Mục lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu bài báo cáo 2
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 3
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Tam Phong 3
2.2 Giới thiệu về ngành hàng nông sản của công ty 3
2.3 Sơ đồ tổ chức công ty 5
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
3.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6
3.2 Quản trị chiến lược 6
3.3 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 6
3.3.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 7
Ảnh hưởng về kinh tế: 8
Ảnh hưởng văn hóa – xã hội: 8
Ảnh hưởng chính trị - pháp luật: 8
Ảnh hưởng nhân khẩu học: 8
Ảnh hưởng tự nhiên: 8
Ảnh hưởng công nghệ: 8
3.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 8
Đối thủ cạnh tranh. 9
Khách hàng 10
Nhà cung cấp 10
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 11
Sản phẩm thay thế. 11
Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. 11
3.3.3 Phân tích môi trường nội bộ 12
3.3.3.1 Các hoạt động chủ yếu: 12
3.3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 12
3.4 Các ma trận xây dựng chiến lược 13
3.4.1 Ma trận SPACE (Strategic Position & Action Evaluation) 13
3.4.2 Ma trận Swot 13
3.4.3 Ma trận chiến lược chính ( Grand strategy matrix) 14
3.4.3 Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) 14
3.5 Mô hình nghiên cứu 15
CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
4.1 Thiết kế nghiên cứu 17
4.2 Quy trình nghiên cứu 17
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 19
5.1 Phân tích môi trường bên ngoài 19
5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 19
5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế 19
5.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội 20
5.1.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học 20
5.1.1.4 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật 20
5.1.1.5 Ảnh hưởng tự nhiên 21
5.1.1.6 Ảnh hưởng công nghệ 21
5.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vi mô 21
5.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 21
5.1.2.2 Khách hàng 25
5.1.2.3 Nhà cung cấp 25
5.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 25
5.1.2.5 Sản phẩm thay thế 25
5.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 26
5.2 Phân tích môi trường bên trong 27
5.2.1 Các hoạt động chủ yếu: 27
5.2.1.1 Hậu cần đầu vào 27
5.2.1.2 Vận hành 27
5.2.1.3 Hậu cần đầu ra 28
5.2.1.4 Marketing và bán hàng 28
5.2.1.5 Dịch vụ 28
5.2.2 Các hoạt động hỗ trợ 29
5.2.2.1 Thu mua 29
5.2.2.2 Nghiên cứu và phát triển công nghệ 29
5.2.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 29
5.2.2.4 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 29
5.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty 31
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 32
6.1 Tầm nhìn Sứ mệnh công ty: 32
6.2 Mục tiêu 32
6.3 Các phương án xây dựng chiến lược 32
6.3.1 Ma trận Space 32
6.3.2 Ma trận chiến lược chính 33
6.3.3 Ma trận Swot 34
6.3.4 Ma trận QSPM 37
6.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 40
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
7.1 Kết luận 42
7.2 Hạn chế của đề tài 42
7.3 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011–2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
Bước 3: Liệt các điểm mạnh bên trong công ty
Bước 4: Liệt các điểm yếu bên trong công ty
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S + O
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W + O
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược S + T
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược W + T Huỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
3.4.3 Ma trận chiến lược chính ( Grand strategy matrix)
Ma trận được xây dựng dựa trên hai khía cạnh:
- Vị thế cạnh tranh
- Tốc độ trăng trưởng của thị trường/ ngành. Huỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
3.4.3 Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng)
Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) dùng để đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược khả thi, để từ đó có căn cứ lựa chọn các chiến lược tốt nhất. Ma trận này sử dụng các thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã xây dựng (EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, Swot, chiến lược chính, SPACE).
Để xây dựng được ma trận QSPM, ta cần phải trải qua 6 bước:
Bước 1: Liệt kê cơ hội/ đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh/điểm yếu bên trong công ty. Ma trận bao gồm 10 nhân tố thành công quan trọng bên trong và 10 nhân tố thành công quan trọng bên ngoài.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi nhân tố thành công quan trọng.
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS: attractive Score) của mỗi chiến lược. Ta chỉ so sánh những chiến lược trong cùng một nhóm với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = hoàn toàn không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = tương đối hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điển hấp dẫn, là kết quả của việc nhân với số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng.
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép tính cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫnHuỳnh Phú Thịnh.2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa kinh tế- Quản trị Kinh doanh. Trường đại học An Giang
.
3.5 Mô hình nghiên cứu
Xác định tầm nhìn, sứ mệnh
và nhiệm vụ của công ty
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược
Phân tích môi trường kinh doanh
và nhận dạng: Cơ hội/ đe dọa
và điểm mạnh/ điểm yếu
Kiểm tra, đánh giá , và điều chỉnh chiến lược
Hoạch định các giải pháp thực hiện chiến lược
Lựa chọn các chiến lược phù hợp
Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh cho công ty. Trước tiên phải xác định tầm nhìn, sứ mệnh và nhiệm vụ để biết được hướng tới của công ty. Sau đó tiến hành phân tích môi trường bên ngoài để nhận ra các cơ hội cũng như đe dọa mà doanh nghiệp phải ứng phó và phân tích môi trường nội tại để biết được đâu là điểm mạnh để tận và đâu là điểm yếu cần khắc phục. Sau khi xác định các cơ hội/ đe dọa và điểm mạnh/ điểm yếu quan trọng sẽ dùng chúng làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Công việc tiếp theo là phải xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược rồi mới sử dụng các ma trận hoạch định để chọn lựa chiến lược phù hợp và đưa ra các giải pháp để có thể thực hiện chiến lược. Công việc cuối cùng là triển khai, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ trải qua 3 giai đoạn chính đó là: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và hoạch định chiến lược.Được tiến hành thông qua 3 bước chính: nghiên cứu thứ cấp, nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu hoạch định. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Các bước nghiên cứu
Bước
Kiểu nghiên cứu
Cách tiến hành
1
Thứ cấp
Thu thập và chọn lọc những thông tin chủ yếu từ sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo của công ty.
2
Sơ cấp
Quan sát thực tế kết hợp với phỏng vấn nhân viên của công ty.
3
Hoạch định
Phân tích dữ liệu có được và hoạch đinh chiến lược cho công ty.
- Nghiên cứu thứ cấp: nghiên cứu này sẽ được tiến hành bằng cách tìm hiểu các thông tin chủ yếu từ sách, báo, internet, báo cáo của công ty để thu về các dữ liệu thứ cấp.
- Nghiên cứu sơ cấp: tiến hành quan sát thực tế và phỏng vấn ban quản lý, nhân viên trong công ty để có được dữ liệu sơ cấp nhằm hoàn thiện nguồn dữ liệu có được.
- Nghiên cứu hoạch định: tiến hành phân tích các dữ liệu thu về. Lấy kết quả của việc phân tích dữ liệu làm căn cứ để tiến hành hoạch định chiến lược.
4.2 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được bắt đầu sau khi tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược kinh doanh và tầm quan trọng của công tác quản trị chiến lược đối với công ty. Sau đó tiến hành thu thập những dữ liệu thứ cấp rồi sơ cấp cần thiết cho việc phân tích môi trường kinh doanh của công ty. Sau khi phân tích xong môi trường kinh doanh sẽ lấy đó làm căn cứ để hoạch định các chiến lược phú hợp và viết báo cáo hoàn thành việc xây dựng chiến lược.
Quy trình được thể hiện qua sơ đồ bên dưới
Nhận dạng vấn đề nghiên cứu
Tìm kiếm cơ sở lý luận
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phân tích môi trường kinh doanh
Xây dựng chiến lược
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Viết báo cáo
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
5.1 Phân tích môi trường bên ngoài
5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô gây tác động đến nhiều ngành nghề kinh doanh. Do đó sự biến động của môi trường này sẽ có thể mang lại cho ngành nhiều cơ hội hoặc thách thức. Chính vì thế cần phải tiến hành phân tích môi trường vĩ mô để có thể có định hướng kinh doanh cho phù hợp. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố tác động với mức độ khác nhau bao gồm:
5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế
Sự biến đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động nhiều đến ngành kinh doanh trong có ngành hàng nông sản. Tình hình trong nước từ những năm vừa qua chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên cũng có nhiều biến động, thương mại có sự suy giảm nghiêm trọng tuy nhiên nông sản dù trải qua bao thăng trầm nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Qua đó cho thấy vai trò của xuất khẩu được đánh giá cao.
Đầu năm 2011 lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc cho nông sản Việt Nam xuất khẩu. Hiện nay giá một số mặt hàng nông sản đã tăng cao như cà phê nhân đã tăng lên mức 45.000đ/kg tăng cao gấp đôi so với năm 2010 do thế giới mất mùa cà phê nghiêm trọng. Ngoài ra theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngoài cà phê còn có hồ tiêu, cao su, chè, rau quả cũng sẽ tiếp tục được giá trong niên vụ 2011. Nguyên nhân chính của sự khởi sắc này là do thế giới mất màu nông sản, nhu cầu mặt hàng này cao, do đó tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu TheoThesaigontime. Ngày 09/02/2011.[trực tuyến].Đọc từ đọc ngày 15/02/2011
.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó thì các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều biến động của nền kinh tế:
Tỷ giá hối đối: việc ngân hàng nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD so với VNĐ lên mức cao nhất từ trước đến nay tuy sẽ mạng lại giá trị xuất khẩu đồng việt nhiều hơn nhưng bên cạnh đó là vì nước ta là nước nhập siêu nên khi tỷ giá này tăng sẽ làm gia tăng giá đối với nguồn cung nguyên liệu đầu vào, tăng giá cả tiêu dùng. Với tỷ giá đang tăng ở mức khoảng 20.900 (tăng hơn 9%) so với trước mà theo các chuyên gia Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nếu tăng tỷ giá hối đối 10% thì làm cho lạm phát tăng 1,35%. Từ đó cho thấy việc tăng tỷ giá lên hơn 9% thì việc lạm phát có thể xảy ra là rất lớn Theo Vef.vn.ngày 12/02/2011. [trực tuyến] .Đọc từ đọc ngày 15/02/2011)
.
Lạm phát Việt Nam tháng 1/2011 tăng 1.74%, tháng 2 chưa công bố nhưng khoảng 1,8% đến 2% . Điều này làm cho kỳ vọng lãi suất giảm ở quý I trở nên xa vời hơn. Với việc tỷ giá tăng, lãi suất chưa có điều kiện giảm, hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp và nên kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn. Do đó để đạt mục tiêu lạm phát 7% là việc làm đầy thách thức Theo Vef.vn.ngày 12/02/2011. [trực tuyến] .Đọc từ đọc ngày 15/02/2011)
.
Lãi suất và xu hướng lãi suất: trong những năm vừa qua do chịu sự tác động mạnh mẽ của biến động kinh tế nên lãi suất đã có xu hướng tăng dần trong các năm. Từ năm 2008 với lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 15%- 18%/năm đã gây khó lớn cho các doanh ngiệp vì phải đối mặt với việc tăng chi phí của doanh nghiệp. Sang năm 2009 mức lãi suất tuy có nhiều đổi nhưng cũng vẫn ở mức cao như năm trước. Sang năm 2010 lãi suất này có khi lên tới mức trên 20%/năm. Hiện nay mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp được áp dụng tại các ngân hàng thương mại khoảng 18% - 20% với mức lãi suất này thì nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để kinh doanh. Ngoài ra với tình hình kinh tế đang biến động giá vàng và giá xăng dầu đang tăng ở mức cao điều này ảnh hưởng nhiều đến xu hướng của các nhà đầu tư. Khi giá xăng dầu tăng sẽ tăng chi phí vận chuyển và sẽ làm gia tăng nhiều chi phí phát sinh có liên quan.
5.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội
Khi thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện thì các nhu cầu tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Điều đó góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, đặt biệt là những sản phẩm có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao. Vì con người luôn mong muốn có được cuộc sống sung túc tốt hơn.
Theo công bố của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thì thói quen tiêu dùng của người Việt đã có thay đổi. Nhiều nhóm hàng hoá sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng hơn so với những năm trước đây như: sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép sản xuất trong nước có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; thực phẩm, rau quả là 58%; các sản phẩm đồ gia dụng là 49%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%; đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho cho trẻ em là 34%; văn phòng phẩm là 33%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh là 26%; thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế là 26%; ô tô, xe máy là 18%; hoá mỹ phẩm là 10% Thành Tâm.18/2/2011.Thói quen tiêu của người Việt thay đổi. [Trực tuyến]. Đọc từ đọc ngày 10/03/2011
. Từ đó mở ra cơ hôi để các công ty thâm nhập thị trường nội địa.
5.1.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học
Việt Nam là nước có dân số khá đông đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thêm vào đó An Giang lại là nơi có dân số trẻ, Hệ thống giáo dục đang được đầu tư lớn nên hàng năm lực lượng lao động được đào tạo đều đặn và tăng cao. Qua đó cho thấy nguồn cung lực lượng lao động là khá dồi dào.
5.1.1.4 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật
Việt Nam là quốc gia có chính trị khá ổn định nên mang lại an tâm cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư kinh doanh.
Bên cạnh đó với chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế luôn tìm cách hoàn thiện quy định pháp luật tạo điều kiện tuận lợi cho viêc kinh doanh. Việc chính phủ ban hành thông tư Thông tư 194/2010/TT-BTC không quy định thủ tục xác nhận thực xuất sẽ đẩy nhanh quá trình xuất khẩu hơn nhiều so với trước đây khi mỗi lần xuất hàng, và quy định này sẽ hiệu lực kể từ ngày 20/1/2011. Với quy định mới, doanh nghiệp chỉ cần nộp hợp đồng xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có thuế và hàng hoá xuất khẩu theo yêu cầu quản lý chuyên ngành (trước đây, tất cả doanh nghiệp xuất khẩu khi làm hồ sơ hải quan đều phải nộp hợp đồng xuất khẩu), ngành hải quan không quy định thủ tục xác nhận thực xuất, mà đưa ra các căn cứ để xác định hàng hóa đã xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm nhiều thời gian hơn trước
thay vì phải 3-4 ngày mới có vận đơn. Khi có đủ giấy tờ, phải đi lại nhiều lần để xin xác nhận thực xuất. Do đó tạo nhiều thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu Không tác giả.20/01/2011.Quy định mới rứt ngắn quy trình xuất nhập khẩu. trực tuyến đọc từ: Đọc ngày 9/3/2011.
.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước (NNNN) còn ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN về việc hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ đối với chính sách hỗ trợ nhằm làm giảm những tổn thất đối với nông sản, thủy sản sau thu hoạch. Theo đó thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ là tổ chức tín dụng được giao thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản sau thu hoạch. Việc hỗ trợ này được thực hiện dưới hai hình thức: cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay theo lãi suất tín dụng đầu tư và phát triển. Qua đó làm cho phía hộ nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc phát triển nông sản, thủy sản Không tác giả. 10/03/2011.Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, hải sản. AGROINFO - Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 49 ngày 10.03.2011
.
Từ đó cũng có thể thấy được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ngay cả trong nước và xuất khẩu. Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp.
5.1.1.5 Ảnh hưởng tự nhiên
Đối với ngành hàng nông sản thì điều kiện tự nhiên là nhân tố rất quan trọng. Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa có khí hậu quanh năm mát mẻ, thời tiết ít có biến động lớn. Có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn nước khá dồi dào. Phần lớn diện tích là đất nông nghiệp với diện tích gieo trồng lớn tất cả đã tạo cho Việt Nam có sản lượng nông sản lớn và khá dồi dào để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
5.1.1.6 Ảnh hưởng công nghệ
Việc quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào công nghê. Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản sự tốc độ thay đổi công nghệ là không lớn nên các công ty dễ bắt kịp.
5.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vi mô
Môi trường vi mô hay môi trường cạnh tranh thể hiện cường độ cạnh tranh của ngành và vị thế của công ty. Mà theo Michael E. Porter thì môi trường công ty sẽ chịu tác đông bởi năm nhân tố chính: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Mỗi nhân tố sẽ tạo sức ép khác nhau đến công ty cụ thể:
5.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong phân tích mô hình năm tác lực thì việc phân tích đối thủ cạnh tranh có vị thế rất quan trọng vì nó thể hiện vị trí của công ty trong ngành. Biết được vị thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ để từ đó xây dựng những chiến lược phù hợp với tình hình công ty là điều rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi công ty. Hiện nay thị trường hoạt động chủ yếu của ngành hàng này tại công ty Tam Phong là ở trong nước nên đề tài chỉ nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh trong nước như: công ty TNHH BO SU VINA và công ty TNHH dịch vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh, Công ty cổ phần An Đại Việt. Và sau đây là một số đặc điểm của các công ty này qua kết quả thu thập được.
CÔNG TY TNHH BOSU VINA
Tên tiếng việt: công ty TNHH BO SU VI NA
Tên giao dịch: BOSU VINA COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: BOSUVINA CO ., LTD
Người đại diện: NGUYỄN TOÀN MINH Chức vụ: GIÁM ĐỐC
C Địa chỉ doanh nghiệp: 117A Nguyễn Tất Thành F.13 Q.4 Tp.HCM
Điện thoại: 39 433 682, 39 433 684 Fax: 38 266 957
Email: Info@boosuvina.vn
Website: www.bosuvina.vn
Công ty TNHH BO SU VI NA là một doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng nông sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Là đối tác và là bạn hàng của nhiều khách hàng lớn ở các thị trường như Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Philipines, Hàn Quốc, Mỹ, Úc.
Ngành nghề kinh doanh:
- Mua bán nông sản.
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
- Sắn lát “mì lát”
- Gia công sản xuất Cà Phê
- Dịch vụ Logistics.
- Gia công sơ chế nông sản
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Theo kết quả thu thập được thì đây là công ty có khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu cũng như khả năng về sức mạnh tài chính là khá tốt. Đặc biệt công ty này có thế mạnh trong lĩnh vực marketing đây là năng lực phân biệt của công ty so với các đối thủ. Tuy nhiên ngoài những điểm mạnh có được thì Bosu Vina cũng tồn tại một số điểm yếu về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm chưa tốt, khả năng cạnh tranh về giá của của công ty thấp.
Công ty TNHH dịch vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh
Điện thoại: 84-8-3822 4450 (6 lines)
FAX 84-8-3822 4464
C Địa chỉ: Phòng 802, Tầng 8, Tòa nhà AB, Số 76, Lê Lai, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam
E-mail:hminh@hcm.vnn.vn
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Website: www.hoangminhcorp.com
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh được thành lập vào tháng 04 năm 1994 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 051462 ngày 09/05/1994.
Đây là công ty chuyên kinh doanh mua bán các loại hàng hóa nông sản như: cà phê, gạo, hạt tiêu, ngô, cao su, mì lát, thức ăn gia súc, phân bón và dịch vụ vận tải biển. Từ nhiều năm nay với một đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp của chúng tôi đã mua bán các mặt hàng nông sản cũng như cung cấp thông tin về dịch vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong nước và nước ngoài
.
Khác với các công ty trong ngành Hoàng Minh chưa kiểm soát tốt nguồn cung nguyên liệu đầu vào, năng lực quản trị nhân sự của công ty còn kém, dịch vụ chăm sóc khách hàng thì cũng chưa được đánh giá cao. Tuy nhiên Hoàng Minh lại có thế mạnh trong công tác marketing và đặc biệt có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng.
Tên gọi công ty: Công ty cổ phần An Đại Việt
Tên Tiếng Anh: ANDAVI Joint Stock Company
Tên viết tắt: ANDAVI JSC
C Trụ sở chính: 28 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại:(84.8) 3823 4774 – 3829 0034 – 3827 2429 – 3829 8633
Fax: (84.8) 3829 8698
Email: admin@andavi.vn
GCN ĐKKD và đăng ký thuế số 0300587759 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 29/09/2009.
Vốn điều lệ: 23.000.000.000 đồng (Hai mươi ba tỷ đồng).
Ngành nghề kinh doanh chính:
Kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như: Khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phộng, cám gạo, cám mì, bắp… các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia, phụ liệu, hóa chất phục vụ ngành chăn nuôi.
Xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản.
Kinh doanh xe cơ giới.
Kinh doanh bất động sản, cho thuê mặt bằng kho bãi, dịch vụ tư vấn, đấu giá bất động sản.
An Đại Việt là công ty có uy tín về thương hiệu cao hơn so với các đối thủ trong ngành. Ngoài ra An đại Việt còn có năng lực nghiên cứu phát triển và địch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt, có khả năng am hiểu nhiều về thị trường xuất khẩu. Tuy vậy công ty vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục là khả năng quản trị nhân sự và khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm.
Có thể biết được vị thế cạnh tranh của công ty với các đối thủ thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong công ty để biết được những nhân tố thành công chủ yếu đối với ngành. Từ đó kết hợp những dữ liệu mà công ty cung cấp về đối thủ cạnh tranh để có được bảng thể hiện hình ảnh cạnh tranh các công ty như sau:
Bảng 5.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Tam Phong
STT
Các yếu tố thành công
Trọng số
Tam Phong
BoSu ViNa
Hoàng Minh
An Đại Việt
Điểm
Điểm có trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Năng lực quản lý nguồn nguyên liệu
0.13
3
0.39
3
0.39
2
0.26
3
0.39
2
Sức mạnh tài chính
0.14
4
0.56
3
0.42
2
0.28
3
0.42
3
Năng lực quản lý nhân sự
0.09
3
0.27
2
0.18
2
0.18
2
0.18
4
Uy tín thương hiệu
0.07
2
0.14
2
0.14
3
0.21
4
0.28
5
Năng lực nghiên cứu và phát triển
0.10
2
0.2
3
0.3
3
0.3
3
0.3
6
Hoạt động marketing
0.07
2
0.14
4
0.28
4
0.28
3
0.21
7
Khả năng cạnh tranh về giá
0.08
3
0.24
2
0.16
3
0.24
2
0.16
8
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
0.06
3
0.18
3
0.18
2
0.12
3
0.18
9
Quản lý chất lượng sản phẩm
0.11
3
0.33
2
0.22
2
0.22
2
0.22
10
Khả năng am hiểu thị trường xuất khẩu
0.1
2
0.20
3
0.3
3
0.3
3
0.3
11
Có mối quan hệ tốt với cơ quan hữu quan
0.05
1
0.05
2
0.1
4
0.2
2
0.1
Tổng
1.00
2.7
2.67
2.59
2.74
Qua ma trận thể hiện vị thế cạnh tranh giữa các công ty cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các công ty là khá cao, không có sự chênh lệch nhiều về khoảng cách. Hiện công ty đang
dẫn đầu là An Đại Việt Với tổng số điểm là 2.74. Đây là công ty có thế mạnh về uy tín thương hiệu.Bên cạnh đó công ty lại có sức mạnh về tài chính, có dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt và khả năng am hiểu về thị trường nước ngoài. Vị trí của Tam Phong đang được đứng thứ
hai với tổng số điểm 2.7 thua 0.04 đối với công ty dẫn đầu. Tam Phong có sức mạnh về tài chính, khả năng quản, lý nguồn nguyên liệu khá tốt. Công ty đứng sau cùng có tổng số điểm là 2.59. Tuy Hoàng Minh có hoạt động marketing và có mối quan hệ với cơ quan hữu quan hơn so với các đối thủ nhưng hiện tại công ty này chưa có sức mạnh về tài chính và khả năng quản lý nguồn cung nguyên chưa tốt nên đứng sau cùng trong bảng xếp hạng vị thế cạnh tranh.
5.1.2.2 Khách hàng
Khách hàng của công ty bao gồm hai nhóm khách hàng chính:
C Khách hàng truyền thống trong nước: đây nhóm khách hàng đã gắn bố với công ty trong nhiều năm qua, có mối quan hệ chặt chẽ với công ty. Hiện tại thì công ty đang cung cấp nông sản xuất khẩu cho Vinafood1, Vinafood2, Gentraco,…với nhóm khách hàng này thì công ty được sự tín nhiệm cao từ họ và đang cố gắng duy trì sự tác để hai bên cùng có lợi.
C Khách hàng nước ngoài: ngoài việc cung cấp cho khách hàng truyền thống trong nước thì công ty còn trực tiếp xuất nhập khẩu một số nông sản với các công ty nước ngoài như: Phoenix, Atex, Nowell, Sino Swiss Invesment. Đây là các đối tác quốc tế có sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, bao bì và các quy định về an toàn, xuất xứ sản phẩm, tiêu chuẩn quy định chất lượng, đặc biệt là uy tín của công ty. Dù đây là những khách hàng mới có sự hợp tác trong vài năm nhưng để công ty có thể phát triển được ở thị trường nước ngoài thì đối tượng khách hàng này là khách hàng mục tiêu mà công ty cần nên giữ trong dài hạn.
5.1.2.3 Nhà cung cấp
Trong nước: những năm vừa qua công ty chỉ tiến hành thu mua các nông sản chủ yếu trực tiếp từ nông dân tại các trạm thu ở địa phương. Với nhiều năm kinh nghiệm và sự đặt uy tín của công ty lên hàng đầu nên trong những năm vừa qua công ty có được nguồn cung sản phẩm khá ổn định từ hoạt động thu mua này. Mối quan hệ này đang được công ty cũng cố và phát triển. Những người nông dân thường khó có thể nâng giá trừ trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu do đó áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào không cao.
Nước ngoài: là các công ty các hiệp hội đến từ các nước: Campuchia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia,….
Tuy nhiên phần lớn nguồn cung nông sản của công ty là do nông dân trong nước cung cấp nên nếu muốn phát triển ra thị trường rộng hơn thì công ty cần có nguồn cung sản phẩm ổn định hơn để có thể cung cấp cho khách hàng khi họ có nhu cầu tăng sản lượng. Do đó công ty phải liên kết chặt chẽ với nông dân để tạo nên vùng nguyên liệu cho công ty để đảm bảo có được nguồn cung ổn định.
5.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Nông nghiệp là ngành kinh tế được nhiều ưu đãi từ nhà nước do đó việc xâm nhập vào ngành của các đối thủ mới là khá cao. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2011, thì một số mặt hàng nông sản sẽ chính thức mở cửa cho doanh nghiệp ngoại vào kinh doanh theo cam kết khi gia nhập WTO. Những doanh nghiệp ngoại này có thường có nguồn tài chính mạnh, nhiều kinh nghiệm kinh doanh ở thị tường nước ngoài họ sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại đối với các công ty trong ngành. Chưa nói tới việc các công ty trong nước có thể thực hiện chiến lược tích hợp dọc để hoàn thiện chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Do đó nguy cơ xâm nhập ngành từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là khá lớn.
5.1.2.5 Sản phẩm thay thế
Nông sản là sản phẩm cấp thiết nên việc hiện tại thì những nguy cơ từ sản phẩm thay thế là không cao.
5.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Sau khi phân tích môi trường vĩ mô nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt. Từ những yếu tố đó công ty có mức độ phản ứng khác nhau và được thể hiện ở ma trận các yếu tố bên ngoài.
Bảng 5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty Tam Phong
TT
Các yếu tố bên ngoài
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Nhu cầu về nông sản xuất khẩu tăng
0.10
4
0.40
2
Lãi suất cho vay đang ở mức cao
0.11
3
0.33
3
Tỷ giá đồng ngoại tệ đang tăng
0.10
3
0.30
4
Nguy cơ tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao
0.10
2
0.20
5
Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu
0.06
2
0.12
6
Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông sản
0.11
3
0.33
7
Nguồn cung lao động dồi dào
0.07
3
0.21
8
Sự phục hồi trở lại của nền kinh tế thế giới
0.06
2
0.12
9
Những chính sách bảo hộ của nước nhập khẩu
0.07
2
0.14
10
Nhu cầu tiêu dùng nông sản thế giới tăng
0.05
3
0.15
11
Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao
0.09
2
0.18
12
Chất lượng nông sản Việt chưa được đánh giá cao
0.08
2
0.16
Tổng
1.00
2.64
Qua kết quả phân tích cho thấy công ty Tam Phong phản ứng khá tốt với nhu cầu xuất khẩu nông sản tăng, và công ty cũng phản ứng tốt đối với các yếu tố như nhu cầu về nông sản tăng, nguồn cung l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc