Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội

Tin học hóa là đang là một điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển đối với mỗi ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay.

Trước đây, khi quy mô kinh doanh còn nhỏ hẹp thì việc sử dụng tin học hóa trong kinh doanh là chưa cần thiết. Hiện nay, quy mô kinh doanh tăng lên rất nhiều lần với số lượng khách hàng đông đảo, số thẻ ATM được phát hành và sử dụng đã tăng lên rất nhiều. Vì thế, tại ngân hàng VIBank đã có sự tin học hóa mạnh mẽ trong kinh doanh. Mỗi phòng ban đều có hệ thống máy vi tính hiện đại, hệ thống được bảo mật đối với những người không phải là nhân viên. Tin học hóa còn được ứng dụng trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm thẻ như: thẻ ghi nợ VIB Values với độ an toàn cao với logo của Ngân hàng Quốc Tế được in chìm và có thể nhìn thấy khi chiếu tia UV. Đặc biệt, VIB Bank là một trong số ít ngân hàng đầu tiên sử dụng hologram trên thẻ (chi tiết nhận dạng) do nhà sản xuất hàng đầu thế giới De La Rue cung cấp với đặc tính chống giả mạo thông thường chỉ áp dụng đối với các loại thẻ Visa, MasterCard

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể hoặc một quan hệ. Có 3 loại thuộc tính: Thuộc tính định danh: là thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. Thuộc tính mô tả : dùng để mô tả về thực thể. Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. Chuyển sơ đồ khái niệm dữ liệu sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Suy diễn từ các thông tin đầu ra của HTTT Bước 1: liệt kê mọi thông tin đầu ra của HTTT, xuất phát từ các nguồn: kết quả của giai đoạn phân tích, phích, từ điển hệ thống và hỏi thêm từ người sử dụng. Bước 2: thiết kế DSD cho từng đầu ra Công việc 1 Xác định thuộc tính định danh (khóa chính), gạch chân thuộc tính đó nếu không có thì phải xác định định danh kép hoặc bổ sung một trường nữa làm thuộc tính định danh. Xác định những thuộc tính lặp. Xác định thuộc tính thứ sinh và gạch bỏ các thuộc tính này. Ngoài ra gạch bỏ những thông tin không có nghĩa đối với HTTT. Công việc 2: chuẩn hóa mức 1 (1NF): Chuẩn hóa mức 1 quy định rằng trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý. Gán thêm cho nó mộ tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. Công việc 3: chuẩn hóa mức 2 (2NF) Chuẩn hóa mức 2 quy đinh rằng trong một danh sách mỗi một thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Công việc 4: chuẩn hóa mức 3 (3NF) Chuẩn hóa mức 3 quy định 1 danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới. Bước 3: tích hợp các danh sách thiết kế. Bước 4: vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu (Data structured diagram). Thiết kế xử lý Các sơ đồ logic của xử lý chỉ làm rõ những quan hệ có tính chất ngữ nghĩa của các dữ liệu và không quan tâm tới những yếu tố mang tính tổ chức như: ai thực hiện xử lý, ở đâu, khi nào, và như thế nào. Để biểu diễn những hoạt động như vậy, chúng ta phải dùng những khái niệm sự kiện, công việc và kết quả. Sự kiện là khi nó làm khởi sinh sự thực hiện của một hoặc nhiều việc khác. Đồng bộ: một điều kiện logic kết hợp các sự kiện, thể hiện các quy tắc quản lý mà HTTT phải kiểm tra để khởi sinh các công việc. Công việc là một tập hợp các xử lý có thể thực hiện có chung các sự kiện khởi sinh. Quy tắc ra: điều kiện thể hiện các quy tắc quản lý, quy định việc cho ra kết quả của một công việc. Kết quả: sản phẩm của việc thực hiện một công việc. Về mặt logic thì một HTTT bao gồm các xử lý liên quan tới ba loại hoạt động: thực hiện các tra cứu thông tin, cập nhật dữ liệu vào các tệp và hợp lệ hóa dữ liệu. Những xử lý tra cứu và cập nhật có liên quan tới các thiết bị nhớ ngoài, do đó mô hình biểu diễn chúng còn được gọi là những mô hình ngoài. Trong giai đoạn thiết kế logic người ta chỉ quan tâm xem: hệ thống làm gì, để làm gì. Do đó phần thiết kế xử lý logic chỉ bàn đến các mô hình ngoài. Thiết kế các luồng dữ liệu vào Là thiết kế các thủ tục nhập dữ liệu có hiệu quả và giảm thiểu các sai sót. Thiết kế vào bao gồm lựa chọn phương tiện , thiết kế khuôn dạng cho thông tin nhập. Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic Hợp thức hóa mô hình logic Xác định các kỹ thuật hợp lệ hóa dữ liệu nhập vào hệ thống Có hướng dẫn nhập liệu. Kiểm soát quy cách. Miền giá trị. Phân nhóm ký tự dữ liệu nhập. Kiểm tra logic nội tại. Lấy từ một danh sách có sẵn. Dùng số liệu thống kê để thông báo. Hợp lý về mặt văn cảnh. Xác thực tài liệu gốc. In ra, kiểm tra xác nhận sự thống nhất dữ liệu đã nhập vào dữ liệu in ra. Hợp lệ hóa mô hình logic Chuẩn bị và trình bày báo cáo về mô hình logic. Quyết định thông báo mô hình logic: sản phẩm của giai đoạn thiết kế logic. Sơ đồ DSD tổng thể cho HTTT. Kết quả phân tích tra cứu cho tất cả các đầu ra của HTTT. Bảng sự kiện cập nhật. Bảng báo cáo về mô hình này. Quyết định chấp nhận mô hình logic đã đưa ra. Đề xuất các phương án của giải pháp a. Mục đích Dự án sau khi đã được chấp nhận , phân tích viên phải trình bày một số phương án để nhà quản lý lựa chọn sao cho tính đến việc tối ưu hệ thống theo thời gian. Đồng thời phác họa HTTT nhìn thấy được. b. Cách thức xây dựng phương án Xác định các ràng buộc Ràng buộc về mặt tổ chức. Về mặt tài chính: cần xem xét khả năng chi cho việc phát triển hệ thống và chi cho việc vận hành hệ thống. Nhân lực của tổ chức: số lượng người sử dụng là bao nhiêu và trình độ tin học của người sử dụng đến đâu. Địa bàn hoạt động của tổ chức. Thiên hướng của lãnh đạo. Ràng buộc về mặt kỹ thuật tin học Phần cứng. Phần mềm. Ràng buộc lý tính. Các bước xây dựng phương án Bước 1: xác định biên giới cho phần tin học hóa của HTTT. Sử dụng sơ đồ DFD (mức 1 hoặc mức 2). Với các đường biên giới khác nhau có phương án ban đầu khác nhau. Bước 2: xác định phương thức xử lý. Sau khi phân tích viên xác định cách thức xử lý nghĩa là phải lựa chọn cách thức xử lý theo lô, thời gian thực hay hỗn hợp. Đồng thời phân tích viên phải quyết định lựa chọn các thiết bị ngoại vi để nhập dữ liệu và đưa kết quả ra, quyết định về mức tập trung của xử lý. Bước 3: viết chi tiết dự án cho từng phương án c. Đánh giá các phương án của giải pháp Phân tích chi phí/lợi ích: chi phí /lợi ích có thể phân loại theo những cách sau Trực tiếp hoặc gián tiếp. Biến động hoặc cố định. Hữu hình hoặc vô hình. Phân tích đa tiêu chuẩn: phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn được thực hiện như sau Xác đinh tất cả các tiêu chuẩn cần xem xét. Cho mỗi tiêu chuẩn một trọng số. Đối với mỗi phương án đánh giá xem từng tiêu chuẩn đạt đến mức nào. Tính điểm cho từng tiêu chuẩn bằng cách nhân trọng số với mức đánh giá. Cộng tổng điểm cho mỗi phương án. Tổng điểm của từng phương án là chỉ tiêu tổng hợp dùng để so sánh đánh giá các phương án vơi nhau. Thiết kế vật lý ngoài a. Mục tiêu Mô tả chi tiết các yếu tố nhìn thấy được của HTTT như phần cứng, giao diện, báo cáo… Tăng độ sử dụng, dễ hiểu. Giảm sự mệt mỏi khi thao tác với hệ thống. b. Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài Phân tích viên phải lựa chọn phương tiện, khuôn dạng của các dòng vào/ra, xác định cách thức hội thoại với phần tin học hóa của hệ thống và cách thức thực hiện các thủ tục thủ công. Phân bố thời gian và lập danh mục các sản phẩm. Nguyên tắc thực hiện: Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng. Gắn chặt với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng. Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và phần cứng tạo thành hệ thống. Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình. Giảm tới mức tối thiểu lượng thông tin mà người sử dụng phải nhớ trong khi sử dụng hệ thống. Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin trên màn hình hoặc trên giấy. c. Thiết kế chi tiết vào/ra Thiết kế vật lý các đầu ra Thiết kế vật lý các đầu ra có hai nhiệm vụ: lựa chọn vật mang tin và sắp đặt các thông tin trên đầu ra. Lựa chọn vật mang tin: có 4 vật mang tin chính được sử dụng để trình bày thông tin đó là giấy, màn hình, tiếng nói và các thiết bị nhớ. Bố trí thông tin trên vật mang: sau khi xác định được vật mang, thiết kế viên phải lựa chọn cách bố trí thông tin sao cho nó thể hiện tốt nhất nội dung của thông tin vì khuôn dạng của thông tin phụ thuộc vào vật mang. Việc tạo ra một đầu ra vừa ý và giúp đỡ người sử dụng hoàn thành công việc của họ một cách có hiệu quả là một công việc mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Tuy nhiên vẫn có những quy tắc cơ bản cho việc phân bố thông tin trên các đầu ra. Thiết kế vào Phương tiện nhập Nhập từ văn bản gốc qua bàn phím và màn hình. Nhập trực tiếp qua bàn phím màn hình. Thiết bị tự động. Nguyên tắc Nếu nhập tài liệu từ tài liệu gốc thì giống như tài liệu gốc. Trật tự hợp lý. Không nhập những thông tin có thể tính toán được. Đối với ô nhập hoặc trường nhập, tên của trường nhập phải ở bên trái hoặc ở bên trên. Giá trị ngầm định của trường nhập phải được sự đồng ý của nhà quản lý hoặc người sử dụng. Phải làm rõ việc chuyển trường, xuống dòng. Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hóa Thiết kê giao tác thông qua lệnh. Thiết kế giao tác thông qua các phím đặc biệt. Thiết kế giao tác thông qua thực đơn. Thiết kế giao tác thông qua biểu tượng. Triển khai kỹ thuật hệ thống a. Mục tiêu: xây dựng một hệ thống hoạt động tốt. b. Lập kế hoạch thực hiện Lựa chọn các công cụ cho hoạt động thiết kế vật lý trong cũng như những hoạt động lập trình sau này. Phân phối công việc cho các thành viên, xây dựng tiến trình thực hiện và chi phí cũng như yêu cầu vật tư kỹ thuật cho giai đoạn triển khai hệ thống. c. Thiết kế vật lý trong Thiết kế CDSL vật lý trong CSDL đủ đảm bảo cho các thông tin đầu ra của hệ thống. CSDL đảm bảo tốc độ cung cấp thông tin. CSDL xem xét vấn đề lưu trữ trên bộ nhớ của hệ thống. CSDL tận dụng hê thống Thiết kế sơ đồ liên kết module lập trình: module lập trình là phần chương trình máy tính mà chúng ta thiết kế để cho người lập trình bắt đầu thực hiện bằng viết lệnh. d. Lập trình Lập trình là quá trình chuyển đổi các đặc tả thiết kế vật lý của các nhà phân tích thành phần mềm máy tính do các lập trình viên đảm nhận. e. Thử nghiệm phần mềm Phân loại theo cách thử nghiệm: gồm có kỹ thuật thử nghiệm tĩnh và kỹ thuật thử nghiệm động. Phân loại theo công cụ thử nghiệm: gồm có kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tự động. Một số kỹ thuật thử nghiệm chương trình Rà soát lỗi đặc trưng. Kỹ thuật kiểm tra logic. Kỹ thuật thử nghiệm thủ công. Kỹ thuật kiểm tra cú pháp bằng máy tính. Kỹ thuật thử nghiệm module. Kỹ thuật tích hợp. Thử nghiệm hệ thống. Kỹ thuật thử stub. f. Hoàn thiện tài liệu hệ thống Giới thiệu hệ thống. Hồ sơ thiết kế hệ thống. Tài liệu phần mềm, nguồn. Hướng dẫn sử dụng. Tra cứu. Sửa chữa hỏng hóc. Kế hoạch đào tạo người sử dụng. Các module đào tạo và kế hoạch hỗ trợ người sử dụng. Cài đặt và khai thác a. Các phương pháp cài đặt hệ thống Cài đặt trực tiếp: theo phương pháp này, người ta dừng hoạt động của hệ thống cũ và đưa hệ thống