Chuyên đề Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ . 3

I. Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch thương mại - dịch vụ - du lịch. 3

1. Khái niệm về thương mại dịch vụ. 3

1.1 Khái niệm về thương mại. 3

1.2 Khái niệm về dịch vụ. 3

2.Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. 4

2.1. Khái niệm về quy hoạch: 4

2.2. Khái niệm về kế hoạch: 4

II. Vai trò của quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại đối với kinh tế địa phương. 4

1. Vai trò của thương mại dịch vụ đối với các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. 5

2. Vai trò trong việc phân phối các nguồn lực. 6

3. Tác động của thương mại đối với các ngành khác của nền kinh tế. 7

4. Kích thích nhu cầu và tạo ra các nhu cầu mới . 7

5. Vai trò góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. 8

6. Quy hoạch và kế hoạch có vai trò định hướng cho sự vận động của thị trường theo những mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. 9

III. Nội dung và quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ. 9

1. Sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch và kế koạch phảt thương mại dịch vụ. 9

1.1. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức . 10

1.2. Những khuyết điểm của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. 10

1.3. Khả năng phân phối các nguồn lực. 11

1.4. Quy hoạch và kế hoạch là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý,điều tiết thị trường và thương mại. 11

1.5. Quy hoạch và kế hoạch có tính định hướng 12

2. Nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại của kinh tế địa phương. 13

2.1. Nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại trong 5 năm. 13

2.2 Nội dung quy hoạch và kế hoạch hàng năm . 14

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN CHẤN 15

I .Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch trong những năm qua. 15

1. Tình hình phát triển thương mại dịch vụ . 15

2. Tình hình phát triển du lịch. 25

II. Đánh giá những tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch tại huyện văn chấn. 29

1. Thị trường ngoài nước 29

2.Thị trường trong nước và ở địa phương: 29

III. Những chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển thương mại - dịch vụ - du lịch dã được ban hành và tác động của nó đối với kinh tế địa phương . 31

1. Một số chính sách thương mại được áp dụng tại địa phương. 31

1.1. Chíng sách bảo hộ 31

1.2. Chính sách mặt hàng 32

1.3. Chính sách thị trường 32

1.4. Chính sách kích cầu 32

1.5. Chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh yên bái. 32

1.6. Các chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài 35

2. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái trong những năm đầu thế kỷ 21. 37

3. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 40

3.1. Hoạt động thương mại : 40

3.2. Định hướng phát triển du lịch. 41

4. Mục tiêu phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 43

4.1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 43

4.2. Xuất nhập khẩu: 43

4.3. Quy hoạch mạng lưới chợ 43

4.4. Phát triển du lịch 44

IV. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy hoạch kế hoạch phảt triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 44

