Chuyên đề Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex trong giai đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CH Ư ƠNG I 2

Những vấn đề lý luận cơ bản của công tác 2

xây dựng kế hoạch Sản xuất – kinh doanh trong Doanh nghiệp 2

I. Tổng quan về kế hoạch Sản xuất – kinh doanh trong Doanh nghiệp. 2

1. Khái niệm chung: 2

2. Đặc trưng của Kế hoạch sản xuất – kinh doanh trong Doanh nghiệp. 4

 3. Các nguyên tắc của Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. 5

4. Chức năng của kế hoạch hoá Doanh nghiệp 9

5. Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp trong nền Kinh tế Thị trường 10

6. Hệ thống kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 14

II. Quy trình Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch. 17

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch 17

2. Quy trình kế hoạch trong Doanh nghiệp 19

 3. Các bước soạn lập kế hoạch 21

4. Phương pháp xây dựng kế hoạch 26

III. Tổ chức công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 27

1. Các nhà Lãnh đạo doanh nghiệp 27

2. Các phòng ban chức năng 28

3. Phòng (ban, nhóm) kế hoạch của doanh nghiệp 28

Chương II 31

Tình hình thực hiện Kế hoạch của Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex (PLC) trong giai đoạn 2001 – 2005 31

I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HOÁ DẦU 31

PETROLIMEX (PLC) 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex. 31

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty. 32

3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. 34

4. Các sản phẩm chính của Công ty 36

5. Thị trường tiêu thụ của Công ty 38

6. Kế hoạch Sản xuất kinh doanh áp dụng tại công ty 39

7. Các chỉ tiêu kế hoạch Sản xuất kinh doanh của công ty 40

II. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005. 41

 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 43

2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 44

3. Kế hoạch lao động tiền lương 47

III. Tình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005. 49

1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 50

2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 53

3. Tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương 58

IV. Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 63

1. Thị trường 63

2. Con người 64

3. Chất lượng, hình ảnh sản phẩm của Công ty 65

4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và kinh doanh 65

5. Đường lối, chính sách và chiến lược phát triển của công ty 66

6. Sự điều tiết của Nhà Nước và chi phối của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) 67

Chương III: Xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex trong giai đoạn 2006 – 2010 69

I. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong thời kỳ Kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010 69

