Tiến thân của tổng công ty Hồ tây là công ty dịch vụ sản xuất Hồ Tây, là doanh nghiệp của Đảng được thành lập từ năm 1989, thực hiện nhiệm vụ: Phục vụ và kinh doanh, trên cơ sở các tài sản và lao động của Đảng chuyển sang. Tổng công ty có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Thực hiện chỉ thị 12CT/ TW ngày 31tháng 7năm 1978 của Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII về tăng cường công tác tài chính Đảng trong tình hình mới. Ban tài chính quản trị trung ương ra quyết định số 11/ TCQT ngày 02/01/ 1989 thành lập công ty dịch vụ- sản xuất Hồ tây.
Ngày 08/04/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 1467 QD/UB, công ty được thành lập lại ( sát nhập công ty sản xuất dịch vụ, Hữu Nghị - Ban đối ngoại Trung ương ) theo quyết định 196- CT ngày 05 /06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) và Nghị định 338- HĐBT ngày 20/11/1991.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chức danh tiêu chuẩn viên chức ở khối văn phòng Tổng công ty Hồ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu sẽ trực tiếp quan sát, xem xét qui trình, quá trình tiến hành hoạt động sản xuất cuả công nhân.
+ Ưu điểm
Người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn tiến trình hoạt động của công nhân.
+ Nhược điểm
-Các thông tin thu được bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người bị quan sát (không thích người khác quan sát mình, hoặc họ làm khác đi khi có người khác quan sát mình).
- Các thông tin thu được còn bị hạn chế bởi trình độ hiểu biết của người quan sát.
* Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng (Critical Incedent techinique)
Là một phương pháp quan sát đòi hỏi người quan sát phải hành vi của người lao động làm việc có hiệu quả.
+ Ưu điểm : Thấy được sự linh hoạt trong việc thực hiện cùng một công việc ở nhiều người khác nhau.
+ Nhược điểm:
- hạn chế trong việc xây dựng hành vi trung bình để thực hiện công việc.
- Tốn nhiều thời gian để thu thập thông tin.
* Phương pháp nhật ký công việc (Diary)
Là phương pháp mà phân tích thu thập thông tin bằng cách yêu cầu công nhân ghi lại, mô tả lại các hoạt động của mình để thực hiện công việc hàng ngày vào một cuốn sổ.
+ Ưu điểm
- Thu thập được tài liệu thực tế và tài liệu này rất phong phú.
- Nhờ phương pháp này mà vấn đề công nhân phóng đại của công việc trong các phương pháp ( bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn) được khắc phục.
+ Nhược điểm
-Việc ghi chép có thể không liên tục và không nhất quán.
* Phương pháp phỏng vấn ( Interview)
Là việc đàm thoại giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu. Trong phương pháp này nhà phân tích nêu phỏng vấn cả công nhân lẫn quản đốc. Đầu tiên nên phỏng vấn công nhân trước, giúp công nhân mô tả các nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành. Sau đó nhà phân tích sẽ phỏng vấn quản đốc để thêm thông tin, đồng thời kiểm tra lại thông tin do công nhân cung cấp có chính xác không, và làm sáng tỏ một số điểm nào đó.
+ Ưu điểm: Giúp ta tìm hiểu một cách linh hoạt về công việc
+ Nhược điểm: Tốn thời gian và đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ thuật phỏng vấn.
* Phương pháp hội thảo chuyên gia ( Pannel experts)
Trong phương pháp này các chuyên gia được mời dự một cuộc họp để thảo luận về những công việc cần được thuực hiện ( các chuyên gia bao gồm: công nhân lành nghề, đốc công, tổ trưởng, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phân tích).
Các ý kiến trao đổi giữa các thành viên sẽ làm sáng tỏ, bổ sung thêm các chi tiết mà người nghiên cứu thu thập được từ các phương pháp khác.
+ Ưu điểm: Giúp ta thu thập được nhiều thông tin có giá trị ( vừa mang tính thực tế vừa mang tính khoa học)
+ Nhược điểm: Phương pháp này thường tốn thời gian.
5.2 Đánh giá công việc
Tại sao lại có sự chênh lệch nhau giữa những người làm cùng trong một phòng ban tại sao người này làm công việc này lại được xếp vào ngạch chuyên viên còn người kia lại xếp vào ngạch cán sự có thể câu trả lời đơn giản nhất ở đây là công việc của người xếp vào ngạch chuyên viên phức tạp đòi hỏi trình độ trách nhiệm cao hơn người ở ngạch cán sự. Thật vậy để biết được công việc này phức tạp hơn công việc khác chúng ta phải tiến hành đánh giá công việc.
Trên thực tế thật khó có thể đánh giá được chính xác giá trị của mỗi công việc bởi mỗi công việc khác nhau thì đem lại giá trị khác nhau trong một tổ chức một người bảo vệ trong tổ chức thì giá trị công việc của họ không thể nói rằng thấp hơn hay cao hơn một ông trưởng phòng. Tuỳ vào việc lựa chọn các yếu tố căn bản để làm tiêu chí đánh giá. Từ những yếu tố này chúng ta sẽ đối chiếu với tất cả các công việc khác nhau. Mỗi công việc đòi hỏi một mức độ về các yếu tố lựa chọn khác nhau.
Đánh giá công việc là một thủ tục có tính hệ thống nhằm đo lường giá trị và tầm quan trọng của công việc dựa trên nhiều yếu tố. Từ đó có thể đưa ra các thứ bậc về giá trị của công việc.
Nói một cách chi tiết hơn, đánh giá công việc nhằm các mục tiêu sau:
- Xác định cấu trúc công việc của tổ chức.
- Mang lại bình đẳng và trật tự trong mối tương quan công việc,
- Triển khai một thứ bậc giá trị của công việc được sử dụng.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá khác nhau như phương pháp xếp hạng, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh các yếu tố và phương pháp kinh điển. Sau đây là các thức tiến hành từng phương pháp đó.
1. Phương pháp xếp hạng: Là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp đánh giá công việc. Tổ chức sẽ thành lập một Uỷ ban làm việc tập thể so sánh đối chiếu mỗi công việc xét trên tổng thể với tất cả công việc khác trong tổ chức, sau đó sắp xếp các công việc theo thứ tự tầm quan trọng. Các công việc có giá trị tương tự nhau được xếp vào một hạng. Phương pháp này không xét đến từng yếu tố liên quan đến công việc, do đó khó mà thuyết phục và giải thích được công việc này được đánh giá cao hơn công việc kia. Phương pháp này mang tính chủ quan và chỉ nên sử dụng làm khởi điểm để đánh giá công việc có tính cách hệ thống hơn.
2. Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại là phương pháp xác định một số loại, hạng, ngạch và mỗi hạng ngạch gồm có một nhóm công việc tương tự nhau. Người đánh giá so sánh bảng mô tả công việc và bảng mô tả thứ hạng, ngạch. Nếu thấy hai bảng này ăn khớp, người đánh giá chấp nhận hạng ngạch đó.
3, Phương pháp so sánh các yếu tố.
Theo phương pháp này người đánh giá không cần phải suy nghĩ toàn bộ công việc khi đánh giá. Thay vào đó, họ quyết định các yếu tố riêng biệt của công việc. Họ cho rằng một công việc thì có một số yếu tố công việc tổng quát như: điều kiện về trí óc, kỹ năng, tay nghề, điều kiện thể lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc ....
Uỷ ban đánh giá công việc trước hết sắp xếp hạng các mức độ kk của mỗi yếu tố của các công việc chủ yếu. Bảng mô tả công việc là cơ sở cho việc sắp xếp thứ hạng này. Cụ thể Uỷ bản đánh giá sẽ xét đối với công việc nào thì đòi hỏi điều kiện về yếu tố công việc nào nhất. Chẳng hạn một công nhân sản xuất sẽ đòi hỏi điều kiện về kỹ năng tay nghề nhất thì yếu tố kỹ năng tay nghề sẽ được xếp hạng cao nhất.
4. Phương pháp tính điểm
Phương pháp tính điểm là một phương pháp ấn định giá trị bằng số cho các yếu tố của công việc và tổng số các số của các yếu tố sẽ cung cấp một bản đánh giá giá trị tương đối của công việc đó. phương pháp này đòi hỏi sự lựa chọn các yếu tố công việc theo bản chất các nhóm công việc được đánh giá, Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Xác định các công việc then chốt là những công việc có nội dung ổn định và có thể so sánh được.
Bước 2; Xác định các yếu tố công việc phải là những yếu tố cơ bản mà công việc đòi hỏi.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố.
Bước 4: Xác định các thứ bậc của từng yếu tố.
Bước 5: Xác định tổng số điểm tối đa mà mỗi công việc có thể nhận được.
Bước 6: Xác định số điểm của từng thứ bậc của từng yếu tốt công việc.
Bước 7: Xác định bảng điểm làm cơ sở cho điểm các công việc
Bước 8: Xác định tổng điểm của từng công việc.
III. ý nghĩa của việc xây dựng chức danh
“Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ là căn cứ trong việc đào tạo, tuyển dụng, biên chế, sử dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức của các cơ quan tổ chức”:
Thậy vậy việc xây dựng chức danh tiêu chuẩn ở Tổng công ty Hồ Tây mang lại một ý nghĩa trực tiếp đến công tác quản trị nhân lực ở Tổng công ty và nó gián tiếp mang lại hiệu quả to lớn đối với sự hoạt động của Tổng công ty.
Chúng ta đều biết một điều rằng tuyển dụng, lao động là một công việc quan trọng đối với mọi tổ chức và một trong những mục đích của tuyển dụng lao động là tuyển đúng người vào đúng việc. Vậy một câu hỏi đặt ra là chúng ta dựa vào đâu để tuyển dụng lao động đáp ứng được mục đích đó. Bản tiêu chuẩn chức danh chuyên mông nghiệp vụ sẽ giúp cán bộ về công tác tuyển dụng biết họ cần tuyển những ai với trình độ như thế nào? để đảm đương được chỗ trống cần tuyển dụng đó.
Thông qua bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ sẽ cho người lao động biết được họ đã đủ và có cần đạo tạothêm về trình độ của mình nữa hay không, các cán bộ làm công tác về huấn luyện đào tạo có thể xác định được nhu cầu đào tạo và đào tạo laị cán bộ trong tổ chức của mình.
Tổ chức tuyển dụng viên chức phù hợp với công việc là một lợi thế tuy nhiên để khai thác tối đa khả năng ở mỗi người thì tổ chức cần bố trí và sử dụng lao động hợp lý. Bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghhiệp vụ sẽ cho cán bộ phụ trách công tác biên chế nhân lực biết họ phải xắp xếp người nào vào công việc nào bởi dựa vào bản tiêu chuẩn chức danh họ sẽ biết được chức năng, nhiệm vụ, các công việc cụ thể của các vị trí làm việc trong tổ chức.
Bản tiêu chuẩn chức danh sẽ cho tổ chức xây dựng được một chính sách tiềnlương hợp lý hơn thoả mãn các cán bộ trong cơ quan hơn bởi họ sẽ thấy được một cách rõ ràng công việc của họ đang làm tương ứng với một mức lương như vậy, và công việc của người khác tương ứng vơí mức lương khác là phù hợp hay không. Tính công bằng đó sẽ thúc đẩy, tạođộng lực cho cán bộ trong tổ chức làm việc tốt hơn.
Tổ chức sẽ có sự phân công hiệp tác lao động, chặt chẽ hơn giữa các phòng ban nếu tổ chức đó có xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh viên chức và khi đó tổ chức sẽ tránh được sự hao phí lao động và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thành công ngoài những điều kiện thuộc môi trường bên ngoài như luật pháp, khí hậu ... điều kiện về tài chính thì có điều kiện hết sức quan trọng nữa đó là điều kiện về nguồn nhân lực trong tổ chức đó như sự phân công hợp tác lao động hợp lý, người lao động thoả mãn với vị trí làm việc, tiền lương của mình... Xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệpvụ sẽ đem lại một lợi thế cho tổ chức về điều kiện nguồn nhân lực.
Chương II
Thực trạng việc xây dựng chức danh tiêu chuẩn viên chức trong khối văn phòng Tổng công ty Hồ Tây
I. Đặc điểm chung của Tổng công ty hồ tây
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hồ tây.
