Chuyên đề Xây dựng chiến lược phát triển tại công ty dệt kim Hà nội

Mục lục

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

I. Sự cần thiết phải có chiến lược trong doanh nghiệp

1. Nhu cầu phát triển của doanh nghiệp

2. Xuất phát từ môi trường kinh doanh

II. Bản chất của chiến lược trong doanh nghiệp

1. Nguồn gốc của chiến lược và chiến lược phát triển

2. Khái niệm chiến lược phát triển

3. Đặc trưng của chiến lược phát triển

III. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp

1. Chiến lược cấp doanh nghiệp

2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

3. Chiến lược cấp đơn vị chức năng

IV. Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược phát triển

1. Môi trường kinh doanh vĩ mô

2. Môi trường kinh doanh ngành

3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp

V. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN

1. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN

2. Đặc điểm của ngành dệt may Việt nam ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI

I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DKHN

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt kim Hà nội

2. Sản phẩm kinh doanh

3. Thị trường tiêu thụ của công ty dệt kim Hà nội

4. Khách hàng của công ty dệt kim Hà nội

5. Cơ cấu tổ chức và quản lý

6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

II. Sự cần thiết cần có chiến lược phát triển của công ty dệt kim Hà nội

1. Xuất phát từ môi trường kinh doanh

2. Phân tích danh mục sản phẩm thị trường

CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HOÁ CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI 2005 - 2010

I. Căn cứ xây dựng chiến lược đa dạng hoá

1. Kết quả phân tích và dự báo môi trường vĩ mô

2. Kết quả phân tích và dự báo về ngành dệt may

3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty DKHN

II. Lựa chọn chiến lược đa dạng hoá theo thị trường

1. Lý do lựa chọn chiến lược đa dạng hoá theo thị trường

2.Các thị trường được lựa chọn của chiến lược phát triển

III. Nội dung của chiến lược đa dạng hoá theo thị trường 2005 – 2010

1. Các định hướng và giải pháp chung của chiến lược đa dạng hoá

2. Các giải pháp cụ thể của chiến lược đa dạng hoá

2.1 Kế hoạch hoá chiến lược thành các kế hoạch hai giai đoạn

2.2 Xây dựng các dự án mở rộng sản xuất và đầu tư thiết bị

2.3 Lập kế hoạch huy động vốn tài chính và vốn thiết bị

2.4 Chính sách nguồn nhân lực

Kết luận

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược phát triển tại công ty dệt kim Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển khai: Bước lặp: Sơ đồ 3: Quá trình xây dựng chiến lược công ty 1. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược của chiến lược doanh nghiệp hiện tại. Nhận dạng và phân loại các phối thức thị trường hiện tại Xác định các đơn vị kinh doanh chiến lược Nhóm các đơn vị kinh doanh vào các lĩnh vực kinh doanh và phát triển các đơn vị kinh doanh có khả năng thành lĩnh vực kinh doanh. 2. Mô tả chiến lược doanh nghiệp hiện tại và dự báo sự phát triển phù hợp với những đánh giá ở bước 1 Những quyết định sơ bộ về mặt phương pháp luận Mô tả thế mạnh cạnh tranh và sức thu hút thị trường đối với các hoạt động kinh doanh chiến lược của chiến lược doanh nghiệp hiện tại Dự báo những thay đổi về tình hình cạnh tranh và sức thu hút thị trường đối với các hoạt động kinh doanh chiến lược hiện tại 3. Đánh giá chiến lược hiện tại, xây dựng và đánh giá các lựa chọn chiến lược Đánh giá chiến lược hiện tại dựa trên những dự báo về những phát triển của môi trường bên ngoài. Xây dựng các lựa chọn chiến lược Đánh giá các lựa chọn chiến lược đồng thời xác định cơ bản chiến lược doanh nghiệp 4. Thiết lập chiến lược doanh nghiệp và xây dựng biện pháp triển khai chiến lược Thiết lập cơ bản chiến lược doanh nghiệp Xây dựng các biện pháp triển khai Nguồn: GS – TS RedolfGrumig, Richard Kuhn; Phạm Ngọc Thuý, TS Lê Thành Long, TS Vũ Văn Huy dịch; Hoạch định chiến lược theo quá trình; Nxb Khoa học – kỹ thuật; 2002 Hoạt động kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp là tất cả những hoạt động được kinh doanh mang lại tiềm năng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chúng bao gồm đơn vị kinh doanh chiến lược và lĩnh vực kinh doanh chiến lược. Đơn vị kinh doanh chiến lược là các hoạt động có sự phụ thuộc và được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh chiến lược là những hoạt động có thị trường, nguồn lực tương đối độc lập. Các đơn vị kinh doanh chiến lược và lĩnh vực kinh doanh chiến lược đều được xem xét phân tích theo xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh và xu phướng phát triển thị trường lẫn môi trường bên ngoài. Trên cơ sở phân tích các chiến lược doanh nghiệp hiện tại kết hợp với phân tích môi trường kinh doanh, các lựa chọn chiến lược sẽ được hình thành để rồi doanh nghiệp sẽ chọn ra một chiến lược thích hợp nhất cho sự phát triển của mình trong tương lai. 2. Đặc điểm của ngành dệt may Việt nam ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong doanh nghiệp Ngành dệt may Việt nam là ngành phân tán không có sự tập trung độc quyền của bất cứ doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh tương đối bình đẳng để xác định thị trường riêng cho mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ khi xây dựng chiến lược phát triển tổng thể để có thể đưa ra các quyết định chiến lược thích hợp. Xét về quy mô vốn và lao động, Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm, vốn sử dụng để đầu tư máy móc, thiết bị và các dụng cụ khác là lớn và thời gian thu hồi vốn lại chậm. Những yếu tố đó chính là khó khăn cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm mới hay muốn gia nhập vào ngành. Khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp cần chú trọng tới vốn và lao động để tránh khỏi những vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, công nghệ để sản xuất ra sản phẩm khá hiện đại và xu hướng phát triển là sẽ sử dụng công nghệ hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm, tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành dệt may trong nước là rất lớn cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Thị trường nội địa có dân số đông nên nhu cầu sử dụng lớn. Tuy nhiên, thị trường quốc tế mới là thị trường tiêu thụ chính cho các sản phẩm dệt may trong nước. Doanh nghiệp nào có chiến lược phát triển hướng sản phẩm ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội trụ vững và sẽ gặt hái được thành công. Dệt may cũng là ngành mang tính thời vụ và thời trang, nhu cầu tiêu dùng thay đổi qua các mùa trong năm và qua từng năm một. Đây là một đặc điểm khá riêng của Ngành nên các doanh nghiệp cần phải chú ý để có chiến lược sản xuất, tích trữ sản phẩm và sản xuất ra những sản phẩm bắt kịp xu hướng thời trang và đúng thời vụ. Tóm lại, Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, ngoài việc thực hiện đúng các yêu cầu chung về quy trình xây dựng chiến lược phát triển trong doanh nghiệp, cũng cần chú ý, quan tâm tới những đặc điểm riêng của ngành mình để có thể xây dựng được một chiến lược khả thi nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt kim Hà nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Dệt kim Hà nội 1.1 Quá trình hình thành Công ty Dệt kim Hà nội, tiền thân là Xí nghiệp Dệt kim Hà nội, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hà nội, được thành lập ngày 28-10-1966 từ ba phân xưởng của các nhà máy trên địa bàn thành phố: Phân xưởng Dệt bít tất của nhà máy Dệt kim Đông xuân thuộc Bộ công nghiệp nhẹ. Phân xưởng Dệt kim bàn của xí nghiệp Dệt 19-5 thuộc Sở công nghiệp Hà nội. Phân xưởng Dệt bít tất của xí nghiệp Dệt Cự doanh thuộc Bộ công nghiệp. Với tổng số cán bộ công nhân viên trên 500 người, sản xuất trên 1 triệu đội tất/năm phục vụ quân đội và tiêu dùng trong nước theo kế hoạch được giao của Nhà nước. Ngày 13-9-1994 theo quyết định số 03 của UBND thành phố Hà Nội, Xí nghiệp được điều chỉnh nhiệm vụ và đổi tên thành Công ty Dệt Kim Hà Nội ngày nay. Trụ sở chính của công ty đặt tại Xuân đỉnh, Từ liêm, Hà nội. Ngày 22-6-1997, Công ty sát nhập với Xí nghiệp mũ Đội cấn (nay là cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty) theo quyết định số 2263- QĐ của UBND thành phố Hà nội. Công ty chuyên sản xuất các loại bít tất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị của Nhật bản, Hàn quốc, Italy. Nguyên liệu để sản xuất là sợi Cotton, Spandex, Acylic/cotton...và phần lớn những nguyên liệu chất lượng cao được nhập từ Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Thái Lan. Sản lượng công nghiệp của công ty trong nhiều năm gần đây đạt trung bình là 7 triệu đôi/năm, góp phần vào việc cung ứng hàng hoá ra thị trường phục vụ khách hàng trong nước và khách hàng quốc. Trong nhiều năm liền (1997 – 2001), bít tất của công ty Dệt kim Hà nội được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao và đã giành được ba huy chương bạc về giải thưởng chất lượng Việt nam. Hiện nay, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường để phục vụ cho mọi khách hàng ngày một tốt hơn. Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và TQM. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động công ty, Công ty Dệt kim Hà nội có những chức năng sau: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt, dệt kim; các loại bít tất, may mặc và sản phẩm liên doanh hợp tác; xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh hợp tác. Nhập khẩu nguyên vật liệu vật tư, máy móc thiết bị, thuốc nhuộm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Liên doanh hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2. Sản phẩm kinh doanh Hiện nay, sản phẩm của Công ty bao gồm các loại bít tất dùng cho người lớn và trẻ em với sự đa dạng về kích cỡ, chủng loại, màu sắc: bít tất Rib, tất Link, tất thêu Computer, tất giấy phụ nữ, tất thể thao, tất tơ tằm... Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Italy với công suất 7,5 triệu đôi/năm. Nguyên liệu dùng cho sản xuất là các loại sợi có chất lượng cao của các nhà cung ứng có uy tín: sợi Cotton, cotton pha acrylic chống khuẩn, Spandex, tơ tằm.... Sản phẩm của Công ty có giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ cao, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng, đạt yêu cầu về độ bền màu và độ bền cơ lý, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sản phẩm được tiêu thụ tại các siêu thị lớn ở trong nước và Nhật Bản. Sản phẩm của Công ty nhiều năm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Bít tất tiêu thụ trong nước: bít tất thêu các loại, bít tất sù, bít tất thể thao, bít tất doanh nghiệp, bít tất nội vụ (dùng cho quân đội)... Bít tất xuất khẩu: Sản phẩm bít tất xuất khẩu của công ty có rất nhiều loại khác nhau, được thiết kế, sản xuất theo yêu cầu về quy cách, mẫu mã của khách hàng nước ngoài hoặc tự thiết kế, sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường. Một số sản phẩm đã được công ty xuất khẩu như: DA8121, DA1954441, DA1954442, DA1954443, D776, 13F51, 13F51H... * Nguyên liệu để sản xuất ra bít tất có 5 loại sau: Sợi nền : chủ yếu là sợi AC(Arcylic cotton), 100% cotton. Đây là loại sợi chính để tạo ra sản phẩm. Sợi phụ : sợi phụ bao gồm 4 loại sợi có tác dụng dệt chiếc tất thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các loại sợi phụ đó là: + Sợi co giãn Spandex: dùng để dệt mặt trong của bít tất, có tác dụng ôm chân. + Sợi chun : cũng như sợi Spandex nhưng sợi chun dùng để dệt cổ chân + Sợi nylon : dùng để tạo các hoa văn trên sản phẩm và để viền cổ. + Chỉ thêu, chỉ khíu : dùng để thêu và khíu tất. Sản phẩm bít tất của công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ sau: Quy trình công nghệ sản xuất bít tất của công ty Dệt kim Hà nội Sấy định hình Đóng gói Thêu Nhuộm Khíu Kiểm tra Dệt Sợi mộc (NVL) Hiện nay, công ty dệt kim Hà nội có các dây truyền máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh được liệt kê ở bảng dưới đây: Hệ thống dây truyền và thiết bị máy móc của công ty bao gồm: Máy dệt 250 chiếc Máy khíu 12 chiếc Máy thêu 05 chiếc Máy setting- sấy 03 chiếc Máy nhuộm 06 chiếc Máy đính nhãn 03 chiếc Nồi hơn, máy nén khí 03 chiếc 3. Thị trường tiêu thụ của công ty Dệt kim Hà nội 3.1 Thị trường quốc tế Hiện nay, công ty Dệt kim Hà nội đang xuất khẩu sản phẩm bít tất sang các thị trường truyền thống và một số thị trường khác. Thị trường truyền thống bao gồm Lào, Nga, đặc biệt là Nhật bản. Còn thị trường khác như: Canađa, Tiệp khắc. Các thị trường này chiếm khoảng 50% công suất sản xuất của công ty tức khoảng 3 triệu đôi/năm. Trong tổng số 3 triệu đôi tất/năm được tiêu thụ ra nước ngoài, thị trường Nhật bản là thị trường xuất khẩu chính của công ty với sản lượng xuất khẩu hàng năm là 1,8 triệu đôi chiếm 60%. Tuy nhiên, so với những năm trước kia, sản lượng xuất khẩu ra thị trường này đã bị thu hẹp rất nhiều. Nguyên nhân chính là do Công ty đã phải chấm dứt hợp đồng hợp tác tiêu thụ sản phẩm với Inter system Nhật bản, nhà phân phối sản phẩm chính cho Công ty vào thị trường Nhật bản. Nhưng thị trường Nhật bản vẫn được Công ty xác định là thị trường mục tiêu chính của mình. Các thị trường khác gồm Tiệp khắc, Canađa, Lào chiếm 40% sản lượng xuất khẩu từ vài năm trở lại đây. Xong đây là các thị trường có tiềm năng phát triển với sức mua lớn và sẽ mang lại nhiều doanh thu cho Công ty. Cho nên, Công ty đã xúc tiến phân phối sản phẩm mạnh hơn sang các thị trường này. 3.2 Thị trường trong nước Thị trường trong nước của Công ty bao gồm toàn bộ 64 tỉnh và thành phố. Đây là thị trường tiềm năng có sức mua cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao. Trong nhiều năm liên tục, thị trường trong nước đã tiêu thụ tới 50% công suất sản xuất của Công ty. Thị trường mục tiêu của Công ty tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Phân khúc thị trường mục tiêu này chiếm tới 70% sản lượng tiêu thụ nội địa. Các thị trường còn lại chiếm 30% sản lượng tiêu thụ nội địa nhưng luôn có xu hướng tăng qua các năm. Những thị trường này được Công ty đang tích cực đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để bao phủ toàn bộ thị trường trong nước. Tuy nhiên, với công suất thiết kế 6,5 triệu đôi/năm, Công ty vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng nhanh trên thị trường. 