Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý bảo hiểm xã hội

MỤC LỤC

 Trang

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 8

 I. CƠ SỞ ĐỀ TÀI 9

 1 Nội dung đề tài 9

 2 Đặc điểm của hệ thống 10

 3 Chọn hệ thống thông tin cho đề tài 11

 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC TẾ 12

 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 12

 2 Công tác bảo hiểm xã hội tại Công an Tuyên Quang 12

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 14

 I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI 14

 1 Sơ đồ nghiệp vụ cấp sổ BHXH 14

 2 Sơ đồ nghiệp vụ quản lý sổ BHXH 15

 3 Sơ đồ nghiệp vụ thực hiện chế độ đối với người tham gia BHXH. 16

 II. MẪU BIỂU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BHXH 17

 1 Tờ khai cấp sổ BHXH 17

 2 Sổ BHXH 19

 3 Thông báo bàn giao công tác, chuẩn bị nghỉ hưu 21

 4 Thông báo nghỉ công tác và hưởng chế độ hưu trí 22

 5 Bản khai quá trình tham gia đóng Bảo hiểm xã hội 23

 III. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 25

 1 Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic 6.0 25

 2 Giới thiệu ngôn ngữ Access 2000 25

 3 Giới thiệu bộ Microsoft Excel 2000 26

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 27

 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 27

 1 Phân tích chức năng 27

 2 Phân tích hệ thống về xử lý 27

 2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 28

 2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu 29

 3 Phân tích hệ thống về dữ liệu 35

 3.1 BCD theo mô hình thực thể liên kết E-R 36

 3.2 Cách phát hiện các thành phần của mô hình thực thể liên kết 40

 II. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN 42

 1 Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống 42

 1.1 Sơ đồ phân cấp chức năng toàn cảnh 42

 1.2 Sơ đồ phân cấp chức năng Đăng ký 42

 1.3 Sơ đồ phân cấp chức năng Quản lý bảo hiểm 43

 1.4 Sơ đồ phân cấp chức năng Báo cáo 43

 1.5 Sơ đồ phân cấp chức năng Cập nhập 44

 2 Biểu đồ luồng dữ liệu 45

 2.1 Biểu đồ mức khung cảnh 45

 2.2 BLD mức đỉnh 46

 2.3 BLD mức dưới đỉnh (Chức năng Đăng ký) 48

 2.4 BLD mức dưới đỉnh (Chức năng QL BHXH) 49

 2.5 BLD mức dưới đỉnh (Chức năng Cập nhập) 50

 2.6 BLD mức dưới đỉnh (Chức năng Báo cáo) 51

 3 Phân tích về dữ liệu 52

 3.1 Xác định các thực thể 52

 3.2 Xác định các mối liên kết thực thể 52

 3.3 Sơ đồ liên kết thực thể 54

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 55

 I. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 55

 1 Thiết kế bảng dữ liệu NHAN_SU 55

 2 Thiết kế bảng dữ liệu QUA_TRINH_CT 57

 3 Thiết kế bảng dữ liệu QUAN_HE_GD 58

 4 Thiết kế bảng dữ liệu CAP_BAC_HAM 59

 5 Thiết kế bảng dữ liệu CHUC_VU 59

 II. THIẾT KẾ GIAO DIỆN 60

 1 Giao diện đăng nhập 60

 2 Giao diện chương trình chính 61

 3 Giao diện nhập thông tin nhân sự 62

 4 Giao diện nhập thông tin quan hệ 63

 5 Giao diện nhập quá trình công tác 64

 6 Giao diện tìm kiếm thông qua tên 65

 7 Giao diện thực hiện in báo cáo 66

 III. MỘT SỐ MODULE 68

 1 Module submain 68

 2 Module Login 68

 3 Module Center 69

CHƯƠNG V: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG 70

 I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÀI ĐẶT 70

 1 Môi trường 70

 2 Cài đặt 71

 2.1 Yêu cầu về cấu hình máy 71

 2.2 Cài đặt chương trình từ đĩa mềm 71

 2.3 Cài đặt chương trình từ CD-ROM 74

 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 75

KẾT LUẬN 76

PHỤ LỤC 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

 

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không phân rã được nữa. Số mức phân rã thông thường là 5+-2 mức tuỳ đô phức tạp của hệ thống. 3. Phân tích hệ thống về dữ liệu Phân tích hệ thống bảo gồm việc phân tích về chức năng xử lý và phân tích về dữ liệu. Dữ liệu là đối tượng của xử lý. Mục đích của giai đoạn phân tích hệ thống về dữ liệu là lập lược đồ dữ liệu hay còn gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) gồm có: -Thông tin gì, bao gồm dữ liệu gì. -Mối liên quan xác định giữa các dữ liệu. Việc phân tích hệ thống về dữ liệu thường thực hiệnk theo hai giai đoạn: - Đầu tiên lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu theo mô hình thực thể liên kết bằng phương phương pháp Top – Down (đi từ trên xuống), nhằm phát huy thế mạnh của tính trực quan và dễ vận dụng. Cách thức cụ thể: xác định các thực thể, mối liên kết giữa chúng, rồi đến các thuộc tính. - Tiếp đó hoàn thiện biểu đồ trên theo mô hình quan hệ (dùng phương pháp pháp Down – Top) đi từ dưới lên, nhằm lợi dụng cơ sở lý luận chặt chẽ của mô hình này trong việc chuẩn hoá biểu đồ. Cách thức cụ thể: xuất phát từ danh sách các thuộc tính rồi đi đến các lược đồ quan hệ, kết quả là vừa đủ cho những kết xuất xử lý. 3.1 BCD theo mô hình thực thể liên kết (E – R) Mô hình thực thể liên kết là mô hình dữ liệu do P.P.Chen đưa ra năm 1976 và sau đó đươc dùng khá phổ biến trên thế giới. Nó có ưu điểm khá đơn giản và gần với tư duy trực quan. Khi xem xét các thông tin người ta thường gom cụm chúng quanh các vật thể, chẳng hạn các thông tin về Tên họ, Giới tính, Địa chỉ, ….được gom cụm với nhau chung quanh vật thể “Người tham gia BH”. Mô hình thực thể liên kết mô tả tập hợp các dữ liệu dùng trong một hệ thống theo các gom cụm như vậy. Định nghĩa mô hình thực thể liên kết: mô hình thực thể liên kết là công cụ thành lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD), nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính và mối liên hệ ràng buộc giữa chúng. Mục đích của mô hình xác định các yếu tố: - Dữ liệu nào cần xử lý. - Mối liên quan nội tại (cấu trúc) giữa các dữ liệu Để xây dựng mô hình thực thể liên kết, ta phải thu thập thông tin theo 3 yếu tố: - Kiểu thực thể - Kiểu liên kết - Các thuộc tính Các thành phần của mô hình thực thể liên kết: Thực thể: một thực thể là một hình ảnh cụ thể của một đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong mô hình thế giới thực. Một học viên, một giảng viên đều có thể thể hiện bằng một thực thể ® đó là các đối tượng cụ thể. Ngoài ra còn có thể xây dựng thực thể từ các đối tượng trừu tượng, ví dụ một mức lương hay một dòng chứng từ trong lĩnh vực kế toán. * Kiểu thực thể: là tập hợp các thực thể có cùng tính chất cùng đặc trưng. Ví dụ “NHANSU” là một kiểu thực thể vì nó mô tả từng thực thể học viên. Kiểu thực thể được biểu diễn bằng hình hộp chữ nhật trong đó ghi nhãn là tên của kiểu thực thể. Sau này trong các ứng dụng, để tránh sử dụng nhiều khái niệm ta đồng nhất thực thể và kiểu thực thể. Trong biểu đồ mô hình thực thể liên kết, kiểu thực thể có dạng hình chữ nhật tương đương với một bảng, trong đó mỗi kiểu thực thể là một dòng thông tin trong bảng. * Liên kết: là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh một sự ràng buộc về quản lý. Ví dụ Nguyễn Văn Hoàn vào ngành từ Ngày đến Ngày mức đóng bảo hiểm là Mức đóng bảo hiểm. * Kiểu liên kết: là tập các liên kết cùng bản chất. Giữa các kiểu thực thể có thể tồn tại nhiều mối liên kết, mỗi mối liên kết xác định một tên duy nhất. * Các dạng kiểu liên kết: kiểu liên kết là sự xác định có bao nhiêu thể hiện của kiểu thực thể này có thể kết hợp với bao nhiêu thể hiện của kiểu thực thể Liên kết một - một (1-1) giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có một thực thể trong B và ngược lại. Liên kết này thuộc loại tầm thường và ít xảy ra trong thực thể. Ký hiệu biểu diễn trong đề tài: Ví dụ: NHAN_SU QUA_TRÌNH_CT Thường liên kết 1-1 sẽ dẫn đến việc nhập chung 2 kiểu thực thể thành một. Kiểu thực thể mới phải bao gồm các thuộc tính của hai kiểu thực thể cũ. Liên kết một - nhiều (1 – n) giữa hai kiểu thực thể A, B là: ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B, và ngược lại ứng với một thực thể trong B chỉ có một thực thể trong A. Ví dụ một người có thể có nhiều quan hệ Ký hiệu QUA_TRÌNH_CT NHAN_SU Liên kết 1 – n rất quan trọng, trong đó thuộc tính khoá của bên 1 sẽ là thuộc tính kết nối của bên nhiều. Liên kết nhiều - nhiều (n – n) giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B, và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A. Ví dụ một NHAN_SU có thể có nhiều CAP_HAM và ngược lại CAP_HAM có nhiều người cùng có giống nhau. Ký hiệu NHAN_SU QUA_TRÌNH_CT Liên kết n – n không giúp cho ta thấy rõ mối liên hệ giữa 2 thực thể cũng như không thấy điều gì về nghiệp vụ. Trong các bài toán quản lý, để cài đặt được trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, nó phải được thể hiện bằng các liên kết một - nhiều. Cho nên thường 1 mối liên kết n – n sẽ được đổi thành 2 mối liên kết 1 – n bằng phương pháp thực thể hoá: bổ sung một kiểu thực thể trung gian để biến đổi liên kết nhiều - nhiều thành hai liên kết một - nhiều. Khoá của thực thể trung gian là tổ hợp khoá của các bên tham gia. Ví dụ Trên ta đưa thêm thực thể…. với liên kết sau: * Thuộc tính: là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết. Nói cách khác mỗi thực thể bao gồm nhiều thông tin, mỗi thông tin đó là thuộc tính của thực thể, chúng thường được gọi là những Field thể hiện trên từng cột của bảng. Ví dụ mỗi thực thể NHAN_SU bao gồm thuộc tinh Soso (Số sổ), Hoten (Họ và tên), Ngaysinh (Ngày sinh)…. Thường mỗi thực thể có ít nhất một thuộc tính. Để biểu diễn thực thể cùng các thuộc tính của nó ta thường dùng các thông dụng như hình sau: NHAN_SU Soso Hodem Ten Ngaysinh * Thuộc tính khoá: gồm một hay nhiều thuộc tính trong kiểu thực thể được dùng để gán cho một thực thể một chách tham khảo duy nhất. Thuộc tính khoá có giá trị ở chỗ cho phép ta phân biệt các thực thể với nhau. Ví dụ thuộc tính Soso là khóa của kiểu thực thể NHAN_SU, vì ứng với mỗi thực thể NHAN_SU chỉ có một số sổ không trùng nhau. Thuộc tính khóa không được cập nhật * Thuộc tính kết nối: là thuộc tính dùng để kết nối giữa các thực thể có liên kết, đối với kiểu thực thể này nó là thuộc tính mô tả nhưng đối với kiểu thực thể kia nó là thuộc tính khoá. Ví dụ thuộc tính Soso là thuộc tính kết nối NHAN_SU Soso Hodem Ten Ngaysinh QUA_TRINH_CT Soso Tungay Denngay MaCV 3.2 Cách phát hiện các thành phần của mô hình thực thể liên kết Phát hiện kiểu thực thể: kiểu thực thể thường tìm từ 3 nguồn sau: * Thông tin liên quan đến một giao dịch chủ yếu của hệ thống, đó là các thông tin đến từ môi trường bên ngoài nhằm kích hoạt một chuỗi các hoạt động nào đó, chẳng hạn Tờ khai.. * Thông tin liên quan đến tài nguyên của hệ thống: vật tư, tài chính, con người, môi trường. * Thông tin đã khái quát dạng thông kê liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc kiểm soát như sổ sách, hồ sơ, các biểu bảng quy định. Phát hiện các kiểu liên kết: trên thực tế có rất nhiều liên kết giữa các thực thể, nhưng ta chỉ ghi nhận những kiểu liên kết có ích cho công tác quản lý, và các kiểu liên kết giữa các kiểu thực thể mà ta vừa phát hiện ở trên. Kiểu liên kết 1 –n thường hay gặp nhất, thường thông qua các đường truy nhập, không phải một bước mà được lần theo khoá có thể qua nhiều thực thể khác nhau. Cần lưu ý những điểm sau: * Nếu trong thực thể này phải lưu giữ thông tin về thực thể kia thì phải tạo 1 mối liên kết. * Trong quan hệ 1 – n, thuộc tính khoá của bên 1 sẽ là thuộc tính kết nối của bên nhiều. * Khi quan hệ giữa 2 thực thể là quan hệ gián tiếp, bắc cầu (A kết hợp với B, B kết hợp với C, suy ra khi đó A và C có quan hệ bắc cầu) thì không cần xây dựng mối liên kết giữa A và C. * Tuân thủ các quy tắc quan lý, kiểm tra các bản số sao cho phù hợp với quy tắc quản lý. Phát hiện các thuộc tính: lưu ý: * Thuộc tính khoá nhận diện: xác đinh sự duy nhất thể hiện của thực thể trong kiểu thực thể. * Các thuộc tính mô tả: chỉ xuất hiện ở mỗi kiểu thực thể, dùng để mô tả các đặc trưng của thực thể, đó là các thuộc tính cố hữu. * Thuộc tính kết nối: thể hiện vai trò kết nối giữa hai kiểu thực thể, nó là thuộc tính khoá ở thực thể này (bên 1) và đồng thời là thuộc tính mô tả ở thực thể bên khác (bên n) Trình tự kỹ thuật để xây dựng mô hình thực thể liên kết: gồm 3 bước Bước 1: Tạo các kiểu thực thể Bước 2: Xác định các mối liên kết giữa các kiểu thực thể Bước 3: Xác định các thuộc tính cho các kiểu thực thể. Chú ý: Toàn bộ các thao tác xây dựng mô hình phải dựa trên mục tiêu, phải bám vào mục tiêu là “những yêu cầu quản lý” II. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN 1. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống 1.1 Sơ đồ phân cấp chức năng toàn hệ thống QUẢN LÝ BHXH CẬP NHẬP BÁO CÁO QUẢN LÝ BHXH ĐĂNG KÝ Hình 3.2.1.1: Sơ đồ phân cấp chức năng Toàn hệ thống 1.2 Sơ đồ phân cấp chức năng Đăng ký ĐĂNG KÝ Kê khai cấp sổ BHXH Cấp sổ BHXH Hình 3.2.1.2: Biều đồ phân cấp chức năng Đăng ký Chức năng Đăng ký: Là công việc phát tờ khai cho người tham gia BHXH đồng thời hướng dẫn họ khai từ khai cấp sổ bảo hiểm Lập danh sách những người có đủ điều kiện đề xuất cơ quan bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấp phát sổ 1.3 Biểu đồ phân cấp chức năng Quản lý BHXH Quản lý BHXH Quản lý đóng BHXH Thực hiện chính sách Hình 3.2.1.3: Sơ đồ phân cấp chức năng Quản lý BHXH Chức năng Quản lý BHXH: Theo dõi quá trình tham gia đóng BHXH của từng cá nhân, lập hồ sơ theo dõi. Thực hiện các chính sách BHXH theo luật BHXH và các quy định khác có liên quan đến người tham gia BHXH 1.4 Biểu đồ phân cấp chức năng Báo cáo Báo cáo Hưởng chế độ BHXH Tờ khaiquá trình tham gia BHXH Hình 3.2.1.4: Sơ đồ phân cấp chức năng Báo cáo Chức năng Báo cáo Là công việc tổng hợp quá trình tham gia của những cá nhân tham gia BHXH lập hồ sơ gửi về cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Công an nhằm thực hiện các chính sách đối với người tham gia BHXH 1.5 Biểu đồ phân cấp chức năng Cập nhập Cập nhập Quan hệ Công tác Nhân sự Thông tin khác Hình 3.2.1.5: Sơ đồ phân cấp chức năng Cập nhập Chức năng Cập nhập: Là công tác lưu hồ sơ giấy tờ có liên quan đến công tác BHXH 2. Biểu đồ luồng dữ liệu 2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh: Hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội Người tham gia bảo hiểm xã hội Bộ phận quản lý BHXH Tờ khai cấp sổ BHXH Báo cáo BHXH Các yêu cầu Các quyết định hưởng BHXH Hình 3.2.2.1: BLD mức khung cảnh 2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Đăng ký (1) Quản lý BHXH (2) Cập nhập (3) Báo cáo (4) Người tham gia BHXH Bộ phận quản lý BHXH Quá trình CT Nhân sự Quan hệ GĐ Các Danh mục Quá trình đóng BHXH Tờ khai cấp sổ BHXH Tờ khai BHXH Hồ sơ nhân sự