MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NETNAM 3
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
1. Quá trình hình thành. 3
2. Các mốc chính trong sự phát triển của Netnam. 4
II. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Netnam. 5
1. Chức năng. 5
2. Nhiệm vụ. 6
3. Các dịch vụ chủ yếu mà Netnam cung cấp. 6
III. Cơ cấu tổ chức của công ty. 8
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Netnam. 8
2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. 8
CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY NETNAM 11
I. Phân tích nội bộ công ty. 13
1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. 13
2. Tình hình tài chính- kế toán. 16
2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán. 16
2.2. Phân tích một số chỉ số tài chính của công ty. 19
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và công tác marketing. 22
3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. 22
3.2. Chính sách giá sản phẩm của công ty. 22
3.3. Chính sách phân phối. 24
3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng. 24
3.5. Tình hình công tác thu thập thông tin marketing của công ty. 25
4.Tình hình nguồn nhân lực của công ty. 26
4.1. Cơ cấu lao động của công ty. 26
4.2. Định mức lao động. 28
4.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. 29
5. Văn hóa công ty. 31
6. Đội ngũ lãnh đạo. 31
II. Phân tích môi trường bên ngoài. 32
1. Phân tích môi trường vĩ mô. 32
1.1. Môi trường kinh tế. 33
1.2. Môi trường văn hóa – xã hội. 35
1.3. Môi trường công nghệ. 35
1.4. Môi trường chính phủ chính trị, luật pháp và chính trị. 36
1.5. Môi trường tự nhiên. 37
1.6. Môi trường toàn cầu. 37
2. Phân tích môi trường ngành. 38
2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại. 39
2.2. Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn. 41
2.3. Phân tích nhà cung ứng. 41
2.4. Phân tích khách hàng. 42
2.5. Phân tích sản phẩm thay thế. 42
III. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu. 43
IV. Dự tính các khả năng và các chiến lược. 44
V. Lựa chọn chiến lược. 45
1. Xây dựng chiến lược tổng thể. 45
2. Xây dựng chiến lược chức năng. 46
2.1. Chiến lược nguồn nhân lực. 46
2.2. Chiến lược marketing. 46
2.3. Chiến lược tài chính – kế toán. 47
2.4. Chiến lược nguồn cung ứng. 47
2.5. Chiến lược công nghệ. 48
CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NETNAM 49
I. Những đề xuất với công ty để chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao 49
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi. 49
2. Xây dựng và quảng bá thương hiệu. 49
3. Xây dựng văn hóa công ty. 50
4. Thiết lập đội ngũ quản trị chiến lược. 50
5. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý ( Management Information System). 51
II. Những đề xuất đối với ngành và Nhà nước. 52
1. Cơ cấu ngành phải hợp lý. 52
2. Thiết lập hệ thống đào tạo cán bộ công nhân viên cho ngành. 53
3. Đổi mới cơ chế chính sách. 53
4. Các hỗ trợ về vốn – công nghệ. 54
5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát chặt chẽ những người thực thi luật pháp. 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất tốt, chứng tỏ rằng sản phẩm, dịch vụ của công ty đã được thị trường ngày càng đón nhận. Thị trường chủ yếu của công ty tập trung ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây cũng là hai nơi có lượng người truy cập Internet chính của cả nước.
3.2. Chính sách giá sản phẩm của công ty.
Công ty đang áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Netnam đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu. Với những kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực mạng máy tính, Netnam luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ Internet đa dạng và phong phú.
Hình 7: Thống kê các sản phẩm của công ty năm 2006
STT
Các nhóm sản phẩm
Tỷ trọng lợi nhuận(%)
01
Dịch vụ truy nhập Internet
58 %
02
Thoại trên Internet
9 %
03
Thiết kế Website, cổng Thông tin Điện tử, hệ thống Thương mại Điện tử
13 %
04
Dịch vụ thư điện tử E-mail
20 %
05
Tư vấn, thiết kế và xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN, WIRELESS
06
Đào tạo nhân lực về Công nghệ Thông tin
Nguồn : Phòng kinh doanh
Công ty định giá trên cơ sở chi phí, lợi nhuận và có tính đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, mức giá mà công ty đưa ra đối với từng loại sản phẩm là khá linh hoạt, nó được điều chỉnh tuỳ theo mức giá cả của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty cũng có chính sách giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Chẳng hạn như trong nhóm sản phẩm đường truyền ADSL mà công ty cung cấp cho khách hàng thì với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sử dụng gói MegaHome, công ty áp dụng cước phí cài đặt ban đầu là 1.490.000 nhưng đối với khách hàng là văn phòng trong các toà nhà thì được miễn phí hoàn toàn cước cài đặt ban đầu. Chính sách này được xây dựng trên cơ sở phân tích hạ tầng sẵn có của công ty và chiến lược chung mà công ty đề ra cho bộ phận ADSL: Hướng tới khách hàng mục tiêu là các văn phòng vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