1. Một số biện pháp thực hiện. 44

1.1 Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu 44

1.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh nội tỉnh. 46

1.3 Đối với phát triển du lịch. 47

1.4 Công tác quản lý thị trường. 48

2. Một số kiến nghị. 48

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và gian lận thương mại tại tỉnh yên bái: Công tác quản lý thị trường được củng cố tăng cường, tập trung vào nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất, chủ yếu là chống nhập lậu hàng hoá từ trung quốc và buôn bán vận chuyển lâm sản tráI phép ( gỗ pơ mu). Lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và xử lý hàng ngàn vụ vi phạm, cụ thể: năm 2001 kiểm tra 3.157 vụ, xử lý 2.186 vụ, thu nộp ngân sách 1,84 tỷ đồng ; năm 2004 kiểm tra 1.463 vụ, xử lý 1089 vụ, trong đó số vi phạm quản lý lâm sản trái phép 48 vụ, buôn lậu 454 vụ, vi phạm chất lượng hàng hoá 23 vụ …thu nộp ngân sách trên 5 tỷ đồng, góp phần làm lành mạnh thị trường lưu thông hàng hoá, bảo vệ lợi ích thiết thực của người sản xuất và người tiêu dùng. + Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân: Nhìn chung trình độ phát triển thương mại - du lịch còn bất cập trước những đòi hỏi của việc hình thành một thị trường lưu thông hàng hoá dịch vụ theo hướng văn minh tiên lợi và yêu cầu của qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa thiếp lập được mối liên kết bền chặt giữa các cơ sở sản xuất với các nhà kinh doanh và giữa các nhà kinh doanh với nhau, để hình thành hệ thống lưu thông ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triểnvà hướng dẫn tiêu dùng, nhất là thị trường vùng nông thôn ,vùng cao. Việc tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư, gắn thu mua tiêu thụ nguyên liệu nông sản còn kém, giá cả đôI khi bất lợi cho người sản xuất. Chất lượng hàng hoá dịch vụ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh thương mại còn thấp, tình trạng buôn lậu thương mại chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, có mức vốn thấp, tầm hoạt động hạn chế, còn gặp khó khăn trong xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ; quản lý nhà nước về thương mại - thị trường thiếu sự quy hoạch cụ thể trong từng những lĩnh vực nghành hàng, từng thị trường, nhất là vấn đề xử lý thông tin, dự báo thị trường; công tác xúc tiến thương mại đã được quan tâm nhưng chưa đap ứng được nhu cầu ; trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập thị trường quốc tế; hoạt động du lịch trong điều kiện hạ tầng phục vụ khách du lịch còn thấp kém ,hầu như mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ ăn nghỉ của khách, hoạt động lữ hành còn rất ít, hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách du lịch chưa phát triển. Nguyên nhân : trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Trong giai đoạn phát triển đã qua, các doanh nghiệp mới quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới đầu vào, chưa coi trọng yếu tố đầu ra. Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại - du lịch đã được xây dựng nhưng chất lượng hạn chế và còn thiếu các quy hoạch chi tiết đối với các ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại du lịch đầu tư xây dựng còn chậm. * Đánh giá hoạt động của các lĩnh vực, các tổ chức thương mại. -Về hoạt động xuất khẩu : Hoạt động trên địa bàn huyện những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2004 các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã sản xuất và xuất khẩu được gần 6 ngàn tấn chè đen, chè xanh. Dự báo năm 2005 sẽ tăng lên 10%. Thương mại giúp cho sản xuất nông nghiệp, các đơn vị các công ty chè và các hộ gia đình tiêu thụ được sản phẩm. Được xác định là sản phẩm, vùng kinh tế mũi nhọn của huyện, tuy nhiên do thị trường luôn biến đổi và cạnh tranh gay gắt nên một số namư hangd hoá xuất khẩu còn hạn chế, giá cả thấp, chưa chủ động thích nghi với thị trường thế giới, vì vậy ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động và các đơn vị tham gia xuất khẩu. Xuất khẩu trong tỉnh tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt tốc đọ tăng trưởng bình quân là 6,8%/năm ; năm 2001 đạt 13,2 triệu USD; năm 2004 đạt 16,8 triệu USD; năm 2005 đạt 20 triệu USD tăng 51,5% so với năm 2001. Trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp năm 2001 là 3,4 triệu USD; năm 2004 là 7,3 triệu USD; năm 2005 là 8,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 42,5% tăng 2,5 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2001. Hiện nay thị trường xuất khẩu đã được mở rộng sang 18 nước và vùng lãnh thổ. - Về nhập khẩu hàng hoá: Hàng tiêu dùng, vật tư máy móc tiêu thụ còn kém, do nhu cầu mua sắm và sử dụng chưa cao, các đơn vị ít vốn đầu tư thay thế. Mặt khác chaats lượng hàng hoá trong nước, hàng liên doanh rất phổ biến có chất lượng cao, chế độ ưu đãI về thuế nhập khẩu vẫn còn, nên việc nhập khẩu tiêu thụ hàng hàng hoá ,vật tư trên thị trường bị ảnh hưởng phần nào. Nhập khẩu của tỉnh chủ yếu là vật tư, thiết bị phục vụ cho các dự án đầu tư cho sản xuất, liên doanh trên địa bàn, giá trị hang nhập khẩu giai đoạn năm 2001 - 2005 là 9 triệu USD. - Cung cấp hàng hoá cho vùng sâu, vùng xa: Được xác định là vùng kinh tế kém phát triển của huyện, thị trường chủ yếu tự cung, tự cấp. Trong 10 năm qua ngành thương mại đã thực hiện tốt theo cơ chế điều tiết thị trường, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của đồng bào các dân tộc. Cùng với sự phát triển và đầu tư hạ tầng cơ sở kết hợp các chính sách ưu tiên hỗ trợ của nhà nước, các xã vùng sâu vùng xa của huyện trong những năm qua dã có nhiều đổi thay, cuộc sống vật chất, tinh thần và nhu cầu tiêu dùng đã được nâng lên đáng kể .Các mặt hàng chính sách trợ giá, trợ cước về sản phẩm và tiêu thụ hàng hoá như: Trợ giá, hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp, chăm nuôi gia súc, chương trình định canh định cư ổn định cuộc sống, chương trình 135 do các cơ quan, phòng ban, các tổ chức của huyện đảm nhiệm thực hiện nhằm hỗ trợ theo chính sách của nhà nước đối với đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao. Theo đánh giá hàng năm việc cung cấp hàng hoá, đầu tư xây dựng cho vùng này là rất lớn và hiệu quả, phù hợp yêu cầu phát triển theo chủ trương, chính sách chung của Nhà nước. Ngoài ra mạng lưới thương mại tư nhân hoạt động cung cấp hàng hoá đến các vùng sâu vùng xa là ổn định, kịp thời. Hơn nữa cần phải nói đến nhu cầu tự mua bán, trao đổi của nhân dân với các vùng lân cận và các khu vực kinh tế phát triển. - Dự trữ, điều tiết hàng hoá và thực trạng cạnh tranh thương mại giữa các tổ chức: Theo quy luật lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động cạnh tranh có sự quản lý của nhà nước. Trong giai đoạn năm 1995 -2000 vai trò của thương mại quốc doanh được xác định là chủ đạo, hoạt động trên địa bàn là côngty thương nghiệp tổng hợp II Yên Bái với nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, đã đáp ứng được tương đối nhu cầu của người sản xuất . Việc dự trữ, điều tiết luân chuyển hàng hoá trên thị trường 10 năm qua của các lĩnh vực các tổ chức là rất lớn. Ước tính thương mại quốc doanh và hợp tác xã đảm nhiệm cung cấp khoảng 40% dự trữ, điều tiết hàng hoá, phần còn lại do các cá nhân, tổ chức tư nhân cung cấp, phân phối trên thị trường, doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chủ động đã giảm đáng kể. Tuy nhiên cũng không làm ảnh hưởng đến việc điều tiết lưu thông hàng hoá, giá cả thị trường không có biến động lớn, hàng hoá luôn phong phú đa dạng, chỉ số giá cả tiêu dùng giữ được ổn định, đã có nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mức tiêu thụ cao, tạo tâm lý tốt trong tiêu dùng hàng việt nam . - Thực trạng cạnh tranh trong thương mại : Về nguyên lý, xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại thị trường trong nước và thế giới sez tạo ra các cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp, các đơn vị tham gia kinh doanh củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức từ đó nâng cao sức cạnh tranh và phát triển lâu dài. Khi hệ thống được tự do hoá, mọi lực cản, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì áp lực cạnh tranh ngày cành quyết liệt hơn. Đối với huyện văn chấn những năm qua thực trạng cạnh tranh trên thị trường diễn ra âm thầm và quyết liệt giữa các cửa hàng, công ty của nhà nước với các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia kinh doanh tại huyện. Vai trò của nhà nước đối với cạnh tranh: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cần thiết đối với các cá nhân, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, … thông qua việc hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hoáng và các chính sách hỗ trợ khác, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thương mại dịch vụ và có sự cạnh tranh lành mạnh. Đối vứi chính quyền huyện không can thiệp và ngăn sông cấp chợ, mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh, thị trường luôn ổn định, áp dụng các quy chế quản lý để điều tiết thị trường, kiên quyết chống lại các hành vi vi phạm và gian lận thương mại, đảm bảo cạnh tranh công bằng. * Các nhận định tổng quát có thể rút ra từ thực trạng. - Những mặt đạt được và những cơ hội cần khuyến khích: Trong những năm qua với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ câú kinh tế của huyện, hoạt động thương mại dịch vụ đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng, tạo lập nên mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng luôn giữ được mức ổn định, điều tiết thị trường phục vụ nhân dân các dân tộc trong huyện, đạt được những mục tiêu hàng năm. Mức độ tăng trưởng bình quân 10% /năm. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng nghành nghề, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, bước đầu đã được huy động các nguồn lực về vốn, trình độ quản lý, tiếp thị, tư duy kinh doanh được nâng lên đáp ứng yêu cầu đạt ra. Khối lượng hàng hoá được tăng lên liên tục, các mặt hàng các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Mạng lưới thương mại phát triển sâu rộng đảm bảo cung cấp đủ vật tư hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Cơ sở vật chất tong bước được cải tạo, đầu tư xây dựng mới như: các cửa hàng, điểm bán hàng, đại lý, các chợ nông thôn hoạt động hiệu quả và từng bước thực hiện đề án quy hoạch, chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quyết định của tỉnh. Đạt được những thành quả trên là nhờ các yếu tố hoạt động thương mại sau: các nguồn lực lao động, đất đai, thị trường của huyện khá dồi dào có khả năng để khai thác phát triển kinh tế, cơ chế chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, các hộ gia đình hoạt động. Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra kha năng mở rộng thị trường, tân dụng các ưu đãi về đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghệ trong sản xuất kinh doanh. - Các hạn chế thách thức : Qui mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ bé, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, qĩu tiêu dùng sức mua hàng năm tăng chậm, cơ cấu tích luỹ và tiêu dùng có tăng nhưng chưa được cải thiện đáng kể, năng lực cạnh tranh, tiếp thị còn nhiều hạn chế. Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực thương mại dịch vụ hạn hẹp, chưa phát huy được hiệu quả thế mạnh và thuận lợi giữa các vùng, các ngành trong huyện. Dự báo hàng hoá xuất khẩu sẽ ổn định và tăng nhưng nhu cầu về chất lượng, năng lực quản lý sản xuất, cạnh tranh đòi hỏi phải đổi mới không ngừng. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, sản phẩm chỉ là sơ chế, bán thành phẩm và phải xuất qua trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, một số công ty, đơn vị kinh doanh còn thua lỗ … Đây là những khó khăn mà ngành thương mại huyện phải đối mặt và tìm hướng giải quyết. 2. Tình hình phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch qua các thời kỳ: Trong vòng thời gian 10 năm qua du lịch của huyện chưa thực sự phát triển so với tiềm năng hiện có, ngành du lịch hoạt động còn mang tính tự phát, chưa có sự chủ động, hoạt động đơn thuần, kết hợp tham quan ,công tác ... chủ yếu là khách du lịch trong nước, chưa có chương trình tua du lịch, sản phẩm du lịch cụ thể, chưa mang lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách. Nguồn thu thì không đáng kể. Đầu năm 2005 tỉnh Yên Bái phối hợp đăng cai tổ chức năm „Du lịch về cội nguồn“ của 3 tỉnh : Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của các tỉnh tây bắc. Huyện Văn Chấn đã tổ chức thực hiện theo chương trình đạt hiệu quả tại 14 điểm khách đến, bước đầu tạo điểm nhấn quan trọng trong hoạt động du lịch tại địa phương, đã ddược tỉnh đánh giá cao gồm các loại hình du lịch mang tính văn hoá như: Du lịch lễ hội, du lịch văn hoá ẩm thực, du lịch sinh thái ... qua đó đã giới thiệu các sản phẩm du lịch, một số tuyến đã được đưa vào chương trình du lịch của tỉnh như: Tua du lịch Yên Bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ ; tua du lịch Yên bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ - bản Thái cổ. Tạo cơ hội thuận lợi, ấn tượng để giao lưu hợp tác, đầu