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4

I. Khái niệm về chiến lược kinh doanh 4

1. Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh 4

2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp 5

3. Nội dung của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 7

II. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay 7

1. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung 7

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới hiện nay 8

III. Các yếu tố tác động tới việc xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 9

1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 9

1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 10

1.1.1. Phân tích các yếu tố kinh tế 10

1.1.2. Phân tích các yếu tố chính trị, pháp luật 10

1.1.4. Phân tích yếu tố công nghệ 11

1.1.5. Phân tích yếu tố môi trường tự nhiên 12

1.1.6. Xu thế toàn cầu hóa 12

1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành 13

1.2.1. Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 14

1.2.2. Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp 15

1.2.3. Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng 15

1.2.4. Phân tích áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 16

1.2.5. Phân tích áp lực cạnh từ đối thủ tiềm ẩn 16

2. Phân tích môi trường bên trong – nội bộ doanh nghiệp 17

2.1. Phân tích các hoạt động gián tiếp 18

2.2. Phân tích các hoạt động trực tiếp 19

2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 20

IV. Phương pháp xây dựng các phương án chiến lược cho doanh nghiệp 20

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRỰC THUỘC CÔNG TY 24

I. Những nét khái quát chung về công ty thực phẩm Miền Bắc 24

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2. Mục đích kinh doanh 24

3. Nội dung hoạt động kinh doanh 24

4. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh 25

II. Giới thiệu về nhà máy sản xuất bánh kẹo Hữu Nghị thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 25

1. Quá trình hình thành và phát triển 25

2. Lĩnh vực hoạt động 27

3. Nhiệm vụ của nhà máy 27

4. Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu 27

4.1. Sản xuất 27

4.2. Hoạt động xuất nhập khẩu 27

5. Các danh hiệu đạt được 28

6. Cơ cấu tổ chức của nhà máy 28

7. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 31

8. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty tới năm 2015 32

8.1. Các mục tiêu chiến lược của công ty tới năm 2015 32

8.2. Phương hướng phát triển của công ty 32

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH KẸO THUỘC CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 33

I. Phân tích môi trường bên ngoài công ty Thực phẩm miền Bắc tác động đến các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của chính công ty 33

1. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 33

1.1. Yếu tố kinh tế vĩ mô 33

1.2. Yếu tố chính trị pháp luật 35

1.3. Yếu tố văn hóa xã hội 36

1.4. Yếu tố khoa học công nghệ 36

1.5. Yếu tố môi trường tự nhiên 37

1.6. Xu thế toàn cầu hóa 37

2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam 38

2.1. Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 38

2.2. Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp 40

2.3. Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng 42

2.4. Phân tích áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 43

2.5. Phân tích áp lực cạnh từ đối thủ tiềm ẩn 43

III. Phân tích môi trường nội bộ của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 46

1. Phân tích các hoạt động gián tiếp 46

1.1. Đặc điểm về nguồn lao động 46

1.2. Đặc điểm về hoạt động quản lý nhân sự 46

1.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 47

2. Phân tích các hoạt động trực tiếp 48

2.1. Phân tích hoạt động sản xuất 48

2.2. Phân tích hoạt động Marketing 49

2.2.1.Về thị phần: 49

2.2.2. Về sản phẩm 50

2.2.3. Về kênh phân phối 54

2.2.4. Về hoạt động xúc tiến hỗn hợp 56

3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 57

IV. Xác định các phương án chiến lược cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 62

V. Phân tích các điều kiện để thực hiện được từng phương án chiến lược 67

1. Phương án chiến lược S/O 67

2. Phương án chiến lược W/O 69

3. Phương án chiến lược W/T 71

4. Phương án chiến lược S/T 72

VI. Đánh giá sự khả thi của các phương án chiến lược 73

1. Phương án chiến lược S/O 73

2. Phương án chiến lược W/O 73

3. Phương án chiến lược W/T 74

4. Phương án chiến lược S/T 75

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CHO SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH KẸO THUỘC CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 76

1. Chú trọng tới hoạt động quản lý tài chính- kế toán và hệ thống công nghệ thông tin của toàn công ty 76

2. Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định với chi phí thấp 76

3. Tối thiểu hóa chi phí nhân công 77

4. Bố trí lại mạng lưới phân phối cho hợp lý nhằm giảm chi phí 78

5. Đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã sản phẩm 79

6. Điều chỉnh chính sách đối với khối đại lý cho phù hợp hơn 80

7. Giải pháp về tài chính 80

8. Chú trọng hoạt động quảng cáo 81

9. Đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất 81

10. Xác định rõ phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của công ty trên các thị trường quen thuộc và mở rộng ra thị trường nước ngoài 82

11. Chú trọng công tác tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty 82

LỜI KẾT 84

DANH MỤC TÀI LIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số cửa hàng bánh kẹo thì cho đến nay giá bán các loại bánh kẹo ngoại vẫn không có dấu hiệu giảm xuống, thậm chí còn bị một số nhà nhập khẩu điều chỉnh ở mức tăng nhẹ nhất là vào những ngày trước tết do mức cầu tăng cao. Trước đây các chuyên gia thị trường đều dự đoán, theo cam kết gia nhập WTO, mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có mức thuế thấp hơn, giá cũng rẻ hơn. Tuy nhiên theo những khảo sát gần đây, người tiêu dùng mới chỉ được hưởng lợi từ sự phong phú về chủng loại lẫn xuất sứ, chứ chưa được hưởng lợi nhiều về giá cả. Trong khi đó hàng nội có nhiều mức giá hơn cho người tiêu dùng lựa chọn nên đáp ứng được túi tiền của nhiều đối tượng tiêu dùng. Các doanh nghiệp bánh kẹo nội cũng cam kết sẽ không tăng giá bán, mặc dù giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển đã tăng hơn so với năm trước. Theo đánh giá của các chuyên gia trên thị trường, các sản phẩm này đều không thua kém các sản phẩm nhập ngoại về cả kiểu dáng lẫn chất chất lượng. Việc gia nhập WTO và AFTA làm giảm mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng bánh kẹo đang là một thách thức lớn đối với những nhà sản xuất bánh kẹo trong nước, đặc biệt là mặt hàng bánh kẹo cao cấp. Mặc dù vậy bánh kẹo trong nước vẫn có nhiều lợi thế do giá thành sản xuất rẻ hơn so với các nước ASEAN khoảng 40% đến 60%. Vì vậy nếu bánh kẹo nhập khẩu được giảm thuế suất nhập khẩu thì giá bán ra vẫn cao hơn khoảng 20% đến 30%. Ngoài ra, Việc Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức WTO, đây là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.Trong tiến trình thực hiện cam kết khi gia nhập WTO sẽ làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào giảm, tạo điều kiện cho công ty hạ giá thành sản phẩm. 2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam 2.1. Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Trong nội bộ ngành bánh kẹo Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ để phân chia thị phần. Các doanh nghiệp tham gia trong ngành bánh kẹo không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh hơn 30 nhà sản xuất bánh kẹo vừa và nhỏ còn có hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty phải kể đến như: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty Hải Hà, công ty Kinh Đô, công ty bánh mứt kẹo Hà Nội... Ngoài ra còn có các sản phẩm của các hãng nước ngoài cũng đang xâm chiếm thị trường Việt Nam. Các hãng này đều có các sản phẩm cạnh tranh với những điểm mạnh nhất định như Wonderfarm (Malaysia), URC (Philippin), các sản phẩm mang nhãn mác của Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%. Thị trường bánh kẹo tồn tại số lượng lớn các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, mỗi công ty có thể mạnh riêng của mình, không có sự chi phối mạnh từ một hay một số công ty nào đó. Ta có thể điểm qua vài thông tin về một số công ty đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam như sau: Đầu tiên là công ty cổ phần Kinh Đô hiện chiếm thị phần lớn nhất trong ngành bánh kẹo (khoảng 15%). Được thành lập từ năm 1993 tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2001 công ty này tiến hành xây dựng Công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc nhằm sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường miền Bắc. Đây là công ty có khả năng cạnh tranh rất mạnh trên thị trường miền Bắc. Công ty này có các sản phẩm cạnh tranh rất mạnh là bánh Snacks, Cookies... Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, trên 150 nhà phân phối, trên 30.000 điểm bán lẻ. Không chỉ trang bị công nghệ rất hiện đại, đây còn là công ty đã khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường. Sáu năm liên tục sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty thứ hai mà ta cũng cần nhắc tới là Bibica, một trong số công ty hàng đầu trong ngành bánh kẹo Việt Nam. Thế mạnh của công ty này là các sản phẩm: Biscuits, Cookies, kẹo mềm và kẹo cứng. Vị thế của Bibica ngày một vững chắc khi mười năm liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn (1997-2006). Đây cũng là công ty sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Thứ ba là công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty có tổng số vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng và sản lượng 6.000 tấn/ năm. Trong thời gian qua Hải Châu rất chú ý đến vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đầu tư hơn 15 tỷ đông nhập dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ sôcôla của Đức, Hà Lan. Đồng thời tổ chức lại hệ thống đại lý với hơn 200 đại lý và siêu thị trên toàn quốc. Điểm mạnh của Hải Châu là: công ty có uy tín lâu năm trong ngành sản xuất bánh kẹo, danh mục sản phẩm rộng, hệ thống phân phối rộng chủ yếu ở miền Bắc, giá cả tương đối rẻ. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm của Hải Châu có chất lượng trung bình, mẫu mã chưa thật hấp dẫn, chỉ có mặt hàng bánh kem xốp là mặt hàng chủ lực có chất lượng tốt. Mục tiêu của công ty là tiếp tục giữ vững thị trường miền Bắc, mở rộng thị trường trong nước, hướng tới các phân đoạn thị trường có thu nhập cao và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài. Ngoài ra ta có thể kể thêm một công ty điển hình nữa là Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Đây cũng là một doanh nghiệp mạnh của ngành bánh kẹo. Sản phẩm của công ty này được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, liên tục từ năm 1996 đến nay. Đây còn là thương hiệu lọt vào top 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Đây mới chỉ là ba ví dụ về thương hiệu bánh kẹo mạnh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay. Còn rất nhiều các doanh nghiệp khác không chỉ có công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài cũng đang tồn tại và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. Mà các công ty này đều có những sản phẩm cạnh tranh với các lợi thế nhất định. Như vậy có thể đánh giá rằng: Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành bánh kẹo Việt Nam là rất lớn. 2.2. Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bánh kẹo đa dạng về chủng loại và chất lượng. Các nguyên liệu chính mà công ty sử dụng đến trong quá trình sản xuất bánh kẹo gồm có: - Chất ngọt : Trong kẹo chiếm từ 70-80%; còn trong các sản phẩm bánh quy và bánh mỳ, hàm lượng chất ngọt ít hơn. Lượng chất ngọt trong các sản phẩm chủ yếu là các loại đường kính, tính bột chất lượng cao, không gây ảnh hưởng đối với người sử dụng. - Chất béo: chủ yếu là các loại phải nhập từ nước ngoài. - Sữa : gồm các loại sữa đặc, sữa bột béo, sữa bột gầy (bột sữa loại hoặc được tách ra từ bơ), váng sữa. Bột mì: Chủ yếu công ty mua từ các nhà nhập khẩu. Bột mì được nhập theo yêu cầu của từng dây chuyền sản xuất. Các loại hạt, quả: như vừng, lạc, cà phê, ca cao… Ngoài ra còn một số chất phụ gia dành cho quá trình sản xuất sản phẩm bánh kẹo như: Các chất tạo mầu, các chất tạo vị như vị chua (axit hữu cơ), vị cay (bạc hà), chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy, phần lớn nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm của công ty đều phải nhập khẩu, quãng đường vận chuyển xa, chịu nhiều biến động của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bánh kẹo có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Điều đó làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất chung sản phẩm bánh kẹo. Trong các loại nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo thì đường là một loại nguyên liệu chính. Đây là loại nguyên liệu mà các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung hoàn toàn chủ động được nguồn cung ở trong nước. Những nhà sản xuất và cung cấp loại