Yêu cầu tính tờ khai Thông báo nghỉ việc Thông báo được hưởng chế độ BHXH Quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ BHXH Trả lời cấp sổ Hình 3.2.2.2: BLD mức đỉnh Tác nhân ngoài gồm 1/ Người tham gia BHXH: trong hệ thống này người tham gia BHXH là cán bộ chiến sỹ, công nhân viên Công an thuộc biên chế của lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang. 2/ Bộ phận Quản lý BHXH: là một nhóm người thuộc phòng TCCB Công an tỉnh Tuyên Quang có nhiệm vụ theo dõi cấp phát sổ BHXH, theo dõi quá trình tham gia BHXH, tính thanh toán BHXH theo luật BHXH và điều lệ BHXH Việt Nam. Lập hồ sơ chuyển sang BHXH tỉnh để thực hiện chế độ nghỉ hưu cho cán bộ chiến sỹ, công nhân viên đã có thời gian tham gia BHXH đầy đủ theo quy định và đến tuổi nghỉ công tác. Các kho dữ liệu: Kho “Nhân sự” lưu thông tin về lý lịch của người tham gia BHXH Kho “Quan hệ GĐ” lưu thông tin về những thân nhân mà người tham gia BHXH phải trực tiếp nuôi dưỡng. Kho “Quá trình CT” lưu thông tin về thời gian và mức lương mà người tham gia BHXH đóng góp trong quá trình công tác. Kho “Các danh mục” lưu thông tin về các loại danh mục quy định trong lực lượng CAND mà chương trình quản lý BHXH tiếp quản 2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: Chức năng Đăng ký Người tham gia BHXH Nhập thông tin Kiểm tra việc cấp sổ Tờ khai cấp sổ Nhân sự Thông báo được, hoặc không được cấp sổ Hình 3.2.2.3: BLD mức dưới đỉnh Chức năng Đăng ký Giải thích: Cán bộ chiến sỹ, công nhân viên tiến hành kê khai tờ khai cấp sổ BHXH theo mẫu (….), rồi nộp cho Bộ phận quản lý BHXH. Căn cứ vào quyết định tuyển dụng, hồ sơ cán bộ thì cán bộ quản lý BHXH sẽ trình lãnh đạo CAT về việc cấp phát sổ BHXH. Hệ thống: căn cứ vào tờ khai người quản lý sổ BHXH sẽ nhập thông tin vào trong hệ thống trong rồi kiểm tra xem trường hợp đó đã được cấp sổ chưa nếu được cấp rồi thì ra thông báo trả lời còn nếu chưa có tên trong hệ thống thì lưu thông tin vào kho “Nhân sự” 2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: Chức năng Quản lý BHXH Người tham gia BHXH Nhập thông tin Kiểm tra thời gian đóng BH Quá trình đóng BH Quá trình CT Thông báo, QĐ hưởng chế độ BHXH Bộ phận quản lý BHXH QĐ nghỉ công tác và hưởng chế độ bảo hiểm Hình 3.2.2.4: BLD mức dưới đỉnh Chức năng Quản lý BHXH Theo những năm công tác người tham gia BHXH có những mức lương thay đổi thì những mức đóng BHXH cũng thay đổi cho nên những thông tin này được bộ phận QLý BHXH cập nhập, lưu trữ vào. 2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng dưới đỉnh: Chức năng Cập nhập Người tham gia BHXH Nhập thông tin Sửa xoá thông tin Thông tin quan hệ Quan hệ GĐ Bộ phận Quản lý BHXH Thông tin danh mục cần sửa xoá Các Danh mục Thông tin quan hệ cần sửa, xoá Thông tin danh mục Hình 3.2.2.5: BLD mức dưới đỉnh Chức năng Cập nhập 2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: Chức năng Báo cáo Quá trình CT Nhân sự Quan hệ GĐ Các Danh mục Thông báo nghỉ, TB hưởng BH Bộ phận Quản lý BHXH Người tham gia BHXH Tính, in tờ khai Các QĐ nghỉ, hưởng BHXH Tờ khai BHXH Kiểm tra thời gian đóng BHXH Yêu cầu in tờ khai Hình 3.2.2.6: BLD mức dưới đỉnh Chức năng Báo cáo 3. Phân tích về dữ liệu 3.1 Xác định các thực thể: Căn cứ vào phân tích hiện trạng ta lần lượt phát hiện các thực thể sau: Khi người tham gia bảo hiểm xã hội kê khai tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội thì nhân viên quản lý BHXH yêu cầu hệ thống kiểm tra xem người này đã được cấp sổ chưa, và các thông tin trên tờ khai có đúng như trong hồ sơ quản lý cán bộ không.? a/ Thực thể NHAN_SU Thực thể này lưu toàn bộ thông tin nhân sự của cán bộ, công nhân viên làm việc ở trong Công an tỉnh Tuyên Quang. Trong thực thể này có các thuộc tính Soso, hodem, ten, ngaysinh,… b/ Thực thể DM_CAP_HAM Lưu thông tin về tất cả các cấp hàm sử dụng trong lực lượng CAND c/ Thực thể DM_CHUC_VU Lưu thông tin về chức vụ và phụ cấp chức vụ nếu có d/ Thực thể QUA_TRINH_CT Thực thể này lưu thông tin về quá trình tham gia công tác cũng như quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội. e/ Thực thể QUAN_HE_GD Thực thể này lưu thông tin về thân nhân những mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải trực tiếp nuôi dưỡng 3.2 Xác định các mối liên kết giữa các thực thể Căn cứ vào hiện trạng, ta thấy có các mối liên kết sau: 1. Xét hai thực thể NHAN_SU và QUA_TRINH_CT: mỗi người tham gia BH có nhiều khoảng thời gian công tác khác nhau, nhưng trong khoảng thời gian công tác nào đó chỉ có của một người ở một nơi nào đó, đây là quan hệ 1 – n n 1 QUA_TRINH_CT NHAN_SU 2. Xét hai thực thể NHAN_SU và QUAN_HE_GD: mỗi người tham gia BHXH có nhiều thân nhân phải nuôi dưỡng khác nhau, mỗi người được trực tiếp nuôi dưỡng thì chỉ có một người nuôi mình đây là quan hệ 1 – n 1 n QUAN_HE_GĐ NHAN_SU 3. Xét hai thưc thể NHAN_SU và DM_CAP_HAM: mỗi người tại một thời điểm chì có một cấp hàm, nhưng tại một thời điểm thì một cấp hàm có thể nhiều người sử dụng, đây là quan hệ 1 - n 1 n NHAN_SU DM_CAP_HAM 4. Xét hai thưc thể NHAN_SU và DM_CHUC_VU: mỗi người tại một thời điểm chì có một chức vụ, nhưng tại một thời điểm thì một chức vụ có thể nhiều người cùng chức vụ đó, đây là quan hệ 1 - n 1 n NHAN_SU DM_CHUC_VU 3.3 Sơ đồ thực thể liên kết tổng quát của hệ thống Hình 3.2.3.3: Mô hình thực thể liên kết Hình 3.2.3.4: Sơ đồ thực thể liên kết CHƯƠNG IV THIẾT KẾ HỆ THỐNG I. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Bảng dữ liệu NHAN_SU Mục đích: lưu thông tin về người tham gia BHXH, Bộ phận quản lý BHXH cần có những thông số về người tham gia BHXH: một số sổ BHXH vừa là thông tin quản lý theo sổ vừa để phân biệt người này với người kia, Họ, đệm, Tên, giới tính, ngày sinh, mã chức vụ, mã cấp hàm, nguyên quán, trú quán, số, ngày, cấp quyết định nghỉ hưởng trợ cấp hưu, họ tên vợ hoặc chồng, nghề nghiệp, nơi cư trú. Khoá chính: trường Soso lưu thông tin về số sổ đồng thời cũng là phân biệt giữa các bản ghi trong bảng dữ liệu Tên Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Ghi chú Soso Text(10) Số sổ bảo hiểm Khóa chính Ho Text(10) Họ Dem Text Đệm Ten Text Tên Ngaysinh Datetime Ngày sinh Gioitinh Text Giới tính MaCV Text(5) Mã chức vụ Khoá ngoại MaCB Text(5) Mã cấp bậc hàm Khoá ngoại NguyenQuan Text(100) Quê Quán Truquan Text(100) Trú quán SoQD Text(10) Số quyết định NgayQD Datetime Ngày quyết định CapQD Text(50) Cấp quyết định HotenVhC Text(50) Họ tên vợ hoặc chồng Nghe Text(20) Nghề nghiệp của Vợ hoặc chồng Thuongtru Text(50) Nơi cư trú Sử dụng Microsoft Access để thiết lập CSDL 2. Bảng dữ liệu QUA_TRINH_CT Mục đích: lưu thông tin về ngày tháng, các giai đoạn tham gia công tác, mức lương được hưởng, mức đóng góp bảo hiểm xã hội. Khoá ngoại: Soso dùng để liên kết với bảng NHAN_SU Tên Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Ghi chú Soso Text(10) Số sổ bảo hiểm Khóa ngoại Tungay Datetime Ngày bắt đầu một thời kỳ Denngay Datetime Ngày kết thúc một thời kỳ MaCV Text(10) Mã chức vụ MaCB Text(10) Mã cấp bậc hàm Hsluong Double hệ số lương PhucapCV Double phụ cấp chức vụ Sử dụng Microsoft Access để thiết lập CSDL 3. Bảng dữ liệu QUAN_HE_GD Mục đích: lưu thông tin về họ tên, mối quan hệ của người tham gia gia bảo hiểm với những người được hưởng BHXH Khoá ngoại: trường