Chuyên đề Xây dựng chương trình quảng cáo cho sản phẩm điện thoại cố định của công ty Điện thoại Đà Nẵng

Xây dựng chương trình quảng cáo cho dịch vụ điện thoại cố định của công ty Điện thoại Đà Nẵng

 

I_ Vấn đề nghiên cứu 4

1_ Tính cấp thiết của đề tài. 4

2_ Mục đích nghiên cứu 5

3_ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 5

4_ Phương pháp nghiên cứu 5

 

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ CỔ ĐỘNG

 

I. Quá trình truyền thông 7

1. Khái niệm truyền thông 7

2. Quá trình truyền thông 9

3. Xác định mục tiêu truyền thông 11

4. Các công cụ truyền thông 14

II. Quảng cáo 16

1. Khái niệm 16

2. Tầm quang trọng của quảng cáo dịch vụ 17

2.1_ Quảng cáo là một phương tiện hướng dẫn người tiêu dùng 17

2.2_ Quảng cáo là một biện pháp kích thích nhu cầu. 17

2.3_ Quảng cáo là một nghệ thuật làm phong phú cuộc sống 17

3. Yêu cầu cơ bản và nguyên tắc hoạt động của quảng cáo 18

3.1. Yêu cầu cơ bản đối với quảng cáo 18

3.2. Nguyên tắc hoạt động của quảng cáo 19

4. Tiến trình xây dựng chính sách quảng cáo dịch vụ 20

4.1_ Thiết lập mục tiêu 22

4.2_ Quyết định về định ngân sách 23

4.3_ Thiết lập thông điệp 27

4.4_ Lựa chọn phương tiện 28

4.5_Đánh giá hiệu quả quảng cáo 29

 

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI ĐÀ NẴNG

 

I. Tổng quan về công ty Điện thoại Đà Nẵng 32

1. Khái quát về công ty 32

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Điện thoại Đà Nẵng 32

3. Đặc điểm nguồn lực của công ty 36

3.1 Nguồn nhân lực 36

3.2 Cơ sở vật chất 37

II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm vừa qua 37

III. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 41

1) Sản phẩm 41

2) Chính sách giá cả 42

3) Chính sách bán hàng 44

4) Chính sách cổ đông, khuyếch trương dịch vụ 44

 Hoạt động khuyến mãi 44

 Hoạt động quảng cáo 45

IV. Thực trạng hoạt động xây dựng và triển khai chính sách quảng cáo dịch vụ điện thoại cố định tại công ty Điên thoại Đà Nẵng 46

1 Đặc điểm sản phẩm và khách hàng dịch vụ điện thoại cố định 46

1.1 Đặc điểm sản phẩm 46

1.2 Đặc điểm khách hàng 46

2 Phân tích môi trường ngành 47

2.1 Môi trường vi mô 47

2.1.1)Công ty 47

2.1.2)Khách hàng 48

2.1.3)Đối thủ cạnh tranh 49

2.2 Môi trường vĩ mô 50

2.2.1)Môi trường công nghệ 50

2.2.2)Môi trương kinh tế 51

2.2.3)Môi trường chính trị pháp luật 53

2.2.4)Môi trường nhân khẩu học 53

2.2.5)Môi trường văn hoá xã hội 54

3 Thực trạng hoạt động xây dựng và triển khai chính sách quảng cáo dịch vụ điện thoại cố định tại công ty Điên thoại Đà Nẵng 54

a) Mục tiêu quảng cáo 54

b) Nội dung của quảng cáo 55

c) Phương tiện quảng cáo 56

d) Ngân sách chi cho quảng cáo 57

Chương 3 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO CHO DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI ĐÀ NẴNG