nguyên liệu này lại là những doanh nghiệp lớn trong ngành mía đường ở Việt Nam. Do đó những biến động trên thị trường làm ảnh hưởng đến giá của nguyên liệu này cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Bởi vì về khía cạnh quy mô tương đối thì những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu này có được quyền lực đàm phán rất cao, sức ép mà họ có thể gây ra cho các doanh nghiệp là tương đối lớn. Tuy nhiên, công ty Thực phẩm Miền Bắc đã có mối quan hệ lâu năm với các nhà máy, đơn vị trong nước, chuyên cung cấp các nguyên liệu cho nhà máy rất ổn định và đảm bảo chất lượng với giá cạnh tranh nhiều năm. Và hiện nay công ty đang từng bước thay thế các loại nguyên liệu ngoại nhập bằng các nguyên liệu trong nước. Chính vì vậy giá thành nguyên liệu đầu vào không gây khó khăn quá lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Mỗi năm công ty đều đưa ra kế hoạch sản xuất, dựa vào định mức nguyên vật liệu đưa ra lượng nguyên vật liệu tiêu thụ trong năm. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty hàng năm tiêu thụ có khoảng 60% là do các nhà cung cấp quen thuộc, còn 40% là do cạnh tranh. Công tác thu mua được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu nhằm đảm bảo sự công bằng và hạ giá thành đầu vào góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Như vậy ta thấy rằng: Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là ở mức trung bình, nhưng công ty phải dự tính được mức tăng giá vì đây là xu hướng chung. 2.3. Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng Ta thấy rằng khách hàng chủ yếu và chiếm tuyệt đại đa số trong ngành bánh kẹo là người tiêu dùng cá nhân. Họ mua sắm nhằm phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình hay tổ chức. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới. Với dân số khoảng 86 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ bánh kẹo đầy tiềm năng, đặc biệt là vào các dịp lễ tết, cưới hỏi. Nền kinh tế phát triển nên nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo cũng tăng lên. Theo ước tính của tổ chức SIDA, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,3-7,5% đây là mức tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành trên thế giới (2%). Hơn thế nữa, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thu nhập của người dân tăng lên, cuộc sống hiện đại hơn làm cho người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, mẫu mà sản phẩm đẹp hơn. Điều đó nhìn chung có những ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ bắt buộc các nhà nhập khẩu và phân phối phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng nhập khẩu. Các hãng nước ngoài cũng có kênh phân phối chính thức, thậm chí còn cho khách hàng nếm thử sản phẩm của mình. Với các hãng trong nước cũng gặp không ít khó khăn, ví dụ như trường hợp của của công ty Kinh Đô. Khi khách hàng lên tiếng về sản phẩm bánh Trung Thu bị mốc, công ty này đã phải đổi lại hàng mới cho khách và tặng thêm quà thay cho lời xin lỗi. Bên cạnh đó thì mỗi đoạn thị trường khác nhau sẽ có nhu cầu về các loại bánh kẹo với hương vị khác nhau. Ví dụ như người miền Bắc thích mua kẹo gói, bao bì đẹp hấp dẫn, độ ngọt vừa phải. Còn thị trường miền Trung sở thích của người tiêu dùng là mua kẹo cân, ít quan tâm tới bao bì hơn và thích bánh có độ ngọt cao. Người miền Nam lại thích kẹo có độ ngọt cao, mẫu mã đẹp. Trong thời gian tới sẽ có nhu cầu về các sản phẩm ăn nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao và các sản phẩm với mẫu mã đẹp dùng để biếu tặng vào các dịp lễ tết... Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo cần phải cân nhắc về sản phẩm để đáp ứng được tối đa nhu cầu trên thị trường. Đối với công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thì kênh phân phối sản phẩm chủ yếu là qua hệ thống các đại lý cấp I, nên việc tiếp xúc và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng rất khó khăn. Để đương đầu với những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, hiện nay công ty Thực Phẩm Hữu Nghị đã sắp xếp lại các phân xưởng sản xuất, các nhà phân phối sản phẩm và các đại lý cấp II. Do những hoạt động này mới đang dần dần được xúc tiến nên công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc bắt nhịp kịp thời với xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Qua đây có thể thấy :Áp lực cạnh tranh từ khách hàng là lớn. Mặc dù yếu tố quy mô tương đối chỉ ra lợi thế cho doanh nghiệp. Song thông tin mà khách hàng có được về doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn, khả năng thay thế sản phẩm đang tăng, yêu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp làm tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. 2.4. Phân tích áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều loại hoa quả đa dạng, thơm ngon. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngành sản xuất chế biến hoa quả cũng phát triển theo, đáp ứng thị hiếu của những người ưa mới lạ như: mít sấy, khoai sấy, các loại ô mai, các loại nước ép hoa quả, sữa tươi mang hương vị hoa quả… được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các sản phẩm thay thế trên cũng là một mối đe doạ đối với sản phẩm hiện tại của công ty, nhưng nó cũng gợi mở cho công ty hướng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới cho tương lai. Nắm bắt được xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất đã có chú trọng tới các loại sản phẩm mang hương vị trái cây như: cam, quýt, dừa, sầu riêng... Những sản phẩm này ra đời nhằm cạnh tranh với các sản phẩm thay thế ở trên. Bên cạnh đó thì thới quen tiêu dùng của người người dân Việt Nam thì sản phẩm bánh kẹo được sử dụng nhiều vào các dịp lễ tết, cuộc họp, hội nghị, cưới hỏi, sinh nhật. Thói quen đó cũng một phần làm cho các sản phẩm thay thế như các loại ô mai, nước ngọt, trái cây tươi hay sấy khô, các loại hạt… tuy có xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với chất lượng cao nhưng cũng không thể "lấn sân" của sản phẩm bánh kẹo. Như vậy có thể thấy rằng: Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế là nhỏ. 2.5. Phân tích áp lực cạnh từ đối thủ tiềm ẩn Với mỗi ngành sản xuất thì các đối thủ tiềm ẩn luôn là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh đó là mạnh hay yếu được đánh giá chủ yếu qua động cơ để các doanh nghiệp đó tham gia vào ngành. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Môi trường chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt được nhiều tổ chức quốc tế khẳng định Việt Nam là đất nước có môi trường đầu tư rất tốt. Tất cả những điều đó thúc đẩy đầu tư vào các ngành nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. Ngành bánh kẹo Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nó cũng là một ngành có nhiều triển vọng để phát triển. Điều đó nói lên tính hấp dẫn của ngành bánh kẹo đối với các nhà đầu tư trong nước chưa tham gia vào thị trường này. Với sự mở cửa, giao lưu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cuộc chơi bình đẳng với các đối thủ nước ngoài trên sân nhà. Các đối thủ tiềm ẩn của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hiện nay chủ yếu là các nhà sản xuất bánh kẹo nước ngoài có xu hướng nhập vào thị trường Việt Nam. Các đối thủ tiềm ẩn từ nước ngoài có thể là các công ty sản xuất bánh kẹo của Trung Quốc, Malaysia, Indonexia, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ… Trong đó đặc biệt là các công ty của Trung Quốc với ưu điểm nổi bất: giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, chủng loại phong phú. Như vậy có thể đánh giá rằng: Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn là tương đối lớn. Nhận xét: Qua phần phân tích môi trường bên ngoài công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị như ở trên (bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam) ta có thể rút ra những cơ hội và thách thức với công ty Hữu Nghị trong giai đoạn hiện nay như sau: * Cơ hội (O- Opportunities) - Nền kinh tế tăng trưởng cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Có dấu hiệu phục hồi tốt sau khủng hoảng kinh tế. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.32%, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đạt 5.4%/năm, cao hơn mức trung bình của khu vực năng động nhất thế giới là khu vực châu Á (4.9%). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. - Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, khả năng thanh toán và sức mua của người tiêu dùng tăng lên. Đó là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 750USD/ người, tăng 80USD so với năm trước. Chỉ trong vòng 5 năm (2002-2007) thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng 70.7%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên làm cho khả năng chi tiêu đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống cũng tăng dần. Đây là nguồn gốc làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. - Nhu cầu thị trường về sản phẩm bánh kẹo ngày càng cao. Trong khi tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác. Dự báo mức tiêu dùng bánh kẹo bình quân của người dân Việt Nam năm 2011 là 2.47kg/người/năm và tới năm 2015 là 3.18kg/người/năm. - Công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, tiên tiến. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trên thị trường. - Việt Nam gia nhập WTO, đây là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình, đồng thời tạo điều kiện tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong tiến trình các quốc gia thực hiện những cam kết khi gia nhập tổ chức WTO sẽ làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào giảm, tạo điều kiện cho công ty hạ giá thành sản phẩm. * Thách thức (T- Threats) - Có sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Do trong những năm tiếp theo chính phủ tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước lại càng chịu sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ của mình để bắt kịp với xu thế thời đại. - Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn ngày càng cao. Chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, môi trường chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi hơn đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Có sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành. Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với đủ những chúng loại, màu sắc hấp dẫn, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh. Họ luôn cố gắng nỗ lực để tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng cách đầu tư, nghiên cứu cho ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, kết hợp với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. - Sản phẩm thay thế có được những ưu thế nhất định và xuất hiện ngày một nhiều gây cho doanh nghiệp áp lực ngày một lớn. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều loại hoa quả đa dạng, thơm ngon. Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến hoa quả với những sản phẩm mới lạ: mít sấy, khoai sấy, các loại ô mai, nước ép hoa quả... Những sản phẩm này đang được người tiêu dùng khá ưa chuộng. - Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng, giá cả, bao bì, mẫu mã. Mỗi đoạn thị trường khác nhau lại có nhu cầu về các loại bánh kẹo với hương vị khác nhau. Thông tin mà khách hàng có được về doanh nghiệp ngày càng nhiều, khả năng thay thế sản phẩm đang gia tăng, do vậy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn. Điều đó gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bánh kẹo. III. Phân tích môi trường nội bộ của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc Phân tích các hoạt động gián tiếp Đặc điểm về nguồn lao động Nhắc tới sản phẩm bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc ta cần nhắc tới sản phẩm của công ty bánh kẹo Hữu Nghị. Vì sản lượng sản xuất bánh kẹo của Hữu Nghị chiếm phần lớn trong tổng lượng sản xuất bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc. Hữu Nghị có đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao và có kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất kinh doanh củ của công ty. Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề được đào tạo trong và ngoài nước, làm việc có tinh thần trách nhiệm, có kỷ luật, năng động sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nội bộ công ty đoàn kết và có sự nhất trí cao là nền tảng rất vững chắc để công ty có thể phát triển mạnh và bền vững. Tính tới cuối năm 2009 tổng số lao động thường xuyên của toàn công ty là 875 người. Hiện tại số lượng nhân viên trình độ đại học và sau đại học của công ty hơn 10%, lao động trình độ cao đẳng chiếm 5.2%, lao động trình độ trung cấp chiếm 18.5%, còn lại là lao động phổ thông làm việc tại các dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Do tính chất thời vụ trong sản xuất kinh doanh, nên vào các dịp như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, số lượng lao động thường có sự ra tăng khá cao. Đặc điểm về hoạt động quản lý nhân sự Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển mới, công ty Hữu Nghị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn :TCVN ISO 9001:2000 có giá trị từ ngày 14/4/2004 đến ngày 13/4/2007 do tổ chức DNV và trung tâm chứng nhận Quacert cấp. Hiện công ty đang hoàn chỉnh tổ chức bộ máy các phòng ban, trên cơ sở tinh giảm gọn nhẹ các bộ phận chuyên môn làm các công việc gián tiếp, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, sắp xếp, tổ chức lại các phân xưởng sản xuất, các nhà phân phối và các đại lý cấp II. Công ty đặc biệt chú ý đến môi trường của người lao động và sản xuất của cán bộ công nhân viên. Hỗ trợ những trang thiết bị cần thiết tối thiểu đảm bảo cho nhân viên của mình yên tâm lao động trong môi trường sản xuất và làm việc tốt nhất có thể. Thực hiện đầy đủ quyền lợi mà nhà nước quy định để bảo đảm quyền lợi của người lao động. Công ty có chế độ thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích công nhân viên mình lao động tốt, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các buổi dã ngoại, giao lưu học hỏi, được ban lãnh đạo công ty nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ, coi đó như một hoạt động đoàn thể cần được khuyến khích và mở rộng giữa các xí nghiệp của công ty. Hoạt động nghiên cứu và phát triển Về hoạt động nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới: Trong giai đoạn 2001-2007 công ty không ngừng tìm tòi đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mỗi năm trung bình công ty đầu tư khoảng 3 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới. Hiện nay việc nghiên cứu sản phẩm mới của công ty đi theo hai hướng. Hướng thứ nhất là biến đổi chủng loại, hàng năm công ty đưa ra thị trường từ sản phẩm mới được thay đổi về hình thức, hoặc về nội dung. Việc sản xuất các loại sản phẩm này giúp công ty giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới. Hướng thứ hai là đổi mới chủng loại, thông qua việc loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của công ty, đó có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc sản phẩm mới tương tự. Hiện nay, so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu… thì khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của công ty tương đối yếu, công ty chỉ có một số sản phẩm được coi là mới hoàn toàn như: dòng sản phẩm bánh tươi, bánh mì ăn nhanh, ruốc. Về hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường: Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cùng với sự thay đổi về loại hình doanh nghiệp, chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, công ty phải tự lo đầu ra cho sản phẩm của mình. Trước tình hình đó, công ty đã bắt đầu tiếp cận với hoạt động nghiên cứu marketing. Ban đầu những hoạt động này diễn ra dưới hình thức đơn giản, nhưng hiện nay công ty đã thực hiện nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, dự báo lượng sản phẩm sản xuất cho những kỳ sau dựa trên báo cáo kết quả thực hiện tiêu thụ năm trước kết hợp với đánh giá những nhân tố ảnh hưởng của hiện tại. Công ty đã thành lập phòng marketing với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. Hoạt động nghiên cứu thị trường trở nên chuyên nghiệp hơn, có đội ngũ nhân viên bán hàng bao phủ hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Những giám sát viên có nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động của nhà phân phối, các nhân viên tiếp thị và theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn, thị trường của mình, từ đó thống kê, báo cáo các thông tin trên thị trường với ban lãnh đạo, đề ra phương án hoạt động trong tương lai. Phân tích các hoạt động trực tiếp Phân tích hoạt động sản xuất Trong những năm qua công ty liên tục đầu tư trang thiết bị với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, công nhân viên. Trong 10 năm xây dựng và phát triển công ty đã đưa vào sử dụng : - Một dây chuyền sản xuất bánh quy hiện đại với công nghệ tiên tiến của hãng W&P cộng hòa liên bang Đức. - Một dây chuyền sản xuất bán tự động sản xuất các sản phẩm bánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31726.doc
Tài liệu liên quan