3.3. Chính sách phân phối.
Đối với việc phân phối các sản phẩm dịch vụ của công ty chủ yếu được phân phối theo hai dạng chính là phân phối qua khâu trung gian (gián tiếp) và phân phối trực tiếp tùy loại sản phẩm được phân chia theo giá trị thành hai nhóm chính là các loại thẻ Phone và thẻ Net có giá trị thấp và các loại hình dịch vụ khác có giá trị lớn hơn.
* Phân phối thẻ:
Công ty sử dụng chủ yếu là các đại lý phân phối từ tổng đại lý đến các đại lý con: tổng đại lý bao gồm các công ty lớn như Tứ Hải, Sơn Điền ở Hà Nội và Tân Kim Khánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các đại lý con công ty có khoảng 120-150 ở Hà Nội và khoảng hơn 200 ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các cộng tác viên là lực lượng bán lẻ quan trọng trong kênh phân phối của công ty.
* Phân phối các dịch vụ khác:
Chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp kết hợp với hình thức bán hàng trực tiếp cá nhân để thuyết phục với khách hàng.
3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng.
Netnam sử dụng hầu như tất cả các công cụ xúc tiến thương mại trong quá trình kinh doanh của mình, trong năm 2005 chi phí dành cho xúc tiến thương mại là khoảng 640 triệu chiếm 5,42% so với tổng doanh thu cùng năm. Đây là mức phần trăm không cao so với nhiều công ty khác, trong năm 2006 công ty đã tăng mức chi phí dành cho xúc tiến thương mại lên 6% doanh thu tức là khoảng 1,5 tỷ đồng.
Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã thực hiện:
* Quảng cáo: Trên báo và tạp chí như Thể thao, Văn Hoá, Hà Nội mới, Tiền Phong, Bóng Đá, Thời Báo Kinh Tế, Sinh Viên, Thanh Niên, An Ninh thủ đô, Lao động, Hoa Học Trò..., gửi thư quảng cáo, các tờ rơi, biển hiệu quảng cáo...
* Khuyến mại: Đây là công cụ được công ty sử dụng nhiều với hầu hết các mặt hàng của mình như khuyến mại phí lắp đặt, quà tặng, chiết và giảm giá.
* Tuyên truyền: Ấn phẩm, diễn văn, quan hệ công chúng...
* Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất đối với các dịch vụ có giá trị lớn ở công ty.
* Marketing trực tiếp: Công ty thường xuyên sử dụng các hình thức marketing bằng thư qua điện thoại và qua Internet tới các khách hàng lớn cần có sự chăm sóc thường xuyên của công ty.
3.5. Tình hình công tác thu thập thông tin marketing của công ty.
Về bản thân Doanh Nghiệp: Công ty sử dụng hình thức phát quà cho khách hàng đã sử dụng lâu năm vào các dịp kỷ niệm để thay cho lời cảm ơn. Qua đó sẽ tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua một bản thống kê khảo sát để từ đó biết được nhiều thông tin về khách hàng, thực trạng của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng, điểm mạnh yếu so với các nhà cung cấp khác qua ý kiến đánh giá của khách hàng.
Về đối thủ cạnh tranh: Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên giám sát thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp xúc với các khách hàng của đối thủ để thu thập các thông số về giá, sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi, chính sách của đối thủ…
Như vậy, ta thấy rằng công ty có một hệ thống marketing-mix khá bài bản và đồng bộ, đây chính là một điểm mạnh của công ty, điểm mạnh này khi được kết hợp với danh tiếng của đơn vị chủ quản của nó là Viện Công nghệ thông tin thì sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Netnam trong thị trường cung cấp dịch vụ Internet vốn cạnh tranh rất khốc liệt.
