Chuyên đề Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1:KHẢO SÁT THỰC TẾ 3

I. GIỚI THIỆU CHUNG: 3

1. Về xây dựng tình hình đội ngũ: 3

2. Về đào tạo: 4

3. Về cơ sở vật chất: 4

II. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN: 5

1. Nhập sách: 5

2. Đăng ký sách: 5

3. Xử lý sách: 5

4. Phục vụ độc giả: 6

III. KHẢO SÁT CHI TIẾT VỀ HỆ THỐNG: 6

1. Khảo sát chi tiết hệ thống cũ: 6

2. Đánh giá hệ thống hiện tại: 8

IV. NHỮNG CHỨC NĂNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MỚI: 8

1. Trình bày những yêu cầu mới: 8

2. Lý do vì sao phải tin học hoá: 9

3. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa tin học vào quản lý Thư viện Trường THCS Tân Tiến: 9

4. Yêu cầu đối với hệ thống mới: 10

Chương 2:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 11

I. GIỚI THIỆU CHUNG: 11

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: 11

III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI: 12

Chương 3:PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 13

I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN: 13

1. Khái niệm về hệ thống thông tin: 13

2. Mục tiêu của hệ thống thông tin: 13

II. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG: 14

1. Chức năng của hệ thống: 14

2. Phân tích nhiệm vụ của từng chức năng: 15

III. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ: 16

1. Mô hình luồng dữ liệu: 16

2. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng: 17

3. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD): 19

3.1 Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh: 20

3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: 22

3.3. Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh: 23

3.4. Xây dựng mô hình thực thể liên kết E-R: 30

Chương 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG -THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 33

I. GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC 6.0: 33

1. Các công cụ điều khiển ( controls). 33

2. Chương trình ( Program). 33

3. Làm việc với Microsoft Visual Basic 6.0. 34

3.1. Khám phá dữ liệu mới. 34

3.2. Bổ sung mới về lập trình hướng đối tượng. 35

3.3. Làm việc trong môi trường lập trình. 37

3.4. Giới thiệu về thuộc tính, phương thức, sự kiện. 39

3.5. Khả năng sử dụng các DLL và Windows API. 41

3.6. Thiết lập báo cáo và truy xuất thông tin. 43

II. QUY TRÌNH QUẢN LÝ: 45

III. MÔ HÌNH MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ: 45

1. Mô hình luân chuyển dữ liệu: 45

2. Cập nhật thông tin có tính chất tra cứu: 46

3. Cập nhật thông tin động: 46

4. Lập sổ sách báo cáo: 46

IV. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO: 46

1. Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất: 46

2. Nguyên tắc linh hoạt của thông tin: 46

3. Nguyên tắc làm việc cực tiểu thông tin vào và thông tin ra: 47

V. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG: 47

1. Nghiên cứu sơ bộ và xác lập dự án: 47

2. Phân tích hệ thống: 47

3. Thiết kế tổng thể: 47

4. Thiết kế chi tiết: 47

VI. THIẾT KẾ DỮ LIỆU: 48

VII. GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 50

Chương 5: CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG - ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 56

I. CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG: 56

II. ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN CH ƯƠNG TRÌNH: 56

1. Tính khả thi của đề tài: 56

2. Kết quả đạt được: 56

3. Những hạn chế cần khắc phục: 57

4. Hướng phát triển của đề tài: 57

KẾT LUẬN 58

PHỤ LỤC 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình Quản lý Thư viện Trường Trung học cơ sở Tân Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích thiết kế hệ thống, được dùng để vạch ranh giới hệ thống và buộc quá trình thiết kế hệ thống các bước sau phải tuân thủ. Sơ đồ diễn tả tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý. Hệ thống Quản lý Thư viện có các tác nhân ngoài là: + Nhà cung cấp sách. + Độc giả. + Ban giám hiệu. * Hệ thống Quản lý Thư viện cần giao dịch với các tác nhân ngoài là độc giả để quản lý và thoả mãn những thủ tục của thư viện đề ra như yều cầu về mượn trả sách của độc giả và xử lý các thông tin khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của độc giả. * Khi hệ thống Quản lý Thư viện nhận được yêu cầu của độc giả (tác nhân ngoài) hai bên có sự giao dịch trao đổi, nếu thành công thì hệ thống Quản lý Thư viện sẽ đáp ứng yêu cầu của độc giả. * Chức năng Quản lý Thư viện có nhiệm vụ báo cáo theo yêu cầu của Ban giám hiệu về tình hình hoạt động của thư viện để Ban giám hiệu có kế hoạch và định hướng hoạt động cho thư viện. 3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: Ban giám hiệu Mượn trả Báo cáo TT mượn trả Thống kê, báo cáo Tr¶ lêi Cập nhật Tìm kiếm Độc giả Sách Sách Độc giả Độc giả TT độc giả TT Mượn trả TT độc giả Yêu cầu mượn trả Yêu cầu tìm kiếm Xử lý mượn trả + Cập nhật gửi phiếu đặt sách cho tác nhân ngoài là nhà xuất bản, nhà xuất bản sẽ giao sách và phiếu nhập sách cho người Quản lý Thư viện, người Quản lý Thư viện có trách nhiệm cập nhật sách vào hệ thống cụ thể như nhập Mã sách, Tên sách, Tên tác giả….vào hệ thống. + Tác nhân ngoài là độc giả yêu cầu đến mượn trả sách, người khai thác hệ thống nhận thông tin về độc giả và xử lý thông tin như thẻ độc giả, thẻ học sinh và quá trình mượn trả sách của độc giả đó, nếu đảm bảo yêu cầu quy định của thư viện thì tiến hành cho mượn trả sách theo yêu cầu của độc giả đó. + Chức năng Thống kê, báo cáo: chức năng này lấy thông tin từ kho sách, kho độc giả, kho mượn trả gửi sang chức năng thống kê báo cáo. + Chức năng Tìm kiếm: chức năng này có nhiệm vụ tìm kiếm theo yêu cầu của cấp trên cụ thể như: Ban giám hiệu, của độc giả chức năng này lấy thông tin từ kho độc giả và kho sách. + Chức năng Xử lý Mượn trả: Chức năng này có nhiệm vụ xử lý mượn trả theo quy định của thư viện nếu độc giả quá hạn thì hệ thống sẽ đưa ra những thông báo để người Quản lý Thư viện kịp thời xử lý các độc giả này theo nội quy hoạt động của thư viện. 3.3. Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh: 1. Phân rã chức năng Cập nhật: Độc giả Sửa, xoá thông tin độc giả Độc giả Thêm thông tin độc giả mới a) Cập nhật Độc giả: - Có 2 chức năng: + Chức năng thêm thông tin độc giả mới: cần giao dịch với tác nhân ngoài là độc giả nếu thành công thì chức năng thêm độc giả mới sẽ gửi thông tin đến độc giả. + Chức năng sửa, xoá thông tin về độc giả: * Sửa: có nhiệm vụ sửa những thông tin về độc giả khi người quản lý và độc giả có sự nhầm lẫn trong khi cập nhật. * Xoá: chức năng này có nhiệm vụ xoá độc giả khi độc giả không có nhu cầu về mượn trả như: Học sinh ra trường hoặc học sinh vi phạm những quy định của thư viện. b) Cập nhật Sách: Thêm thông tin sách mới Sửa, xoá thông tin sách Nhà cung cấp sách Sách -Trong sơ đồ này có 2 chức năng chính: + Chức năng thêm sách mới: Chức năng này có quan hệ với tác nhân ngoài là sách, khi được cấp có thẩm quyền đồng ý về cho nhập sách mới, thì người quản lý yêu cầu nhà xuất bản cung cấp sách mới sau đó tiến hành các quy trình nhập tên sách, loại sách và nhập vào kho sách. + Chức năng sửa, xóa thông tin về sách: * Sửa: Chức năng này có nhiệm vụ sửa thông tin về sách khi người Quản lý Thư viện phát hiện trong quá trình nhập sách có sự nhầm lẫn cần sửa chữa lại. * Xóa: Chức năng này có nhiệm vụ xoá những thông tin về cuốn sách nào đó không còn tồn tại trong thư viện hoặc không còn sử dụng được nữa. 2. Phân rã chức năng Tìm kiếm: a) Tìm kiếm Độc giả. Tìm theo mã độc giả Ban giám hiệu Tìm theo tên độc giả Độc giả Độc giả Mượn/trả - Trong sơ đồ này: Có 2 chức năng chính: + Chức năng: .Tìm theo mã độc giả .Tìm theo tên độc giả - Ở hai chức năng trên sẽ thực hiện việc tìm kiếm các thông tin về độc giả như tìm theo tên và tìm theo mã độc giả khi có nhu cầu dữ liệu được lấy ra từ kho thông tin độc giả, kho thông tin này sẽ cung cấp các thông tin về độc giả đã được lưu trong hệ thống Quản lý Thư viện. b) Tìm kiếm Sách. Tìm theo mã sách Sách Ban giám hiệu TT sách Độc giả Tìm theo tên sách Độc giả Tìm theo loại sách Tìm tên nhà cung cấp sách Sách TT sách Tìm tên tác giả Ban giám hiệu TT sách TT sách TT sách TT sách TT sách -Trong sơ đồ tìm kiếm này thực hiện 5 chức năng chính: + Tìm theo mã sách. + Tìm theo tên sách. + Tìm tên nhà Cung cấp sách. + Tìm theo loại sách. + Tìm theo tên tác giả. - Có 2 tác nhân ngoài: Độc giả, Ban giám hiệu. 3. Phân rã chức năng Xử lý Mượn trả: Xử lý mượn trả Độc giả Mượn trả Xử lý quá hạn Độc giả TT độc giả TT độc giả - Đây là sơ đồ dùng để biểu diễn các thông tin xử lý mượn trả của độc giả sơ đồ này gồm có hai chức năng chính: + Chức năng: Xử lý Mượn trả. + Chức năng: Xử lý quá hạn. Có 1 tác nhân ngoài là Độc giả. Khi độc giả đến thư viện yêu cầu mượn hoặc trả sách thì cán bộ thư viện kiểm tra độc giả này đã đăng ký với thư viện hay chưa dữ liệu này được lấy ra từ kho thông tin liên quan đến mượn hay trả đều được cập nhật hoặc lấy ra từ kho Mượn trả. Trong chức năng xử lý quá hạn thì thông tin về các độc giả mượn sách quá hạn chưa trả sẽ hiện ra và cán bộ thư viện sẽ in phiếu đề nghị các độc giả này trả sách. 4. Phân rã chức năng Thống kê, báo cáo: a) Thống kê Độc giả: Độc giả TK Độc giả quá hạn Ban giám hiệu TK Độc giả đang mượn Mượn trả Báo cáo Yêu cầu Yêu cầu Báo cáo - Trong sơ đồ này có 2 chức năng chính: + Chức năng TK Độc giả quá hạn. + Chức năng TK Độc giả đang mượn. - Khi cần thống kê về số độc giả hay do yêu cầu của Ban giám hiệu thì cán bộ thống kê sẽ thống kê được về số lượng độc giả đang mượn và số độc giả mượn quá hạn chưa trả để có biện pháp xử lý kịp thời. Tất cả dữ liệu được lấy ra từ kho thông tin Độc giả và Mượn trả. b) Thống kê Sách: TK sách nhập TK Loại sách TK sách đang mượn TK tên tác giả TK nhà cung cấp sách Sách Ban giám hiệu Báo cáo TT sách Mượn trả -Trong sơ đồ này gồm có 5 chức năng chính: + Chức năng TK Sách Nhập + Chức năng TK Loại sách. + Chức năng TK Tên tác giả. + Chức năng TK Sách đang mượn. + Chức năng TK nhà Cung cấp sách. - Có một tác nhân ngoài: Ban giám hiệu. *Tất cả các thông tin liên quan đến thống kê được lấy ra từ kho thông tin về sách. 3.4. Xây dựng mô hình thực thể liên kết E-R: 1. Mục đích: Mô hình thực thể liên kết: nhằm xác định khung khái niệm về các thực thể, thuộc tính và mối liên hệ ràng buộc giữa chúng, là cơ sở thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống quản lý. Hệ thống được xây dựng sẽ lưu trữ thông tin, xử lý và sử dụng dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu được thiết kế. Quá trình thiết kế sẽ tối ưu trong việc phân tách các file dữ liệu sao cho việc lưu trữ ít nhất nhưng lại có thể truy cập dễ dàng nhất. Cách bố trí các file dữ liệu một cách logic sẽ trả lời được các câu hỏi đề ra của hệ thống như yêu cầu thông tin của một đối tượng, thông tin của một cuốn sách, tiến hành thu thập thống kê dữ liệu theo tiêu chí nào đó trong hệ thống. 2. Xác định các thực thể. a) Thực thể DOCGIA: Tên thuộc tính Ý nghĩa Madocgia Mã thẻ do thư viện cấp HovaTen Họ tên của độc giả NamSinh Năm sinh GioiTinh Nam hay Nữ Lop Lớp học SoThe Số thẻ học sinh b) Thực thể MUONTRA: Tên thuộc tính Ý nghĩa Madocgia Mã thẻ của độc giả Masach Mã thẻ của cuốn sách Ngaymuon Ngày mượn sách Ngayhentra Ngày hẹn trả sách Ngaytra Ngày trả sách c) Thực thể SACH: Tên thuộc tính Ý nghĩa Masach Mã của cuốn sách Tensach Tên của cuốn sách Tentacgia Tên của tác giả Loaisach Loại sách NhaXB Nhà xuất bản NamXB Năm xuất bản Sotrang Số trang của sách Sotap Số tập của sách Dongia Đơn giá của cuốn sách Soluong Số lượng sách Kesach Kệ sách Giasach Giá sách Ngaynhap Ngày nhập 3. Mối liên kết: * Độc giả và Mượn trả: DOCGIA MUONTRA * Sách và Mượn trả: SACH MUONTRA * Độc giả - Mượn trả - Sách: DOCGIA MUONTRA SACH 4. Mô hình thực thể liên kết: SACH MUONTRA DOCGIA Mã sách Tên sách Tên tác giả Loại sách Nhà xuất bản Năm xuất bản Số trang Số tập Đơn giá Số lượng Kệ sách Giá sách Ngày nhập Mã độc giả Họ và Tên Năm sinh Giới tính Lớp Số thẻ Mã độc giả Mã sách Ngày mượn Ngày hẹn trả Ngày trả * Giải thích: - Giữa thuộc tính độc giả và mượn trả là quan hệ 1 - n (một - nhiều). Có nghĩa là một độc giả có thể mượn được nhiều tài liệu. - Giữa thuộc tính mượn trả và thuộc tính tài liệu là quan hệ n - 1 (nhiều một). Có nghĩa là một tài liệu có thể mượn nhiều lần. Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH Với mục tiêu xây dựng một phần mềm đáp ứng được các chức năng trong việc quản lý giao dịch xuất nhập, đồng thời dễ sử dụng và thân thuộc với người sử dụng, em lựa chọn giải pháp lập trình ứng dụng trên nền Windows được cài đặt bằng ngôn ngữ lập trình Microsoft VisualBasic 6.0 với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. I. GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC 6.0: Microsoft Visual Basic 6.0 tuy không còn là hiện thân mới nhất và độc đáo của ngôn ngữ BASIC như cách đây vài năm nhưng nó vẫn còn tính năng ưu việt cho bạn hệ thống phát triển ứng dụng của Windows toàn diện và trọn gói. Microsoft Visual Basic 6.0 có nhiều công cụ hổ trợ mà bạn có thể viết thêm và biên dịch các file trợ giúp. Nó bao gồm: 1. Các công cụ điều khiển ( controls). Bao gồm các công cụ trên cửa sổ toolbox , những cái mà bạn có thể đặt vào biểu mẫu để tương tác với người dùng và điều khiển luồng chương trình. 2. Chương trình ( Program). Là tập hợp các câu lệnh để cho máy tính thực hiện các công việc nào đó theo ý muốn người lập trình. Bản thân Microsoft Visual Basic là trình ứng dụng. Bạn tải và thực hiện hệ thống giống như thực hiện các chương trình ứng dụng khác. Nó còn là công cụ rất tuyệt vời, các lập trình viên viết, kiểm tra và chạy các trình ứng dụng của Windows. Nó cung cấp các Form windows là vùng làm việc, nó duy trì các đối tượng tương tác của chương trình như các nút lệnh, các nhãn, các hộp thoại văn bản, các thanh cuộn và các công cụ điều khiển khác. 1. Đề án (Project): là tập hợp các file bạn tạo cho chương trình ứng dụng Windows của mình. 2. Wizard : Đây là các hộp thoại hỏi và trả lời tự động làm việc. 3. Trình biên dịch (Compiler): là hệ thống chuyển đổi chương trình bạn viết thành trình ứng dụng khả thi của máy tính. 4. Developer Studio: là môi trường phát triển của Visual Basic. Mặc dù Microsoft Visual Basic là ngôn ngữ lập trình toàn diện, nhưng nó vẫn duy trì ngôn ngữ BASIC thừa kế nó. Các lập trình viên vào cuối thập niên 1950 đã phát triển ngôn ngữ lập trình BASIC cho các lập trình viên sơ cấp. BASIC dễ sử dụng hơn các ngôn ngữ lập trình khác nhiều lần, như COBOL và FORTRAN. Microsoft không bao giờ quên nền tảng của VB khi phát triển nó. Nó giúp cho người lập trình có được nhiều chương trình Windows chỉ trong thời gian ngắn. Một số tính năng mới trong Visual Basic 6.0 : Microsoft Visual Basic 6.0 có nhiều tính năng mới, các điều khiển mới cho phép ta viết chương trình ứng dụng kết hợp giao diện, các xử lý và tính năng của office 97 và trình duyệt WEB Internet Explorer. Microsoft Visual Basic 6.0 cho phép ta lập trình để thêm điều khiển vào dự án tự động và có thể tạo ra các ActiveX hiệu chỉnh. 3. Làm việc với Microsoft Visual Basic 6.0. 3.1. Khám phá dữ liệu mới. Visual Basic cung cấp các đối tượng dữ liệu ActiveX ( ActiveX Data Object – ADO ). Trong các phiên bản trước của VB, truy cập dữ liệu được thực hiện thông qua DAO ( Đối tượng truy cập dữ liệu- Data Access Object ) và RDO ( Đối tượng dữ liệu từ xa- Remote Data Object). ADO tổng hợp và thay thế các kỹ thuật này. ADO dễ dùng hơn và có tầm hoạt động rộng hơn. Ta có thể dùng ADO để kết nối với cơ sở dữ liệu của một máy để bàn hoặc một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu ở xa. Hơn thế nữa ADO còn cho phép truy cập nhiều kiểu dữ liệu, ví dụ thư điện tử. Kỹ thuật ADO hiện nay chứa trong điều khiển mới, điều khiển dữ liệu ADO. Nó trông giống như các điều khiển dữ liệu trong các phiên bản trước, nhưng phần thuộc tính của điều khiển, ta sẽ thấy có nhiều điểm khác. Nó cho phép kết nối với cơ sở dữ liệu để bàn hay cơ sở dữ liệu máy chủ ODBC trên mạng, hoặc ta có thể tạo kết nối đến các cơ sở dữ liệu khác. Ngoài ADO, Visual Basic 6 còn có bộ công cụ kỹ thuật mới giúp truy cập dữ liệu dễ dàng hơn. Trình thiết kế môi truờng dữ liệu cho phép cho phép xem xét và thao tác dữ liệu trong CSDL khác nhau, bởi vì bản thân môi trường dữ liệu là các đối tượng, ta có thể sử dụng chúng như một điều khiển dữ liệu. Thậm chí ta có thể gắn nó với các điều khiển khác như hợp văn bản hay nhãn. Một vài điều khiển dữ liệu khác cho phép ta tận dụng các thế mạnh của điều khiển dữ liệu ADO. Điều khiển DataGrid cho phép xem dữ liệu dưới dạng bảng và các dòng và cột. DataList và DataCombo tương tự như DBList và Dbcombo trong các phiên bản trước, ta có thể dùng chúng để lấy một danh sách dữ liệu từ điều khiển ADO trong cấu hình hợp danh sách (ListBox) hoặc hợp kết hợp (ComboBox) hoặc chúng ta có thể sử dụng FlexGrid để xem những dữ liệu phức tạp. Visual Basic 6.0 mở rộng khả năng báo cáo với các trình báo cáo dữ liệu cho phép tạo, xem trước và in các báo cáo trong Visual Basic tương tự như ACCESS. Ta có thể lấy các điều khiển báo cáo từ hộp công cụ báo cáo dữ liệu mới và đưa vào biểu mẫu báo cáo dữ liệu. Sau đó gọi phương thức PrintReport() của báo cáo dữ liệu. 3.2. Bổ sung mới về lập trình hướng đối tượng. Visual Basic 6.0 giúp tạo các lớp và điều khiển ActiveX phong phú hơn. Giờ đây ta có thể lưu dữ liệu qua các lớp tự tạo từ session này sang session khác thông qua túi thuộc tính ( Property bag ). Ta cũng có thể tạo hai kiểu lớp hiệu chỉnh data-aware là data source và Data consumers. Các kiểu lớp dữ liệu này hoạt động tương tự như các đối tượng dữ liệu ADO, nhưng chúng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhiều hơn. Add-in là công cụ Visual Basic mà các lập trình viên có thể lập trình để tạo cho các lập trình viên khác. Nhưng Add-in được viết trong Visual Basic chỉ có thể thi hành trong IDE của VB. Trình tạo ứng dụng Application Wizard, trình biểu mẫu dữ liệu ( Data Forms Wizard ) là những phần thêm mới. • Một số Wizard / Add-in dùng trong mọi phiên bản như : - Trình đóng gói và triển khai tự động ( Package and development Wizard ) công dụng là chuẩn bị và triển khai ứng dụng cho các máy để bàn hoặc dùng qua mạng. - Trình tạo ứng dụng tự động (Application Wizard ): Khởi tạo khung sườn cho ứng dụng. Nó tự động thêm menu, thanh công cụ, tập tin tài nguyên, các điều khiển ActiveX và điều khiển dữ liệu. - Trình quản lý tự động ( Wizard Manager ): tổ chức các trình tự động khác nhau để có thể truy cập từ trong IDE. • Một số Wizard/Add-in dùng trong phiên bản Enterprise và Proffessional như: - Trình đối tượng dữ liệu tự động ( Data Object Wizard): Tạo các đối tượng dữ liệu liên kết với các điều khiển dữ liệu và các ActiveX hiệu chỉnh. - Tiện ích xây dựng lớp ( Class builder Ultility ): dùng tạo giao diện các lớp hiệu chỉnh. - Trình thanh công cụ tự động (toolBar Wizard): Dùng giao diện tạo thanh công cụ cho biểu mẫu. - Trình biểu mẫu dữ liệu tự động(Data Form Wizard): Tạo biểu mẫu chứa các điều khiển tham chiếu đến dữ liệu trong một CSDL. - Trình thiết kế Add-in (Add-in Designer): Tạo các Add-in hiệu chỉnh của VB. - Trình trang thuộc tính tự động( Property page Wizard): Tạo hộp thoại thuộc tính cho các điều khiển ActiveX tự tạo. - Trình gỡ rối T-SQL (T- SQL Debugger): Giúp gỡ rối khi viết các CSDL của SQL Server. - Trình duyệt API Viewer: Giúp tra cứu các khai báo hàm, hằng, kiểu của các Window APIs. - Trình giao diện điều khiển ActiveX (ActiveX control interface Wizard) : Tạo các điều khiển ActiveX. 3.3. Làm việc trong môi trường lập trình. • Tìm hiểu các thành phần của IDE - Định nghĩa IDE : IDE là tên viết tắt của môi trường phát triển tích hợp ( Integrated Development Enviroment). IDE là nơi tạo ra các chương trình Visual Basic, là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và các cửa sổ để ta thao tác trên chúng. Mỗi thành phần của IDE có các tính năng ảnh hưởng đến hoạt động lập trình khác nhau. - Thanh menu cho phép bạn thao tác trên toàn bộ ứng dụng, thanh công cụ cho phép thao tác, truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanh công cụ. - Các biểu mẫu (Form) là khối xây dựng chính của chương trình Visual Basic, chúng xuất hiện trong các cửa sổ Form. Chúng ta có thể thêm các công cụ điều khiển vào biểu mẫu của các đề án( Project). - Project Explorer hiển thị các đề án bạn đang làm cũng như các thành phần khác của đề án, bạn có thể duyệt, cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu và module trong của sổ Properties. - Cuối cùng bạn xem xét một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn hình thông qua của sổ Form Layout. • Sử dụng một số thanh công cụ trong IDE Chúng ta có thể thêm và xoá các thanh công cụ trong IDE của Visual Basic: Thanh công cụ là tâp hợp các nút bấm mang biểu tượng chứa trong một thanh thường đặt dưới thanh menu. Các nút bấm này phải đảm bảo các chức năng thông dụng trong cấu trúc của thanh menu của Visual Basic. Thanh công cụ rất hữu ích và tiết kiệm thời gian để ta chọn qua các mục ở menu con, ta click vào một nút nào đó trên thanh công cụ để gọi một chức năng nào đó trên thanh menu. - Sử dụng thanh công cụ Debug : Thanh công cụ Debug dùng để kiểm tra chương trình và giải quyết một số lỗi có thể xảy ra. Khi gỡ rối chương trình ta làm một số việc như chạy từng dòng chương trình, kiểm tra các giá trị biến, hoặc dừng chương trình tại một điểm nghi ngờ nào đó. - Sử dụng thanh công cụ Edit : Thanh công cụ Edit được dùng để viết chương trình trong các cửa sổ code. Nó bao gồm đầy đủ tính năng có ở menu Edit. Một tính năng lý thú của IDE là thanh công cụ Edit có chức năng complete Word, tự động hoàn tất các từ khoá, nó giúp cho ta tránh được các lỗi cú pháp do gõ sai chính tả. - Thanh công cụ Form Editor dùng để kéo giãn, di chuyển và sắp xếp các điều khiển trên biểu mẫu, nó có tính năng tương tự như menu Format. Thuộc tính ZOrder của điều khiển cho phép điều khiển nào có thể nằm lên trên điều khiển nào, điều khiển có ZOrder bằng không luôn nằm ở bên trên. - Sử dụng thanh công cụ chuẩn ( Standard )là thanh công cụ chính trong IDE, nó cung cấp nhiều tính năng trong menu File, Project, Debug và Run. • Thêm các điều khiển vào thanh công cụ Hộp công cụ là bảng chứa các điều khiển và ta thiết kế giao diện bằng cách chọn các mẫu điều khiển và đưa chúng vào biểu mẫu. Một số điều khiển có sẵn trong VB ta không thể gỡ bỏ khỏi hộp công cụ gọi là các điều khiển nội tại (intrinsic). Một số nằm ngoài VB chứa trong các tập tin có phần mở rộng là .OCX. Những điều khiển này có thể được thêm vào hoặc gỡ bỏ khỏi hộp công cụ. • Quản lý ứng dụng với Project Explorer Project Explorer trong VB 6.0 giúp ta định hướng và quản lý nhiều dự án, nó cho phép tổ chức nhiều dự án chung trong một nhóm gọi là Project groups. Ta có thể lưu tập hợp các đề án thành một tập tin nhóm đề án với phần mở rộng là .vbg. Project Explorer có cấu trúc cây phân cấp, các đề án nằm ở phần trên của cây và các bộ phận của đề án chứa trong phần dưới cây. Khi chúng ta cần thao tác trên thành phần nào của đề án ta chỉ việc chọn phần ấy và xem của sổ Form hoặc của sổ Code của nó. Đặc biệt nó vô cùng hữu ích cho chúng ta trong khi xây dựng nhiều dự án lớn. • Cửa sổ Properties: Mỗi thuộc tính trong cửa sổ có thể có một hoặc nhiều giá trị. Nó giúp bạn xem xét sửa đổi và điều khiển các thuộc tính của điều khiển ActiveX trong chương trình. • Hiển thị trong IDE Ta có thể hiển thị IDE của Visual Basic bằng hai cách : MDI và SDI. - MDI là giao diện đa tài liệu, cho phép ta hiển thị tất cả các cửa sổ thành phần trong IDE như là cửa sổ được chứa đựng trong cửa sổ mẹ. - Trái lại với giao diện SDI các cửa sổ thành phần hiển thị một cách độc lập nhau. Không có cửa sổ chính để chứa các cửa sổ thành phần. • Trợ giúp Không chỉ làm chủ ngôn ngữ lập trình VB, bạn cần phải cần sử dụng thuần thục môi trường VB cũng như hiểu các thông điệp mà VB gửi ra. Mircosoft đã cung cấp một trong những hệ thống trợ giúp tốt nhất cho công cụ phát triên ứng dụng. Những trợ giúp nhạy với ngữ cảnh ( Context-sensitive help) : tại vị trí bất kỳ trong VB bạn nhấn F1, hoặc nút trợ giúp. Nó sẽ kích hoạt hệ thống trợ giúp của Visual Basic, nơi có thể giải thích cũng như đưa ra các lời khuyên và các đoạn chương trình mẫu có liên quan. 3.4. Giới thiệu về thuộc tính, phương thức, sự kiện. Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ hướng đối tượng (Object-Oriented Programming). Trong lập trình hướng đối tượng , lập trình viên chia nhỏ các công việc thành các đối tượng. Từng đối tượng có đời sống riêng của nó, có những đặc điểm gọi là thuộc tính (Properties), có những chức năng riêng biệt gọi là phương thức ( methods). • Thuộc tính. Có thể hiểu nôm na là thuộc tính mô tả đối tượng. Mỗi đối tượng đều có thuộc tính mô tả riêng. Nhưng nhìn chung các đối tượng đều có những thuộc tính chung như : - Left : vị trí canh trái, - Right : vị trí canh phải, - Height :chiều cao của đối tượng điều khiển, - Width: chiều rộng của đối tượng, - Enable : Có giá trị logic ( True/False) quyết định người sử dụng có thể làm việc với các đối tượng này không. - Ngoài ra còn rất nhiều thuộc tính khác tuỳ theo từng đối tượng điều khiển. • Phương thức. Phương thức là những đoạn chương trình chứa trong điều khiển, cho điều khiển biết cách thực hiện công việc nào đó. Tương tự như thuộc tính, mỗi đối tượng điều khiển cũng có các phương thức khác nhau, nhưng cũng có các phương thức rất thông dụng cho hầu hết các đối tượng. Đó là: - Move : thay đổi vị trí của một đối tượng theo yêu cầu của chương trình. - Drag: thi hành hoạt động kéo thả của đối tượng. - SetFocus: cung cấp tầm ngắm cho đối tượng được chỉ ra trong lệnh gọi phương thức. - ZOder : qui định thứ tự xuất hiện của các đối tượng trên màn hình. • Sự kiện. Nếu như thuộc tính mô tả đối tượng, phương thức chỉ ra cách thức đối tượng hành động thì sự kiện là những phản ứng của đối tượng. Tương tự như thuộc tính và phương thức, sự kiện cũng có đặc trương ở từng đối tượng điều khiển. Nhưng những sự kiện thường gặp nhất của các đối tượng là: - Change: Người sử dụng sửa đổi chuỗi ký tự trong hộp kết hợp ( combobox) hoặc hộp văn bản (TextBox). - Click : Người sử dụng các phím của chuột để click lên các đối tượng. - Dblick : Người sử dụng sử dụng phím của chuột để nhấp đúp lên các đối tượng. - DragDrop : Người sử dụng kéo rê một đối tượng sang đối tượng khác. - DragOver: Người sử dụng kéo rê một đối tượng ngang qua một điều khiển khác. - GotFocus: Đưa một đối tượng vào tầm ngắm của người sử dụng. - KeyDown: Người sử dụng nhấn một nút trên bàn phím khi một đối tượng đang trong tầm ngắm. - KeyPress: Người sử dụng nhấn và thả một nút trên bàn phím khi một đối tượng đang trong tầm ngắm. - KeyUp: Người sử dụng thả một nút trên bàn phím khi một đối tượng đang trong tầm ngắm. - LostFocus: Đưa một dối tượng ra khỏi tầm ngắm. - MouseDown: Người sử dụng nhấn một nút chuột bất kỳ trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng. - MouseMove : Người sử dụng di chuyển con trỏ ngang qua một đối tượng. - MouseUp : Người sử dụng thả nút chuột trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng. 3.5. Khả năng sử dụng các DLL và Windows API. Windows cung cấp vô số các hàm gọi, dưới dạng thư viện lên kết động (Dynamic Link Libraries ). Trong Visual Basic 6.0 còn có các tiện ích gọi ngược của DLL ( DLL Callback Facilities ), nghĩa là thay vì ta gọi chương trình trong API, nó cho phép ta gọi một API mà bản thân nó có thể gọi ngược về chương trình của ta như là một phần chương trình của nó vậy. • Giới thiệu về thư viện liên kết động (DLL) Đối với các ngôn ngữ lập trình cổ điển như C, khi biên dịch chương trình, ta có một chương trình .EXE duy nhất có thể thi hành mà không dùng bất kỳ tập tin nào khác, còn tập tin .vbp của Visual Basic không như thế nó phải chạy trong môi trường Visual Basic. Có 2 loại thư viện liên kết : thư viện liên kết tĩnh (SLL) và thư viện liên kết động (DLL). - Liên kết tĩnh : Cung cấp một kết nối bền vững giữa chương trình và module viết sẵn lúc thiết kế, tương tự như viết thủ tục trong Visual Basic và gọi thủ tục đó, nhưng chỉ khác là liên kết tĩnh chứa bên ngoài Visual Basic. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải copy đoạn chương trình viết sẵn của liên kết tĩnh vào tập tin chương trình khi biên dịch. Từ đó trở đi nó trở thành một phần của chương trình viết sẵn và gắn chặt với chương trình của ta. - Liên kết động : Là giải pháp linh hoạt hơn liên kết tĩnh, tập tin thư viện bên ngoài chương trình không bị ràng buộc với chương trình. Nó chứa một nơi sao cho tập tin EXE có thể tìm ra và gửi thông điệp cho nó. Khi thi hành các thông điệp này là các cuộc gọi đến các hàm/ thủ tục, yêu cầu phần nào đó của DLL được thi hành. Các DLL của Visual Basic nằm trong thư mục Windows \

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32904.doc