1. Thuận lợi. 69

2. Khó khăn. 70

II. Căn cứ xây dựng kế hoạch của Công ty 70

1. Căn cứ vào nhu cầu thị trường 70

2. Căn cứ vào khả năng, năng lực sản xuất của công ty 71

3. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thời kỳ kế hoạch trước 72

III. Phân tích ma trận SWOT 72

1. Lý do: 72

2. Phân tích ma trận SWOT 73

3. Áp dụng phân tích ma trận SWOT vào Công ty. 75

IV. Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010. 78

1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 79

2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 80

3. Kế hoạch lao động tiền lương 82

IV. Các giải pháp thực hiện 83

1. Giải pháp chung. 83

2. Các giải pháp cụ thể 84

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex trong giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá dầu Petrolimex. Các sản phẩm hoá chất đang kinh doanh như dung môi hoá chất, PU, dầu hoá dẻo, hạt nhựa… nhằm cung cấp cho sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản phẩm có tính đặc thù cao, PLC đã tổ chức một hệ thống kho bể hoá chất độc lập với tổng sức chứa hơn 20.000m3, cùng với các phương tiện chuyên chở chuyên dùng, kết hợp với công nghệ nhập - xuất tự động, đảm bảo kinh doanh an toàn và cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm có uy tín và chất lượng. Trong thời gian tới, PLC sẽ tiếp tục chú trọng triển khai các chương trình đầu tư nâng cấp, xây dựng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất, giúp cho lĩnh vực kinh doanh này không ngừng phát triển. 4.2. Nhựa đường. Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, PLC đã và đang tham gia sản xuất, kinh doanh nhựa đường. Sản phẩm nhựa đường của PLC như nhựa đường đặc, nóng dạng xá, dạng phuy có chất lượng cao, được cung cấp cho các công trình giao thông lớn của đất nước: quốc lộ 1, 5, 18 và các tuyến liên tỉnh. Với hệ thống 5 kho nhựa đường đặc nóng dạng xá loại 60/70 có tổng sức chứa hơn 17.000m3 trải rộng trên toàn quốc, PLC có khả năng cung cấp các sản phẩm nhựa đường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của các công trình với một dịch vụ hoàn chỉnh nhất. Không chỉ thuần tuý là nhà phân phối, PLC cũng đang tích cực đa dạng hoá các hoạt động của mình trên các lĩnh vực đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, cung cấp tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, đảm bảo an toàn môi trường với mong muốn góp phần vào công cuộc kiến thiết cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam đổi mới. 4.3. Dầu mỡ nhờn. Song song với việc kinh doanh mặt hàng chính là xăng dầu, công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex còn phát triển các sản phẩm bổ trợ là các loại dầu nhờn động cơ thông dụng, các loại dầu nhờn công nghiệp, hàng hải, dầu mỡ nhờn đặc chủng. Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex (PLC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dầu mỡ nhờn. Từ 100% các sản phẩm dầu nhờn phải nhập ngoại, đến nay Công ty đã tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, chiếm thị phần từ 21-23% với 2 nhà máy sản xuất dầu nhờn công suất pha chế 25.000 tấn/năm/nhà máy. Đặc biệt, sản phẩm của PLC đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine… Năm 2004, Tổ chức Tiêu chuẩn Ô tô - Xe máy Nhật Bản đã chứng nhận 2 sản phẩm dầu nhờn xe máy Racer SJ và Racer SG của Petrolimex đạt tiêu chuẩn JASO T903: MA. Áp dụng công nghệ pha chế tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, hệ thống các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001, với mạng lưới Tổng đại lý, Đại lý phân phối, Đại lý tiêu thụ vững chắc tại các tỉnh, thành trong cả nước, Petrolimex đảm bảo cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kỹ thuật và bán hàng hoàn hảo, đưa tới khách hàng những chủng loại sản phẩm dầu mỡ nhờn có chất lượng tốt, thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và mang lại hiệu quả kinh tế. Thị trường tiêu thụ của Công ty Hiện tại Công ty đang nỗ lực xây dựng các chiến lược nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tiếp tục đầu tư máy móc, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu những sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước. Thị trường trong nước Đây