Tiến thân của tổng công ty Hồ tây là công ty dịch vụ sản xuất Hồ Tây, là doanh nghiệp của Đảng được thành lập từ năm 1989, thực hiện nhiệm vụ: Phục vụ và kinh doanh, trên cơ sở các tài sản và lao động của Đảng chuyển sang. Tổng công ty có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Thực hiện chỉ thị 12CT/ TW ngày 31tháng 7năm 1978 của Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII về tăng cường công tác tài chính Đảng trong tình hình mới. Ban tài chính quản trị trung ương ra quyết định số 11/ TCQT ngày 02/01/ 1989 thành lập công ty dịch vụ- sản xuất Hồ tây.
Ngày 08/04/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 1467 QD/UB, công ty được thành lập lại ( sát nhập công ty sản xuất dịch vụ, Hữu Nghị - Ban đối ngoại Trung ương ) theo quyết định 196- CT ngày 05 /06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) và Nghị định 338- HĐBT ngày 20/11/1991.
Ngày 16/06/1995 UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định số 1661- QĐ/UB thành lập Tổng công ty Hồ tây trên cơ sở công ty dịch vụ sản xuất Hồ Tây , công ty TNHH Trường An, công ty rượu - nước giải khát Ba Đình với cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty theo quyết định 90- TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty hoạt động bình đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước và ban tài chính quản trị trung ương ban hành, thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ giao nộp ngân sách Nhà nước và ngân sách Đảng.
Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khách sạn, biệt thự từ nguồn thuế theo quyết định 247 CT được sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả kinh tế, như: Chuyển nhượng đất ở dịch vọng, đất Lạc Long Quân, khu 21 Đồ Sơn, A2 Hồ Tây, Hồ Tây A, xây dựng biệt thự S1- K5, nhà nghỉ Móng Cái Quảng Ninh, sửa chữa nâng cấp khu biệt thự Hồ tây, tham gia góp vốn liên doanh...
Về vốn: Từ một doanh nghiệp nhỏ ( công ty ) được Ban Tài Chính quản trị trung ương cấp vốn ban đầu là 100.000 USD và 100 triệu đồng VN; phát triển thành tổng công ty với số vốn đăng ký là 212 Tỷ đồng. Trong đó có 152 Tỷ đồng vốn tham gia liên doanh. Có một đội ngũ lao động thường xuyên là 822 người.
Mười năm hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, hiệu quả kinh tế đạt được tuy chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, song sự phát triển khá ổn định và vững chắc.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1 Giai đoạn từ 1995-1998
* Các công ty thành viên
- Công ty du lịch dịch vụ Hồ Tây
- Công ty thương mại Trường An
- Công ty Trường An
- Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Việt An
- Công ty rượu và nước giải khát
* Các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Tại Móng Cái Quảng Ninh
* Liên doanh - Vimas
- Hà Nội Petro
* Đơn vị kinh doanh trực thuộc - Phòng kinh doanh bất động sản
- Trung tâm tư vấn đầu tư
- Phòng kinh doanh tổng hợp
* Các phòng tham mưu: Văn phòng, phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán.
Mô hình tính chất bộ máy tổng công ty
HĐQT
Văn phòng TCT
Hà Nội Petro
VIMAS
Công ty TM
Trường An
Công ty Rượu NGK Ba Đình
Công ty SX -XNK Việt An
Công ty Trường An
Công ty DL-DV Tây Hồ
Dự án 24 Tràng Tiền
Phòng tổ chức cán bộ
Văn phòng TCT
Phòng
TC-KT
Phòng
KH-ĐT
BTGĐ
2.2 Giai đoạn 1998 - nay
HĐQT
Ban kiểm soát
Văn phòng Tổng công ty
Phòng
TC - KT
Phòng
KH- ĐT
Liên doanh Vimas
Xí nghiệp ôtô 2/9
Công ty kinh doanh BĐS
TT tư vấn đầu tư
Công
ty Trường An
Công ty DL- DV Tây Hồ
Công ty dầu khí Hà Nội
Công ty SX XNK Việt An
Văn phòng Tổng công ty
Ban Tổng giám đốc
3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.1. Văn phòng
Theo quyết định số 179 QĐ/ TCT của Tổng công ty Hồ Tây văn phòng tổng công ty có chức năng: Tham mưu giúp việc HĐQT. Tổng Giám Đốc trong quản lý và điều hành công việc của tổng công ty.
Nhiệm vụ văn phòng.
* Công tác tổng hợp:
- Xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác hàng ngày, tuần, tháng, quý của công ty.
- Tiếp nhận công văn đến, nghiên cứu, trình Giám Đốc, các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty, chuyển đến các phòng chức năng, các đơn vị thành viên có liên quan có trách nhiệm thực hiện và theo dõi việc thi hành.
- Phối hợp với các phòng chức năng tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh XDCB tháng, quý, năm của toàn tổng công ty.
- Dự thảo các văn bản được hội đồng quản trị và tổng Giám đốc giao.
- Tổ chức các cuộc họp giao ban theo định kỳ và những cuộc họp đột xuất; Tổng hợp báo cáo dự thảo văn bản tuỳ theo tính chất nội dung của cuộc họp.
*Công tác hành chính, văn thư.
- Đánh máy, in ấn công văn, tài liệu, xem xét về các mặt thủ tục, thể
thức trước khi trình ký và đưa gửi.
- Quản lý công văn đến, công văn đi, mọi công văn được ghi vào sổ theo dõi .
- Lập hồ sơ lưu trữ các công văn, tài liệu, thư tínm, văn bản khế ước, hợp đồng kinh tế...... Theo quy chế quản lý hồ sơ, lưu trữ.
- Quản lý và sử dụng con dấu đúng nguyên tắc, quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu, giấy đi đường.....
- Giữ gìn bảo quản các phương tiện máy móc in ấn, máy photocoppy, máy vi tính, máy thông tin liên lạc; thực hiện tiết kiệm văn phòng phẩm.
* Công tác tổ chức nhân sự
- Nghiên cứu để xuất trình HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt phương án về tổ chức, biên chế bộ máy phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành viên, các đơn vị trực thuộc.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Tổng công ty nghiên cứu xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, điều lệ, qui chế tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc trình lãnh đạo Tổng công ty quyết định.
- Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh viên chức trong Tổng công ty, xây dựng qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đơn giá tiền lương, qui chế trả lương, khen thưởng kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty.
- Nghiên cứu đề xuất và làm các thủ tục đúng qui trình về việc đề bạt, điều động, tuyển dụng , ký kết hợp động lao động, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nghỉ hưu, thôi việc đối với CBCNV theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Ban của tổng công ty.
- Hướng dẫn, đôn đốc, và kiểm tra các đơn vị trực thuộc tổng công ty thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Quản lý hồ sơ Cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý cán bộ của Ban, của tổng công ty.
* Công tác quản trị
- Quản lý nhà cửa trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm thuộc khu trụ sở của tổng công ty, thực hiện chế độ bảo quản nhà cửa, bảo trì bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc mà mình quản lý.
- Tổ chức thường trực , bảo vệ cơ quan suốt ngày đêm phối hợp với lức lượng an ninh địa phương đảm bảo an toàn khu trụ sỏ tổng công ty, giữ gìn trật tự nội quy cơ quan phòng gian bảo mật, phòng cháy chữa cháy. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hoá đem ra khỏi trụ sở tổng công ty.
- Phục vụ chu đáo HĐQUá TRìNH, ban giấm đốc tổng công ty tiếp khách, hội họp và công tác trong và ngoài nước.
- Làm thủ tục thông tin quảng cáo tổng công ty.
- Lập dự trù kế hoạch chi tiêu cho hoạt động của khối văn phòng tổng công ty, xây dựng quy chế về việc chỉ tiêu và quản lý chỉ tiêu chặt chẽ đúng chế độ, tiết kiệm.
- Sắp xếp chỗ làm việc và đảm bảo các điều kiện trang thiết bị vật chất đối với lãnh đạo tổng công ty và các phòng chức năng.
- Làm tốt công tác vệ sinh trongvực trụ sở tổng công ty bảo đảm yêu cầu xanh sạch đẹp.
2.2 Phòng kế hoạch đầu tư.
Phòng kế hoạch đầu tư có chức năng nhiêm vụ như sau:
- Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện các dự án hợp tác đầu tư với đối tác trong và ngoài nước của tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Quản lý đầu tư và xây dựng theo các văn bản quyết định của Nhà nước.
* Phòng kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Căn cứ và định hướng phát triển kinh tế xây dựng ngân sách Đảng của Ban tài chính quản trị trung ương để xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn và hàng năm (bao gồm cả kế hoạch đầu tư và xây dựng) của tổng công ty trình Ban giám đốc và Hội đồng quản trị quyết định.
- Theo dõi hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc lập, thực hiện điều chỉnh kế hoạch của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Báo cáo việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của Tổng công ty và cả đơn vị trực thuộc.
- Chủ trì với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn, đơn giá tiền lương, cơ chế khoán trình ban giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
- Xây dựng các phương án bảo vệ và khai thác tiềm năng của tổng công ty, xây dựng và nghiên cứu xem xét các dự án đầu tư và xây dựng của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc để trình ban giám đốc, Hội đồng quản trị và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện các phương án và dự án theo đúng Nghị định 177 ngày 20/10/1994 của Chỉnh phủ và các văn bản qui định khác có liên quan.
- Tìm chọn các đối tác trong và ngoài nước lập các dự án hợp tác đầu tư liên doanh với các đối tác đó. Làm các thủ tục pháp lý trình ban giám đốc và Hội đồng quản trị quyết định. Tổ chức theo dõi quá trình thực hiện các dự án của các bên liên doanh.
- Xem xét các phương án và các hợp đồng kinh tế của các chi nhánh trực thuộc, các phương án và các hợp đồng kinh tế có giá trị của các đơn vị trực thuộc để trình Ban giám đốc quyết định.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT về lĩnh vực tổng hợp kế hoạch, thông tin, số liệu thống kê và mọi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Tập hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ các hồ sơ tài liệu về kế hoạch hợp tác đầu tư, đầu tư và xây dựng của Tổng công ty.
* Phòng kế hoạch phải thực hiện các công việc
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Nghiên cứu thị trường phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Lập báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc và các liên doanh.
- Nghiên cứu văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia các hạng mục đầu tư mua sắm mới TSCĐ và thanh xử lý TSCĐ.
2.3 Phòng tài chính kế toán
Thực hiện các công việc như hạch toán chi phí, chi trả các khoản chi phí như lương bổng đãi ngộ....
4. Đặc điểm nguồn nhân lực
5. Đặc điểm, nhiệm vụ và kết quả sản xuất kinh doanh.
5.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
5.1.1. Giai đoạn 1995 - 1998.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng hàng may mặc, nước giải khát.
- XNK và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng may mặc, nước giải khát, hàng tiêu dùng.
- XNK hàng nông lâm chế biến, máy móc trang thiết bị hàng điện tủ, điện lạnh, bưu chính viễn thông, máy móc thiết bị vật tư văn phòng, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, xây dựng văn phòng, phương tiện giao thông vận tải, xe máy các loại.
- Dịch vụ cho thuê nhà, thuê lao động, dịch vụ khai thác, cung ứng lắp đặt bảo trì các máy móc thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học bưu chính viễn thông, dịch vụ đào tạo hướng nghiệp xuất khẩu lao động.
5.1.2 Giai đoạn 1998 - nay.
- Kinh doanh khách sạn du lịch và dịch vụ.
- Kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà thuê lao động.
- Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
- Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất.
- Sản xuất hàng may mặc, vật liệu xây dựng
- XNK, kinh doanh hàng may mặc và vật liệu xây dựng
- Vận chuyển hành khách và sửa chữa ô tô.
- Tư vấn đầu tư, dịch vụ đào tạo hướng nghiệp xuất khẩu lao động.
5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở 4 định hướng. Tình hình tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh trên từng lĩnh vực sau:
5.1.1 Kinh doanh bất động sản.
Là hướng kinh doanh mũi nhọn của tổng chiến tranh với tiềm năng khá lớn bao gồm: 12 biệt thự sẵn có, vào năm 1996 - 1997 phát triển thêm 4 biệt thư tại khu S1 - K5; 20.000m2 đất chưa khai thác.
Nhưng trong những năm qua tổng công ty với tiềm năng khá lớn bao gồm: 12 biệt thự sẵn có, vào năm 1996 - 1997 phát triển thêm 4 biệt thự tại khu S1 - K5; 20.000m2 đất chưa khai thác.
Nhưng trong những năm qua tổng công ty mới chỉ thực hiện chức năng cho thuê nhà và biệt thự sẵn có. Hầu hết các biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp, nằm ở trung tâm thủ đô thuận tiện cho giao lưu và an toàn nên được khách hàng ưu thích, thuê dài hạn, cho đến nay 100% số nhà và biệt thự phủ kín khách thuê, có doanh thu ổn định lợi nhuận cao, ít rủi ro, tiêu cực, kết quả kinh doanh trong 10 năm qua:
Tổng doanh thu: 82.282 triệu đồng.
Lợi nhuận: 39.213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63% so với tổng lợi nhuận của tổng công ty.
Trong lĩnh vực kinh doanh này tổng công ty đã có nhiều cố gắng nhưng việc đầu tư, phát triển mở rộng, triển khai gặp khó khăn do các nguyên nhân chủ quan, khách quan sau đây:
- Công tác chỉ đạo, điều hành từ trên xuống dưới thiếu đồng bộ, chưa tập trung đúng mức, thiếu quyết đoán nên bỏ lỡ nhiều cơ hội có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Liên doanh Hồ Tây B và 24 Tràng Tiền bị rút giấy phép đầu tư do đối tác nước ngoài không có khả năng tài chính.
- Việc xây dựng biệt thự tại : Khách sạn Tây Hồ, khu Hồ Tây B và 6000m2 Hồ Tây A không thực hiện được do thay đổi chủ trương, chuyển hướng.
5.1.2 Kinh doanh khách sạn và du lịch là định hướng quan trọng. Vốn trong lĩnh vực hoạt động này chiếm gần một nửa số vốn kinh doanh của toàn công ty.
Hiện nay có 134 phòng (110 phòng khách sạn Tây Hồ, 24 phòng ở Móng Cái) đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế và trong nước. Các dịch vụ bổ sung như: Thể thao, vui chơi giải trí đã được đầu tư. Doanh thu có nhịp độ tăng mạnh đạt hiệu quả kinh tế cao vào những năm 1992 - 1995.
Năm 1992 doanh thu 21470 triệu đồng, lợi nhuận 3266 triệu đồng.
Năm 1993 doanh thu 26824 triệu đồng, lợi nhuận 4062 triệu đồng.
Năm 1994 doanh thu 32142 triệu đồng, lợi nhuận 7294 triệu đồng.
Năm 1995 doanh thu 27055 triệu đồng, lợi nhuận 5423 triệu đồng.
Những năm gần đây kinh doanh du lịch khách sạn chững lại và có phần giảm mạnh do:
- Khách đầu tư, du lịch và Việt Nam giảm, trong khi đó số lượng khách sạn được xây dựng từ các liên doanh và tư nhân tham gia kinh doanh ngày càng nhiều, cung lớn hơn cầu đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt, giá cả thuê buồng giảm mạnh từ 30 - 50% so với giá chuẩn.
Công tác tiếp thị, mở rộng thị trường du lịch lữ hành còn yếu kém; chất lượng phục vụ chưa được nâng cao.
5.1.3 Sản xuất xây dựng là định hướng tính chất cơ bản lâu dài, song lĩnh vực kinh doanh này có nhiều khó khăn. Tổng chúng tôi hiện có 3 đơn vị sản xuất và kinh doanh xây dựng có quy mô sản xuất quá nhỏ, hiệu quả kinh doanh đạt thấp vì: vốn ít, kỹ thuật và trang thiết bị yếu kém; thị trường không ổn định, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyên ngành có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm truyền thống.
Trong những năm gần đây (1997 - 1998) thực hiện chỉ thị 31CT/TW “Không kinh doanh thương mại đơn thuần” các đơn vị sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thị trường không được mở rộng và thiếu ổn định; sản phẩm chất lượng thấp không đủ cạnh tranh, có đơn v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29877.doc