Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Mục lục

Lời nói đầu 6

Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Đông Á và chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8

1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Đông Á 8

1.1.1 Những nét khái quát 8

1.1.2. Những kết quả đạt được qua các năm 11

1.1.3. Phát triển các nguồn lực 15

1.2. Giới thiệu về ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 17

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 18

1.2.2. Chức năng 18

1.2.3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động và điều hành 19

1.2.4. Sơ đồ tổ chức 19

1.2.5. Các dịch vụ chính của ngân hàng 23

1.2.5. Một số giải pháp thực hiện của Ngân hàng 26

1.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng 26

1.2.7. Một số kết quả đạt được qua các năm 27

1.3 Giới thiệu về đơn vị thực tập – Phòng điện toán 29

1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ 30

1.3.2 Giới thiệu thẻ Đông Á 30

1.4 Giới thiệu đề tài 33

Chương II: Phương pháp luận nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM 34

A. Phương pháp luận chung 34

2.1 Tổ chức và thông tin trong tổ chức 34

2.1.1 Khái niệm tổ chức 34

2.1.2 Khái niệm thông tin 34

2.2 Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý 36

2.2.1 Khái niệm 36

2.2.2 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin 37

2.2.3 Nguyên nhân cần phát triển một hệ thống thông tin 38

2.2.4 Phương pháp phát triển hệ thống thông tin 39

2.2.5 Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin 40

2.3 Phân tích hệ thống thông tin 43

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 43

2.3.2. Phương pháp mã hóa 45

2.3.3 Công cụ mô hình hóa 47

2.4 Thiết kế logic hệ thống thông tin quản lý 51

2.4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ thông tin đầu ra 51

2.4.2 Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa 53

2.5 Thiết kế vật lý ngoài 54

2.5.1 Thiết kế vật lý đầu ra 54

2.5.2 Thiết kế vật lý đầu vào 55

2.5.3 Thiết kế giao tác với phần tin học hóa 55

2.6 Thiết kế vật lý trong 56

B.Quy định phát hành, quản lý, sử dụng thẻ ATM 57

2.7 Các thuật ngữ 57

2.8 Các giao dịch trên ATM 59

2.9 Các quy định của Ngân hàng 60

2.9.1 Quy định liên quan đến thủ tục mở thẻ 60

2.9.2 Quy định liên quan đến hoạt động thẻ 60

2.9.3. Quy định liên quan đến giao dịch tài chính 61

2.9.4. Đồng tiền giao dịch – Lãi suất – Phí dịch vụ 61

2.9.5. Quyền và trách nhiệm của chủ thẻ 61

2.9.6. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Đông Á 64

C. Cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 66

2.10. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 66

2.11. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 66

2.11.1. Tổng quan về Visual Basic 66

2.11.2. Các thành phần chính của một dự án 67

2.11.3.Đối tượng, thuộc tính và sự kiện 67

2.11.4. Biến hằng và các kiểu dữ liệu 70

2.11.5. Các cấu trúc điều khiển 71

Chương III: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM 73

3.1 Phân tích yêu cầu 73

3.1.1 Mục đích, yêu cầu của HTTT quản lý thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 73

3.1.1 Mô tả hoạt động nghiệp vụ thẻ 74

3.2 Mô hình hóa các yêu cầu hệ thống 77

3.2.1 Sơ đồ IFD 77

3.2.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh 82

3.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu 84

3.2.3. Sơ đồ quan hệ thực thể 91

3.3 Thiết kế hệ thống 93

3.3.1 Thiết kế kiến trúc 93

3.3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic 94

3.3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu mức vật lý 95

3.3.4 Một số thuật toán 102

3.3 Thiết kế giao diện 110

Kết luận 144

Danh mục tài liệu tham khảo 146

Phụ lục 148

 

 

doc177 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng báo mất với Ngân hàng, thẻ báo mất không còn giá trị sử dụng và chủ thẻ phải làm thủ tục cấp lại thẻ mới, có thu phí làm lại thẻ 2.9.3. Quy định liên quan đến giao dịch tài chính Đồng tiền giao dịch trên tài khoản thẻ là đồng Việt Nam. Nếu có khoản báo có bằng ngoại tệ vào tài khoản của chủ thẻ, ngân hàng sẽ tự động chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá do DAB ban hành theo thời điểm quy đổi. Chủ thẻ phải xuất trình thẻ khi giao dịch trên tài khoản thẻ với bất cứ giá trị giao dịch nào. Khách hàng phải xuất trình thêm giấy tờ tùy than khi giao dịch với giá trị từ 50 triệu trở lên 2.9.4. Đồng tiền giao dịch – Lãi suất – Phí dịch vụ Đồng tiền giao dịch: đồng tiền để thực hiện giao dịch thẻ là đồng Việt Nam. Lãi suất: số dư trong tài khoản của Chủ thẻ sẽ được tính lãi theo lãi suất quy định của DAB tùy từng thời điểm. Tiền lãi được nhaaph vào vốn theo định kỳ hàng tháng Phí dịch vụ: căn cứ vào dịch vụ mà chủ thẻ đã đăng ký và sử dụng, DAB được quyền thu phí theo biểu phí dịch vụ của DAB tùy từng thời điểm. Phí thường niên được thu dựa trên thời gian có hiệu lực của thẻ 2.9.5. Quyền và trách nhiệm của chủ thẻ Quyền của chủ thẻ Chủ thẻ được quyền sử dụng thẻ để giao dịch tại hệ thống DAB Số tiền mặt được rút tối đa tại các máy ATM là 20 triệu đồng/ngày tại các ĐLCNT (có ứng tiền mặt) là 10 triệu đồng/ngày Chủ thẻ được quyền khiếu nại với DAB trong quá trình sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản thẻ nếu có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm Chủ thẻ chính có quyền đề nghị DAB mở Thẻ phụ và chấm dứt việc sử dụng Thẻ phụ Chủ thẻ có quyền tự thay đổi số PIN hoặc yêu cầu DAB cấp lại số PIN mới Chủ thẻ có quyền yêu cầu DAB cấp lại Thẻ mới khi thẻ hết hạn sử dụng hoặc do thẻ bị hư, thất lạc, mất cắp hoặc nghi ngờ thẻ bị lợi dụng. Khi chủ thẻ yêu cầu cấp lại Thẻ mới, DAB sẽ giữ lại Thẻ cũ trừ trường hợp Thẻ cũ bị thất lạc Chủ thẻ được mở một Tài khoản thẻ tại DAB để thực hiện giao dịch. Nếu Chủ thẻ có sự gian lận trong việc sử dụng các giấy tờ tùy than để mở hơn một Tài khoản thẻ, DAB có quyền chấm dứt việc sử dụng Tài khoản thẻ của Chủ thẻ mà không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của Chủ thẻ; đồng thời Chủ thẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh đối với bên thứ 3 Trách nhiệm của chủ thẻ Bảo quản thẻ và bảo mật số PIN. Chủ thẻ phải thay đổi ngay số PIN khi được DAB cung cấp. Chủ thẻ không được chuyển nhượng thẻ, hoặc tiết lộ số PIN cho người không được ủy quyền. Chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệm tài chính sau cùng về các giao dịch do Chủ thẻ phụ thực hiện Ngay khi phát hiện thẻ bị lộ số PIN, bị thất lạc, mất cắp hoặc nghi ngờ bị lợi dụng, Chủ thẻ phải lập tức thông báo trực tiếp tại DAB hoặc bằng điện thoại về trung tâm dịch vụ khách hàng 1900545464. Trong vòng 24 giờ làm việc kể từ khi DAB tiếp nhận thông tin ban đầu, Chủ thẻ phải trực tiếp đến DAB để xác nhận bằng văn bản hoặc gửi thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý đến DAB. Chủ thẻ chịu trách nhiệm tài chính với tất cả các giao dịch thẻ được thực hiện trước khi Chủ thẻ có văn bản xác nhận trực tiếp tại DAB hoặc DAB nhân được thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý do Chủ thẻ gửi đến. Trường hợp sau khi đã thông báo cho DAB mà Chủ thẻ tìm lại thẻ bị lộ số PIN hoặc bị thất lạc / mất cắp, Chủ thẻ phải đến DAB làm thủ tục để kích hoạt lại thẻ Trường hợp gửi tiền vào ATM, chủ thẻ phải thực hiện chính xác quy trình gửi tiền do DAB quy định và kiểm tra lại số dư Tài khoản thẻ sau 24 giờ làm việc kể từ luc gửi tiền, đồng thời lưu giữ Biên lai giao dịch thẻ để đối chiếu khi cần thiết Xuất trình Thẻ khi thực hiện giao dịch trên Tài khoản thẻ. Trường hợp thực hiện giao dịch bằng Thẻ có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, Chủ thẻ phải xuất trình thêm giấy tờ tùy than. Trường hợp không có Thẻ khi giao dịch, Chủ thẻ phải lập giấy đề nghị giao dịch và xuất trình giấy tờ tùy than Có trách nhiệm đến nhận thẻ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký mở Tài khoản thẻ. Sau khoảng thời gian này, DAB sẽ vô hiệu hóa Thẻ đã phát hành và được quyền thu các khoản phí liên quan đến Thẻ đó. Chủ thẻ chịu toàn bộ trách nhiệm các thiệt hại phát sinh (nếu có) đối với giao dịch thẻ được thực hiện do sai sót của Chủ thẻ hoặc do Chủ thẻ không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo điều khoản này Có trách nhiệm hợp tác và cung cấp chính xác tất cả các thông tin liên quan đến việc sử dụng Thẻ khi DAB có yêu cầu Cam kết không sử dụng Tài khoản thẻ để thực hiện các giao dịch trái pháp luật 2.9.6. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Đông Á Quyền của DAB DAB và các ĐLCNT có quyền kiểm tra chữ ký và giấy tờ tùy than của Chủ thẻ khi thực hiện các giao dịch Có quyền tự động thu hồi các khoản nợ của Chủ thẻ tại DAB phù hợp quy định pháp luật. Trường hợp Chủ thẻ không đề nghị DAB cấp lại thẻ mới và tài khoản thẻ không hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thẻ đang sử dụng hết hiệu lực, DAB sẽ gửi thư thông báo đến Chủ thẻ theo địa chỉ liên lạc hoặc nhắn tin theo số điện thoại được cập nhật mới nhất. Sau 15 ngày tính từ ngày DAB gửi thông báo, nếu Chủ thẻ không đến DAB để tất toán Tài khoản thẻ thì DAB sẽ tự động tất toán Tài khoản thẻ và chuyển số dư sang Tài khoản phải trả và không trả lãi cho số dư này. Trường hợp số dư của Tài khoản thẻ không đủ để thanh toán các khoản nợ tại DAB, DAB sẽ duy trì Tài khoản của Chủ thẻ trong hệ thống và thu hồi nợ ngay khi có giao dịch phát sinh trên Tài khoản thẻ. Chủ thẻ chỉ được cấp thẻ mới khi hoàn tất thanh toán các khoản nợ tại DAB Có quyền thu thập thông tin từ các cá nhân, tổ chức khác về Chủ thẻ khi đề nghị phát hành thẻ và có quyền từ chối các yêu cầu không hợp lý của Chủ thẻ dựa trên các bằng chứng xác thực về sự cần thiết phải có sự từ chối trên Có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết mà không cần thông báo cho Chủ thẻ (bao gồm ngăn chặn giao dịch thẻ, tạm ngưng việc sử dụng thẻ và / hoặc thu hồi thẻ) khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Phát hiện có giao dich không do Chủ thẻ hoặc người được ủy quyền thực hiện Phát hiện thẻ giả Chủ thẻ không thực hiện đúng các quy định của DAB về việc sử dụng thẻ Trong trường hợp số tiền trong Tài khoản thẻ của Chut thẻ đang bị khiếu nại có căn cứ Phát sinh giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ theo qui ddonhj của pháp luật về phòng, chống rửa tiền Trách nhiệm của DAB Giải quyết nhanh chóng các yêu cầu, khiếu nại của Chủ thẻ liên quan đến việc sử dụng Tài khoảm thẻ tối đa trong vòng 15 ngày làm việc Cam kết đảm bảo sự trung thực trong việc kiểm đến số tiền được Chủ thẻ tin cậy gửi vào ATM. DAB sẽ báo có vào Tài khoản thẻ số tiền thực, đủ tiêu chuẩn lưu thông mà DAB thực đếm trong vòng 24 giờ làm việc. DAB sẽ thông báo chi chủ thẻ và lập biên bản xử lý hay thu hồi số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hoặc tiền giả Cam kết bảo mật tất cả các thông tin của Chủ thẻ được lưu tại DAB Có trách nhiệm khóa Thẻ khi nhận được thông báo ban đầu của Chủ thẻ về việc Thẻ bị lộ số PIN, Thẻ thất lạc / mất cắp hoặc nghi ngờ bị lợi dụng với điều kiện Chủ thẻ cung cấp chính xác thông tin do DAB yêu cầu Có trách nhiệm tư vấn hỗ trợ khách hàng tối đa trong những trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc sử dụng Tài khoản thẻ, trừ những yêu cầu nằm ngoài khả năng của DAB Có nghĩa vụ thực hiện bất kỳ yêu cầu nào bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền C. CSDL Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 2.10. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access Microsoft Access là một trong những bộ chương trình quan trọng nhất trong tổ hợp chương trình Microsoft Office Professional do hãng phần mềm Microsoft sản xuất. Phiên bản đầu tiên của Microsoft Accsess ra đời vào năm 1989 và không ngừng được hoàn thiện, đến nay đã phát triển qua năm phiên bản đến Microsoft Access 2003 Microsoft Access 2003 cung cấp hệ thống chương trình ứng dụng rất mạnh, giúp người dùng mau chóng và dễ dàng tạo lập các chương trình ứng dụng thông qua các query, form kết hợp với các lệnh của Visual Basic. 2.11. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 2.11.1. Tổng quan về Visual Basic Ngôn ngữ lập trình Visual Basic là một trong những ngôn ngữ lập trình khá mạnh và phổ biến hiện nay, có thể dùng cho Microsoft Access. Visual Basic dùng để liên kết các đối tượng trong một ứng dụng thành một hệ thống thống nhất. Với Visual Basic lập trình viên có thể tạo các hàm riêng, tạo và điều khiển các đối tượng, xử lý từng bản ghi, tiến hành các hành động ở mức hệ thống, cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn. 2.11.2. Các thành phần chính của một dự án Khái niệm dự án: là một sản phẩm phần mềm được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình Visual Basic, nó có thể hoạt động như một ứng dụng độc lập chạy trong môi trường Windows, một dự án được tạo nên bởi các thành phần sau: Form (giao diện) là các màn hình giao tiếp để trao đổi thông tin giữa phần mềm và người sử dụng Report (báo cáo) là sản phẩm đầu ra của dự án phần mềm, là kết quả của quá trình xử lý tổng hợp, phân tích hay thống kê dữ liệu. Các báo cáo được thiết kế bằng công cụ có sẵn (Data Report) hoặc bởi phẩn mềm chuyên dụng khác (Crystal Report) Cơ sở dữ liệu (Database) là nơi chứa các số liệu đầu vào hoặc đầu ra của một dự án phần mềm. Nó được tạo ra và quản trị bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể là Foxpro, Access, AQL Server…được lien kết và khai thác sử dụng thong qua các công cụ của Visual Basic Module là tập hợp các hàm hay thủ tục có chức năng để thực hiện một công việc nào đó có thể được chia sẻ hay kế thừa sử dụng giữa các mục chức năng hoặc giữa các dự án phần mềm 2.11.3.Đối tượng, thuộc tính và sự kiện Đối tượng: là thứ mà ta dùng để thiết kế hoặc thực hiện một dự án phần mềm, đối tượng có thể là một biểu mẫu, một nút lệnh hoặc một văn bản. Thuộc tính của đối tượng: là những đặc điểm, tính chất của đối tượng, sử dụng để mô tả đối tượng này với đối tượng khác. Mỗi một đối tượng trong Visual Basic đều có một tập hợp các thuộc tính được quyết định trước và thong qua cửa sổ thuộc tính chúng ta có thể thiết lập và thay đổi mọi thuộc tính của đối tượng. Dưới đây là một số thuộc tính thường gặp của đối tượng Name (tên đối tượng): là thuộc tính để phân biệt giữa đối tượng này với đối tượng khác, sử dụng để truy suất đến các thuộc tính khác của đối tượng khi viết mã nguồn chương trình. Mỗi một đối tượng khi tạo mới đều được gán một tên mặc định. Chúng ta thường thay đổi tên mặc định này để đảm bảo hiệu quả quản lý và dễ dàng hơn trong việc lập trình Caption (Thuộc tính tiêu đề) là một dãy ký tự bất kỳ do lập trình viên nhập vào để mô tả chức năng hoặc ý nghĩa của đối tượng. Enable (Thuộc tính khả ứng) là thuộc tính chỉ nhận một trong hai giá trị True hoặc False mặc định là True. Nếu nhận giá trị là False thì khi thực hiện chương trình người dung sẽ không thể tác động vào đối tượng Thuộc tính Font xác định kiểu chữ, cỡ chữ cho các đối tượng liên quan đến Visual Basic Forcolor & Backcolor (Thuộc tính màu chữ và màu nền) Một số đối tượng thường dùng để thiết kế Form Hộp văn bản Textbox là đối tượng sử dụng cho phép hiển thị và cập nhật nội dung văn bản Nhãn Label là đối tượng hiển thị trên biểu mẫu thường với mục đích để khởi động việc thực hiện một chức năng nào đó thông qua sự kiện bấm nút Hộp kiểm Checkbox là đối tượng thường được dùng trong nhóm ở trên biểu mẫu với chức năng để cho phép người dùng lựa chọng một hoặc nhiều phương án trả lời cho một câu hỏi được đặt ra Nút tùy chọn (Option button) là đối tượng hiển thị trên Form với số lượng ít nhất là hai Frame: chia nhóm các đối tượng khác trên biểu mẫu Combo box: đối tượng sử dụng để chứa danh sách các giá trị có thể được lựa chọn, chủ yếu được sử dụng cho chức năng cập nhật dữ liệu Listbox cũng là đối tượng để hiển thị một danh sách và đồng thời cho phép lựa chọn một đối tượng trong danh sách Các sự kiện thông dụng Change: người sử dụng sửa đổi chuỗi ký tự trong hộp văn bẳn Click: người sử dụng sử dụng nút chuột để nhấn lên đối tượng DblClick: người sử dụng sử dụng nút chuột nhấn đúp lên đối tượng DragDrop: kéo rê một đối tượng sang nơi khác Dragover:kéo ngang một đối tượng ngang qua một điều khiển khác GotFocus: đưa một đối tượng vào tầm ngắm của đối tượng KeyDown: người sử dụng nhấn một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm KeyPress: nhấn và thả một nút trên bàn phím trong khi một đôi tượng đang trong tầm ngắm KeyUp: thả một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm LostFocus: đưa một đối tượng ra khỏi tầm ngắm MouseDown: nhấn một nút chuột bất kỳ trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng MouseMove: di chuyển con trỏ chuột ngang qua một đối tượng MouseUp: người sử dụng thả nút chuột trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng 2.11.4. Biến hằng và các kiểu dữ liệu Biến Dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán, so sánh và các hoạt động khác. Cách khai báo biến: Dim [As] Ví dụ: Dim rc As Recordset Nếu biến khai báo trong thủ tục thì chỉ tồn tại khi thủ tục thi hành sẽ biến mất khi thủ tục chấm dứt. Giá trị của biến trong thủ tục là cục bộ với thủ tục đó. Do đó ta có thể dùng trùng tên biến cục bộ cho những thủ tục khác nhau Biến có thể được khai báo tường minh hoặc khai báo ngầm Để gán giá trị cho biến ta dùng toán tử (=). Ví dụ: X=1 X=x+1 Tầm hoạt động của biến phụ thuộc vào từ khóa đằng trước. Với từ khóa trước là Private thì biến chỉ hoạt động trong thủ tục hoặc module.Với từ khóa Public thì biến tồn tại và hoạt động trên mọi module. Với từ khóa Static thì biến hoạt động trên thủ tục nhưng giá trị của biến được giữ lại tiếp tục hoạt động cho lần sau. Hằng Dùng để chứa dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình hoạt động. Khai báo hằng như sau: [Public/Private]Const [As/=] Tầm hoạt động của hằng cũng như biến. Nếu hằng khai báo trong thủ tục thì chỉ hoạt động trong thủ tục, khai báo trong module hoạt động trong module, khai báo Public trong phần Declerations của module thi hoạt động trên toàn ứng dụng. Một số kiểu dữ liệu Kiểu số: có thể là Integer, Double, Long, Currency. Kiểu số dùng thực hiện các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, và chia số thập phân Kiểu Byte: thường được dùng chứa dữ liệu kiểu nhị phân. Kiểu Byte là kiểu không dấu, và không nhận giá trị âm. Kiểu String: biến tham số kiểu chuỗi có chiều dài thay đổi tùy theo dữ liệu gán Kiểu Date: Dấu # cho biết dữ liệu kiểu Date. Hàm IsDate kiểm tra chuỗi nhập vào có phải là giá trị ngày hay không Kiểu mảng: mảng là xâu các biến có cùng tên và cùng kiểu dữ liệu. Mảng có hai loại: mảng có chiều dài cố định và màng động Kiểu Boolean: dùng cho biến chỉ nhận hai giá trị là True hoặc False, Yes hoặc No. Mặc định là False. Kiểu Variant: có thể chứa mọi loại dữ liệu mà không cần chuyển đổi 2.11.5. Các cấu trúc điều khiển Câu lệnh If Quy cách 1: If then Endif Quy cách 2: If then Else Endif Lệnh Select Case Select case Case Case ………………………………. Case else End select Lệnh For Quy cách: For= to [Step] Next Vòng lặp Do Quy cách: Do[while/until] [Exit do] Loop Chương III Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 3.1. Phân tích yêu cầu 3.1.1. Mục đích, yêu cầu của HTTT quản lý thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội Mục đích Quản lý, lưu trữ danh sách thẻ, lượng thẻ trong lưu thông Quản lý danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM cá nhân của Ngân hàng Thực hiện các giao dịch thẻ: rút tiền, gửi tiền và chuyển khoản qua tài khoản thẻ Thực hiện các dịch vụ thẻ ATM đi kèm: đổi password, tạm ngưng sử dụng thẻ, làm lại thẻ… Yêu cầu Yêu cầu hệ thống: hệ thống phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của những người sẽ tham gia trong tương lai. Đồng thời phải có sự phân quyền rõ rang Yêu cầu chức năng: hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM bao gồm các chức năng sau. Thứ nhất, quản lý danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM; thứ hai, lưu trữ và quản lý danh sách thẻ đã phát hành; thứ ba, thực hiện các giao dich thẻ như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản qua tài khoản thẻ, thứ tư, trợ giúp cho việc tìm kiếm mã tài khoản thẻ, tra cứu thông tin tài khoản khách hàng; thứ năm, lên các báo cáo tài chính trợ giúp cho người quản lý ngân hàng. Yêu cầu về giao diện: giao diện hệ thống phải thân thiện với người sử dụng và phù hợp với trình độ văn hóa của nhân viên. Các mẫu cập nhật phải được bố trí một cách khoa học. Giải pháp thực hiện Giải pháp kỹ thuật: phần mềm sẽ giúp người dùng đơn giản hóa các thao tác để người sử dụng có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất đặc biệt là công việc mà cán bộ phải thực hiện thủ công Giải pháp giao diện: phần mềm sẽ sử dụng tiếng Việt để người dùng dễ sử dụng. Trong quá trình thiết kế phần mềm có sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện để đảm bảo tính thân thiện và thẩm mỹ cao. 3.1.2. Mô tả hoạt động nghiệp vụ thẻ Ngân hàng Đông Á “Đápứng ở mức cao nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng” là chính sách cạnh tranh để đưa Ngân hàng Đông Á trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam. Ngân hàng đã ra mắt trung tâm dịch vụ 24/24 tại khắp các chi nhánh đápứng nhu cầu khách hàng 24/24. Với dịch vụ này khách hàng có thể rút tiền, gửi tiền không kỳ hạn 24/24 tại các trạm đặt máy ATM khác nhau. Hoạt động nghiệp vụ thẻ gồm Phát hành thẻ mới Khách hàng có nhu cầu sử dụng thể đến đăng ký phát hành thẻ với giao dịch viên thẻ. Điền đầy đủ, chính xác thông tin vào giấy đăng ký sử dụng thẻ Nộp bản sao CMTND/ hộ chiếu/ CMND quân đội còn hiệu lực (chỉ chấp nhận một trong 3 loại giấy tờ kể trên) Giao dịch viên kiểm tra đối chiếu thông tin trên giấy đăng ký với chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu xác nhận quyền công dân của người làm thẻ và xem nếu khách hàng chưa có trong hồ sơ khách hàng thì đăng ký khách hàng mới, nhập thông tin, cung cấp số tài khoản cho khách hàng. Nhập đầy đủ, chính xác thông tin khách hàng (họ tên, số CMTND, Passport, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại…) Giao dịch viên cung cấp thông tin tài khoản cho khách hàng: giao dịch viên viết số tài khoản vào “Thẻ tài khoản” và ghi “Phiếu hện nhận thẻ” với thời gian hẹn giao thẻ: Đối với khách hàng mở thẻ trước 15 giờ tại sở giao dịch / chi nhánh/ Phòng giao dịch cùng địa bàn với Trung tâm thẻ, khách hàng có thể nhận thẻ tại nơi mở thẻ sau 2 ngày làm việc (không tính ngày đăng ký); Đối với khách hàng đăng ký nhận thẻ tại chi nhánh/ Phòng giao dịch khác tỉnh/ Thành phố với CNV thì thời gian nhận thẻ là sau 5 ngày làm việc; Đối với khách hàng có nhu cầu lấy thẻ gấp, giao dịch viên liên hệ trực tiếp ngay với TTT/CNV để thỏa thuận thời gian giao nhận thẻ Giao dịch viên xác nhận đóng dấu và giao cho khách hàng một bản Giấy đăng ký sử dụng thẻ Giao dịch viên thực hiện phát hành thẻ cho khách hàng dựa trên mã khách hàng và tài khoản của khách hàng vừa mở. Sau khi đăng ký xong báo về cho trung tâm thẻ để làm thẻ trắng, hẹn với khách hàng ngày lấy thẻ thông qua một giấy hẹn lấy thẻ. Đúng ngày khách hàng mang giấy hẹn lấy thẻ đến và nhận thẻ trắng Giao dịch viên đăng ký hiệu lực cho thẻ và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ nếu có yêu cầu. Từ lúc này khách hàng sẽ tự bảo quản thẻ và sử dụng thẻ thực hiện các giao dịch Hoạt động thực hiện giao dịch thẻ Thực hiện giao dịch tại quầy: khách hàng có nhu cầu giao dịch tại quầy đến quầy giao dịch và yêu cầu hoạt động cần giao dịch: gửi tiền vào tài khoản thẻ, rút tiền hoặc chuyển khoản trong tài khoản thẻ. Giao dịch viên thực hiện giao dịch khách hàng yêu cầu nếu có vấn đề phát sinh thông báo lại cho khách hàng và đưa ra các cách giải quyết cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng nhận kết quả của giao dịch như tiền, biên lai… Thực hiện giao dịch tại máy ATM: khách hàng có nhu cầu thực hiện các giao dịch thẻ thì đến các điểm đặt máy ATM lựa chọn tiêu thức giao dịch tại máy. Các giao dịch có thể thực hiện như: rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản. Kết quả của giao dịch là tiền hoặc biên lai. Hoạt động thực hiện sử dụng các dịch vụ thẻ Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch thẻ đến quầy giao dịch và viết giấy đề nghị sử dụng các dịch vụ thẻ Giao dịch viên xác nhận khách hàng và xử lý các yêu cầu của khách hàng Giao dịch viên thông báo lại cho khách hàng sau khi đã hoàn thành xử lý 3.2. Mô hình hóa các yêu cầu hệ thống 3.2.1 Sơ đồ IFD IFD đăng nhập hệ thống được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.1) Thời điểm Bộ phận giao dịch Bộ phận khác Người dùng đăng nhập hệ thống Tên và mật khẩu được nhập và kiểm tra tính hợp lệ Làm việc với hệ thống Tìm và tổng hợp DL Hiển thị form đăng nhập Kiểm tra tính hợp lệ của DL Thông báo đăng nhập thành công Giao tác với hệ thống Nhập tên người dùng, mật khẩu Hình 3. 1: IFD đăng nhập Sơ đồ IFD bộ phận giao dịch của HTTT quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng Đông Á được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.2 + 3.3) Thời điểm Khách hàng Bộ phận giao dịch Bộ phận khác Khi khách hàng yêu cầu gửi tiền Phiếu thu tiền Yêu cầu gửi tiền Nhận số tiền gửi của khách hàng CSDL Kế toán Kiểm tra thủ tục Lập phiếu báo có Hình 3. 2: IFD giao dịch gửi tiền Thời điểm Khách hàng Bộ phận giao dịch Bộ phận khác Khi khách hàng yêu cầu rút tiền Yêu cầu rút tiền Phiếu lĩnh tiền CSDL Kế toán Nhập mã TK khách hàng Tính toán Lập phiếu báo nợ Hình 3. 3: IFD giao dịch rút tiền IFD tìm kiếm dữ liệu được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.3) Thời điểm Hệ thống Người dùng Khi có yêu cầu tìm kiếm Sau khi chọn chức năng tìm kiếm Sau khi chọn tiêu chí tìm kiếm Quá trình tìm kiếm thành công Kho DL Tìm và tổng hợp DL Form hiển thị kết quả tìm kiếm Kiểm tra tính hợp lệ của DL Hiển thị form tìm kiếm Thông báo kết quả tìm kiếm Thông báo tính hợp lệ của DL Chọn tiêu chí tìm kiếm Chọn chức nằng tìm kiếm Hình 3. 4: IFD tìm kiếm dữ liệu IFD lập báo cáo được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.5) Thời điểm Hệ thống Người dùng Khi có yêu cầu lập báo cáo Sau khi chọn chức năng báo cáo Sau khi chọn tiêu chí báo cáo Lập báo cáo thành công Kho DL Tìm và tổng hợp DL Form hiển thị báo cáo Kiểm tra tính hợp lệ của DL Hiển thị form báo cáo Chọn tiêu chí báo cáo Thông báo tính hợp lệ của DL Chọn chức nằng báo cáo Hình 3. 5: IFD lập báo cáo 3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh HTTT quản lý thẻ ATM có 5 chức năng chính sau: Quản lý phát hành thẻ: chức năng này bao gồm Đăng ký mở thẻ Mở tài khoản Lập thẻ Quản lý giao dịch thẻ: chức năng này bao gồm Nạp tiền Rút tiền Chuyển khoản Quản lý dịch thẻ: chức năng này bao gồm Đối số PIN Báo mất thẻ Ngưng sử dụng thẻ Làm lại thẻ Tìm kiếm theo các tiêu thức sau Tìm kiếm theo tên Tìm kiếm theo số CMT Tìm kiếm theo tài khoản Lập báo cáo: chức năng này bao gồm Danh sách thẻ Danh sách khách hàng Số dư tài khoản Báo cáo giao dịch Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng Đông Á được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.6) Hình 3. 6: Sơ đồ chức năng kinh doanh HTTT quản lý thẻ ATM 3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu Sơ đồ luồng dữ liệu là sơ đồ phân tích hệ thống dựa trên dữ liệu và quá trình. Qua sơ đồ này ta có thể hiểu được các thông tin luân chuyển từ quá trình này sang quá trình khác như thế nào, từ đó nắm được luồng thông tin chu chuyển trong hệ thống một cách toàn thể. Sau khi phân tích hệ thống ta xây dựng được sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM như sau: DFD mức ngữ cảnh Khách hàng Khách hàng Lãnh đạo HTTT Quản lý thẻ ATM Giấy đề nghị mở thẻ Phiếu gửi tiền Phiếu lĩnh tiền Thẻ ATM Yêu cầu báo cáo Tiền mặt, biên lai Báo cáo Hình 3. 7: DFD ngữ cảnh DFD mức 0 của HTTT quản lý thẻ ATM bao gồm 5 tiến trình xử lý theo 5 chức năng chính của hệ thống của HTTT quản lý thẻ ATM: quản lý phát hành thẻ ATM; quản lý các giao dịch thẻ; quản lý các dịch vụ thẻ; tìm kiếm; lập báo cáo. Sơ đồ được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.8) Khách hàng 1.0 Quản lý phát hành thẻ Kết quả tìm kiếm 2.0 Quản lý giao dịch thẻ 3.0 Quản lý dịch vụ thẻ Lãnh đạo Khách hàng Lãnh đạo 5.0 Báo cáo 4.0 Tìm kiếm HSKH HS thẻ HSKH HS thẻ Yêu cầu tìm kiếm Giấy nộp tiền Giấy lĩnh tiền Giấy đề nghị mở thẻ Giấy đề nghị sử dụng dịch vụ Tiền, biên lai Thông báo Báo cáo Hình 3. 8: DFD mức 0 của hệ thống Từ sơ đồ DFD mức 0 ta phân rã ra các sơ đồ DFD mức 1 cho từng chức năng xử lý như sau: Sơ đồ DFD mức 1 chức năng quản lý phát hành thẻ. Sơ đồ này bao gồm 3 tiến trình xử lý được biểu diễn như sơ đồ dưới (Hình 3.9) Khách hàng Hồ sơ khách hàng 1.1 Hồ sơ đăng ký mở thẻ Thông tin khách hàng Giấy đề nghị mở thẻ 1.2 Mở tài khoản 1.3 Lập thẻ Hồ sơ thẻ Hình 3. 9: DFD mức 1 chức năng phát hành thẻ của hệ thống DFD mức 1 chức năng quản lý giao dịch thẻ. Sơ đồ DFD mức 1 chức năng giao dịch thẻ bao gồm 4 tiến trình là: nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, ngừng giao dịch thẻ. Sơ đồ được biểu diễn như hình dưới (Hình 3.10) Khách hàng 2.1 Nộp tiền Giấy nộp tiền Giấy đề nghị chuyển khoản 2.2 Rút tiền 2.3 Chuyển khoản Khách hàng Giấy lĩnh tiền Biên lai Biên lai Tiền mặt Hình 3. 10: DFD mức 1 chức năng quản lý giao dịch của hệ thống DFD mức 1 chức năng quản lý dịch vụ thẻ. Sơ đồ này bao gồm 4 tiến trình xử lý là: đổi số PIN, báo mất thẻ, ngưng sử dụng thẻ, làm lại thẻ. Sơ đồ được biểu diễn như hình dưới (Hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11896.doc
Tài liệu liên quan