mới vào sử dụng. Cài đặt song song: với phương pháp này thì cả hai hệ thống mới và cũ đều cùng hoạt động, cho tới khi có thể quyết định dừng hệ thống cũ lại. Cài đặt thí điểm cục bộ: đây là phương pháp dung hòa giữa cài đặt trực tiếp và cài đặt song song. Cài đặt cục bộ chỉ thực hiện chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới cục bộ tại một hoặc một vài bộ phận. Chuyển đổi theo giai đoạn : đây là phương pháp chuyển đổi từ HTTT cũ sang hệ thống mới một cách dần dần, bắt đầu bằng một hay một vài modul và sau đó là mở rộng dần việc chuyển đổi sang toàn bộ hệ thống mới. b. Lập kế hoạch chuyển đổi Trình bày lý do lựa chọn phương pháp áp dụng. Lập kế hoạch chi tiết. Thông qua lãnh đạo. c. Chuyển đổi dữ liệu Các kho dữ liệu cần thiết đã có theo đúng các đặc trưng thiết kế, không cần phải chuẩn bị gì. Các kho dữ liệu đã tồn tại nhưng không đầy đủ và cấu trúc chưa phù hợp phải nhập thêm những dữ liệu mới chưa có trên máy và trích các dữ liệu có cấu trúc chưa phù hợp từ các tệp hay từ các CSDL, sửa và ghi lại vào CSDL của hệ thống. Các kho dữ liệu hoàn toàn chưa tồn tại thì phải tạo ra. d. Đào tạo và hỗ trợ người sử dụng Đào tạo người sử dụng HTTT. Hỗ trợ người sử dụng HTTT. e. Bảo trì HTTT Quy trình bảo trì Thu nhận yêu cầu bảo trì: qua thư từ, đi thăm khách hàng. Chuyển đổi yêu cầu. Thiết kế. Triển khai thay đổi. Bốn cấp bảo trì Hiệu chỉnh. Thích nghi. Hoàn thiện. Dự phòng. Ước tính chi phí bảo trì Sự ổn định của nền kinh tế. Quy mô của hệ thống. Chất lượng phân tích và thiết kế. Chất lượng đội ngũ cán bộ bảo trì và hỗ trợ hệ thống. Thời gian bảo trì. Quản lý bảo trì Về quản trị nhân sự: có nhiều kiểu cấu trúc tổ chức bảo trì khác nhau. Nhóm bảo trì làm việc tách rời nhóm phát triển hệ thống. Nhóm xây dựng hệ thống cũng đảm đương luôn chức năng bảo trì. Người sử dụng cuối cùng tại các bộ phận chức năng sẽ đảm đương chức năng bảo trì. Về đo lường hiệu quả bảo trì hệ thống: cần phải đo những yếu tố sau số lượng lỗi, khoảng thời gian giữa các lỗi và kiểu lỗi. Về kiểm soát các yêu cầu bảo trì: cần xác định loại bảo trì. Về quản trị cấu hình: đảm bảo những thay đổi đã qua thẩm định mới được phép triển khai đối với hệ thống. f. Đánh giá sau cài đặt Đánh giá dự án: so sánh thời gian thực sự để có được hệ thống mới với thời gian dự kiến và xác định xem dự án có tuân thủ ngân sách đã xác định hay không. Việc này nhằm hai mục đích: quản lý nhân sự và rút kinh nghiệm cho việc quản lý các dự án thông tin về sau. Đánh giá hệ thống: xem xét hệ thống có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không. Điều này không thể thực hiện ngay sau khi cài đặt mà phải sau một thời gian khai thác nhất định. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ TẠI NGÂN HÀNG VIBank 1. Thực trạng của công tác quản lý tại ngân hàng hiện nay 1.1 Các hoạt động chủ yếu của phòng đại lý phát triển thẻ Đại lý thanh toán thẻ  Dịch vụ Thanh toán thẻ là dịch vụ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán khi mua sắm hàng hoá hoặc tiêu dùng dịch vụ tại các điểm thanh tóan chấp nhận thẻ. Hiện nay dịch vụ thanh toán thẻ của VIB Bank chấp nhận thanh toán các thẻ sau:thẻ Mastercard, Visa, Diner, JCB, Amex, thẻ VIB Values, Connect 24 và các thẻ của các ngân hàng thuộc liên minh Vietcombank. Quy trình triển khai bao gồm: Đơn vị kinh doanh có nhu cầu được cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký và ký hợp đồng dịch vụ với VIB Bank. VIB Bank sẽ tiến hành thẩm định và lắp đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị thanh toán thẻ tại các Đơn vị kinh doanh. Khách hàng đến mua sắm hàng hoá hoặc tiêu dùng dịch vụ tại Đơn vị kinh doanh sẽ xuất trình thẻ để thanh toán. Đơn vị kinh doanh tiến hành kiểm tra thẻ và quẹt thẻ thực hiện giao dịch thanh toán qua thẻ, sau đó sẽ giao hàng hoá - dịch vụ, hoá đơn và trả thẻ cho khách hàng. VIB Bank sẽ đối chiếu các giao dịch thanh toán tại Đơn vị kinh doanh (thông tin giao dịch truyền qua thiết bị đọc thẻ và các chứng từ hoá đơn giao dịch) với Ngân hàng phát hành và các Hiệp hội thẻ Quốc tế rồi tiến hành hạch toán số tiền giao dịch vào Tài khoản của Đơn vị mở tại VIB Bank sau khi trừ đi các khoản phí dịch vụ và thuế. Đại lý tư vấn thẻ Hoạt động kinh doanh thông qua đại lý cá nhân bắt đầu từ tháng 5 năm 2006, cho đến nay đã có hơn 400 người tham gia. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ của Ngân hàng Quốc Tế  Đối tượng tham gia: từ sinh viên năm thứ 2 trở lên, mới tốt nghiệp hoặc người đã có nhiều kinh nghiệm. Đây là những cá nhân năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc nhiều thử thách và có thể chịu được áp lực.  Các hoạt động tập thể: mỗi tháng một lần, Ngân hàng tổ chức tổng kết hoạt động kinh doanh của đại lý trong tháng, tuyên dương, trao bằng khen và khen thưởng đối với các cá nhân và nhóm xuất sắc. Các hoạt động này không chỉ giúp các đại lý gắn bó, đoàn kết hơn mà còn thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đến hoạt động đại lý. Đối với cá nhân mỗi đại lý, hoạt động này chính là những cột mốc trong tiến trình phát triển nghề nghiệp. 1.2 Thực trạng tin học hóa tại Ngân hàng VIBank Tin học hóa là đang là một điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển đối với mỗi ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. Trước đây, khi quy mô kinh doanh còn nhỏ hẹp thì việc sử dụng tin học hóa trong kinh doanh là chưa cần thiết. Hiện nay, quy mô kinh doanh tăng lên rất nhiều lần với số lượng khách hàng đông đảo, số thẻ ATM được phát hành và sử dụng đã tăng lên rất nhiều. Vì thế, tại ngân hàng VIBank đã có sự tin học hóa mạnh mẽ trong kinh doanh. Mỗi phòng ban đều có hệ thống máy vi tính hiện đại, hệ thống được bảo mật đối với những người không phải là nhân viên. Tin học hóa còn được ứng dụng trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm thẻ như: thẻ ghi nợ VIB Values với độ an toàn cao với logo của Ngân hàng Quốc Tế được in chìm và có thể nhìn thấy khi chiếu tia UV. Đặc biệt, VIB Bank là một trong số ít ngân hàng đầu tiên sử dụng hologram trên thẻ (chi tiết nhận dạng) do nhà sản xuất hàng đầu thế giới De La Rue cung cấp với đặc tính chống giả mạo thông thường chỉ áp dụng đối với các loại thẻ Visa, MasterCard… 2. Phân tích Hệ thống thông tin cho Ngân hàng VIBank 2.1 Những yêu cầu chính của chương trình Chưong trình quản lý thẻ ATM phải đáp ứng được những yêu cầu của việc phát hành và quản lý thẻ tại ngân hàng như: Chương trình phải quản lý được từng người sử dụng: mật khẩu đăng nhập, khả năng thay đổi mật khẩu và lịch sử truy cập của người dùng. Chương trình cho phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về quản lý thẻ như: Cập nhật các giao dịch liên quan đến thẻ ATM như rút tiền, gửi tiền, số lần giao dịch trong ngày,… Các danh mục Cho phép tìm kiếm một cách nhanh chóng và dễ dàng như nhân viên, số tài khoản, khách hàng. Kết xuất ra các báo cáo cụ thể phục vụ cho việc phân tích tình hình kinh doanh. 2.2 Phân tích sơ đồ luồng thông tin (IFD) a. Sơ đồ IFD đăng nhập hê thống (trang sau) b. Sơ đồ IFD cập nhật dữ liệu hệ thống c. Sơ đồ IFD thực hiện tìm kiếm dữ liệu d. Sơ đồ IFD làm báo cáo 2.3 Phân tích sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) a. Sơ đồ ngữ cảnh Các báo cáo Yêu cầu được chuyển HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ ATM Ngân hàng khác Lãnh đạo Ngân hàng khác Khách hàng tiền vào tài khoản ngân hàng Yêu cầu báo cáo Ngân hàng chấp nhận Yêu cầu giao dịch Kết quả giao dịch Yêu cầu được chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang Yêu cầu được chấp nhận Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 Yêu cầu tìm kiếm Hồ sơ tổng hợp Kết quả tìm kiếm 1.0 Quản lý DMTĐ 4.0 Báo cáo 3.0 Tìm kiếm Khách hàng Lãnh đạo 2.0 Xử lý giao dịch Ngân hàng khác Các thông tin quản lý chung Yêu cầu giao dịch Chấp nhận giao dịch Kết quả giao dịch Yêu cầu giao dịch Các thông tin cần thiết Yêu cầu báo cáo Các báo cáo c. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của xử lý giao dịch Hồ sơ chưa kiêm tra Yêu cầu giao dịch Khách hàng 2.1 Xử lý giao dịch 2.2 Kiểm duyệt Hồ Sơ 2.3 Lưu thông tin khách hàng 2.4 Lưu thông tin tài khoản Lãnhđạo 4.0 Kết quả giao dịch Hồ sơ đã kiêm tra CSDL Hệ thống Tổng hợp báocáo Báo cáo thống kê Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 báo cáo Yêu cầu báo cáo Lãnh đạo 3.1 Truy xuất dữ liệu 3.2 Tính toán tổng hợp 3.3 Lên báo cáo Hồ sơ khách hàng Báo cáo Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 tìm kiếm Tiêu chí tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Kết quả tìm kiếm Kết quả tìm kiếm 3.0 Tìm kiếm Khách hàng Lãnh đạo 3. Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý thẻ cho Ngân hàng VIBank 3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu 3.1.1 Thiết kế các bảng Bảng danh mục chi nhánh Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa machinhanh text Mã chi nhánh Khóa chính kihieu text Kí hiệu tenchinhanh text Tên chi nhánh diachi text Địa chỉ dienthoai text Điện thoại Bảng danh mục công an Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa Maca Text mã của công an tỉnh thành phố Khóa chính tenca Text tên công an tỉnh thành phố Bảng danh mục công ty liên kết sử dụng thẻ Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa macongty Text Mã công ty Khóa chính tencongty Text Tên công ty diachi Text Địa chỉ dienthoai Text Điện thoại email Text Email diengiai Text Diễn giải tinhtrang Text Tình trạng soluongnhanviensudungthe Text Số lượng nhân viên sử dụng thẻ sotaikhoan Text Số tài khoản taikhoanthanhtoan Text Tài khoản thanh toán taikhoan Text Tài khoản Bảng danh mục dân tộc Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa madantoc Text Mã dân tộc Khóa chính tendantoc Text Tên dân tộc Bảng danh mục giới hạn Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa magioihan Text Mã giới hạn Khóa chính solanrut Number Số lần rút sotienrut Number Số tiền rút tongtienrut Number Tổng tiền rút ngayapdung Date/Time Ngày áp dụng Bảng danh mục hôn nhân Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa matthonnhan Text Mã tình trạng hôn nhân Khóa chính tentthonnhan Text Tên tình trạng hôn nhân Bảng danh mục kiểu thẻ Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa makieuthe Text Mã kiểu thẻ Khóa chính tenkieuthe Text Tên kiểu thẻ ghichu Text Ghi chú Bảng danh mục lãi suất Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa malaisuat Text Mã lãi suất Khóa chính tenlaisuat Text Tên lãi suất giatrilaisuat Text Gía trị lãi suất Bảng danh mục loại khách hàng Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa maloaikhachhang Text Mã loại khách hàng khóa chính tenloaikhachhang Text Tên loại khách hàng chugiai Text Chú giải Bảng danh mục ngân hàng Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa tennganhang Text Tên ngân hàng Khóa chính diachi Text Địa chỉ Bảng danh mục người sử dụng Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa User Text Người dùng Khóa chính Password Text Mật khẩu name Text Tên type Text Kiểu Bảng danh mục nhân viên Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa manhanvien Text Mã nhân viên Khóa chính tennhanvien Text Tên nhân viên gioitinh Text Giới tính ngaysinh Date/Time Ngày sinh diachi Text Địa chỉ dienthoai Text Điện thoại user Text Người dùng taikhoan Text Tài khoản Bảng danh mục tiền tệ và tỉ giá Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa matiente Text Mã tiền tệ Khóa chính kihieu Currency Kí hiệu tenloaitien Text Tên loại tiền tigia Number Tỉ giá Bảng danh mục tôn giáo Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa matongiao Text Mã tôn giáo Khóa chính tentongiao Text Tên tôn giáo Bảng danh mục văn hóa Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa matdvanhoa Text Mã trình độ văn hóa Khóa chính tentdvanhoa Text Tên trình độ văn hóa Bảng khách hàng Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa makh Text mã khách hàng Khóa chính hoten Text tên khách hàng ngaysinh Date/Time ngày sinh gioitinh Text giới tính socmt Text số chứng minh thư ngaycap Date/Time ngày cấp maca Text mã công an diachi Text địa chỉ dienthoai Number điện thoại madantoc Text mã dân tộc matongiao Text mã tôn giáo matdvanhoa Text mã trình độ văn hoá matthonnhan Text mã tình trạng hôn nhân maloaikhachhang Text Mã loại khách hàng macongty Text Mã công ty Bảng loại phát hành Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa loaiphathanh Text Loại phát hành Khóa chính lephi Number Lệ phí ngayapdung Date/Time Ngày áp dụng Bảng lịch sử đăng nhập Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa thutusudung AutoNumber Thứ tự sử dụng Khóa chính tennguoisudung Text Tên người sử dụng thoidiem Date/Time Thời điểm Bảng phiếu lĩnh tiền Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa sopl Text Số phiếu lĩnh Khóa chính ngaylinh Date/Time Ngày lĩnh makh Text Mã khách hàng diachi Text Địa chỉ taikhoan Text Tài khoản sotien Number Số tiền diengiai Text Diễn giải manhanvien Text Mã nhân viên tongsolinh Number Tổng số lĩnh Bảng phiếu nộp tiền Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa sopnt Text số phiếu thu Khóa chính ngaynop Date/Time ngày viết phiếu lĩnh tiền makh Text người nộp tiền vào tài khoản diachi Text địa chỉ người nộp taikhoan Text tài khoản nộp tiền sotien Number số tiền nộp diengiai Text chú thích khoản nộp manhanvien Text nhân viên giao dịch tongsolinh Number Tổng số lĩnh Bảng tài khoản Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa taikhoan Text tài khoản Khóa chính makh Text mã khách hàng ngaymo Date/Time ngày mở tài khoản matiengui Text tên loại tiền gửi malaisuat Text loại tiền gửi sodu Number số dư trong tài khoản hiện tại Bảng tệp tiền gửi Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa matiengui Text Mã tiền gửi Khóa chính tentiengui Text Tên tiền gửi matiente Text Mã tiền tệ Bảng thẻ ATM Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu khóa sothe Text số thẻ Khóa chính taikhoan Text tài khoản loaiphathanh Text loại phát hành makieuthe Text kiểu thẻ ngaynopdon Date/Time ngày đề nghị phat hành ngayhieuluc Date/Time ngày thẻ có hiệu lực ngayhuy Date/Time ngày thẻ hết hạn sử dụng matkhau Text mật khẩu của thẻ xacnhanlaimatkhau Text xác nhận lại mật khẩu của thẻ themat/trom Yes/No báo thẻ mất trộm thetamngung Yes/No thẻ tạm ngưng magiohan Text mã giới hạn rút tiền makh Text mã khách hàng của thẻ machinhanh Text Mã chi nhánh 3.1.2 Sơ đồ mối quan hệ 3.2 Đề xuất các giải thuật 3.1.1 Thuật toán nhập dữ liệu Mở tệp dữ liệu Tạo một bản ghi trắng Sửa dữ liệu? Nhập tiếp? Nhập dữ liệu Đóng tệp Kết thúc có có Bắt đầu không không 3.1.2 Thuậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan