Chuyên đề Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kế hoạch trong doanh nghiệp 3

I. khái niệm & vai trò của Xây dụng kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 3

1. Xây dưng kế hoạch và vai trò xây dưng kế hoạch :. 3

1.1 Định nghĩa: 3

1.2 Vai trò của xây dựng kế hoạch. 4

2. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch. 10

2.1.Căn cứ vào tiêu thức thời gian hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm: 10

2.2. Căn cứ vào mối quan hệ gắn bó giữa các loại kế hoạch hoá trong phạm vi tổ chức. 11

3. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp: 12

II. phương pháp luận về xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 13

1. Những yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 13

1.1. Những yêu cầu đối với công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 13

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 16

2. Các căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh. 19

2.1. Căn cứ vào chủ trương, đường lối phát triển của tổng công ty: 19

2.2. Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. 19

2.3.Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty. 19

2.4.Căn cứ vào nguồn lực của công ty và tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty . 20

3. Các phương pháp lập kế hoạch. 20

3.1. Phương pháp cân đối: gồm các bước sau: 20

3.2 Phương pháp tỷ lệ cố định. 21

3.3. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm 21

3.4 Phương pháp đường cong kinh nghiệm. 22

4.Trình tự các bước xây dựng kế hoạch. 22

chương 2. Phân tích thực trạng xây dung và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí giai đoạn 2000-2003 25

I. Giới thiệu về công ty. 25

1 Quá trình hình thành và phát triển. 25

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. 26

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động lập kế hoạch của công ty. 29

1 Đặc điểm về tổ chức quản lý . 29

1.1.Ban giám đốc công ty. 29

1.2.Bộ máy điều hành: 30

1.3.Các phòng chức năng 32

2.Đặc điểm về thị trường và sản phẩm. 34

III. Thực trạng công tác xây dựngvà điều hành kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2003. 36

1.Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh: 36

1.1.Cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty . 36

1.2.Trình tự xây dựng kế hoạch kinh doanh : 55

2.Công tác tổ chức thực hiện : 57

3.Các chỉ tiêu và việc thực hiên kế hoạch qua các năm 2000-2003: 58

4. Đánh giá tình hình thực hiện các năm 2000-2003 : 59

4.1.Những thành tích đạt được : 59

4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 59

Chương 3. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cho năm 2004 và các giảI pháp thực hiện kế hoạch trong ba quý còn lại của năm 2004 62

I.Nội dung kế hoạch kinh doanh năm 2004 : 62

1.Căn cứ xây dựng kế hoạch: 62

1.1.Căn cứ chủ trương, đường lối phát triển của tổng công ty 62

1.2.Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường 62

1.3.Căn cứ vào kết quả hoạt động san xuất kinh doanh trong những năm qua và tốc độ tăng trưởng qua các năm : 64

1.4.Căn cứ nguồn lực của công ty và tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên : 65

2.Nội dung kế hoạch 2004 : 65

II.Tình hình thực hiện quý I năm 2004 : 67

III.biện pháp đề xuất cho các quý còn lại nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2004 : 68

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Tổng Công ty trực tiếp điều hành, nhưng do Công ty tự huy động, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong hoạt động kinh doanh: Đảm bảo các chỉ tiêu, mục tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế-kỹ thuật chủ yếu (kể cả đơn giá và giá) của Công ty phù hợp với quy định của Tổng Công ty. Mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà Công ty có và tự huy động phù hợp với nhu cần thị trường và theo Pháp luật hiện hành. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế: Được nhận một phần vốn và nguồn lực của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam giao; Thực hiện quyết định của Tổng Công ty về điều chỉnh vốn và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của Công ty. Được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo Pháp luật và quy định của Tổng Công ty để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của Công ty. Được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo quy chế tài chính của Tổng Công ty và các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. Có quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của Tổng Công ty và Pháp luật. Có thể được Tổng công ty uỷ nhiệm thay mặt Tổng Công ty thực hiện các hợp đồng với các khách hàng trong nước và nước ngoài nhân danh Tổng Công ty. Được nhượng, bán và thanh lý tài sản cố định thuộc quyền quản lý của Công ty theo phân cấp tại Quy chế tài chính của Tổng công ty. Có quyền điều hoà các nguồn vốn và các nguồn lực khác đối với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo cho việc sử dụng vốn và các nguồn lực có hiệu quả nhất trong toàn Công ty. Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động: Có quyền đề nghị Tổng Công ty xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo quy định của Tổng Công ty. Trong khuôn khổ biên chế được Tổng Công ty duyệt, Công ty được quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc và thi hành chính sách, chế độ tiền lương đối với các cán bộ công nhân viên chức; Có trách nhiệm giải quyết mọi chế độ, chính sách đối với người lao động theo các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước; Các viên chức lãnh đạo là Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty do Tổng Công ty quyết định. Có quyền quyết định mức lương, mức thưởng và các quyền lợi khác của người sử dụng lao động đối với người lao động trong Công ty phù hợp với các chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Tổng Công ty và quy chế trả thưởng của Công ty được Tổng Công ty phê duyệt. Được quyền và có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo bộ luật lao động và luật Công Đoàn. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được Tổng Công ty, Pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mực đích nhân đạo và công ích. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành dầu khí ảnh hưởng tới hoạt động lập kế hoạch của công ty ptsc. 1 Đặc điểm về tổ chức quản lý. 1.1.Ban giám đốc công ty. Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí do Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty. Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí do Tổng GIám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí; Là người giúp Giám đốc Công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực công việc theo phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. 1.2.Bộ máy điều hành: Nhưng nguyên tắc chung: Phòng chức năng thuộc Bộ máy điều hành Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể theo đề nghị của Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí; Phòng chức năng Công ty được biên chế 1 trưởng phòng, 1 hoặc 2 Phó Phòng, một số chuyên viên và nhân viên giúp việc. Trưởng Phòng: Do Giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Trưởng phòng được quan hệ công tác trực tiếp với Giám đốc Công ty và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty. Trưởng phòng là người giúp việc Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ của Phòng được Giám đốc Công ty giao; Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng. Phó Phòng: Do Giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Được Giám đốc Công ty giao phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực công tác để giúp việc Trưởng phòng. Phó Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng Phòng và là người chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng, Giám đốc Công ty và Pháp luật về quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi Trưởng Phòng đi vắng, Phó Phòng được Trưởng Phòng uỷ quyền lãnh đạo Phòng. Mỗi Phòng có một số nhân viên giúp việc Trưởng Phòng, mỗi nhân viên thuộc Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng Phòng và là người chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng, Giám đốc Công ty, Pháp luật về phần việc mình phụ trách. Hình 3: sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty ptsc Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính tổng hợp phòng kế toán tài chính phòng tổ chức nhân sự phòng kinh tế kế hoạch phòng thương mại Văn phòng Đại diện Vũng Tàu Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Quảng Ngãi. Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh cần thơ Xí nghiệp Tàu Dịch vụ Dầu khí Đại lý tàu biển. Kho Ngoại quan. Khách sạn Dầu khí Hải Phòng Xí nghiêp dịch vụ cơ khí hàng hải Xí nghiệp Cảng Dịch vụ Dầu khí Xí nghiệp DVDK Thái Bình Xí nghiệp KDSP dầu khí Nam Định Nguồn: phòng tổ chức nhân sự 1.3.Các phòng chức năng a.Phòng Hành chính Tổng hợp: Chức năng: Giúp việc Giám đốc quản lý, điều hành công tác hành chính tổng hợp của Công ty, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các hoạt động của bộ máy điều hành Công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức, quản lý và điều hành công tác văn thư, đánh máy, liên lạc vô tuyến-điện thoại và lưu trữ tài liệu của Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra công tác văn thư, đánh máy, liên lạc vô tuyến-điện thoại và lưu trữ tài liệu ở các đơn vị trực thuộc Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. b.Phòng Tài chính Kế toán: Chức năng: Giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác tài chính, kế toán của Công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán trong toàn Công ty và hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi công tác kế toán ở các đơn vị cơ sở. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. c.Phòng Tổ chức Nhân sự: Chức năng: Giúp việc Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lương, đào tạo cán bộ và công tác bảo vệ, quân sư, an toàn lao động trong toàn Công ty. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty; Chuẩn bị các quyết định, chỉ thị,... có liên quan đến công tác tổ chức nhân sự, lao động và tiền lương trình Giám đốc Công ty. d.Phòng Kinh tế Kế hoạch. Chức năng: Giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư, đổi mới thiết bị và xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, công tác quản lý kinh tế của Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư, đổi mới thiết bị và xây dựng cơ bản của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. e.Phòng Thương mại. Chức năng: Giúp việc Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác thương mại của Công ty. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, tổng hợp thị trường trong và ngoài nước và đề xuất chính sách giá cả có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. f.Các đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí: Văn phòng Đại diện Công ty DVKT Dầu khí tại Vũng Tàu. Chi nhánh Công ty DVKT Dầu khí tại Hải Phòng: Chi nhánh Công ty DVKT Dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Công ty DVKT Dầu khí tại Quảng Ngãi. Chi nhánh Công ty DVKT Dầu khí tại Đà Nẵng. Khách sạn Dầu khí Hải Phòng. Xí nghiệp Tàu Dịch vụ Dầu khí. Xí nghiệp Cảng Dịch vụ Dầu khí. Xí nghiệp DVDK Thái Bình: Đại lý tàu biển. Kho Ngoại quan. Xí nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu khí Nam Định. Chi nhánh Công ty DVKT Dầu khí tại Cà Mau. Xí nghiệp dịch vụ cơ khí Hàng hải. Như vậy việc lập kế hoạch của công ty phải phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, ban trong công ty. Giám đốc công ty là người chỉ đạo và xử lý các thông tin từ phòng kế hoạch gửi lên qua mỗi kỳ kế hoạch và chỉ đạo xuống các phòng ban, đưa ra biện pháp để hoàn thành kế hoạch. 2. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí không những chỉ có đối thủ cạnh tranh trong nước mà cả nước ngoài. Đối thủ cạnh tranh trong nước: Các đại lý tàu biển, các Cảng, công ty vận tải biển,... Đối thủ cạnh tranh ngoài nước: Các công ty dịch vụ dầu khí nước ngoài trong lĩnh vực: khoan, hộ tống, vận tải dầu,... như: BP của Anh, CANADIAN PETROLEUM của Canada, PETRONAS của Malaysia, CARE OFFSHORE của Thuỵ sĩ, IOS của Singapore,... Khách hàng của Công ty: Khách hàng trong nước: Các công ty đang có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam (Bao gồm cả của Việt Nam và nước ngoài) : VIETSOVPETRO (Liên doanh dầu khí Việt-Xô), PB của Anh, JVPC (Liên doanh dầu khí Việt-Nhật), PETRONAS của Malaysia,... Khách hàng ngoài nước: Các công ty dịch vụ dầu khí nước ngoài trong lĩnh vực: khoan, hộ tống, vận tải dầu,... như: BP của Anh, CANADIAN PETROLEUM của Canada, PETRONAS của Malaysia, CARE OFFSHORE của Thuỵ sĩ, IOS của Singapore,... Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chủ yếu của Công ty: Dịch vụ tàu thuyền: Cung cấp tàu dịch vụ hộ tống, kéo thả neo, vận chuyển thiết bị, vật tư, phòng chống cháy, ứng cứu sự cố dầu tràn,... Dịch vụ lao động: Cung cấp lao động kỹ thuật chuyên ngành khoan, thử vỉa, móc cáp buộc hàng, thợ hàn, thuyền trưởng, ... phục vụ trên các giàn khoan biển và đất liền. Dịch vụ căn cứ dầu khí và khai thác cảng biển: Dịch vụ kho bãi, các thiết bị nâng, chuyển, vận tải và lao động móc cáp, buộc hàng. Dịch vụ đại lý tàu biển: Dịch vụ cho các tàu ra, vào các cảng tại Việt Nam có liên quan đến công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Dịch vụ ứng cứu sự cố dầu tràn: Dịch vụ trực ứng cứu sự cố dầu tràn tại các khu vực biển có hoạt động khai thác dầu khí hoặc các hoạt động khác liên quan đến dầu khí đảm bảo quy ước bảo vệ môi trường biển. Dịch vụ cho thuê thiết bị khoan: Cho thuê các thiết bị khoan thăm dò, khai thác dầu khí. Dịch vụ khách sạn: Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn phục vụ trong và ngoài ngành dầu khí. Sản xuất kinh doanh sản phẩm nước khoáng Tiền Hải. Dịch vụ kinh doanh nhiên liệu: Bán buôn, bán lẻ nhiên liệu phục vụ công tác dầu khí và các nhu cầu về nhiên liệu của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ kinh doanh vận hành khai thác kho nhiên liệu: Cho thuê bồn chứa nhiên liệu phục vụ hoạt động dầu khí và các thành phần kinh tế xã hội khác. Dịch vụ cơ khí sửa chữa: Sửa chữa thiết bị cơ khí thuỷ bộ và điện lạnh cho các giàn khoan biển. Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, thiết bị chuyên ngành dầu khí cho các nhà thầu dầu khí đang có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Dịch vụ khác. III. Thực trạng công tác xây dựngvà điều hành kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2003. 1.Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh: 1.1.Cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty . 1.1.1.Căn cứ chủ trương đường lối phát triển của Tổng công ty, chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2001-2005. Mục tiêu: - Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả , tăng cường tích luỹ mở rộng sản xuất. - Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng15%/năm, đạt doanh thu 2400tỷ đồng vào năm 2005. Đảm bảo việc làm và ngày càng nâng cao đời sống cán bộ công nhân lao động. - Đẩy mạnh đầu tư cơ sơ vật chất kỹ thuật, con người để đáp ứng được yêu cầu của công tác dịch vụ trong giai đoạn mói. Xây dựng công ty là đơn vị mạnh trong lĩnh vực dịch vụ kĩ thuật và kinh doanh sản phẩm dầu khí. 1.1.2.Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường : Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là nơi quyết định sản xuất cái gì,sản xuất kinh doanh như thế nào,và hàng hoá sản xuất cho ai. Chính vì vậy trong sản xuất kinh doanh phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, đây là khâu quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm. Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ, công ty cũng xem tới các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu thị trường của công ty trong tương lai . + Trong năm 2004 và các năm tiếp theo, ngành công nghiệp dầu khí tiếp tục phát triển với nhiều đề án lớn được triển khai cả trong nước và mở rộng ra nước ngoài, cả trong khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến, tàng trữ kinh doanh sản phẩm dầu khí tạo ra nhiều cơ hội dịch vụ để Công Ty có thể tham gia. Ngoài các dự án đang được thực hiện, sẽ có thêm nhiều dự án lớn được triển khai trong giai đoạn này như đề án khí Nam Côn Sơn, khí Tây Nam , nhà máy lọc dầu Dung Quất … + Thị trường kinh doanh nhiên liệu tiếp tục tăng trưởng bình quân 10% mối năm, với nhu cầu khoảng 10,5 triệu tấn vào năm 2004 và đạt 11-11,6 triệu tấn vào năm 2005. Trong 5 năm 2001-2005, sản phẩm dầu khí tiêu thụ trên thị trường nội địa dự kiến đạt khoảng 50-55 triệu tấn. Sự tăng trưởng của thị trường kinh doanh nhiên liệu tạo điều kiện cho Công ty phát triển kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao. Cụ thể trong năm 2004 công ty dự định sẽ tham gia vào một số dự án lớn của ngành dầu khí Việt Nam *Tham gia cung cấp thiết bị khoan và xây dựng công trình cho các mỏ Rạng Đông, RuBy, Bạch Hổ... *Triển khai đường ống dẫn khí tại nhà máy điện đạm Phú Mỹ. *Cung cấp dịch vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh đó là nhu cầu về các dịch vụ khác như: Cung cấp chuyên gia cho các dự án khoan thăm dò khai thác dầu khí, cho thuê tầu, kho bãi. 1.1.3.Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm qua của công ty. * Công tác triển khai các dịch vụ Dịch vụ tàu thuyền Công tác dịch vụ tàu thuyền trong những năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt cả về chất và về lượng. Công ty tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường cung cấp các tàu dịch vụ, tàu vận chuyển khí hoá lỏng.v.v… chiếm khoảng 90% thị trường tàu dịch và gần 100% thị trường tàu vận chuyển khí hoá lỏng tại Việt Nam. Trong năm 2003 công ty đã thuê 117 lượt tàu cả ngắn hạn và dài hạn với tổng cộng 8145 ngày thuê, thời điểm cao nhất tới 34 tàu. Đội tàu 20 chiếc của công ty được khai thác với hệ số khai thác cao nhất trong đó có nhiều tàu như: Mimosa, An Bang, Việt gas, Hồng Hà gas hoạt động suốt 365 ngày. Công ty đã phát triển mạnh mẽ dịch vụ lắp đặt và xây dựng công trình biển, năm 2001 lần đầu tiên công ty đã cung cấp thành công tàu giải ống KP1 cùng các thiết bị phụ trợ như thiết bị lặn sâu, sà lan vận chuyển ống cho VSP thực hiện dự án giải ống Dạng Đông - Bạch Hổ mang lại doanh thu 150 tỷ đồng, tham gia vận chuyển ống cho dự án Nam Côn Sơn của BP … công ty cũng đã được JVPC trao gói thầu giải ống cho mỏ Dạng Đông. Năm 2003 trị giá 16 triệu USD và công ty Lundin trao gói thầu lắp đặt chân đế tại Malaysia năm 2002 - 2003 trị giá cần 20 triệu USĐ. Bên cạnh đó dịch vụ khảo sát địa chất công trình ROV với 65 tỷ đồng doanh thu mang lại cùng những hợp đồng dài hạn đã ký, cơ sở bảo dưỡng ROV tại Vũng Tàu đã được đưa vào hoạt động, khẳng định dịch vụ này là những dịch vụ đầy hứa hẹn và triển vọng của PTSC trong thời gian tới. Tuy nhiên tỷ trọng cầu thuê ngoài trên tàu công ty quá lớn (511/256 tỷ) cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng tàu dịch vụ PTSC và phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài của loại hình dịch vụ này. Dịch vụ cung ứng lao động kỹ thuật Việc cung ứng lao động kỹ thuật, chuyên gia chuyên ngành trong và ngoài nước cho văn phòng các nhà đấu thầu khí hoạt động tại Việt Nam, căn cứ dịch vụ dầu khí, tiếp tục được duy trì. Dịch vụ cung ứng lao động kỹ thuật cho các tàu FPSO/FSO, giàn khoan, tàu dịch vụ, tàu công trình trong mỗi năm cũng đạt nhiều thắng lợi với hơn 65000 ngày công đã được cung cấp và mang lại doanh thu từ 40 - 50 tỷ đồng. Mặc dù việc cung cấp lao động kỹ thuật mang lại tỷ trọng doanh thu không lớn nhưng tạo ra công ăn việc làm ổn định cho một số lớn lao động và là môi trường thuận lợi để đào tạo cán bộ kinh tế kỹ thuật cho công ty. Dịch vụ căn cứ Cảng Do được Công ty tập trung đầu tư bổ xung trang thiết bị nâng hạ, phương tiện vận chuyển, kho bãi, nhà văn phòng để tăng năng lực dịch vụ cho căn cứ cảng hạ lưu Vũng Tàu, vì vậy mà trong 5 năm gần đây, căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu đã được khai thác tốt cung cấp dịch vụ cho các nhà thầu chính và khác nhau. Đặc biệt năm 2003 cung cấp dịch vụ cho 13 nhà thầu chính và 39 nhà thầu phụ khác nhau, với số lượng tàu ra vào cảng trong năm là 960 lượt, đạt doanh thu 77 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty đã triển khai dịch vụ căn cứ tại Hải Phòng, Đà Nẵng, phục vụ cho chương trình khoan của PIDC và OMV tại Bắc Bộ, triển khi hợp đồng khai thác và quản lý Cảng Dung Quất cho Vietross đồng thời tích cực chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng Đạm và dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Mỹ, cảng dịch vụ khí - điện-đạm Cà Mau. Đến nay, Công ty PTSC đã trở thành một đơn vị lớn về kinh doanh các căn cứ cảng tại Việt Nam. Dịch vụ cho thuê thiết bị khoan, Dịch vụ cơ khí sửa chữa và kiểm định thiết bị khoan, dịch vụ ứng cứu sự cố dấu tràn được khai thác tố, nâng cao uy tín dịch vụ và mang lại doạnh thu đáng kể cho Công ty. Với uy tín va kinh nghiệm dịch vụ của mình, năm 2001 lần đầu tiên công ty đã dc Tổng công ty và công ty PIDC tin tưởng trao thầu khoan tại Đồng bằng Bắc Bộ. Dịch vụ chế tạo, xây lắp công trình dầu khí Kinh nghiệm qua việc thực hiện thành công các công trình TPS, LQ 140 chỗ cho VSP đã tạo tiền đề quan trọng trong việc phát triển dịch vụ chế tạo, xây dựng công trình dầu khí - hàng hải của Công ty PTSC. Trong năm 2001, Công ty đã thành lập Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải và đang từng bước xây dựng cơ sở chế tạo cơ sở chế tạo công trình dầu khí - hàng hải tại căn cứ Hạ Lưu Vũng Tàu. Bằng khả năng và sự nỗ lực của mình, Công ty đã thi công thành công công trình trạm nén tăng áp của nhà máy xử lý khí dung cố trị giá gần 10 triệu USD và đang tham gia liên doanh triển khai dự án thi công xây dựng trạm bơm, kho Condensate cùng đường ống công nghệ, thiết bị điều khiển kèm theo cho BP/PVGC. Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu công trình lớn như: gói thầu số 1 - chế tạo, lắp đặt phần thượng tầng giàn công nghệ trung tâm và gói thầu xây lắp giàn khoan của dự án PM3, gói thầu số 4 - Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chế tạo Topside cho dàn khai thác S1, giàn ép và chế tạo LQ cho JVPC. Dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị chuyên ngành dầu khí Công ty đã thiết lập được mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị chuyên ngành dầu khí nổi tiếng. Cùng với kinh nghiệm và khả năng dịch vụ của mình, công ty đã cung cấp hàng chất lượng tới tận nơi, kịp thời, tiện lợi, giá cả cạnh tranh phục vụ công tác thăm dò khai thác của các Công ty dầu khí tại Việt Nam. Dịch vụ này cũng rất phát triển, mỗi năm đạt doanh số trên 100 tỷ đồng. Việc kinh doanh dịch vụ hạ nguồn gồm kho trung chuyển các sản phẩm dầu khí theo nhiệm vụ Tổng công ty giao được triển khai đúng tiến độ. Hiện nay công ty đã hoàn thành việc đầu tư và đưa vào kinh doanh, khai thác 17 trạm kinh doanh nhiên liệu và có 3 trạm hợp tác kinh doanh tại các tỉnh, thành phố, 1 kho chứa 500m2 tại Hải Phòng và đang thi công xây dựng kho trung chuyển tại Liên Chiểu - Đà Nẵng. Đón trước nhu cầu và xu hướng dịch vụ phục vụ khai thác sắp tới, trong năm 2001, 2002, 2003 công ty cũng đã mạnh dạn phối hợp với đối tác nước ngoài phát triển dịch vụ vận hành và bảo dưỡng công trình khai thác dầu khí (O&M). Tuy mới triển khai dịch vụ O&M nhưng công ty đã trúng thầu và chuẩn bị triển khai thực hiện dịch vụ O&M cho BP trị giá 5 triệu USD và được JVPC lựa chọn đàm phán để cung cấp dịch vụ này. Đây là loại hình dịch vụ mới, có trình độ kỹ thuật cao, hợp đồng dài hạn, sử dụng rộng rãi lực lượng công nhân kỹ thuật khai thác mà Công ty đã phát triển trong quá trình cung cấp lao động cho các tàu FSO/FPSO cũng như cơ sở hậu cần, Xưởng cơ khí O&M của PTSC tại căn cứ dịch vụ dầu khí Vũng Tàu cùng cơ sở của các đơn vị bạn như PVGC, PVTC, sắp tới, Công ty sẽ tập trung phát triển loại hình dịch vụ này phục vụ cho các khách hàng sắp chuyển sang khai thác như Cửu Long JOC, Unocal… Để thực hiện khối lượng dịch vụ lớn như trên trong điều kiện cơ sở vật chất con người của mình còn hạn chế, Công ty đã chủ động tăng cường hợp tác, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành như VSP, PVECC, PVICCC, VISAL… cũng như với các đối tác nước ngoài để nâng cao khả năng dịch vụ, tăng thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường, đặc biệt là tham gia các dự án lớn. Hợp tác với xí nghiệp liên doanh VSP và các công ty nước ngoài, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu gói số 4 nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án dịch vụ chế tạo, lắp đặt công trình khai thác dầu khí cho Lundin trong đề án phát triển mỏ PM3… Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2000-2003.Một số chỉ tiêu đã thực hiện được trong các năm qua : Hình 4: Một số chỉ tiêu thực hiện qua các năm Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Doanh thu (tỷ đồng) 1718 1886 2923 3008 Lợi nhuận (tỷ đồng) 108 147 188 140.8 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 125 194 213 205.3 Lao động (ngư\ời) 1511 1796 2198 2067 Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Phân tích: Các chỉ tiêu của công ty các năm tăng không ngừng. Về doanh thu so với năm 2000 thì năm 2003 đã tăng nhiều hơn 1290 tỷ đồng về số tương đối tăng 74,8%. Nộp ngân sách tăng 80,3 tỷ đồng với số tương đối là 63,6% lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2000 là 32,8 tỷ đồng, với số tương đối tăng 30,3%. Số lao động tăng lên 556 người Như vậy công ty đã lớn mạnh không ngừng nhất là năm 2002 công ty đã tăng doanh thu so với năm 2001 là 1037 tỷ đồng qua đó công ty vững bước các kế hoạch đề ra và khẳng định là công ty mạnh trên thị trường cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí. 1.1.4.Căn cứ nguồn lực của công ty và tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Tổng giá trị tài sản của công ty hiện nay gần 100 triêu USD. Doanh thu không ngừng tăng qua các năm.Điều đó chứng tỏ công ty là đơn vị mạnh của nghành dầu khí. Đội ngũ cán bộ quản lí và lao động kĩ thuật ngày cành trưởng thành, hệ thống quản lí ngày càng hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế , đáp ứng trước yêu cầu cao của các công tydầu khí quốc tế cung như khách hàng trong nước. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí – một ngành đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh để có thể đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại. Do vậy, Công ty hiện có một nguồn vốn lớn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nhanh, cân đối và phù hợp với sự phát triển cao của công ty hiện nay. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty được thể hiện trong bản sau: Hình 5: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản (Đơn vị : triệu đồng) Năm Loại 2001 2002 2003 A. Tài sản – TSLĐ - TSCĐ B. Nguồn vốn - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu C. Vốn CSH/Nợ phải trả 488.154,4 249.629,24 238.525,16 488.154,4 131.898,57 356.255,83 270,1 561.293,7 257.959,1 303.334,6 561.293,7 167.759,76 393.533,94 234,6 888.702,6 503.761,86 384.940,74 888.702,6 397.172,0 490.990,6 123,5 Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán Như vậy ta thấy Công ty có một nguồn lực tài chính vững mạnh và có quy mô lớn. Qua mỗi năm, nguồn vốn của Công ty lại tăng lên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 327.409 triệu đồng, tương ứng tăng 58%. Các nguồn vốn cân đối đầu tư vào tài sản cố định phù hợp, chính điều đó giúp cho công ty ngày càng phát triển. * Về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 A. Tổng vốn Kinh doanh - Vốn NSNN - Vốn tự có bổ sung - Vốn khác B. Tổng vốn đầu tư đổi mới CN, XD mới… - Vốn NS cấp - Vốn tự có bổ sung - Vốn khác 160.494 88.852 71.456 117 68.071 31.858 36.213 165.402 88.606 76.619 177 85.066 37.000 47.648 418 199.700 88.556 105.036 6.108 103.020 23.500 45.315 268.105 129.487 125.750 12.868 157.398 5.540 41.543

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1293.doc
Tài liệu liên quan