tư, tạo bước đột phá cho du lịch của huyện . - Đánh giá chung về loại hình du lịch hiện nay: Các điểm du lịch phần lớn ở dạng tiềm năng, hoặc đã khai thác nhưng chưa hiệu quả. Việc đưa điểm du lịch tuyến du lịch gặp nhiều khó khăn bởi thiếu đồng bộ, chưa phát huy được lợi thế về các sản phẩm đặc trưng, khách đến chỉ đơn thuần là tham quan chưa có các hoạt động khác, thiếu cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí ... Các tuyến du lịch đã tạo được sự chú ý của các hãng lữ hành nhưng số lượng đến chưa nhiều, mặt dù cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... tại các điểm đến tương đối thuận lợi . - Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tác động đến du lịch: Ngoài các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng cũng góp phần quan trọng đến du lịch. Hiện nay chưa dáp ứng đầy đủ và hiệu quả như: đường giao thông, khu giải trí, nghỉ ngơi...số lượng nhà nghỉ, khách sạn còn ít, chất lượng đầu tư chưa cao. Theo thống kê toàn huyện có 3 nhà nghỉ, nhà khách với khoảng 30 phòng, chủ yếu chất lượng bình dân và trung bình. - Đánh giá các hoạt động cụ thể : Thu hút khách tham gia du lịch là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động marketing du lịch thông qua sở thương mại - du lịch giới thiệu cho du khách biết, hiểu về điểm du lịch, tua du lịch cần đến và các sản phẩm du lịch của huyện. Hoạt động du lịch hiệu quả phải đảm bảo thu hút được khách thường xuyên liên tục,kinh doanh thể hiện trên số phòng, buồng luôn được khách hàng nghỉ và lựa chọn. Do loại hình kinh doanh còn mới nên hoạt động du lịch vẫn chỉ tự phát, du khách kết hợp công tác tham quan. Vì vậy thời gian du khách lưu trú cũng hạn chế. Khách sạn nhà nghỉ còn thiếu, điều kiện phục vụ nhu cầu của khách hàng còn thấp, điểm đén còn khá mới mẻ đối với khách, hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện . - Những mặt đạt được và các cơ hội phát triển: Thông qua du lịch chúng ta đã giới thiệu quảng bá, phát tờ rơi, kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tạo cơ hội phát triển kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo. Khơi dậy các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, văn hoá dân tộc... kết hợp hài hoà vơi tham quan du lịch nhằm duy trì bảo tồn các bản sắc dân tộc như:“ tuần lễ hương về cội nguồn „ năm 2005 do huyện tổ chức tại 14 điểm du lịch, lễ hội từ ngày 17- 23/2/2005 được đông đảo quần chúng nhân đân ủng hộ, được tỉnh đánh giá cao, tạo khởi đầu tốt về hoạt động du lịch theo định hướng phát triển chung của tỉnh. - Những khó khăn và thách thức: Khó khăn bước đầu là đầu tư huy động vốn xây dựng các khu du lịch tại một số điểm du lịch có tiềm năng như: khu du lịch sinh thái tắm suối nước nóng chữa bệnh tại bản Bon xã Sơn A, bản Hốc xã Sơn Thịnh. Tham quan, giải trí, khám phá du lịch chủ yếu phục vụ du khách trong nước, xuất phát khởi điểm chậm, sự cạnh tranh giữa các điểm du lịch có cùng loại hình du lịch ngày càng lớn nên hoạt động thu hút khách sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do nhận thức và hành động của con người trong quá trình tham gia, tác động tới du lịch còn tồn tại, ảnh hưởng đến môi trường du lịch và du khách. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước hạn hẹp, tiến độ khoa học công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm kinh doanh du lịch mới mẻ, hạ tầng cơ sở con thiếu thốn. - Du lịch của tỉnh : du lịch tỉnh Yên Bái bước đầu được quan tâm cảu các bộ ngành trung ương, tỉnh đang tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đểhình thành một ssó khu, tuyến, điểm du lịch sinh thái, văn hoá lễ hội. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Năm 2001, toàn tỉnh có 18 sở lưu trú, đón và phục vụ được 61 ngàn lượt khách, doanh thu đạt 12 tỷ đồng; năm 2004 có 41 cơ sở lưu trú, đón và phục vụ 105 ngàn lượt người doanh thu đạt 26 tỷ đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 45 cơ sở lưu trú, tăng 2,5 lần so với năm 2001, trong đó có 4 cơ sở đạt 2 sao, 3 cơ sở đạt 1 sao, quy mô 700 phòng với 1.330 giường nghỉ, có gần 400 trăm lao động phục vụ trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ. Mục tiêu năm 2005 ngành du lịch tỉnh yên bái đón và phục vụ 130 ngàn lượt khách, tăng 2,1 lần so với năm 2001 trong khách quốc tế là 11.000 lượt, khách nội địa là 119.000 lượt, doanh thu đạt 32,5 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2001. Đã hoàn chỉnh dự án quy hoạch chi tiết khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà và đang triển khai xây dựng. Khu du lịch trung tâm này co quy mô 206 ha gồm 5 khu chức năng chính : khu đón tiếp, khu thương mại dịch vụ công cộng, khu nghi sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu thể thao sân gôn. Tổng vốn đầu tư cho khu du lịch này là 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra còn hai dự án khu du lịch đang được gấp rút thực hiện đó là : Dự án xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Nghĩa An - Nghĩa Lộ ; dự án làng nghề tranh đá quý xã Tân Lĩnh - Lục Yên. Hai dự án làng nghề gắn với du lịch đang được triển khai xây dựng theo hướng nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân địa phương tham gia đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề để có sản phẩm phục vụ khách du lịch.Tỉnh yên bái đã khảo sát quy hoạch khu du lịch sinh thái Suối Giàng ( Văn Chấn) và khu du lịch lịch sử sinh thái nam Trấn Yên. Đặc biệt năm 2005, ba tỉnh : Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai đã phối hợp tổ chức thành công chương trình du lịch về cội nguồn, để gây ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh đất nước con người yên bái với du khách trong và ngoài nước. Tập trung tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch thông qua chương trình truyền hình trung ương và địa phương, xây dựng các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tổ chức lớp đào tạo về nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, đại học du lịch chuẩn bị nguồn nhân lợc có trình độ phục vụ lâu dài. * Sơ đồ cơ cấu tổ chức II. Đánh giá những tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch tại huyện văn chấn. 1. Thị trường ngoài nước Tăng cường mở rộnh quan hệ quốc tế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm do người dân sản xuất ra. Hàng xuất khẩu của huyện trong những năm tới là sản phẩm chè, long nhãn… nhu cầu thị trường ngoài nước rất rộng lớn, đòi hỏi khắc khe về chất lượng. Hiện nay chè đen, chè xanh sản xuất tại huyện văn chấn chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian là chính. Năm 2004 thực hiện được gần 6 ngàn tấn, dự báo 2005 sẽ tăng lên 6,5 ngàn tấn chè xuất khẩu, ước các năm tiếp theo sẽ tăng lên từ 5%- 10%/năm. Vì vậy còn đầu tư xây dựng các thương hiệu sản phẩm mới, giống chè mới chất lượng có tiềm năng xuất khẩu, giao lưu xúc tiến thương mại, mở rộng và ổn định thị trường truyền thống . 2.Thị trường trong nước và ở địa phương: -Đối với một số sản phẩm đặc trưng, đặc sản chủ yếu của huyện liên quan đến nhu cầu tiêu thụ trong nước, giữa các vùng, địa phương và vùng lãnh thổ nhu cầu ngày càng tăng do đời sống vật chất được nâng lên, dân số tăng, thông tin liên lạc phát triển, nhu cầu hưởng thụ sản phẩm mới có chất lượng như: Đồ dùng điện tử, điện lạnh, chè gạo, điện thoại, máy vi tính …có khả năng tăng lên. Ngoài phần sản xuất để tiêu dùng các sản phẩm đặc sản chủ yếu cần có thương hiệu, nâng cao chất lượng để đảm bảo tiêu thụ và cạnh tranh chiếm lĩnh trên thị trường. Dự báo trong các năm tới thương hiệu sản phẩm gạo nếp Tú Lệ có mặt trên thị trường các tỉnh, thành phố phía bắc. -Các xu hướng tiêu dùng và các nhu cầu mới xuất hiện: Ngoài các xu hướng tiêu dùng phổ thông, các xu hướng tiêu dùng hàng hoá nhiều chức năng công cụ phù hợp với điều kiện của một bộ phận người lao động tăng, theo quy luật là luôn hướng về cái mới. Đời sống tiêu dùng và nhu cầu hưởng thụ trong tầng lớp dân cư, phân hoá giàu nghèo sẽ có nhu cầu hưởng thụ khác nhau. Huyện văn chấn các hộ nghèo, hộ trung bình chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp này luôn muốn khá lên do vậy nhu cầu song dụng nhiều mặt hàng mới là tất yếu, họ đang tích cực sản xuất kinh doanh dddeer mua sắm thay thế các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Với tầng lớp dân cư có thu nhập khá và giàu xu hướng tiêu dùng các mặt hàng cao cấp, đắt tiền có khả năng chững lại vì đồ dùng của họ đã tương đối đầy đủ chỉ khi họ có nhu cầu về sản phẩm cao hơn. Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng lên từ 10- 14% /năm. Trong giai đoạn 2005- 2015 việc mua sắm các sản phẩm lâu bền sẽ giảm, mà tập trung vào các sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều tính năng sử dụng. Qũi mua hàng sẽ tăng lên về tuyệt đối nhưng do trình độ của xã hội và nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần ngày càng cao nên sẽ giảm tương đối. Việc mua sắm ô tô, phương tiện vận chuyển tăng so với hiện tại nhưng phương tiện đI lại vẫn chủ yếu là xe máy và ô tô công cộng . - Các điều kiện tự nhiên cho phảt triển du lịch: Tiềm năng du lịch huyện văn chấn đã được tỉnh xác định có nhiều điểm khu du lịch thuận lợi phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái. Ngoài các tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi trong một quần thể, khu vực thuận lợi, vị trí địa lí, địa hình tương đối thuận lợi, các điểm du lịch cách trung tâm tỉnh không xa khoảng từ 70- 80 km, gần trung tâm huyện và các khu dân cư, thời tiết khí hậu ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt : mùa khô (mùa đông ) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa (mùa hè ) thuận lợi cho du khách đến thăm quan, dự các lễ hội văn hoá, nghỉ dưỡng, tắm nước nóng vào mùa đông ( Sơn A, Sơn Thịnh ), hay nghỉ mát thăm quan khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nghiên cứu văn hoá người Mông, tìm hiểu nguồn gốc cây chè tuyết nghìn năm …và các khu du lịch sinh thái khác. Năm 2004 tỉnh yên bái đã co 105 ngàn lượt khách du lịch, trong đó có 97,6 ngàn lượt khách nội địa và 7,4 ngàn lượt khách quốc tế. Ước tinh năm 2006 sẽ có 160 ngàn lượt khách đến với tỉnh yên bái, dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 350 ngàn lượt người đến thăm quan yên bái. Du klhách đến với yên bái chủ yếu là khách nội địa chiếm 90%, tốc độ tăng trưởng đạt 21,95. Xu hướng phát triển như hiện nay trong những năm tới sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch theo mục tiêu của tỉnh giao 30 ngàn lượt năm 2006 và 58 ngàn lượt năm 2010 khách du lịch đến với huyện văn chấn, dự tinh tốc độ tăng trưởng là 18%. Đối với khách quốc tế dự tính có khoảng 3.000 lượt, thăm quan chủ yếu tai khu du lịch sinh thái Suối Giàng, bản Hốc xã Sơn Thịnh, bản Bon xã Sơn A, và cácđiểm văn hoá lễ hội tại các xã khác . III. Những chính sách ,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển thương mại - dịch vụ - du lịch dã được ban hành và tác động của nó đối với kinh tế địa phương . 1. Một số chính sách thương mại được áp dụng tại địa phương. Huyện Văn Chấn nằm trong một tỉnh miền núi, được trung ương đánh giá là vùng kinh tế kém phát triển, thị trường nhỏ bé, đời sống nhân còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống chính sách được áp dụng tại khu vực miền núi trong nhiều năm qua đã phát huy được tính hiệu quả, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên thông qua rất nhiều chính sách. Đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách bảo hộ về sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao. 1.1. Chíng sách bảo hộ Nhằm ưu đãi, ổn định để phát triển thị trường, hiện đang được áp dụng phù hợp có lợi cho người sản xuất kinh doanh. Bao gồm chính sách ưu đãi đối với người kinh doanh về thuế đất, thuế, tín dụng, để đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp, và các ngành kinh doanh khác. Đối với người dân miền núi, vùng cao nhà nước trợ cước mua bán hàng hoá 9 mặt hàng chính như: Dầu, muối, thuốc chữa bệnh, giấy, vở, mua hàng nông sản, hỗ trợ kinh phí mua công cụ sản xuất, chăm nuôi từ nguồn vốn ngân sách… 1.2. Chính sách mặt hàng Trọng tâm là các mặ hàng sản xuất từ nông nghiệp, sán phẩm cây trồng, vật nuôi luôn được nâng cao về chất lượng và chủng loại, sản lượng lương thực tăng, tạo uy tín tốt cho thương hiệu gạo Mường Lò tiêu thụ trên thị trường. Đối với cây chè là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian gồm sản phẩm chè sơ chế, bán thành phẩm khuyến khích xuất khẩu sang thị trường thế giới . 1.3. Chính sách thị trường Tập trung mọi nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong nền kinh tế. Các thành phần kinh chủ động tìm kiếm thi trường đối tác, thông qua chích sách thị trường thương mại hoạt động mở rộng, ổn định và đa dạng hoá các ngành nghề, sản phẩm. 1.4. Chính sách kích cầu Mở rộng giao lưu hàng hoá làm cho việc lưu thông hàng hoá thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Phát huy các thành tựu, có biện pháp hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường thông qua chính sách kích cầu, giúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc