MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA PVI ĐÔNG ĐÔ 2
1.1. Công tác kế hoạch hóa của công ty trong những năm qua 2
1.2. Nội dung chiến lược kinh doanh của công ty và quy trình xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp bảo hiểm 3
1.2.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 3
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 4
1.3. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược của PVI trong thời gian tới 8
CHƯƠNG II :GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PVI ĐÔNG ĐÔ VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH CỦA CÔNG TY 9
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của PVI Đông Đô 9
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 9
2.1.2 Mạng lưới văn phòng kinh doanh khu vực 10
2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính của PVI Đông Đô 10
2.2.1. Đầu tư tài chính 10
2.2.2 :Kinh doanh bảo hiểm gốc 11
2.2.3. Kinh doanh tái bảo hiểm 12
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PVI ĐÔNG ĐÔ ĐẾN NĂM 2015 14
3.1. Phân tích môi trường kinh doanh 14
3.1.1. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược của PVI Đông Đô; xác định cơ hội và nguy cơ 14
3.1.1.1. Phân tích môi trường kinh tế 14
3.1.1.2. Phân tích môi trường chính trị và pháp luật 17
3.1.1.3. Phân tích môi trường tự nhiên. 18
3.1.1.4. Phân tích môi trường văn hóa xã hội 19
3.1.1.5. Phân tích môi trường cạnh tranh. 21
3.1.2. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh bên trong tác động đến việc xây dựng chiến lược của PVI Đông Đô và xác định điểm mạnh , điểm yếu 23
3.1.2.1. Đánh giá hoạt động marketing 23
3.1.2.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức của PVI Đông Đô 25
3.1.2.3: Đánh giá nguồn nhân lực 27
3.1.2.4. Đánh giá năng lực tài chính 29
3.2. Xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của chiến lược đến năm 2015 32
3.3. Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm hình thành chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2015 33
3.4: Áp dụng chiến lược mô phân tích SWOT nhằm lựa chọn chiến lược kinh doanh của giai đoạn 2010 – 2015 40
3.5. Một số kiến nghị đối với các chiến lược bộ phận 43
3.5.1 Chiến lược sản phẩm 43
3.5.2 Chiến lược thị trường 43
3.5.3 Chiến lược công nghệ và quản lý 44
3.5.4 Chiến lược nhân sự 44
3.5.5 Chiến lược thương hiệu và văn hóa PVI Đông Đô 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (PVI Đông Đô) thuộc Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều và vốn đầu tư ngày càng lớn.
+Về pháp luật :
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH ngày 9 tháng 12 năm 2000 đã quy định về sự ra đời của kinh doanh bảo hiểm.
Nghị định 45, 46 ban hành năm 2007, thông tư 98, 99 hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm ban hành năm 2004, NĐ 18 quy định xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, QĐ 175 phê chuẩn chiến lược phát triển ngành bảo hiểm đến năm 2010, QĐ 53 ban hành chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cùng với các quy định về kinh doanh bảo hiểm là sự ra đời của Luật hàng hải, luật hàng không, luật đường bộ, luật giao thông đường thủy nội bộ, luật phòng cháy chữa cháy, bộ luật dân sự về quy định bảo hiểm bắt buộc đã tạo ra môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm). ngoài ra còn có các quy định cụ thể và đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm, bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm.
Ngoài ra nhà nước cũng ban hành các đạo luật bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc, hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.
Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Các quy định này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.
Bảng 3. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ
từ môi trường chính trị và pháp luật
O : Những cơ hội
T : Những nguy cơ
+ Việt Nam là 1 trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới nên thu hút được rất nhiều hoạt động đầu tư.
+ Có môi trường kinh doanh tốt.
+ Có hành lang pháp lý rất thuận lợi
cho phát triển hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong ngành kinh doanh bảo hiểm.
+ Các quy định về thực hiện bảo hiểm bắt buộc đối với các cá nhân theo luật định.
+ Sự thay đổi của các chính sách kinh tế
+ Định hướng về triển ngành bảo hiểm theo chính sách của nhà nước
3.1.1.3. Phân tích môi trường tự nhiên.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng cận nhiệt, đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Việt Nam là nước nằm trong vùng có tình hình diễn biến khí hậu hết sức phức tạp, lũ lụt, hạn hán diễn biến rất bất thường, đặc biệt là với những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu toàn cầu. Nước ta lại là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc biến đổi này dẫn tới biên độ cũng như tần suất của thiên tai ngày càng phức tạp.
Vì vậy ai cũng có thể dự báo được rằng tình hình khí hậu trong thời gian tới diễn biến rất phức tạp có thể ảnh hưởng rất lớn đến người và tài sản gây thiệt hại đến đời sống con người. Do vậy bảo hiểm sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của cá nhân cũng như doanh nghiệp để tránh khỏi những rủi ro về người, tài sản khi có sự ảnh hưởng của tự nhiên.
Ngành dầu khí là ngành có đặc thù là khai thác, sản xuất, vận chuyển ở những nơi có địa hình phức tạp, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thiên nhiên. Đặc biệt là với sản phẩm là dầu khí có khả năng cháy nổ rất cao nên với tư cách là nhà bảo hiểm quản lý rủi ro của doanh nghiệp, bảo hiểm dầu khí phải coi vấn đề tác động của thiên nhiên là 1 trong những nhân tố tác động rất mạnh đến doanh nghiệp.
Bảng 4. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ
từ môi trường tự nhiên
O : Những cơ hội
T : Những nguy cơ
+Các doanh nghiệp cũng như các cá nhân tham gia bảo hiểm nhiều hơn nhằm đảm bảo an toàn về tài chính để đối phó với các tình hình thay đổi, rủi ro của thiên nhiên.
+ Tỷ lệ bồi thường cao sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
+Những bất ổn về tình hình khí hậu sẽ dẫn đến những bất ổn về khả năng tài chính của doanh nghiệp.
3.1.1.4. Phân tích môi trường văn hóa xã hội
Xét trong thời gian trung hạn và dài hạn thì các nhân tố về văn hóa xã hội là loại nhân tố thay đổi lớn nhất. Khi kinh tế xã hội càng phát triển thì khối lượng hàng hóa, tài sản cũng như cơ sở vật chất ngày càng nhiều, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao cũng như hiểu biết về sự cần thiết của bảo hiểm cũng được nâng lên. Ngày nay các yếu tố về thị hiếu cũng như xu hướng xã hội cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen tiêu dùng sản phẩm nói chung cũng như các sản phẩm bảo hiểm nói riêng.
Trình độ hiểu biết về bảo hiểm của khách hàng ngày càng được nâng cao nhờ các kênh tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các chính sách của nhà nước với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thêm vào đó, các thói quen mua bảo hiểm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua bảo hiểm ngày càng mạnh hơn.
Tuy bảo hiểm không phải là sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu nhưng trong giai đoạn gần đây thu nhập của người dân tăng lên đáng kể nên đây cũng là một trong những dấu hiệu tốt cho ngành bảo hiểm trong tương lai nói chung và bảo hiểm PVI Đông Đô nói riêng.
Tuy vậy xét một cách tổng quát thì ý thức và nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về bảo hiểm và pháp luật bảo hiểm chưa được cao. Và đặc biệt trong thời gian gần đây, một số các quy định về bắt buộc phải mua bảo hiểm gây ra sự hiểu nhầm và không đồng tình đối với một số bộ phận người dân và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảng 5. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ
từ môi trường văn hóa xã hội
O : Những cơ hội
T : Những nguy cơ
+ Trình độ hiểu biết của người dân về bảo hiểm cũng như sự cần thiết của bảo hiểm cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và hoạt động đầu tư ngày càng được nâng cao.
+ Nhu cầu về bảo hiểm ngày càng tăng do kinh tế phát triển.
+ Hiểu biết của 1 số bộ phận người dân và 1 số doanh nghiệp về bảo hiểm còn chưa cao.
3.1.1.5. Phân tích môi trường cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu và cạnh tranh càng khốc liệt hơn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ngày càng được thành lập nhiều hơn, hơn thế là một lượng lớn các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Các sản phẩm bảo hiểm có đặc điểm là không được bảo hộ bản quyền. Điều này có nghĩa là trước khi tung sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký với cơ quan quản lý để được cấp phép và phê chuẩn kinh doanh nghiệp vụ đó, nhưng đó là sự công nhận mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sao chép các sản phẩm của nhau dễ dàng. Vấn đề cạnh tranh lúc này chỉ còn dựa vào cạnh tranh phí và các dịch vụ đi kèm. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian vừa qua đua nhau hạ phí để cạnh tranh, giành giật khách hàng, chiếm thị phần. Mức phí đưa ra nhiều khi không đảm bảo được tính an toàn trong hoạt động kinh doanh nhưng các doanh nghiệp vẫn cứ làm. Điều này đã tạo ra một tiền lệ rất xấu và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm trong tương lai.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, một trong những yêu cầu của các nước khác để đồng ý cho Việt Nam gia nhập là Việt Nam phải mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 và điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía nước ngoài. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam và được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép xuất khẩu sản phẩm bảo hiểm qua biên giới. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các dự án đầu tư của nước họ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vì chúng ta gần như không biết nhiều thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Họ làm gì và đang định làm gì là những điều chúng ta khó có thể biết được.
Vì vậy, các DN bảo hiểm trong nước cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngay tại sân nhà. Thứ nhất, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ nhiều nước cùng với DN bảo hiểm của họ cũng gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những DN bảo hiểm nước ngoài đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Thách thức thứ hai là các DN bảo hiểm Việt Nam không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước và trong kinh doanh bảo hiểm, cũng sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa DN bảo hiểm trong nước và DN bảo hiểm nước ngoài.
Một số DN bảo hiểm Nhà nước sẽ được tiến hành cổ phần hóa, trong đó sức ép chia lãi cho cổ đông không phải là nhỏ nếu kinh doanh bảo hiểm và đầu tư không có hiệu quả.
Bên cạnh đó, vấn đề “chảy máu chất xám” từ DN bảo hiểm Việt Nam sang DN bảo hiểm nước ngoài có thu nhập cao hơn cũng là điều đáng quan tâm.
Với khả năng tài chính mạnh, các DN bảo hiểm nước ngoài sẽ tìm mọi cách trong đó có tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, hạ phí bảo hiểm để gây uy tín và chiếm lĩnh thị trường.
Việc gia nhập WTO cũng sẽ đưa đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Khi tham gia WTO, việc trao đổi thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước sẽ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được khơi thông là tiền đề quan trọng để làm tăng nhu cầu bảo hiểm và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng thị trường. Mặt khác, việc có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia thị trường, với thế mạnh dựa trên công nghệ quản lý tiên tiến, cơ cấu sản phẩm bảo hiểm đa dạng đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hệ thống thông tin hiện đại... cũng tạo động lực cạnh tranh để PVI Đông Đô nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển các sản phẩm mới... để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Đặc biệt khả năng cạnh tranh của PVI Đông Đô cũng được tạo ra bởi vị thế cạnh tranh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Hiện nay Tổng công ty bảo hiểm dầu khí đang đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và trong thời gian tới, bằng nội lực của mình và với sự ủng hộ của Tập đoàn dầu khí quốc gia, Tổng công ty phấn đấu vươn lên vị trí dẫn đầu.
Mặc dù hôi nhập nhưng có thể khẳng định thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam chủ yếu Bảo Việt nắm vững chưa hề có công ty bảo hiểm nước ngoài nào chen chân đầu tư vào thị trường này vì vậy là 1 trong những doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thì bảo hiểm dầu khí nói chung và PVI Đông Đô nói riêng có nên tham gia vào thị trường này không ? Đó là 1 thách thức.
Bảng 6. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ từ môi trường cạnh tranh
O : Những cơ hội
T : Những nguy cơ
+Tạo động lực cho PVI Đông Đô nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển sản phẩm mới.
+Khẳng định được vị thế của PVI Đông Đô trên thị trường.
+PVI có cơ hội “xuất khẩu” sản phẩm bảo hiểm ra nước ngoài.
+ Mất thị phần vào tay các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
+Cạnh tranh bằng cách hạ phí dẫn đến giảm doanh thu và mất an toàn trong kinh doanh.
+Các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài có khả năng xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.
3.1.2. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh bên trong tác động đến việc xây dựng chiến lược của PVI Đông Đô và xác định điểm mạnh , điểm yếu
3.1.2.1. Đánh giá hoạt động marketing
a, Về sản phẩm:
+ Bảo hiểm năng lượng: Hiện nay Tổng công ty bảo hiểm dầu khí là công ty bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm năng lượng. Là thành viên nên PVI Đông Đô cũng có được những lợi thế sẵn có của Tổng công ty.
PVI Đông Đô đã và đang cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm năng lượng hiện có trên thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hiện đang triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí ra thị trường quốc tế ở một số khu vực như Algeria, Venezuela, Nga, Trung Đông…Theo đó, PVI Đông Đô cùng tổng công ty luôn theo sát các dự án này để tư vấn và thiết kế các chương trình bảo hiểm phù hợp.
+ Bảo hiểm hàng hải:
Nghiệp vụ hàng hải chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong cơ cấu doanh thu của PVI. PVI luôn đứng vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực này. Hiện nay PVI Đông Đô đang xây dựng các chương trình bảo hiểm cho các đội tàu nên bảo hiểm hàng hải cũng trở thành 1 trong những thế mạnh.
+ Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt
Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của PVI Đông Đô.Nắm bắt được xu thế phát triển, xây dựng của đất nước, từ nhiều năm, đồng thời với việc đào tạo lực lượng cán bộ có chiều sâu về nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, PVI Đông Đô đã tiến hành xây dựng và thắt chặt quan hệ với các đối tác là chủ đầu tư lớn của đất nước như các tổng công ty điện, xi măng, công nghiệp tàu thuỷ… Với những hợp đồng vốn có, PVI Đông Đô những năm tới có nhiều kỳ vọng doanh thu sẽ còn tăng cao.
+ Bảo hiểm xe cơ giới
PVI Đông Đô đã phát huy thế mạnh của nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 trên thị trường để triển khai hệ thống bán lẻ theo mô hình bán buôn: cung cấp cho khách hàng các sản phẩm về bảo hiểm xe cơ giới. Từ chỗ chưa được biết tới trên thị trường về bảo hiểm xe cơ giới mà PVI Đông Đô đã đạt doanh thu trên 40 tỷ đồng về lĩnh vực này ( 2008)
+ Loại hình bảo hiểm khác
Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm cộng đồng: bảo hiểm con người …Tuy chưa đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng sau những nỗ lực vượt bậc, PVI Đông Đô không chỉ là một công ty thành viên thuộc tổng công ty mà còn là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được biết đến trong nước. Điển hình là kế hoạch phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ rộng khắp các tỉnh thành.
b,Về kênh phân phối :
Ngay từ khi thành lập PVI Đông Đô đã xây dựng được mạng lưới phân phối trên khắp địa bàn Hà Nội . Mặc dù thị trường này đã được khai thác nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt PVI Đông Đô đã liên kết với các công ty thành viên thuộc địa bàn Hà Nội cũng như các công ty thành viên thuộc các tỉnh thành trong cả nước để tận thu các hợp đồng bảo hiểm nhằm khai thác triệt để năng lực của PVI Đông Đô cũng như các công ty thành viên. Nhờ đó đã thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và các công ty thành viên nói riêng.
c, Hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng bá thương hiệu
Do đặc trưng cơ bản của kinh doanh là kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm, một sản phẩm mà khách hàng “không mong muốn” nên các hoạt động xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng luôn phải được quan tâm.
Hằng năm, vào các dịp lễ, tết hay các dịp đặc biệt, PVI Đông Đô thực hiện các chính sách theo tổng công ty chỉ đạo: quan tâm chú ý thăm hỏi, động viên, tặng quà khách hàng… Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của PVI Đông Đô nói riêng cũng như PVI nói chung nhằm tri ân khách hàng, tạo mối quan hệ ngày càng thân thiết và bền vững với các khách hàng hiện tại .Qua đó, công ty có thể thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Đối với các khách hàng lâu năm và các khách hàng chiến lược, PVI Đông Đô có kế hoạch giảm phí, chiết khấu cho các khách hàng có lịch sử tổn thất tốt. PVI Đông Đô không chỉ xây dựng thương hiệu riêng mà còn góp phần xây dựng thương hiệu của PVI.
Bảng 7. Phân tích SWOT trong hoạt động marketing
S :Những điểm mạnh
W : Những điểm yếu
- Bảo hiểm Năng lượng chiếm thị phần tuyệt đối trên thị trường.
- Bảo hiểm Hàng hải, xây dựng - lắp đặt, kỹ thuật, tài sản;…cũng đóng góp 1 phần không nhỏ.
- Các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Kênh phân phối rộng khắp trên thị trường Hà nội.
- Uy tín bảo hiểm dầu khí là thương hiệu mạnh và đáng tin cậy.
- Khách hàng ngoài ngành Dầu khí chiếm tỷ trọng chưa cao.
- Các nghiệp vụ bảo hiểm con người và trách nhiệm vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng doanh thu bảo hiểm gốc.
- Hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, bán lẻ còn thấp và chưa được quản lý chặt chẽ.
3.1.2.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức của PVI Đông Đô
Bộ máy tổ chức của PVI Đông Đô hiện nay tương đối gọn nhẹ , hoạt động khá hiệu quả. Các công việc điều hành do Ban Tổng giám đốc phụ trách.Các đại diện bao gồm: 1 Tổng giám đốc phụ trách điều hành chung , 2 Phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc đồng thời phụ trách các công việc cụ thể được giao. Các công việc hoạt động, kinh doanh trực tiếp hàng ngày của PVI do 9 phòng ban phụ trách. Các phòng, ban có sự phân công rõ ràng về chức năng nhiệm vụ đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động nhằm đảm bảo cho công việc kinh doanh của Tổng công ty được tiến hành trôi chảy và hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động thực tế thời gian vừa qua cho thấy các Ban quản lý do mới thành lập nên cũng còn nhiểu vấn đề quản lý chưa tốt như chưa có những chiến lược kinh doanh làm nền tảng mà mới chỉ có kế hoạch trong từng năm cụ thể, chưa kịp thời chủ động phát hiện các thiếu xót của cơ sở để kiến nghị các biện pháp điều chỉnh phù hợp.Đặc biệt là phải đối mặt với suy thoái ngay thời kỳ đầu thành lập công ty nên khả năng thích nghi với môi trường của ban quản lý chưa cao dẫn đến những quyết định chưa có tính tự chủ còn nhiều phụ thuộc vào các tiêu chí của tổng công ty.Trong thời gian tới, khối quản lý cần thật sự nỗ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của công ty. Bên cạnh đó việc phát triển hệ thống mạng lưới thành viên, hệ thống bán lẻ nhanh chóng, ồ ạt trong thời gian qua nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Bảng 8. Phân tích SWOT đánh giá cơ cấu tổ chức
S: Những điểm mạnh
W: Những điểm yếu
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.
- Phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong hoạt động kinh doanh.
- Khối quản lý còn bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
3.1.2.3: Đánh giá nguồn nhân lực
Bảng 9: Năng lực bộ máy điều hành, lãnh đạo của PVI Đông Đô
TT
Họ và tên
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tuổi
1
Ngô Vân Trường
Tổng giám đốc
Thạc sĩ QTKD
41
2
Tống Đức Hải
Phó tổng GĐ
Thạc sĩ QTKD
50
3
Nguyễn Tiến Huỳnh
Phó tổng GĐ
Thạc sĩ QTKD
53
4
Vương Hoàng Cương
Ban QLRR &BT
Thạc sĩ
37
5
Đan Thị Thu Hồng
Tổ trưởng công đoàn
Cử nhân kinh tế
43
6
Vũ Mạnh Tùng
Bí thư đoàn thanh niên
Cử nhân kinh tế
32
7
Nguyễn Mai Lan
Thư ký
Cử nhân kinh tế
31
- Hầu hết các cán bộ lãnh đạo của PVI đều có kiến thức về kinh tế, tài chính và quản trị kinh doanh.
- Ban Tổng giám đốc của PVI đa phần đều là những người có tuổi đời trẻ, do đó có sự nhanh nhạy, có khả năng ứng phó khá nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường.
- Đội ngũ lãnh đạo có được sự kết hợp giữa kinh nghiệm của các cán bộ lớn tuổi trong HĐQT và sự linh hoạt, quyết đoán của các thành viên trẻ tuổi. Đây là một lợi thế rất lớn cần đựơc phát huy.
Bảng 10. Cơ cấu lao động của PVI tính đến cuối năm 2008
Loại lao động
Số lượng ( Người)
Tỷ trọng(%)
Phân theo trình độ học vấn
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Lao động phổ thông
4
43
20
25
4.35
46.74
21.74
27.17
Tổng số
92
100
Phân theo tính chất hợp đồng lao động
- Hợp đồng không xác định thời hạn
- Hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm
- Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm
52
20
20
56.52
21.74
21.74
Tổng số
92
100
Nguồn: Ban quản lý PVI Đông Đô
Từ bảng trên ta thấy năng lực cán bộ nhân viên của PVI Đông Đô có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tương đối lớn.
Cán bộ công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty chiếm phần lớn, tạo khả năng gắn bó với công ty.
Tuy nhiên năng lực nhân sự vẫn còn tồn tại một số hạn chế: nhân viên hợp đồng ngắn hạn có trình độ nghiệp vụ bảo hiểm thấp vì vậy chi phí đào tạo lao động này là đáng kể. Do tính chất của hợp đồng lao động nên khả năng gắn bó lâu dài với công ty gần như rất kém.
Trình độ của cán bộ nhân viên nghiệp vụ tương đối cao nhưng hiểu biết về các phần mềm tin học, các phần mềm ứng dụng chưa thật tốt. Vì vậy công ty vẫn phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm cho nhân viên.
Bảng 11. Phân tích SWOT đánh giá nguồn nhân lực
S: Những điểm mạnh
W: Những điểm yếu
- Hầu hết các cán bộ lãnh đạo đều có kiến thức về kinh tế, tài chính và quản trị kinh doanh.
- Ban Tổng giám đốc đa phần đều là những người có tuổi đời trẻ, có sự nhanh nhạy, có khả năng ứng phó nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường.
- Đội ngũ lãnh đạo có được sự kết hợp giữa kinh nghiệm của các cán bộ lớn tuổi trong HĐQT và sự linh hoạt, quyết đoán của các thành viên trẻ tuổi
-Có trình độ chuyên môn cao tỷ lệ đại học, trên đại học chiếm tỷ trọng lớn.
Cán bộ công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty chiếm phần lớn tạo ra khả năng gắn bó lâu dài.
- Nhân viên hợp đồng ngắn hạn có trình độ về nghiệp vụ bảo hiểm thấp vì vậy chi phí đào tạo cho lượng lao động này là đáng kể. Do tính chất của hợp đồng lao động nên khả năng gắn bó lâu dài với công ty gần như rất kém.
-Trình độ của cán bộ nhân viên về nghiệp vụ tương đối cao nhưng các hiểu biết về các phần mềm tin học, các phần mềm ứng dụng chưa tốt vì vậy công ty vẫn phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm cho nhân viên.
3.1.2.4. Đánh giá năng lực tài chính
Đứng trước những biến động của nền kinh tế thế giới, dù là một công ty mới thành lập, gặp nhiều khó khăn nhưng trong 2 năm 2007 và 2008 PVI Đông Đô đã có mức doanh thu tăng, hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2009, tiếp đó đặt ra các mục tiêu về doanh thu năm 2010 như sau :
Bảng 12. Doanh thu năm 2007 đến 2009 và dự kiến 2010
TT
Phòng
Doanh thu 2007
2008
2009
Dụ kiến 2010
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tăng trưởng
(%)
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tăng trưởng
(%)
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tăng trưởng
(%)
1
P. tài sản kỹ thuật
5.9
9.3
57.62
13
39.78
18
38.46
2
P.hàng hải
5.5
8.8
60
12.5
42.04
17.5
40
3
P. xe cơ giới
5.9
9.2
55.9
12.5
35.8
17.5
40
4
P .Ba Đình
4.2
5.7
35.71
11
92.98
13.5
22.72
5
P . Hoàng Mai
3
6.9
130
11
59.42
13.5
22.72
6
P. Thanh Xuân
3.4
5.5
61.76
10.5
90.90
13.5
28.57
7
P .Gia Lâm
4.7
4.9
4.25
8
63.26
11
37.5
8
P.Đông Anh
4.1
6
46.34
6.2
3.3
8.0
27.69
PVI Đông Đô
36.7
56.3
84.7
112
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của PVI Đông Đô có mức tăng trưởng khá cao qua các năm thể hiện rõ nét qua các phòng ban. Một trong những phòng có đóng góp đáng kể phải kể đến phòng TSKT, hàng hải, xe cơ giới,…có doanh thu tăng trưởng cao. Theo thống kê cho biết P.Gia Lâm tăng trưởng cao hơn năm 2009 nhưng lại không đáng kể ở năm 2008, ngược lại P.Hoàng Mai và P.Thanh Xuân có mức tăng trưởng vượt chỉ tiêu. Tuy vậy P.Đông Anh lại có mức tăng trưởng không đáng kể.
Thống kê doanh số kế hoạch năm 2010 đã cho thấy mức cam kết doanh thu tại các phòng đều tăng trưởng ở mức ổn định.
Mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng, biến động về tài chính và, PVI Đông Đô vẫn có mức tăng trưởng tốt. Dù vậy trong thời gian có sự sụt giảm của thị trường tài chính, doanh nghiệp gặp những khó khăn ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp nói riêng cũng như tình hình tài chính của công ty nói chung.
Bảng 13 : Kết quả kinh doanh của PVI năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ Tiêu
Số tiền
1
Thu phí bảo hiểm gốc
79384
a
BH Năng lượng
19053
b
BH Cháy - Tài sản
5278
c
BH Hàng hải
19694
d
BH Con người
3887
e
BH xe cơ giới
16035
f
BH Kỹ thuật
13910
g
BH Trách nhiệm
1276
h
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác
248
1
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
87577
2
Doanh thu tái bảo hiểm
8192
3
D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31511.doc