là thị trường chính của công ty trong những năm qua và trong tương lai công ty sẽ vẫn cố gắng duy trì thị trường tiềm năng này. Đối với sản phẩm dầu mỡ nhờn (sản phẩm chính của công ty) nhãn hiệu RACER đã được thị trường chấp nhận bởi giá cả hợp lý đi kèm với chất lượng đảm bảo. Công ty có thuận lợi rất lớn là sản phẩm RACER được bán trên hệ thống tất cả gồm gần 1500 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên khắp toàn quốc. Nên có thể nói mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp của Công ty là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn giúp Công ty ổn định và phát triển thị trường. Ngoài sản phẩm chính là Dầu mỡ nhờn, thị phần 2 sản phẩm khác của Công ty là nhựa đường và hoá chất cũng ngày càng được mở rộng. Công ty có nhiều chính sách như quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, tổ chức nhiều đợt khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng có giá trị gắn liền với các ngày lễ lớn nhằm thu hút sự quan tâm chú ý hơn nữa của khách hàng tới sản phẩm của công ty. Ví dụ: Năm 2005 chi phí dành cho quảng cáo của sản phẩm dầu nhờn RACER lên đến trên 3 tỷ đồng. Công ty cô gắng duy trì các khách hàng truyền thống với những chính sách như giảm giá hàng bán, quà tặng, khuyến mãi... Một số khách hàng lớn của cộng ty như Tổng công ty đường sắt, Công ty vận tải biển, các công ty xây dựng giao thông... Ngoài những khách hàng lớn, khách hàng chính công ty cũng đang chú trọng tìm đến những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng còn chưa được khai thác. Công ty cũng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi mới của thị trường như nghiên cứu thành công sản phẩm dầu nhờn RACER dành cho xe tay ga hiện đang có xu hướng phát triển rất nhanh. Thị trường nước ngoài Thị trường nước ngoài của công ty hiện chỉ dừng ở trong phạm vi khu vực, một số khách hàng chính của công ty như Lào, Hồng Kông, Singapo, Đài Loan... Tích cực tìm đến các mối quan hệ mới để mở rộng thị trường tiêu thụ hiện là một chiến lược phát triển của công ty. Công ty không chỉ hướng đến thị trường ở phạm vi khu vực mà còn đang cố gắng tiếp cận các thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như EU, Mỹ.... Vì vậy đòi hỏi Công ty phải cố gắng nỗ lực cải tiến sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ở những thị trường khó tính như EU, Mỹ... Kế hoạch Sản xuất kinh doanh áp dụng tại công ty Hiện tại công ty đang áp dụng 2 chỉ tiêu Kế hoạch là Kế hoạch trung hạn và Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp) Kế hoạch trung hạn ( Kế hoạch 5 năm) Kế hoạch 5 năm được Đại hội đồng cổ đông mà cụ thể là Hội đồng quản trị đưa ra. Trong bản kế hoạch này sẽ đưa ra những mục tiêu của Công ty trong vòng 5 năm tới như tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm là bao nhiêu, doanh thu, lợi nhuận như thế nào.... Ngoài ra nó còn đưa ra phương hướng, chiến lược và chính sách phát triển của Công ty trong 5 năm sắp tới. Bản Kế hoạch trung hạn (5 năm) là cơ sở để đưa ra các Kế hoạch cụ thể cho từng năm. Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp) Đây chính là bản Kế hoạch hằng năm. Trên cơ sở bản Kế hoạch 5 năm do Hội đồng quản trị gửi xuống, phòng kinh doanh có nhiệm vụ căn cứ vào thực tế kết quả sản xuất năm trước và kết quả dự báo nhu cầu thị trường cũng như căn cứ vào khả năng, năng lực sản xuất của công ty để xây dựng bản kế hoạch hằng năm. Các chỉ tiêu kế hoạch Sản xuất kinh doanh của công ty Kế hoạch của Công ty được xây dựng dựa trên 3 chỉ tiêu chính như sau: Kế hoạch Sản xuất kinh doanh Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một thành phần quan trọng của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp. Mục đích của bản kế hoạch này là xây dựng hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh là quá trình soạn thảo các kế hoạch và chỉ tiêu quan trọng, các định mức gồm cả định mức tài chính nhằm đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Để chuẩn bị các hành động thương mại cần thiết, thông thường hàng năm doanh nghiệp phải lên kế hoạch (mục tiêu) bán hàng theo từng sản phẩm (nhóm sản phẩm) và theo từng vùng thị trường. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở kết quả của dự báo bán hàng và được điều chỉnh cho phù hợp với các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc lượng hoá các mục tiêu bán hàng trong kế hoạch sẽ cho phép các doanh nghiệp nhận định được cơ hội và thách thức đặt ra cho hoạt động của mình trong năm kế hoạch, và cũng trên cơ sở kế hoạch bán hàng, doanh nghiệp sẽ dự tính các kế hoạch chức năng khác đồng thời dự tính được ngân sách cần thiết cho việc thực hiện các kế hoạch này. Từ những mục tiêu bán hàng hàng năm đã được xác định, doanh nghiệp có thể triển khai cụ thể nhiệm vụ bán hàng thành các mục tiêu theo từng kỳ trong năm (tuần, tháng, quý...) tuỳ theo những đặc trưng trong công tác bán hàng của chính doanh nghiệp. Kế hoạch lao động tiền lương Một trong những hoạt động chủ yếu của quản trị nhân sự là lập kế hoạch lao động tiền lương và là một phần không thể thiếu của kế hoạch kinh doanh trong tổng thể của doanh nghiệp. Kế hoạch lao động tiền lương cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động cũng như các vấn đề khác như tiền lương và các khoản chi phí khác như tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội..... Nếu doanh nghiệp không thoả mãn được những vấn đề này rất có thể các mục tiêu chiến lược và tác nghiệp sẽ không thực hiện được. Và kinh nghiệm cho thấy rằng, việc thiết kế tốt kế hoạch lao động tiền lương là một trong những yếu tố cơ bản cho việc thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005. Căn cứ vào Kết quả kinh doanh của năm 2000 STT Chỉ Tiêu Năm 2000 1 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 111867 Dầu mỡ nhờn 24369 Nhựa đường 66465 Hoá chất 21033 2 Doanh số tiêu thụ (Triệu đồng) 73249 Dầu mỡ nhờn 25833 Nhựa đường 25591 Hoá chất 21825 Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex Căn cứ vào kết quả điều tra, dự báo và nghiên cứu thị trường của phòng kinh doanh: Theo số liệu thống kê về kết quả điều tra nghiên cứu thị trường thì nhu cầu các sản phẩm hoá dầu trong những năm sắp tới sẽ tăng trung bình khoảng 6%/năm và sản lượng tiêu thụ dự báo trong 5 năm giai đoạn 2001 – 2005 là: Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 118579 125694 133235 141229 149703 Dầu mỡ nhờn 25831 27381 29024 30765 32611 Nhựa đường 70452 74679 79160 83910 88945 Hoá chất 21664 22964 24342 25783 27330 Nguồn: Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex Kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông mà cụ thể là Hội đồng quản trị đưa ra là: Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 thì mục tiêu chung của Công ty là: Sản lượng tiêu thụ tăng từ 6% trở lên Doanh số tăng từ 6% trở lên Lãi gộp tăng trên 10% trở lên Qua đó được phòng kinh doanh căn cứ vào thực tế và các yếu tố liên quan khác để xác định cụ thể các mục tiêu kế hoạch của giai đoạn 2001 – 2005 như sau: 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 118579 125694 133235 141229 149703 Dầu mỡ nhờn 25831 27381 29024 30765 32611 Nhựa đường 71084 75349 79869 84681 89762 Hoá chất 21664 22964 24342 25783 27330 Doanh số tiêu thụ 776430 823030 872410 924750 980240 Dầu mỡ nhờn 273830 290260 307680 326150 345720 Nhựa đường 271260 287540 304790 323070 342460 Hoá chất 231340 245230 259940 275530 292060 Lãi gộp 97274 107001 117701 129471 142418 Tổng chi phí kinh doanh 79956 87952 96747 106422 117064 Chi phí nghiệp vụ kinh doanh 66818 73500 80850 88935 97828 Chi phí hoạt động tài chính 13138 14452 15897 17487 19236 Tổng lợi nhuận trước thuế 15400 16940 18634 20497 22547 Nộp ngân sách Nhà nước 70290 77319 85051 93556 102912 Tồn kho bình quân 9710 12138 15173 18966 23708 Dầu mỡ nhờn 6749 8436 10545 13181 16476 Nhựa đường 1009 1261 1576 1970 2463 Hoá chất 1952 2441 3052 3815 4769 Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex Như vậy so với thời kỳ kế hoạch trước thì các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 đều tăng, cụ thể: - Về sản lượng tiêu thụ: từ 111867 tấn năm 2000 tăng lên 149703 tấn năm 2005 và bình quân tăng khoảng 7800 tấn/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm cao hơn so với thời kỳ kế hoạch trước là 5,5%/năm. - Về doanh số tiêu thụ: từ 732 tỷ đồng năm 2000 tăng lên khoảng 980 tỷ đồng năm 2005, bình quân tăng khoảng 50 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm và cao hơn so với mục tiêu của thời kỳ kế hoạch trước là 5%/năm. Qua đó nâng mức tăng trưởng lãi gộp lên 10%/năm và đạt khoảng 142 tỷ đồng đến năm 2005 so với 97 tỷ đồng năm 2000, bình quân tăng 11 tỷ đồng/năm. Trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 Công ty vẫn xác định lấy dầu mỡ nhờn và hoá chất là sản phẩm chính trong đó dầu mỡ nhờn là sản phẩm chủ đạo (sản lượng dầu mỡ nhờn và hoá chất chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng tiêu thụ nhưng chiếm tới 65% tổng doanh số tiêu thụ - trong đó riêng dầu mỡ nhờn chiếm gần 22% tổng sản lượng tiêu thụ và 35% tổng doanh số). Chiến lược của công ty trong những năm tới vẫn chủ yếu đầu tư vào sản phẩm dầu mỡ nhờn. Công ty sẽ đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của thị trường; đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ngoài kinh doanh các sản phẩm hoá dầu công ty còn kinh doanh các loại hình dịch vụ khác tuy nhiên doanh số mà lĩnh vực này đóng góp vào tổng doanh thu của toàn công ty là không đáng kể. 2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Căn cứ vào sản lượng tiêu thụ của năm 2000 đối với từng sản phẩm là: Dầu mỡ nhờn đạt 24369 tấn Nhựa đường đạt 66465 tấn Hoá chất đạt 21033 tấn Cùng với kết quả dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoá dầu trong những năm sắp tới Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex đã xác định tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm kế hoạch sắp tới là của từng sản phẩm như sau: Dầu mỡ nhờn tăng trưởng bình quân 6% /năm Nhựa đường tăng trưởng bình quân 6%/năm Hoá chất tăng trưởng bình quân từ 4.75%/năm trở lên Qua đó Công ty xác định sản lượng cụ thể của từng sản phẩm như sau: * Về sản lượng tiêu thụ Đơn vị: Tấn/Lon - hộp N¨m ChØ tiªu 2001 2002 2003 2004 2005 DMN N§ HC DMN N§ HC DMN N§ HC DMN N§ HC DMN N§ HC B¸n trùc tiÕp 2000 15400 3800 2150 15000 3989 2500 17700 4100 2936 19000 4300 3210 20000 4500 B¸n qua tæng ®¹i lý 2000 21000 3400 2050 17659 3500 2500 19659 3926 2850 24500 4300 3396 25780 4500 §iÒu ®éng 8990 34649 2100 9100 42640 2400 11850 42465 2600 11623 41128 2290 12560 43927 2990 Pha chÕ 12839 _ 12362 14078 _ 13071 12172 _ 13713 13352 _ 14890 13439 _ 15336 Hao hôt 2 35 2 3 50 4 2 45 3 4 53 3 6 55 4 Tæng 25831 71084 21664 27381 75349 22964 29024 79869 24342 30765 84681 25783 32611 89762 27330 Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex Chú thích: * DMN: Dầu mỡ nhờn * NĐ : Nhựa đường * HC Hoá chất Dễ nhận thấy Kế hoạch đề ra đến năm 2005 tổng sản lượng tiêu thụ đạt 149703 tấn trong đó: -Dầu mỡ nhờn đạt 32611 tấn chiếm gần 22% tổng sản lượng tiêu thụ -Nhựa đường đạt 89762 tấn chiếm gần 60% tổng sản lượng tiêu thụ -Hoá chất đạt 27330 tấn chiếm hơn 18% tổng sản lượng tiêu thụ Như vậy so với năm 2000 thì tổng sản lượng tiêu thụ tăng 37836 tấn trong đó: -Dầu mỡ nhờn tăng 8242 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm cao hơn so với mục tiêu thời kỳ kế hoạch trước là 5,5%/năm -Nhựa đường tăng 23297 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm cao hơn so với mục tiêu thời kỳ kế hoạch trước là 5%/năm -Hoá chất tăng 6297 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,75%/năm cao hơn so với mục tiêu thời kỳ kế hoạch trước là 4,5%/năm * Về doanh số tiêu thụ mà kế hoạch đề ra cho từng sản phẩm đạt: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh số tiêu thụ (triệu đồng) 776430 82303 87241 92475 98024 Dầu mỡ nhờn 273830 29026 30768 32615 34572 Nhựa đường 271260 28754 30479 32307 34246 Hoá chất 231340 24523 25994 27553 29206 Nguồn: Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex Như vậy đến năm 2005 tổng doanh số tiêu thụ của công ty đạt 980 tỷ đồng trong đó: -Dầu mỡ nhờn đạt 346 tỷ đồng chiếm hơn 35% tổng doanh số tiêu thụ -Nhựa đường đạt 342 tỷ đồng chiếm gần 35% tổng doanh số tiêu thụ -Hoá chất đạt 292 tỷ đồng chiếm gần 30% tổng doanh số tiêu thụ Công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm thông qua 4 kênh chính đó là: -Bán trực tiếp -Bán qua tổng đại lý -Điều động -Pha chế 3. Kế hoạch lao động tiền lương Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong 5 năm giai đoạn Kế hoạch 2001 - 2005 đều tăng kéo theo các chỉ tiêu của kế hoạch lao động tiền lương cũng tăng lên. Cụ thể: Số lao động tăng thêm bình quân là 5 lao động/năm Tổng quỹ lương tăng bình quân 15%/năm Tổng thu nhập tăng bình quân 15%/năm Do đó tiền lương bình quân và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng bình quân là 15%/năm. Ta có bảng chỉ tiêu Kế hoạch lao động tiền lương cụ thể như sau: STT Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Số lao động bình quân 475 485 495 505 515 2 Tổng quỹ lương 11116068053 12783478261 15979347826 18376250000 21132687500 3 Thu nhập khác 1406519679 1617497630 1315341250 1092512174 1733816820 4 Tổng thu nhập 12522587732 14400975891 17294689076 19468762174 22866504320 5 Tiền lương bình quân 1500000 1725000 2070000 2691000 3498300 6 Thu nhập bình quân 1600000 1840000 2190000 2847000 3701100 Đơn vị: Đồng Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex Chỉ tiêu quan trọng trong bản kế hoạch lao động tiền lương được cán bộ công nhân viên và người lao động quan tâm nhất chính là 2 chỉ tiêu tiền lương bình quân và thu nhập bình quân. Qua những số liệu kế hoạch trên chúng ta thấy rằng: -Tiền lương bình quân tăng từ 1.5 triệu đồng năm 2001 lên 3.5 triệu đồng năm 2005. Như vậy: %tiền lương bình quân năm 2005/tiền lương bình quân năm 2001= 3.5/1.5 = 233% -Thu nhập bình quân tăng từ 1.6 triệu đồng năm 2001 lên 3.7 triệu đồng năm 2005. Như vậy: % thu nhập bình quân năm 2005/thu nhập bình quân năm 2001 = 3.7/1.6 = 231% Đây là mức tăng trưởng khá nhanh nhưng công ty hoàn toàn có thể thực hiện được căn cứ vào khả năng và nguồn lực hiện có cùng với sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Ngoài ba bản kế hoạch chính như trên công ty còn xây dựng cho mình những bản kế hoạch khác. Cụ thể: Kế hoạch phát triển thị trường: Công ty cố gắng duy trì các thị trường truyền thống và tiếp cận, thâm nhập vào các thị trường mới, thị trường tiềm năng, trong đó thị trường trong nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Công ty phấn đấu tăng thị phần trong nước khoảng 0.2%/năm, từ 21.8% năm 2001 lên 22.6% năm 2005. Cụ thể: Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thị phần trong nuớc của PLC 21.8 22 22.2 22.4 22.6 -Dầu mỡ nhờn 18.8 19.3 19.8 20.3 20.8 -Nhựa đường 19.75 20.2 20.7 21.2 21.7 -Hoá chất 31 31.5 32 32.5 33 Nguồn: Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển cụ thể và toàn diện nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất để nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng sản phẩm, đầu tư vào quảng cáo, marketing, mở rộng mạng lưới phân phối… Kế hoạch phát triển nguồn lực: Về lao động: Hiện tại với 470 cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Mục tiêu đến năm 2005 sẽ tăng lên 495 lao động trong đó số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 80 người, chiếm khoảng 16% còn lại là công nhân có trình độ và được đào tạo cơ bản, trong số đó 12% công nhân có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra công ty tiếp tục chú trọng sắp xếp, tuyển chọn và bồi dưỡng lao động theo hướng chuyên nghiệp và tinh thông nghề nghiệp. Tiếp tục xây dựng định mức lao động hợp lý, quy chế trả tiền lương khoa học để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, kích thích người lao động sản xuất năng suất, tiết kiệm và có hiệu quả. Về công nghệ: Công ty tiếp tục đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, phát triển các tiềm lực mới góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững. Hoạch định chính sách đầu tư để hiện đại hoá quy trình sản xuất, kinh doanh đáp ứng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể trong những năm tới công ty đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng hai nhà máy hiện đại để sản xuất dầu mỡ nhờn đó là nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn Cần Thơ và nhà máy dầu mỡ nhờn Đà Nẵng; đầu tư xây dựng thêm các kho hoá chất, nhựa đường lỏng ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với trị giá hơn 100 tỉ đồng. Về vốn: Công ty tiếp tục huy động, phát triển nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tái sản xuất mở rộng từ các nguồn chủ yếu sau: + Trích từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh + Lấy từ các khoản thuế được nhà nước miễn hoặc được khầu trừ như thuế thu nhập doanh nghiệp + Huy động từ các cổ đông chính của công ty… III. Tình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong thời kỳ kế hoạch nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty nói chung và sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo nói riêng đã giúp Công ty hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch đề ra và đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Trong 5 năm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 công ty đã hoàn thành xuất sắc và vượt mức kế hoạch đề ra ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 120700 128425 136773 145800 155600 Dầu mỡ nhờn 26574 28275 30112 32100 34600 Nhựa đường 71195 75751 80675 86000 92500 Hoá chất 22931 24399 25986 27700 28500 Doanh số tiêu thụ 785556 834149 1048996 1123692 1302102 Dầu mỡ nhờn 280699 298102 374863 401478 465220 Nhựa đường 276505 293648 374863 390261 460053 Hoá chất 227152 241099 297870 330453 375229 Kinh doanh dịch vụ 1200 1300 1400 1500 1600 Lãi gộp 98375 110658 127108 151230 186107 Tổng chi phí kinh doanh 82156 91503 104219 125897 149553 Chi phí nghiệp vụ kinh doanh 67919 74801 89193 109197 131933 Chi phí hoạt động tài chính 14237 16702 15026 16700 17620 Tổng lợI nhuận trước thuế 16219 19155 22889 25333 36554 Nộp ngân sách Nhà nước 71200 79298 83205 88543 96146 Thuế GTGT 54671 55425 57309 65257 70367 Thuế XNK 15598 16628 17685 20327 22688 Thuế TNDN 0 6100 7340 0 0 Thuế + Các khoản phải thu khác 931 1145 871 2959 3091 Tồn kho bình quân 9836 13105 17339 29344 46165 Dầu mỡ nhờn 6744 8917 11053 19678 23035 Nhựa đường 1009 1206 1967 1473 7897 Hoá chất 2083 2982 4379 8193 15233 Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex - Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng tiêu thụ đạt mức 6,5%/năm vượt mức kế hoạch đề ra là 6%/năm. Như vậy so với kế hoạch thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đạt 108,3% (6,5%/6% = 1,083). Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy so với kế hoạch đề ra, sản lượng tiêu thụ thực tế từng năm đã tăng tuyệt đối là: Đơn vị: Tấn STT Chỉ Tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 2121 2731 3538 4571 5957   1 Dầu mỡ nhờn 743 894 1088 1335 1989  2 Nhựa đường 111 402 806 1319 2738   3 Hoá chất 1267 1435 1644 1917 1170 Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex Mức tăng sản lượng tiêu thụ ở trên khá ổn định trong 5 năm, từ 2121 tấn năm 2001 lên gần 6000 tấn vào năm 2005. So sánh kết quả tình hình thực hiện với mục tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2001 – 1005 ta có: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ SL tiêu thụ thực hiện/kế hoạch 101.8 102.2 102.7 103.2 103.9 Tỷ lệ doanh số tiêu thụ thực hiện/kế hoạch 101.17 101.35 120.2 121.5 132.8 Tỷ lệ lãi gộp thực hiện/kế hoạch 101.1 103.4 108 116.8 130.7 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế thực tế/kế hoạch 105.3 113.1 122.8 123.6 162.1 Đơn vị: % Ta thấy rằng tỷ lệ sản lượng tiêu thụ thực tế so với kế hoạch tăng dần qua các năm từ 101.8% năm 2001 lên 103.9 năm 2005, điều đó chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng được duy trì và mở rộng. Về doanh số thì trong 5 năm qua, năm nào công ty cũng thực hiện vượt mức kế hoạch, mà đáng chú ý là 3 năm có tỷ lệ hoàn thành vượt mực kế hoạch ở mức cao đó là năm 2003 với tỷ lệ 120,2%; năm 2004 là 121,5%; và năm 2005 cao nhất với tỷ lệ 132,8%. Ngoài ra tỷ lệ % lãi gộp thực hiện/kế hoạch cũng tăng dần qua các năm từ 101.1% năm 2001 lên 130.7% năm 2005. Đây là tốc độ tăng khá nhanh và mạnh, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có lãi. Lợi nhuận của công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng nhanh. Năm 2001 tỷ lệ %lợi nhuận trước thuế thực tế/kế hoạch đạt trên 105% nhưng đến năm 2005 tỷ lệ này là trên 162%. Có thể nói đây là 1 bước nhảy vọt về lợi nhuận của công ty trong thời gian qua và nó kéo theo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng tăng lên nhanh chóng. Điều đó được phản ánh qua đồ thị sau: -Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng rất khả quan, cụ thể: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28627.doc