I. Phân tích những tiền đề xây dựng chính sách quảng cáo 58

1) Chiến lược kinh doanh 58

2) Chiến lược marketing 58

3) Chiến lược truyền thông quảng cáo 58

4) Thị trường và công chúng mục tiêu 59

5) Năng lực của Công ty Điện thoại Đà Nẵng 59

6) Văn hoá công ty 60

7) Hoạt động công nghệ 60

II. Xây dựng chính sách quảng cáo dịch vụ điện thoại cố định tại công ty Điện thoại Đà Nẵng 60

1. Xây dựng mục tiêu quảng cáo 60

1.1. Xác định đối tượng quảng cáo 60

1.2. Phân đoạn thị trường 61

1.2. Thiết lập mục tiêu quảng cáo 61

2. Quyết định ngân sách quảng cáo 62

2.1) Cơ sở để quyết định ngân sách 62

2.2) Các phương pháp quyết định ngân sách 63

3. Nội dung quảng cáo 63

4. Quyết định thông điệp quảng cáo 64

5. Lựa chọn phương tiện quảng cáo 66

5.1. Các yếu tố cân nhắc khi lựa chọn phương tiện 66

5.2. Quyết định lựa chọn phương tiện 67

6. Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo 71

6.1. Những điểm lưu ý khi đánh giá 71

6.2. Quy trình đánh giá 71

6.3. Tiêu thức đánh giá 72

6.4. Phương pháp đánh giá 72

6.5. Bộ phận đánh giá 72

III. Xây dựng mô hình quản lý hoạt động truyền thông quảng cáo 72

1) Bộ phận truyền thông quảng cáo 73

2) Trung tâm chăm sóc khách hàng 73

3) Bộ phận Marketing có chức năng nhiệm vụ 73

4) Bộ phận điều tra thị trường có chức năng nhiệm vụ 74

5) Bộ phận dịch vụ có chức năng nhiệm vụ 74

 