4.Tình hình nguồn nhân lực của công ty.
4.1. Cơ cấu lao động của công ty.
Có thể nói, nhân sự công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với Công ty, đặc biệt khi kinh doanh trong ngành dịch vụ công nghệ mới. Thừa hưởng từ quá trình tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu công nghệ của một phòng chuyên môn trong Viện chủ quản – Phòng Hệ thống mạng máy tính, nhân sự của Công ty mang lại sức cạnh tranh quan trọng trong những bước khởi sự kinh doanh dịch vụ Internet.
Hình 8: Cơ cấu lao động theo giới tính ( năm 2006)
Cơ cấu lao động theo giới tính
Số lượng (người)
Tỷ lệ(%)
Nam
98
75,38 %
Nữ
32
24,62 %
Tổng cộng:
130
100 %
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp.
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo giới tính của năm 2006, tỷ lệ nhân viên nam chiếm tỉ trọng rất lớn (75,38%) so với nữ (24,62%). Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty có sự chênh lệch rõ rệt, tỷ lệ nhân viên nam hơn tỷ lệ nhân viên nữ là 50,76%.
Nhưng đây là một điều rất bình thường đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thường có tỷ lệ nam giới chiếm đa số.
Hình 9 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi (năm 2006)
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Số lượng (người)
Tỷ lệ(%)
Từ 18-30 tuổi
56
43,07 %
Từ 30-45 tuổi
43
33,07 %
Từ 45-55 tuổi
18
13,86 %
Trên 55 tuổi
13
10,00 %
Tổng cộng
130
100 %
Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp
Đội ngũ kỹ thuật của Netnam hầu hết đều trẻ và năng động. Số người dưới 45 tuổi là 99 người chiếm 76% trong tổng số lao động của công ty. Công ty đang có một đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và trình độ, họ sẽ là những nhân tố rất quan trọng giúp công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong tương lai.
Hình 10 : Cơ cấu lao động theo trình độ ( năm 2006)
Cơ cấu lao động theo trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ(%)
Trên đại học
03
2,31 %
Đại học
92
70,76 %
Cao đẳng + Trung cấp
22
16,93 %
Phổ thông
13
10,00 %
Tổng cộng:
130
100 %
Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy nhân viên của Công ty Netnam đa số đều có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 73 %). Trên thực tế, hầu hết đều tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin, điện tử, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh của các trường đại học trong và ngoài nước. Điều này hoàn toàn hợp lý vì kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia trình độ cao được đào tạo bài bản từ các trường đại học trong và ngoài nước.
Nguồn nhân lực của công ty với nam giới chiếm đa số, trẻ trung, năng động và được đào tạo bài bản, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ , đào tạo từ một Viện hàn lâm chính là vũ khí sắc bén nhất của Netnam trong thời gian qua cũng như trong tương lai. Trong chiến lược phát triển của mình Netnam đã và luôn sẽ coi nhân lực là một chiến lược trung tâm để đưa công ty phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.
4.2. Định mức lao động.
Do đặc thù riêng của Công ty là chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nên việc xây dựng định mức lao động là rất khó khăn, nhưng công ty cũng đã đưa ra một mức cụ thể cho một vài công việc chính. Dịch vụ chủ yếu của công ty đang cung cấp hiện nay là Leased Line và ADSL băng thông rộng.
Hình 11: Định mức thời gian triển khai lắp đặt một kênh truyền riêng tới khách hàng
TT
Chi tiết công việc thực hiện
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
1.
Đăng ký và khảo sát hệ thống
2.
Cài đặt đường kết nối vật lý
3.
Cài đặt hệ thống tại khách hàng
4.
Thử nghiệm
5.
Bàn giao
Giai đoạn 1: Khảo sát cập nhật hệ thống.
Các công việc cần thực hiện cho giai đoạn 1:
* Khảo sát chi tiết hiện trạng hệ thống mạng.
* Lắp đặt hệ thống cáp.
* Cài đặt Internet.
Giai đoạn 2: Cài đặt hệ thống, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
* Triển khai cài đặt các máy chủ cung cấp dịch vụ, hệ thống quản lý và hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn mạng.
* Triển khai cài đặt hệ thống kết nối VPN.
* Kiểm tra chạy thử trong một khoảng thời gian.
* Bàn giao toàn bộ công việc và chuyển giao cho người quản lý có chuyên môn.
4.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động.
Khi các phòng ban của Công ty có nhu cầu cần tuyển nhân viên => thông báo lên phòng Hành chính – Tổng hợp từ đó sẽ đệ trình kế hoạch tuyển dụng lên Ban giám đốc phê duyệt =>sau đó là tiến hành các công tác đăng quảng cáo và thi, phỏng vấn=> khi đã chọn được người phù hợp tiến hành công tác cho thử việc từ 2 tháng trở lên và sẽ có báo cáo kết quả thử việc của nhân viên mới cùng với nhận xét của người hướng dẫn đưa lên cho Ban giám đốc phê duyệt => Ký hợp đồng dài hạn và lưu hồ sơ.
Quy định chung về tuyển dụng:
Đối với tất cả các ứng viên cho mọi vị trí cán bộ kỹ thuật hoặc kinh doanh:
Nam, nữ: từ 18 tuổi trở lên.
Trình độ: tốt nghiệp các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật: Bách khoa, Quốc Gia, Khoa học tự nhiên, Kinh Tế, Thương mại..
Ngoại ngữ: Nghe nói A,B,C.
Ưu tiên: Những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Thời gian thử việc: 60 ngày; lương thử việc ít nhất bằng 70% lương cơ bản và không thấp hơn 800.000đ/tháng.
Chi phí tuyển dụng: Công ty hoàn toàn không thu phí đối với các hình thức tuyển dụng trên, chi phí cho công tác tuyển dụng của Công ty được trích từ quỹ lương của Công ty, chiếm khoảng 0,3% tổng quỹ lương của Công ty.
Các hình thức đào tạo:
- Đào tạo với sự cộng tác của các giảng viên bên ngoài:
Căn cứ theo kế hoạch đào tạo năm, phòng Hành chính lập danh sách hội đồng giáo viên và trình giám đốc phê duyệt. Những người trong hội đồng giáo viên phải là người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ hoặc có liên quan trực tiếp đến quá trình và chất lượng đào tạo. Thông thường là những chuyên gia đầu ngành được thuê từ các trường đại học có uy tín trong cả nước.
- Đào tạo tại chỗ: Do trưởng bộ phận tiến hành.
Căn cứ vào nhu cầu cũng như các tồn tại thực tế, trưởng bộ phận lập trương trình đào tạo và lịch đào tạo nhân viên. Sau đó gửi chương trình đào tào về phòng Hành chính tổng hơp để sắp xếp lịch đào tạo. Phòng hành chính tổng hợp phối hợp với các bộ phận chức năng thực hiện kế hoạch đào tạo.
Có thể nói công ty đã xây dựng được công tác tuyển dụng và đào tạo tiên tiến, tạo nền tảng cho công ty thu hút được nguồn lao nhân lực chất xám cao, tạo ra sức mạnh cốt lõi cho công ty trong quá trình phát triển.
5. Văn hóa công ty.
Do hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet là lĩnh vực luôn phát triển với tốc độ cao, công nghệ cũng như đòi hỏi của khách hàng thay đổi từng ngày, từng giờ. Mặt khác, nhân sự trong công ty lại chủ yếu là có trình độ cao, nên Nenam đã xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng, đặc thù. Đó là văn hóa học tập và thích ứng.
Mọi cán bộ công nhân viên của công ty đều có tác phong linh hoạt, tự chủ, không trông chờ, ỷ lại . Công ty luôn đề cao tiêu chí : “ Chất lượng, hiệu quả và thích ứng”. Trong công việc mọi thành viên đều hướng đến kết quả cao nhất để đem lại cho khách hàng sự phục vụ với những sản phẩm chất lượng tốt nhất và kịp thời nhất. Hàng năm công ty đều tổ chức những cuộc kiểm tra trình độ của nhân viên để đảm bảo mọi người đều đủ năng lực thực hiện yêu cầu công việc. Đồng thời, ban lãnh đạo công ty luôn quán triệt đến mọi thành viên tư tưởng tiến công không ngừng, luôn mềm dẻo, linh hoạt, nỗ lực thích ứng với những đổi thay của thị trường và chủ động chiếm lĩnh những đỉnh cao của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Với chiến lược đúng dắn và nhất quán đó, công ty Netnam đã tạo lập cho mình một văn hóa mạnh, nâng cao vị thế trên thị trường.
6. Đội ngũ lãnh đạo.
Đơn giản, hợp lý đó là cơ cấu lãnh đạo của công ty Netnam. Chính sự đơn giản đã làm cho các cấp lãnh đạo của công ty có điều kiện gần gũi nhau tiện cho việc trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau trong công tác. Mức độ hợp lý cao đã làm giảm chi phí quản lý và nâng cao tần suất công việc. Đây là điểm mạnh rất đáng ghi nhận của công ty.
Tuy nhiên, cơ cấu đơn giản đó không thể áp dụng nếu công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất - kinh doanh. Họ phải điều chỉnh sao cho mỗi phòng ban, mỗi cá nhân có thể giải quyết tốt lượng công việc của mình tránh trường hợp mỗi phòng ban, mỗi cá nhân phải giải quyết quá nhiều hoặc quá ít công việc so với năng lực của mình. Nếu vậy sẽ dẫn đế kết quả xấu cho toàn công ty.
Đứng đầu Ban lãnh đạo công ty là Giám đốc Trần Bá Thái, người đã được Tạp chí Tuần Châu Á ( Asia Week ) bầu chọn là “ người hùng kỹ thuật số “ năm 1993, và trong dịp kỷ niệm 10 năm Internet xuất hiện ở Việt Nam đã được tôn vinh là một trong ba nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam. Có thể nói đây là một thế mạnh của Netnam.
Tóm lại, công ty Netnam với quy mô vừa, nhưng mọi công tác của công ty được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả cao. Năng lực cạnh tranh của công ty thuộc loại mạnh, đặc biệt là về yếu tố con người. Tuy nhiên công ty cần tìm cách hợp lý để cải thiện hơn nữa tình hình tài chính cũng như cách thức huy động nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh tương xứng với tiềm lực con người và danh tiếng của mình.
II. Phân tích môi trường bên ngoài.
Ngày nay, với sự chuyển biến không ngừng của các tác nhân kinh tế, việc phân tích môi trường bên ngoài để thấy được xu hướng thay đổi, tìm ra đâu là cơ hội đâu là thách thức là một công việc không thể thiếu. Sau đây chuyên đề tiến hành phân tích môi trường bên ngoài công ty bằng cách chia nó thành môi trường vĩ mô và môi trường ngành.
1. Phân tích môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô của công ty Netnam bao gồm những tác nhân chính là: tác nhân kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị - luật pháp và môi trường công nghệ.
1.1. Môi trường kinh tế.
Tác nhân kinh tế có tác động rất mạnh tới doanh nghiệp nói chung và việc xây dựng chiến lược nói riêng. Xác định rõ thực trạng nền kinh tế và xu hướng phát triển của nó giúp các nhà chiến lược có thể xây dựng cho công ty mình một chiến lược hợp lý. Người ta thường đánh giá thực trạng và xu thế phát triển của nền kinh tế thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình lãi suất, tỷ lệ lạm phát và các chính sách vĩ mô khác của nhà nước.
Hình 12 : Các chỉ tiêu chính của Việt Nam
Chỉ tiêu
2006
2007
2008E
2009E
Tăng trưởng GDP (%)
8,2
8,5
8,0
8,5
Chỉ số sản xuất công nghiệp (%)
17,0
17,1
16,8
17,2
Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố)
4,8
4,6
4,5
4,5
Chỉ số giá tiêu dùng (%)
7,5
12,6
12,6
9,0
Cán cân thương mại (tỷ USD)
-5,1
-14,2
-16,0
-17,6
Xuất khẩu (tỷ USD)
39,8
48,5
59,2
72,3
Nhập khẩu (tỷ USD)
44,9
62,7
75,2
89,9
Nợ nước ngoài (tỷ USD)
19,2
22,4
24,8
26,8
% tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP
31,5
31,6
30,5
30,2
Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD)
11,5
21,6
22,1
22,7
Tăng trưởng tín dụng (%)
25,4
53,9
30,0
30,0
Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng)
7,9
8,9
9,0
8,5
Nguồn: WB - GSO,SBV,IMF / Ghi chú: E là ước tính.
* Tốc độ tăng GDP : Năm 2007, nước ta đạt tốc độ tăng GDP là 8.5%, như vậy nước ta đã 3 năm liên tiếp đạt tốc độ trên 8%, và dự báo trong vài năm nữa kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định với tốc độ 8 – 8.5%, tiếp tục trở thành nơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên từ đầu năm 2008, kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta bị chững lại và có nguy cơ khủng khoảng, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2007 với tốc độ 12.6% và liên tục ở mức cao trong những tháng đầu năm 2008 đã gây cho nền kinh tế nước ta những khó khăn nhất định. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ từng bước tháo gỡ được những khó khăn này và sẽ phát triển mạnh trong tư thế của một nền kinh tế đang nổi lên ở Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới. Điều này sẽ là cơ sở vững chắc sự phát triển mạnh mẽ của thị trường dịch vụ Internet ở Việt Nam, tiếp tục tạo ra những co hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành như Netnam.
* Tỷ lệ lãi suất : Đây là yếu tố quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sẽ được giảm xuống giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Trong những năm qua, mức lãi suất ở nước ta khá ổn định ở mức vừa phải đã thúc đẩy sự phát triển cho thị trường tài chính – tín dụng và cho nền kinh tế, tuy mấy tháng đầu năm 2008 thị trường tín dụng có dấu hiệu quá nóng, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao nhưng tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm cho nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải có biện pháp hợp lý để cắt giảm chi phí, hạn chế đầu tư vào các dự án kém hiệu quả.
* Các chính sách vĩ mô khác của nhà nước : Công nghệ thông tin và Internet là cơ sở cho một nền kinh tế số hay còn gọi là kinh tế tri thức, từ khi Internet xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997 đã liên tục phát triển với tốc độ rất cao, Đảng và Nhà nước ngày càng đánh giá cao vai trò của phát triển Internet trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, giải phóng sức sản xuất và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Với việc ban hành nghị định Số 55/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2001 đã đánh đấu sự thay đổi vượt bậc của Internet ở Việt Nam, từ đó đến nay đã có gần 100 văn bản pháp qui của Chính Phủ và các Bộ qui định về hàng lang pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin và Internet thể hiện sự đánh giá và quan tâm đúng mức của Nhà nước tới lĩnh vực này. Mặt khác, Viện Công nghệ thông tin luôn có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời để Netnam có thể làm tốt vai trò cầu nối giữa một viện hàn lâm với thị trường và trong tương lai sẽ trở thành một doanh nghiệp khoa học công nghệ thực thụ . Những chính sách đó là điều kiện thuận lợi để Netnam ngày càng phát triển nhanh và vững chắc hơn trong thời gian tới.
1.2. Môi trường văn hóa – xã hội.
Nước ta có hơn 84 triệu dân, lực lượng trẻ chiếm đa số, đây là lớp người luôn ham học hỏi khám phá, được học hành bài bản, có trình độ dân trí cao, dễ tiếp cận với cái mới, nên Internet nhanh chóng được họ đón nhận và sử dụng, điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy thị trường dịch vụ Internet phát triển hơn nữa trong trung và dài hạn. Khi nền kinh tế càng phát triển, văn hóa – xã hội cũng phát triển theo, phân khúc thị trường thành các nhóm thị hiếu khác nhau, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm hiểu nghiêm túc để xác định đúng nhu cầu của người dùng Internet tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng như các nơi khác, từ đó có những gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Nhìn chung môi trường văn hóa – xã hội nước ta là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Netnam.
1.3. Môi trường công nghệ.
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới diễn ra hàng ngày hàng giờ liên tục tạo ra những công nghệ mới, kéo theo những ngành nghề mới những cơ hội mới, mặt khác cũng tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Netnam. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng lớn tới chu kỳ sống của một sản phẩm dịch vụ, và làm thay đổi cách ứng xử của khách hàng, doanh nghiệp nào nắm bắt được công nghệ thì doanh nghiệp đó có lợi thế trong cạnh tranh, ngược lại doanh nghiệp nào không chú trọng tới công nghệ thì sớm hay muộn doanh nghiệp ấy cũng nhận lấy thất bại. Nhưng câu hỏi đặt ra là : Công nghệ có vai trò lớn như vậy thì sao nhiều doanh nghiệp không thể tận dụng được lợi ích của nó? Đó là bởi vì công nghệ càng hiện đại thì chi phí để mua và sử dụng công nghệ càng lớn với yêu cầu về đội ngũ nhân lực có trình độ ngày càng cao để vận hành. Do vậy, muốn sử dụng tốt công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp phải có tầm nhìn và chiến lược hợp lý.
Là một đơn vị kinh doanh thuộc một viện hàn lâm, các chiến lược kinh doanh của Netnam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ môi trường công nghệ. Công ty cần có chiến lược hợp lý để chiếm lĩnh được những đỉnh cao công nghệ, tận dụng những cơ hội mà môi trường công nghệ Việt Nam cũng như Viện công nghệ thông tin mang đến. Nói chung môi trường công nghệ của nước ta phát triển ngày càng khoa học và thông thoáng hơn, ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin như Netnam.
1.4. Môi trường chính phủ chính trị, luật pháp và chính trị.
Nước ta được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nơi có môi trường chính trị ổn định, an ninh tốt, đây là điều hấp dẫn các nhà đầu tư trong đó có những tập đoàn công nghệ đầu tư hàng đầu thế giới như Microsoft, Intel, IBM, Foxconn…Các tập đoàn nước cũng như các nhà đầu tư trong nước rất yên tâm đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Đảng và Nhà nước liên tục khẳng định chủ trương đổi mới, xây dượng nền kinh tế thị trường, thực hiện xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ, hiệu quả tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên hệ thống luật của nước ta vẫn còn chồng chéo, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, thủ tục hành chính còn rườm rà, tệ nạn quan liêu tham nhũng còn trầm trọng, cơ chế chưa thật sự thông thoáng tạo kẽ hở cho tham ô, tham nhũng hoành hành làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và xói mòn lòng tin của các doanh nghiệp.
Nhưng nhìn chung, các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị đang ngày càng được cải thiện và tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong đó có Netnam hoạt động.
1.5. Môi trường tự nhiên.
Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ẩm , nhiệt độ trung bình cao, miền Trung thường xảy ra bão lũ, điều này ảnh hưởng đến đời sống dân cư cũng như các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, khi xây dựng các trung tâm, trạm dịch vụ hay mua sắm trang bị các thiết bị , công ty Netnam cần tính toán để hạn chế tối đa những bất lợi do khí hậu, địa hình, thời tiết gây ra.
1.6. Môi trường toàn cầu.
Ngày nay, khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là một xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi chính phủ phải tính đến. Nhiều nhà chiến lược đã gọi điều đó dưới cái tên thế giới là “ngôi nhà chung”. Trong bối cảnh đó môi trường quốc tế là một trường hợp đặc biệt của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp. Quan hệ kinh tế quốc tế là một bộ phận cốt lõi của nền kinh tế quốc tế, nó dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh, tức là một nước có thể đẩy nhanh sự phát triển và thu nhập của mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất , và xuất khẩu những sản phẩm có năng suất cao hơn so với những sản phẩm khác ( hiệu quả tương đối) để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác. Việc chuyên môn hóa như vậy, sẽ có lợi cho các nước có quan hệ trao đổi, hiệp tác với nhau.
Trong môi trường toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), nền kinh tế Việt Nam vừa có những cơ hội lớn, vừa phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.
* Cơ hội : Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của tất cả các nước trên thế giới. Do đó thị trường được mở rộng và phát triển, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam có thể thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tiếp nhận vốn, công nghệ quản lý, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, và thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước đồng bộ, có hiệu quả hơn. Vì thế các doanh nghiệp có nhu cầu lớn để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, mạng Internet nhằm tăng cường giao lưu, điều này tạo thuận lợi cho thị trường dịch vụ Internet phát triển mạnh.
* Thách thức : Trong nền kinh tế toàn cầu, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, và các quốc gia phải phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Sự suy thoái của một quốc gia như Mỹ sẽ ảnh hưởng tức thì, không tránh khỏi lên nền kinh tế nước ta. Do vậy các nhà chiến lược của các doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn toàn cầu, hiểu biết về nền kinh tế thế giới chứ không chỉ của quốc gia mình.
Nhưng nói chung, môi trường toàn cầu hiện nay rất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, Internet như Netnam phát triển.
2. Phân tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam.DOC