Soso dùng để liên kết với bảng NHAN_SU Tên Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Ghi chú Soso Text(10) Số sổ bảo hiểm Khóa chính Hoten Text(30) Quanhe Text(10) Namsinh Text(6) Sử dụng Microsoft Access để thiết lập CSDL 4. Bảng dữ liệu CAP_BAC_HAM Mục đích: lưu thông tin về mã cấp bậc, tên cấp bậc trong lực lượng CAND Khoá chính: trường MaCB dùng để phân biệt giữa các cấp hàm trong hệ thống cấp hàm của lực lượng CAND Tên Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Ghi chú MaCB Text(20) Mã cấp bậc hàm Khóa chính TenCB Text(20) Tên cấp bậc hàm Sử dụng Microsoft Access để thiết lập CSDL 5. Bảng dữ liệu CHUC_VU Mục đích: lưu thông tin về mã chức vụ, tên chức vụ, hệ số phụ cấp chức vụ Khoá chính: trường MaCV lưu thông tin về mã chức vụ nhằm phân biệt giữa các chức vụ, chức danh trong lực lượng CAND Tên Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Ghi chú MaCV Text(20) Mã chức vụ Khóa chính TenCV Text(20) Tên chức vụ Sử dụng Microsoft Access để thiết lập CSDL II. THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Giao diện đăng nhập Mục đích: Phân quyền trong hệ thống thông tin, tránh để người không có trách nhiệm thực hiện vào hệ thống, Yêu cầu: Việc đăng nhập phải đảm bảo thông tin, chính xác, dễ sử dụng. Nội dung: Người sử dụng phải nhập tên đăng nhập, và mật khẩu vào rồi nhấn nút để đăng nhập, hoặc nhấn nút để thoát khỏi hệ thống. Nếu người sử dụng nhập đúng tên truy cập và mật khẩu thì hệ thống sẽ vào màn hình menu chính để người sử dụng thao tác các công việc nghiệp vụ. Giao diện sau khi thực hiện chương trình 2. Giao diện chương trình chính: Mục đích: Hiển thị các thao tác đối với hệ thống, gồm File dùng để mở tệp, đóng chương trình. Edit dùng để soạn thảo, chỉnh sử các chức năng khác… Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử dụng có thể thao tác với hệ thống thông qua các Menu, Icon Giao diện sau khi thực hiện chương trình 3. Giao diện nhập thông tin nhân sự: Mục đích: Dùng để nhập thông tin nhân sự của người tham gia Bảo hiểm xã hội. Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử dụng có thể thao tác với hệ thống thông qua các Menu, Icon Giao diện sau khi thực hiện chương trình 4. Giao diện nhập thông tin Quan hệ gia đình: Mục đích: Dùng để nhập thông tin những người phải trực tiếp nuôi dưỡng của người tham gia Bảo hiểm xã hội. Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử dụng có thể thao tác với hệ thống thông qua các Menu, Icon Giao diện sau khi thực hiện chương trình 5. Giao diện nhập thông tin Quá trình công tác: Mục đích: Dùng để nhập thông tin về quá trình công tác, mức lương, những thông tin về chức vụ, phụ cấp chức vụ của người tham gia Bảo hiểm xã hội. Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử dụng có thể thao tác với hệ thống thông qua các Menu, Icon Giao diện sau khi thực hiện chương trình 6. Giao diện tìm kiếm thông tin thông qua tên người tham gia BHXH: Mục đích: Dùng tìm kiếm người tham gia BHXH thông qua tên để in thông báo nghỉ chờ hưu, in quyết định hưu. Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử dụng nhập tên người cần tìm vào một ô rồi nhấn nút thực hiện, danh sách những người có tên như người sử dụng nhập vào sẽ được hiện ở dưới. Giao diện sau khi thực hiện chương trình 7. Giao diện chức năng báo cáo Mục đích: Dùng in tờ khai bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Yêu cầu: Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với các nghiệp vụ BHXH. Nội dung: Người sử nhập sổ sổ bảo hiểm cần in rồi nhấn nút để thực hiện in, hoặc có thể nhấn nút thoát để thoát khỏi chức năng. Giao diện sau khi thực hiện chương trình Giao diện sau khi thực hiện chương trình in được chuyển sang Excel: III MỘT SỐ MODULE CHÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 1 Module Submain: Mục đích: thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu: Sub Main() 'Duong dan file CSDL db_file = App.Path & "\Data\BHXH.mdb" 'Mo file CSDL. cn.CursorLocation = adUseClient cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0; Data Source=" & db_file & "; Persist Security Info=False" cn.Open ‘Định dạng font chữ cho chương trình Call SetFont("VK Sans Serif") ‘Gọi đến form Login frmLogin.Show End Sub 2 Module Login: Mục đích: Kiểm tra việc đăng nhập vào hệ thống khi người sử dụng nhập tên đăng nhập và mật khẩu truy cập. Private Sub CmdOK_Click() Dim sql As String Dim rs_dn As New ADODB.Recordset sql = "SELECT * from Dangnhap where name = '" & txtUser.Text & "' and pass ='" & txtPass.Text & "'" rs_dn.Open sql, cn, adOpenStatic, adLockOptimistic, adCmdText If rs_dn.RecordCount <= 0 Then MsgBox "Ban khong co quyen dang nhap he thong" kiemsoat = kiemsoat + 1 If kiemsoat = 3 Then End Else MDIMain.Show Unload Me End If End Sub 3 Module Center: Mục đích: đưa giao diện form vào chính giữa màn hình Public Sub CenterForm(frm As Form) frm.Top = (Screen.Height - frm.Height) / 2 frm.Left = (Screen.Width - frm.Width) / 2 End Sub CHƯƠNG V HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÀI ĐẶT 1. Môi trường : Phần mềm hoàn thiện được đóng gói thành bộ cài đặt gồm 10 đĩa mềm 1,44Mb hoặc ghi đĩa CD-ROM gồm các thư mục từ DISK1 đến DISK10. Trong bộ cài đặt đã bao gồm các file thư viện của Crystal Report, Visual Basic, Data Access Objects (DAO), Jet Database Engine và các Fonts hệ thống sử dụng trong phần mềm. Để có thể sử dụng ổn định và khai thác hết các chức năng của phần mềm, máy tính cài đặt phần mềm phải được cài đặt hệ điều hành Windows 9x, Windows XP, bộ văn phòng Microsoft Office 2000, 2003 và bộ fonts tiếng Việt TCVN3 5721. Đĩa CD-ROM cài đặt gồm các phần mềm sau: - BHXH Cài đặt phần mềm QL bảo hiểm xã hội CATQ - MSJet Cài đặt Jet Database Engine dùng để hỗ trợ Export dữ liệu sang Excel - MsOffice 2000 Cài đặt phần mềm văn phòng - VietKey2002 Cài đặt bộ gõ và fonts tiếng Việt TCVN3 5721 - Winzip70 Cài đặt phần mềm nén files Winzip 2 Cài đặt 2.1 Yêu cầu về cấu hình - Phần mềm quản lý thông tin BHXH cán bộ CAND tỉnh Tuyên Quang được xây dựng cho các hệ máy tính PC (Personal Computer) xử dụng cấu trúc của bộ vi xử do hãng Intel thiết kế. Cấu hình tối thiểu để chạy được phần mềm: - Máy tính PC - CPU Pentiun tốc độ 166 Mhz - Bộ nhớ Ram 32 Mb - Đĩa cứng còn trống 40 Mb (sau khi đã cài đặt các phần mềm hệ thống và ứng dụng) - Máy in kim hoặc máy in Lasejet. - Hệ điều hành 32 bit (Windows 9x, Windows NT, Windows XP) - Bộ văn phòng Microsoft Office 97, 2000, 2003 2.2 Cài đặt từ đĩa mềm - Đưa đĩa số 1 (DISK1) của bộ cài đặt vào ổ đĩa mềm. - Từ màn hình chính của hệ điều hành Windows chọn Start -> Run để mở form Run, trong ô Open gõ vào lệnh A:\Setup rồi nhấn Enter hoặc chọn Ok. - Nhấn Enter hoặc nút lệnh Next tại form Welcome để chuyển đến form User Information. gõ vào tên công ty và Serial rồi nhấn Enter hoặc chọn nút lệnh Next để chuyển sang form Choose Destination Location phần mềm sẽ tự động cài đặt vào Folder C:\Program Files\BHXH, nếu muốn thay đổi nơi cài đặt chọn nút lệnh Browse để chọn Folder cài đặt hoặc nhấn Enter hoặc chọn nút lệnh Next để chuyển sang form Setup Type có thể lựa thực hiện một trong ba phương án cài đặt: + Typical: Cài đặt đầy đủ. + Compact: Cài đặt tối thiểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32231.doc