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình quảng cáo cho sản phẩm điện thoại cố định của công ty Điện thoại Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung nhiều ở tài khoản phải thu của khách hàng và phải thu của nội bộ gây ra tình trạng chiếm dụng vốn của công ty. Năm 2008 thì tài khoản phải thu nộ bộ tăng lên khá lớn chiếm 41,4 % tổng tài sản của công ty. Khoản phải thu quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinhg doanh , do đó, đối với khoản phải thu của khách hàng Công ty nên tích cực thu hồi vốn, còn với khoản phải thu nội bộ bên cạnh việc rút ngán quá trình thu hồi vốn Công ty nên kiểm tra xem xét tìm ra các khoản chi chưa thích hợp Nhìn vào tài khoản phải trả CNV ta thấy nó chiếm một tỷ lệ khá nhỏ điền này chứng tỏ chính sách tiền lương của công ty hiệu quả, công ty không nợ nhân viên nhiều. Nhưng mặt khác dựa trên tổng khoản phải trả và tổng khoản phải thu ta thấy khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu 10.557.541.641 năm 2008 suy ra công ty mất cân bằng thu chi. Vì thế nên có biện pháp tài chính để cân bừng lại cán cân thanh toán. Khoản phải trả cho người bán của Công ty cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu nhất là năm 2007 là 42,1 % cho thấy Công ty cũng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên điều này đã được khắc phục năm 2008, tỷ lệ này còn 18,3%. Đây có thể xem là một nỗ lực của Công ty trong viện lành mạnh hoá trong kinh doanh. Quý 4 năm 2008 Quý 4 năm 2007 Quý 4 năm 2006 1. Doanh thu phát sinh 20,316,608,043 15,529,907,292 12,529,909,292 2. Doanh thu phân chi kinh doanh dịch vụ internet 2,291,867,219 100,380,383 888,938,498 3. Tổng doanh thu ( 1-2 ) 18,024,740,824 14,526,105,909 11,640,970,794 4. Các khoản giảm trừ 4,713,600 0 0 5. Chiết khấu thương mại 0 0 0 6. Doanh thu được hưởng ( 3-4-5 ) 18,020,027,224 14,526,105,909 11,640,970,794 7. Giá vốn hàng bán 10,75,508,273 8,169,091,866 6,124,994,037 8. Chênh lệch DT được hưởng và GVHB ( 6-7 ) 7,544,518,951 6,357,014,043 5,515,976,757 9. Doanh thu hoạt đông tài chính 300,723,120 39,412,053 13,181,910 10. Chi phí hoạt đông tài chính 0 0 0 11. Chi phí bán hàng 1,254,250,000 920,632,500 768,152,000 12. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 0 13. Chênh lệch thu chi từ hoạt động sxkd ( 8+9-10-11) 6,348,448,571 5,220,913,626 4,542,368,377 14. Thu nhập khác 13,053,780 1,721,980 0 15. Chi khác 0 0 0 16. Tổng chênh lệch thu chi (13+14-15) 6,361,502,351 5,222,635,606 4,542,368,377 Ta thấy lợi nhuận ròng trong vòng ba năm tăng đều qua các năm. Chứng tỏ ba năm gần đây tình hình kinh doanh của công ty vẫn tiến triển bình thường Tuy nhiên, qua báo cáo doanh thu ta thấy hằng năm chi phí cho hoạt động marketing của công ty đều tăng năm 2007 tăng 19,8% so với năm 2006, và năm 2008 tăng 36,7% so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 15% năm 2007 so với năm 2006 và 20% năm 2008 so với 2007. Điều này chúng tỏ các hoạt động marketing của công ty chưa thật sự hiệu quả so với tiềm năng của công ty Các thông số tài chính: 2008 2007 2006 Khả năng thanh toán hiện thời 1.05 0.21 0.57 Khả năng thanh toán nhanh 3.86 1.30 2.45 Lợi nhuận ròng biên 21% 24% 26% ROA 15,7% 14,4% 15,3% Vòng quay tài sản 0.7 0.618 0.59 Về khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty có sự giảm sút trong năm 2007 do khách hàng trì hoãn thanh toán các khoản nợ làm cho khoản phải thu của công ty trong năm này giảm một cách đột ngột. Lợi nhuận ròng biên của Công ty lại giảm nhẹ sau 3 năm, do các chính sách marketing, quảng cáo, bán hàng của công ty chưa thật sự hiệu quả dù chi phí cho marketing năm sau đều cao hơn năm trước. Thu nhập trên tổng tài sản của Công ty có giảm vào năm 2007, và tăng trở lại vào năm 2008, điều nằy chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắn trong việc cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với công tác quản trị tài sản của công ty còn nhiều vấn đề, thể hiện ở vòng quay tài sản của Công ty là rất thấp, tuy đã được cải thiên ở năm 2008 nhưng con số này vẫn là mức đáng báo động. Công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị tài sản. Nhận xét: Qua các báo cáo tài chính của Công ty ta thấy trong ba năm qua từ 2006 đến 2008 Công ty Điện thoại Đà Nẵng đã có những bước phát triển vững chãi, tài sản và nguồn vốn của Công ty đều tăng lên. Nếu trong thời gian tới Công ty duyt trì được thành quả trên và khắc phục các vấn đề thu chi tài chính thì chắn rằng Công ty Điện thoại Đà Nẵng sẽ luôn đạt được mục tiêu của mình. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 1_ Sản phẩm Vì Công ty Điện thoại Đà Nẵng là một thành viên của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nên các sản phẩm dịch vụ của Công ty cũng là các sản phẩm dịch vụ mà VNPT cung cấp trên phạm vi trên toàn quốc. Hiện tại Công ty đang cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây, dịch vụ internet ADSL và các dịch vụ gia tăng khác như báo thức tự động, quay số rút gọn, tạm ngưng cuộc gọi, thông báo cuộc gọi đến khi đang đàm thoại, thông báo vắng nhà, nối và chuyển cuộc gọi, thông báo không làm phiền, dịch vụ khoá quốc tế cố định, khoá quốc tế cá nhân, dịch vụ điện thoại ba bên, hiển thị số gọi đến, không hiển thị số chủ gọi, truy tìm số gọi đến, cung cấp tín hiệu đảo cựcSo với trước đây, chất lượng các dịch vụ ngày càng phong phú và hoàn thiện. 2_ Chính sách giá cả Bảng báo giá các dịch vụ mà Công ty cung cấp cũng là báng cước chung cho toàn quốc của VNPT Nguồn: phòng kinh doanh tiếp thị Bảng cước liên lạc liên tỉnh đến thuê bao cố định (ĐVT đ/block 06 giây + block 01 giây) Hướng liên lạc Dịch vụ Thời điểm tính cước Mức cước Nội vùng Cách vùng Đến thuê bao cố định của VNPT PSTN Từ thứ 2 đến thứ 7 90,91+ 15,15 Ngày lể, chủ nhật 81,82 + 15,15 Gọi 171 Từ thứ 2 đến thứ 7 76,36 + 12,73 Ngày lể, chủ nhật 72,72 + 12,73 Đến thuê bao cố định ngoài VNPT PSTN Từ thứ 2 đến thứ 7 90,91+ 15,15 109,09 + 18,18 Ngày lể, chủ nhật 81,82 + 15,15 100,00 + 18,18 Gọi 171 Từ thứ 2 đến thứ 7 76,36 + 12,73 100,00 + 16,67 Ngày lể, chủ nhật 72,72 + 12,73 90,91 + 16,67 Liên lạc nội tỉnh, nội hạt Dịch vụ Phạm vi Đơn vị tính Mức cước ( cho các ngày trong tuần) Điện thoai Nội tỉnh Đồng / phút 454 Nội hạt Đồng / phút 364 Liên lạc đến thuê bao di động toàn quốc (ĐVT: đồng/block 6 giây) Hướng liên lạc Thời điểm tính cước Mức cước Đến Vinaphone/ Mobifone Thứ 2 đến thứ 7 90,91 Ngày lể và chủ nhật 81,82 Đến mạng di đông khác Thứ 2 đến thứ 7 109,09 Ngày lể và chủ nhật 100,00 STT Tên dịch vụ Cước đăng ký đồng/ lần Cước thuê bao đồng / tháng 1 Báo thức tự động 5000 200/lần 2 Quay số rút gọn 5000 4000 4 Dịch vụ tạm ngưng cuộc gọi 5000 4000 5 Thông báo cuộc gọi đến khi đàm thoại 5000 4000 6 Đường dây nóng 9000 4000 7 Thông báo vắng nhà 5000 0 8 Chuyển cuộc gọi tạm thời trực tiếp 5000 4000 9 Chuyển cuộc gọi tạm thời khi bận 5000 4000 10 Chuyển cuộc gọi sau 3 hồi chuông không bắt máy 5000 4000 11 Dịch vụ nối và chuyển cuộc gọi 9000 4000 12 Dịch vụ thông báo không làm phiền 5000 0 13 Khoá quốc tế cố định 20000 0 14 Khoá mã quốc tế cá nhân 30000 0 15 Tạo nhóm liêntụ 20000 0 16 Tách nhóm liên tụ 9000 0 17 Dịch vụ điện thoại ba bên 9000 4000 18 Hiển thị số máy gọi đến 9000 4000 19 Dịch vụ không hiển thị số chủ gọi 30000 10000 20 Truy tìm số gọi đến 9000 4000 21 Cung cấp tìn hiệu đảo cực 20000 20000 Nguồn: Phòng kinh doanh tiếp thị So với các đối thủ khác trong ngành, Công ty Điện thoại Đà Nẵng có vùng phủ sóng rộng, chất lượng ổn định, có nhiều dịch vụ gia tăng và khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty thì được hưởng lợi ích giảm cước từ việc liên lạc với các thuê bao cùng mạng khác. 3_ Chính sách bán hàng Hiện nay, đối với các hộ gia đình, cá nhân muốn sử dụng dịch vụ của công ty thì phải đến các văn phòng giao dịch của công ty để lý hợp đồng cung cấp dịch vụ rồi sau đó Công ty sẽ cử nhân viên đến lắp đặt trong vòng 2 ngày sau khi ký hợp đồng. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và tính chất dịch vụ mà Công ty có hình thức cung cấp khác nhau. Thông thường khi các khách hàng yêu cầu lắp đặt nhiều thuê bao hay có những yêu cầu đặt biệt về thuê bao thì nhân viên của Công ty sẽ đến tận nơi khách hàng để tư vấn, ký hợp đồng. Tuy độ ngũ nhân giao dịch viên không được đào tạo chuyên môn về marketing nhưng Công ty vẫn thường xuyên tiến hành các khoá đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng bán hàng và tâm lý khách hàng để phục vụ khách hàng chu đáo hơn 4_Chính sách cổ đông, khuyếch trương dịch vụ 4.1_Hoạt động khuyến mãi Đối với Công ty thì khuyến mãi được xem như là một công cụ rất hữu ích tạo bước đột phá trong việc gia tăng số lượng thuê bao, tăng quy mô kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh và góp phần hoàn thành chỉ tiêu được giao. Mục tiêu khuyến mãi Khuyến khích và thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty. Để đạt được tốc độ phát triển thuê bao nhanh, nhiều, doanh thu tăng cao là hoàn thành kế hoạch được giao. Cạnh tranh với các đối thủ Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để khách hàng trung thành với Công ty Thăm dò khách hàng về giá cả, chất lượng dịch vụ của công ty. Các hình thức khuyến mãi Giảm cước cho khách hàng gọi điện vào giờ rỗi, miễn cước gọi liên tỉnh vào dịp lễ tết Tặng máy, tặng phí hoà mạng, lắp đặt, cước sử dụng cho khách hàng mới. Tặng áo mưa, áo thun, mũ nón, bút bi móc chìa khoávào những dịp kỷ niệm thành lập 4.2_ Hoạt động quảng cáo Quảng cáo là một trong những công cụ marketing chủ yếu của Công ty. Công ty xác định truyền hình báo chí và thông qua các đại lý là phương tiện quảng cáo phù hợp với Công ty hiện nay vì nó có khả năng truyền bá thông tin rộng rãi và gần gũi tới khách hàng Trong các đợt khuyến mãi, cung cấp dịch vụ mới Công ty đều làm băng rôn quảng cáo treo trước cửa hàng, đại lý, điểm giao dịch của Công ty. Nhận xét: Hiện nay, tuy các hoạt động marketing của công ty đã nhiều hơn và kinh phí cho hoạt động cũng nhiều hơn trước nhưng nhìn chung mức độ tác động không thể bằng các chương trình của đối thủ như Viettel, SPT, như vậy không thể thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng. Các chương trình marketing của Công ty chỉ dừng lại ở mục đích giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu chứ chưa đẩy mạnh được doanh số bán. Các chương trình hoặc mục quảng cáo có thời lượng và phạm vi nhỏ và ít. Quảng cáo chỉ được phát khi có khuyến mãi. III. Thực trạng hoạt động xây dựng và triển khai các chương trình quảng cáo dịch vụ điện thoại cố định tại công ty Điên thoại Đà Nẵng Đặc điểm sản phẩm và khách hàng dịch vụ điện thoại cố định 1.1_ Đặc điểm sản phẩm Điện thoại là một thiết bị viễn thông dùng để truyền và nhận âm thanh (thông dụng nhất là truyền giọng nói) từ xa. Hầu hết điện thoại truyền bằng tín hiệu điện qua mạng điện thoại phức tạp cho phép người sử dụng liên lạc với người sử dụng khác. Nó là một trong những gia dụng phổ biến nhất trong thế giới phát triển ngày hôm nay. Cách thức kết nối là dùng dây dẫn kết nối truyền tín hiệu với các thiết bị Dịch vụ điện thoại cố định mang lại hiệu quả thông tin liên lạc giữa một khoản cách không giới hạn. Có khả năng liên lạc đựơc với những người ở nước ngoài, vùng sâu vùng xa miễn là giữa hai đầu liên lạc sử dụng dịch vụ viễn thông. Dịch vụ điện thoại cố định không có hiện tượng dư thừa, tồn kho trong cung cấp dịch vụ. Trên thực tế, khái niệm dư thừa chỉ nằm trong dự trữ mạng lưới đường dây. Ưu điểm của điện thoại cố định là: Chất lượng cuộc gọi ổn định Chi phí cuộc gọi rẻ Dễ dàng sử dụng Sử dụng cho cả gia đình hay cơ quan Ít có tình trạng mạng bị ngẵn Chi phí lắp đặt rẻ Nhược điểm Cách thức lắp đặt khó khăn Phải trả tiền thuê bao hàng tháng khi không sử dụng dịch vụ Không tiện bằng điện thoại di động Mức phí chênh lệch khi gọi nội hạt ngoại hạt, nội tỉnh ngoại tỉnh. 1.2_ Đặc điểm khách hàng Do thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng dãn đến nhu cầu về trao đổi thông tin, liên lạc của con người không có giới hạn. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, chịu tác động của tất cả các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, cạnh tranh tạo nên sự đa dạng về nhu cầu và mong uốn của khách hàng trong việc tiêu dùng dịch vụ viễn thông. Mặt khác, mức độ tiêu dùng có sự chênh lệch giữa các khách hàng do có sự khác nhau về đối tượng (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) về mức thu nhập, mục đích sử dụng thêm nữa là nhu cầu tiêu dùng có tính đồng nhất và lặp lại, vì vậy nhà cung cấp dịch vụ cần quan tâm đến việc gợi mở nhu cầu cho khách hàng, kích thích không chỉ sử dụng dịch vụ chính mà còn sử dụng thêm các dịch vụ gia tăng. Khách hàng của công ty Điện thoại Đà Nẵng được chia làm 2 loại chính là khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Các khách hàng của công ty có đặc điểm sau: Khách hàng tổ chức: đây là các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, văn phòng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định trên địa bàn thành phố. Nhóm khách hàng này thường quan tâm đến chất lượng cuộc gọi, tính an toàn của cuộc gọi, điều kiện thanh toán và các chính sách ưu đãi của công ty. Khách hàng cá nhân; Là các hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, đây là lượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thuê bao của công ty. Doanh thu của nhóm này chiếm đến 68% tổng doanh thu của công ty. Phân tích môi trường ngành 2.1_ Môi trường vi mô 2.1.1_Công ty Công ty Điện thoại Đà Nẵng là một trong những công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực thông tin liên lạc với tiền thân là Trung tâm điện thoại khu vực III Đà Nẵng, thuộc VNPT. Tuy nhiên vì là đơn vị trực thuộc nên Công ty Điện thoại Đà Nẵng bị hạn chế nhiều trong các quyết định kinh doanh của mình, nhiều quyết định phải được Viễn thông Đà Nẵng phê duyệt điều này không những hạn chế sự chủ động của công ty mà còn làm chậm tiến trình kinh doanh và có thể tụt mấy nhiều cơ hội kinh doanh lớn. Qua các năm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cũng ngày càng được hoàn thiện. Máy móc thiết bị được đầu tư, nhân viên làm việc trong môi trường được trang bị đầy đủ. 2.1.2_ Khách hàng Công ty Điện thoại Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Viễn thông Đà Nẵng cho nên việc phân loại khách hàng của công ty cũng chịu ảnh hưởng theo cách phân loại của khách hàng được quy định từ tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Theo đó, khách hàng của công ty được phân loại theo tính chất và mức độ sử dụng dịch vụ như sau: Khách hàng đặc biệt: là những khách hàng sử dụng vụ thuộc các cơ quan thường trực, điều hành Đảng, cơ quan quản lý Nhà Nước, cơ quan ngoại giao (không phân biệt mức cước thanh toán) Khách hàng doanh nghiệp: đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng sử dụng nhiều dịch vụ liên lạc hoặc có nhu cầu thông tin nội bộ trên diện rộng. Đó là các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao, đô thị mới, các dnm thuộc hệ thống ngân hàng, vận tải đường sắt, hàng không, các doanh nghiệp thuộc hệ thống cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố Khách hàng lớn là khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định có mức độ bình quân trên 5 triệu đồng / tháng, thanh toán cước đúng hạn. Khách hàng vừa và nhỏ: là các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phạm vi hoạt động trên một số tỉnh và thành phố có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định với mức cước hàng tháng không cao. Khách hàng cá nhân (hộ gia đình): là các cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện thoại cố định để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của cá nhân, gia đình. Đời sống vật chất ngày càng cao, nên đòi hỏi của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Đối với thị trường điện thoại cố định hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nên khách hàng có nhiều lựa chọn để thoả mãn nhu cầu của mình. Do đó đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao không những về chất lượng dịch vụ, giá cả mà còn về cách thức chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi 2.1.3_Đối thủ cạnh tranh Hiện tại ở Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Saigon Postel Telecom, FPT Telecom, VTC Telecom và CMC Telecom. Tuy nhiên do là doanh nghiệp hoạt động đầu tiên trong ngành và có nguồn lực mạnh nhất trong ngành nên VNPT vẫn đang là người dẫn đạo trong thị trường dịch vụ điện thoại cố định Việt Nam. Tính đến hết năm 2007 thì tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm đến 78,6% thị phần điện thoại cố định. Công ty viễn thông điện lực (EVN) chiếm 15,4%. Công ty viễn thông quân đội Viettel chiếm 4,7% và các nhà cung cấp khác chiếm 1,3% Nguồn: . Ở thị trường Đà Nẵng, đối thủ hiện tại của công ty Điện thoại Đà Nẵng là EVN Telecom, Viettel, Saigon Postel Telecom. Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom): trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam- EVN có chức năng kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng. Lợi thế lớn nhất của EVN Telecom là cơ sở hạ tầng viễn thông với hệ thống các tuyến cáp quang trên đường dây điện 500 KV, 110 KV trải rộng khắp nước. Ngoài ra EVN Telecom còn có lợi thế về thiết bị và nguồn lực cán bộ nhân viên tại 64 tỉnh thành. Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel Telecom): Là công ty mới tham gia vào thị trường nhưng Viettel Telecom thực sự là một đối thủ đáng lo ngại của công ty. Năm 2003 Viettel thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến nay, dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet của Viettel đã phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Năm 2001, Công ty bắt đầu triển khai các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn, đặc biệt dịch vụ VoIP đường dài trong nước và quốc tế với thương hiệu 177 đã nhanh chóng chiếm được thị trường và tạo được nguồn vốn đáng kể cho SPT. Mặt dù mới tham gia thị trường dịch vụ viễn thông tại Đà Nẵng nhưng SPT có kinh nghiệm hoạt động ở những thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với ưu thế vốn và cơ chế quản lý hoạt động chuyên nghiệp nên trong thời gian tới sẽ góp phần làm sôi động tình hình cạnh tranh tại thành phố Đà Nẵng Hiện tại công ty Điện thoại Đà Nẵng vẫn đang gia tăng khoảng cách với các đối thủ khác. Công ty vẫn dẫn đầu thị trường về cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. Như vậy, với tiềm lực của mình, trong một vài năm tới, chắc chắn công ty Điện thoại Đà Nẵng vẫn sẽ không có đối thủ bám đuổi để đe dọa ngôi vị thống lĩnh trên thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại cố định 2.1.4_ Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng công dụng, chức năng và có thể thay thế cho sản phẩm đó. Đối với dịchvụ điện thoại cố định thì sản phẩm thay thế cảu nó là dịch vụ điện thoại di động và internet. Trong thời gian gần đây, thị trường di động và internet phát triển rầm rộ, người ta đã nói tới sự thay thế hoàn toàn của hai dịch vụ này đối với dịch vụ điện thoại cố định. Nhưng với những ưu điểm nổi trội như không bị ngẵn mạng, chi phí thấp, chất lượng tốtthì dịch vụ điện thoại cố định vẫn là một trong nhưng lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng có nhu cầu liên lạc. 2.2_ Môi trường vĩ mô 2.2.1_ Môi trường công nghệ Nhờ các chính sách ưu đãi của nhà nước, công nghệ thông tin ở Việt Nam thời gian này có nhiều phát triển nổi bậc. Đầu tiên là việc phá vỡ thế độc quyền của ngành bưu chính viễn thông, từ đây các đơn vị phải không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình mới có thể đáp ứng được, họ phải đầu tư trang bị máy móc thiết bị, giảm gia thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng và cung cấp các dịch vụ mới. Chẳn hạn như việc điện thoại cố định không dây ứng dụng công nghệ sử dụng sóng GMS hay CDMA của di động để có thể triển khai lắp đặt dịch vụ dễ dàng tại các vùng nông thôn, miền núi hoặc các địa điểm khó kéo cáp điện thoại cố định trong các khu đô thị. Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) là doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng công nghệ này ở Việt Nam với dịch vụ E-Com. Sau đó tháng 3/2007 Viettel với dịch vụ homephone và tháng 5/2007 VNPT cung cấp dịch vụ G-phone sử dụng băng tầng GMS của Vinaphone. Ngành viễn thông nói chung và VNPT nói riêng dành mọi nỗi lực để đổi mới công nghệ, phát huy tối đa thế mạnh khoa học công nghệ mới vào việc hỗ trợ kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó công ty Điện thoại Đà Nẵng cần nhanh chóng cập nhập các tiến bộ khoa học mới mà các công ty viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai, cũng như lựa chọn những công nghệ phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty. 2.2.2_ Môi trương kinh tế Là trung tâm kinh tế lớn thứ 3 của cả nước (sau Hà Nội và Tp HCM) Đà Nẵng có một hệ thống cơ sở hạ tầng rất phát triển với một mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông xếp vào loại hiện đại, một hệ thống ngân hàng đa dạng, một mạng lưới điện, nước ổn định và nhiều cơ sở vật chất khác ngày càng hoàn thiện đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh, sản xuất và đời sống. (Theo %) 2000 2005 2006 2007 Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn GDP 9,98 13,81 9,04 11,35 Giá trị sản xuất công nghiệp 15,88 14,02 4,48 15,11 Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 11,14 5,11 -6,03 4,32 Giá trị sản xuất dịch vụ 8,52 11,26 17,41 14,42 Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng Nguồn: Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản phẩm quốc nội GDP trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2004-2007 là 11,04 %. Trong đó công nghiệp tăng 12,28%, dịch vụ tăng 12,9% và nông nghiệp tăng 3,8%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với xu thế chung của đất nước và các thành phố lớn. Tỷ lệ lạm phát: Nguồn: 2004 2005 2006 2007 2008 Mức lạm phát (Việt Nam)% 6,2 9,1 7,8 12,6 21,2 Qua bảng thống kê ta thấy, tình hình lạm phát ở Việt Nam thực sự bùng nổ vào đầu năm 2007 khi lạm phát vượt lên 2 chữ số và tăng mạnh vào năm 2008 lên đến trên 20% cao nhất trong vòng 10 gần đây. Tình hình gia tăng lạm phát của Việt Nam không phải là một hiện tượng bất ngờ vì đây cũng là tình hình chung của kinh tế thế giới. Nguyên nhân chính của lạm phát trong thời gian qua là sự tăng giá lương thực, vật liệu và năng lượng trên thế giới đã tác động đến giá của các mặt hàng thiết yếu. Tình hình lạm phát tăng nhanh tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, làm chùn bước các nhà đầu tư, giảm mức độ tiêu dùng, gây khó khăn cho đời sống người dân, nhất là những người lao động sống bằng thu nhập từ tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội và những nông dân. Lãi suất: Trước những diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngoài nước năm 2008. Năm 2008 NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tới 7 lần, trong đó có 3 lần điều chỉnh tăng (từ mức 8,25%/năm lên 8,75%, 12% và 14%/năm) nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và 4 lần điều chỉnh giảm (từ 14%/năm xuống 13%, 12%, 11% và 8,5%/năm) nhằm nới lỏng từng bước chính sách tiền tệ, góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. 2.2.3_ Môi trường chính trị pháp luật Việt ban hành nghị định 109/1997/ND-CP đã đánh dấu việc chấm dứt tính độc quyền trong ngành Bưu chính-Viễn thông. Từ đây công ty Điện thoại Đà Nẵng đã phải không ngừng nỗ lực thì mới có thể duy trì và mở rộng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên, quyết định 128/2000/QĐ-TTG áp dụng ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty nói riêng và cho các doanh nghiệp kinh doanh trong cũng lĩnh vực nói chung. Thêm vào đó, các cấp lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã và đang có những cố gắn tích cực để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút nhân tài nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển thành phố. 2.2.4_ Môi trường nhân khẩu học 2003 2004 2005 2006 2007 I. Dân số 31/12 757 270 771 828 790 191 798 937 814 551 -Thành thị 597 152 607 897 672 640 686 723 699 834 -Nông thôn 155 287 156 652 106 379 105 849 106 910 II. Nguồn lao động 438 962 451 663 487 096 518 507 525 400 1* Lực lượng lao động 355 820 370 978 386 487 393 277 399 550 -Lao động có việc làm 337 424 351 836 367 761 368 208 379 730 2* Học sinh, sinh viên 72 000 73 800 81 264 87 021 88 880 3* Đối tượng khác 11 142 6 885 13 445 38 209 36 970 III. Tỷ lệ thất nghiệp-% 5,17 5,16 5,05 5,06 5,02 IV. Lực lượng lao động chia theo trình độ 355 820 370 978 386 487 393 277 399 550 -Công nhân kỹ thuật 66 667 79 760 97 000 88 106 88 040 -Trung học 23 333 26 154 29 027 32 956 34 310 -Cao đẳng, đại học 42 667 41 179 56 048 62 028 72 530 -Khác 223 153 223 885 204 412 210 187 204 670 Dân số bình quân thành phố Đà Nẵng từ năm 2003-2007 (người) Nguồn Tình đến cuối năm 2007, dân số thành phố đạt 806 744 người. Nhìn chung tình hình phân bố dân cư trên địa bàn thành phố khá chênh lệch 80% dân số tập trung ở khu vực đô thị và 20% còn lại tập trung ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số bình quân là 627 người/ Km2 Lực lượng lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2850.doc
Tài liệu liên quan