4. Khách hàng của công ty Dệt kim Hà nội Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào Công ty Dệt kim Hà nội được cung cấp nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất bít tất do các công ty trong nước và nước ngoài. Các công ty trong nước cung cấp các loại sợi AC, Cotton, Spandex, phụ liệu như công ty Sao Bắc, Viện dệt, bao bì Phú Thượng. Còn công ty nước ngoài như: Nan Yang Textile, Becom, Sam Yang, Melchers, Ciba cung cấp các loại sợi AC, Cotton, phụ liệu, thuốc nhuộm. Và tất cả nhà cung cấp đều có mối quan hệ tốt với Công ty. Các đại lý tiệu thụ sản phẩm Công ty bán và tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý bán hàng được lựa chọn và ký hợp đồng dài hạn. Năm 2003, Công ty có 39 đại lý bán hàng trên toàn quốc và năm 2004 là 41 đại lý. Ở nước ngoài, việc tiêu thụ sản phẩm thông qua các đơn đặt hàng. Khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty Thông qua hệ thống phân phối, sản phẩm của Công ty sẽ đến với khách hàng tiêu dùng và phần lớn khách hàng là những người có thu nhập trung bình khá trở lên. 5. Cơ cấu tổ chức và quản lý Hiện nay, Công ty có lực lượng lao động gần 560 người(72% là nữ), trong đó lao động trực tiếp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động, 20% còn lại là lao động gián tiếp và cán bộ quản lý. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty được bố trí sắp xếp theo sơ đồ 4: * Ban giám đốc công ty bao gồm: Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm và có quyền hạn cao nhất về mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: chịu trách nhiệm về tài chính của công ty. Xây dựng phương án tạo vốn, phát huy nguồn lực trong công ty, trực tiếp phụ trách hệ thống thông tin nội bộ và lập báo cáo định kỳ: tháng, quý, năm. Công ty có 3 phòng ban và 2 bộ phận + Phòng Kỹ thuật sản xuất + Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu + Phòng Tài chính kế toán + Bộ phận tổ chức lao động + Bộ phận chất lượng (KCS) Công ty còn có 4 phân xưởng sản xuất + Phân xưởng 2 + Phân xưởng 3 + Phân xưởng hoàn thành + Phân xưởng nhuộm Sơ Đồ 4: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Giám Đốc P.giám đốc BP.TC- LĐ P.TC_KT BP.KCS P.KD_XNKkKK P.KT_SX Sửa chữa cơ khí Y tế Nhà ăn Bảo vệ Nồi hơi Điện nước P.X nhuộm P.X Hoàn thành P.X Dệt 3 P.X Dệt 2 Phòng TN - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban + Phòng kinh doanh XNK: Thực hiện các công việc về marketing, soạn thảo, theo dõi và thực hiện hợp đồng, cung ứng vật tư, quản lý hệ thống kho và vận chuyển, tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty, làm đại lý bán hàng cho các công ty Dệt may khác như Hanosimex... + Phòng kỹ thuật sản xuất : Lập và theo dõi kế hoạch sản xuất, phát triển sản xuất, nâng cao kỹ thuật sản xuất...bao gồm các tổ trực thuộc là tổ sửa chữa cơ khí, tổ điện nước và nồi hơi. +Phòng Tài chính kế toán : Cập nhật thông tin theo ngày, tháng, quý, năm theo từng nội dung đối với tài chính, chi phí giá thành sản phẩm, thanh toán với khách hàng và hệ thống thống kê +Bộ phận tổ chức lao động : Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực, thực hiện công tác tiền lương, quản lý hồ sơ đào tạo, tuyển dụng, quản trị hành chính và các văn phòng công ty. Phòng có các tổ trực thuộc là đội bảo vệ, tổ nhà ăn và tổ y tế. +Bộ phận KCS : Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng, quản lý thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm. + Các phân xưởng: Có nhiệm vụ nhận kế hoạch và sản xuất theo yêu cầu của phòng kỹ thuật sản xuất. Phân xưởng Dệt 2 Phân xưởng Dệt 3 Phân xưởng hoàn thành Phân xưởng nhuộm 6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DKHN Tình hình kinh doanh của công ty từ 2000 đến 2001 Tình hình kinh doanh của Công ty trong hai năm 2000 – 2001 có dấu hiệu sụt giảm. Nguyên nhân do khách hàng lớn Inter System chiếm 70% sản phẩm xuất khẩu đã bị giải thể và chấm dứt hợp đồng cung cấp với Công ty vào năm 2001. Kết quả là doanh thu của công ty trong những năm đó giảm mạnh. Năm 2000 doanh thu đạt 66.926 triệu đồng, năm 2001 đạt 63.539 triệu đồng. Tuy nhiên, sự sụt giảm doanh thu trong hai năm 2000- 2001 phần lớn là do sự sụt giảm của doanh thu từ xuất khẩu. Còn doanh thu từ thị trường nội địa lại tăng nhưng tăng chậm. Năm 2000 là 9.112 triệu đồng, năm 2001 là 13.521 triệu đồng, năm 2002 là 17.300 triệu đồng. Như vậy, thị trường nội địa có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, trong những năm này tại thị trường nội địa, sản phẩm của Công ty đã bị cạnh tranh quyết liệt bởi các sản phẩm bít tất khác trên thị trường. Phần lớn các sản phẩm bít tất cạnh tranh là những sản phẩm của Trung Quốc được nhập khẩu trực tiếp vào thị trường Việt nam hoặc được nhập lậu qua nhiều con đường khác nhau, với giá rẻ và mẫu mã phong phú. Ngoài ra, còn có sản phẩm của các cơ sở tư nhân chuyên làm nhái, làm giả sản phẩm của Công ty với mẫu mã, quy cách giống hệt sản phẩm của Công ty, giá cả lại rẻ nhưng chất lượng lại kém đã ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Tình hình kinh doanh của công ty từ 2002 đến 2003 Năm 2002, hoạt động kinh doanh của Công ty đã suy giảm đột ngột, doanh thu tụt xuống còn 33.061 triệu đồng chỉ bằng 52% so với năm 2001. Sự giảm mạnh này là do doanh thu từ thị trường xuất khẩu, năm 2002 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chỉ bằng 31,5% năm 2001. Đây là kết quả của việc chấp dứt hợp đồng hợp tác với Inter system vào cuối năm 2001. Bên cạnh đó, sự sụt giảm này còn do Công ty đã không quan tâm tới việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nên khi hợp đồng với Intersystem chấp dứt, Công ty đã lúng túng trong việc tiệu thụ sản phẩm ra nước ngoài. Riêng năm 2003, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã dần ổn định. Với thị trường trong nước, hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục tăng mặc dù sự cạnh tranh giữa các công ty quyết liệt hơn. Năm 2003 doanh thu nội địa đạt 18.752 triệu đồng bằng 108.4% năm 2002. Tuy nhiên, sự tăng doanh thu này là rất chậm so với năng lực của công ty. Thị trường quốc tế, năm 2003 đã phục hồi trở lại và đạt doanh thu 22.050 triệu đồng bằng 139,9% năm 2002. Công ty đã mở rộng thị trường tiệu thụ sản phẩm ra một số thị trường mới như Canađa, Mỹ, EU, Đức và tiếp tục duy trì xuất khẩu ở các thị trường truyền thống. Sơ đồ 5: Biểu đồ doanh thu của công ty Dệt kim Hà nội từ 2000 đến 2003 II. Sự cần thiết cần có chiến lược phát triển của công ty Dệt kim Hà nội 1. Xuất phát từ môi trường kinh doanh Môi trường vĩ mô Các doanh nghiệp nói chung, công ty Dệt kim Hà nội nói riêng kinh doanh trên thị trường tất cả đều quan tâm, chú trọng đến sự thay đổi, tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài trong đó có môi trường vĩ mô. Khi môi trường vĩ mô có nhiều thuận lợi sẽ mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp và doanh nghiệp nào biết khai thác, tận dụng doanh nghiệp đó sẽ thành công. Ngược lại, khi môi trường vĩ mô gặp nhiều bất ổn, không thuận lợi - kinh tế suy thoái, chiến tranh, sẽ làm cho các doanh nghiệp khó phát triển và tồn tại. Thực trạng phát triển của môi trường vĩ mô Năm 2003 là năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp và khó lường chẳng hạn như: chiến tranh, khủng bố, đại dịch SARS. Tuy vậy, kinh tế xã hội Việt nam trên các mặt đã đạt được những thành tựu và gặp phải những khó khăn. Những điều này cũng tác động đến Công ty và tạo ra cho Công ty những thuận lợi và những khó khăn. Về kinh tế: kinh tế Việt nam năm 2003 được coi là khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,24% xếp thứ hai châu Á sau Trung quốc. Quy mô của nền kinh tế ngày càng mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Các ngành công nghiệp đều tăng trong đó ngành dệt may với tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Sự tăng trưởng mạnh về kinh tế làm cho hoạt động buôn bán, kinh doanh của các doanh nghiệp và của người dân đều phát triển và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2003 khá sôi nổi, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19% gấp đôi kế hoạch đề ra, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 19,9 tỷ USD. Trong cơ cấu đó, ngành hàng dệt may chiếm gần 20% tỉ trọng đạt 3,7 tỷ USD. Với đà phát triển như vậy, Công ty sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội trong những năm tới. Hợp tác quốc tế trong năm qua cũng thu được nhiều kết quả. Thứ nhất, Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ đã đi vào thực hiện tạo cho các công ty trong nước đặc biệt là công ty Dệt kim Hà nội nhiều cơ hội tích cực. Công ty sẽ có một thị trường mới, khổng lổ và dễ tính để tiêu thụ sản phẩm mà không chịu hạn ngạch. Thứ hai, Việt nam đang trong lộ trình AFTA/CEPT thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên ASEAN và như vậy Công ty sẽ có cơ hội nhập khẩu các nguyên phụ liệu từ các nước ASEAN với thuế suất ưu đãi và bằng không vào năm 2006 cũng như xuất khẩu sản phẩm bít tất của mình vào các nước đó mà không phải chịu thuế nhập khẩu. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt nam năm 2003 cũng gặp những khó khăn. Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nến kinh tế cũng như của ngành dệt may là yếu. Theo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế của diễn đàn kinh tế thế giới, Việt nam năm 2002 đứng thứ 65 trên 80 quốc gia và năm 2003 đứng thứ 60 trên 102 quốc gia. Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng chất lượng xuất khẩu các mặt hàng trong đó có hàng dệt may là thấp, giá của các sản phẩm lại cao hơn giá của các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Thứ ba, hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, chính sách ưu đãi, thông thoáng để mở rộng thị trường nhất là ngành dệt khi mà công nghệ, máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu. Điều này làm cho các công ty trong nước nói chung, công ty dệt kim Hà nội nói riêng phải đương đầu với cạnh tranh nhiều hơn. Về xã hội: Năm 2003, Việt nam vẫn là đất nước an toàn trong mắt của bè bạn quốc tế nhất là các công ty muốn đầu tư vào Việt nam. Hơn nữa, Việt nam có dân số đông trên 80 triệu dân, nhiều thành phần tôn giáo nhưng sống hoà thuận cùng xây dựng đất nước. Việt nam cũng đang trên đà đô thị hoá, đời sống nhân dân được cải thiện với thu nhập bình quân ngày càng nâng cao và hiện nay vào khoảng 450USD/người/năm. Đây chính là thuận lợi cho Công ty trong việc tìm hiểu, cung cấp sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu và thị hiếu này. Đồng thời cũng tạo ra cho Công ty những khó khăn trong cạnh tranh giành giật thị trường trong nước. Công nghệ: Nhìn chung, công nghệ trong ngành dệt hiện nay là cũ kỹ và lạc hậu phần lớn là nhập khẩu từ Đông Âu và các nước SNG. Những năm gần đây công nghệ sản xuất, máy móc trong ngành đã được hiện đại hoá xong rất chậm. Trong khi đó, công ty dệt kim sản xuất sản phẩm trên dây truyền công nghệ, máy móc hiện đại là một lợi thế cho phép Công ty nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm và có thể đa dạng hoá sản phẩm dệt của mình. Pháp luật – chính sách: Pháp luật Việt nam cùng với những chính sách của Nhà nước ngày càng đổi mới tạo hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng cho các công ty trong nước, các công ty nước ngoài vào Việt nam. Đặc biệt, Nhà nước có những chính sách nhằm đổi mới hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho các công ty trong đó có công ty Dệt kim Hà nội kinh doanh đạt hiệu quả. Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển tăng tốc của ngành dệt may đến năm 2010. Theo đó, chính phủ sẽ hỗ trợ và tạo một cơ chế hết sức thoả đáng cho ngành dệt may như tín dụng được vay với lãi xuất ưu đãi 3%/năm với thời gian 12 đến 15 năm trong đó có 3 năm ân hạn. Chính phủ cũng có cơ chế, chính sách mở cho ngành dệt may như thưởng xuất khẩu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp dệt may thâm nhập thị trường cũng như các cơ chế chính sách tài chính. Xu hướng tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô Kinh tế: giai đoạn 2005 – 2010, nền kinh tế Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (tốc độ tăng trưởng 2005 – 2010 là từ 8%-10%). Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may sẽ tiếp tục tăng và tăng cao. Bên cạnh đó, ngành dệt giai đoạn này sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguyên liệu cho ngành may trong nước và dùng cho xuất khẩu. Năm 2005 tỉ trọng các sản phẩm từ dệt cung cấp cho ngành may là 50% so với 20%-25% như giai đoạn trước và đến năm 2010 tỉ trọng này sẽ chiếm từ 70%-75%. Giai đoạn 2005 – 2010, Việt nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới cũng như đẩy mạnh xúc tiến tham gia vào các tổ chức thương mại nhất là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Giai đoạn này, thị trường dệt may sẽ có nhiều biến động khi đến năm 2005, hạn ngạch dệt may đối với các nước là thành viên của WTO sẽ được dỡ bỏ và đồng nghĩa với nó là cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Hơn nữa, đến năm 2006, Việt nam sẽ dỡ bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ sản phẩm dệt may và sản phẩm dệt may từ các nước ASEAN. Xã hội: xã hội Việt nam dự đoán trong giai đoạn 2005 – 2010 sẽ tiếp tục ổn định, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao và đặc biệt dân số Việt nam vào giai đoạn đó vẫn cao và đạt 100 triệu dân vào năm 2010. Môi trường ngành Thực trạng phát triển của ngành dệt may Ngành dệt Việt nam trong những năm qua vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn so với ngành may tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1944.doc
Tài liệu liên quan