Chuyên đề Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt .1

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ .2

Lời nói đầu .4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÃO VÀ ĐÁNH GIÁ

THIỆT HẠI DO BÃO. .8

1.1. Bão và các khái niệm liên quan: .8

1.2. Khái quát về thiệt hại do bão trong những năm gần đây: .11

1.2.1. Thế giới: .11

1.2.2. Việt Nam: .15

1.3.Tình hình nghiên cứu về đánh giá thiệt hại do bão: .16

1.4.Mô hình đánh giá thiệt hại do bão. .17

1.4.1. Các bước thực hiện: .17

1.4.2. Xác đinh các loại chi phí / thiệt hại do bão: .21

1.4.3. Các phương pháp đánh giá: . 21

1.4.4. Yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn: .31

1.4.5. Biện pháp giảm thiểu yếu tố rủi ro và tính không

chắc chắn: .32

Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO

TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN . 34

2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình

hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An: . .34

2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ . .34

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 34

2.1.3. Đặc điểm dân cư – xã hội . .39

2.1.4. Tình hình phát triền kinh tế . 41

2.2. Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An

trong những năm gần đây . .43

2.3. Diễn biến và thiệt hại do bão số 7, 2008 tại

huyện Diễn Châu, Nghệ An . .43

2.3.1 Diễn biến và tác động của bão số 7 ở Việt Nam . .43

2.3.2. Hoạt động của huyện Diễn Châu đối phó với

bão số7 . .46

2.3.3. Tác động của bão số 7 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An . .49

Chương 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 7, 2008 TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN . . 51

3.1. Các bước thực hiện. . .51

3.2. Xác định các loại chi phí/ thiệt hại do bão . .52

3.3. Đánh giá thiệt hại . .52

3.3.1. Các phương pháp đánh giá . .52

3.3.2. Các kết quả đánh giá thiệt hại . 55

3.4. Nhận xét: . . 76

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ XÃ HỘI DO BÃO GÂY RA 79

4.1. Kiến nghị . .79

4.2. Giải pháp . .80

4.2.1. Kĩ thuật . . 80

4.2.2. Tuyên truyền, giáo dục. . .81

4.2.3. Quản lý: . .82

Kết luận . 84

Tài liệu tham khảo . . 85

 

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch lớn nên coi như ngành du lịch không bị ảnh hưởng về lâu dài. 1.4.4. Yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn: 1.4.4.1. Yếu tố rủi ro: Các thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường do bão gây ra không chỉ xảy ra trong ngắn hạn mà nó còn ảnh hưởng theo thời gian. Đối với các ảnh hưởng ngắn hạn ta có thể dễ dàng đưa ra các biện pháp để phòng ngừa bão, tránh tác hại của nó. Tuy nhiên với các tác hại lâu dài thì lại rất khó phát hiện và cần phải có các quyết định, chính sách hợp lý để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể. 1.4.4.2. Tính không chắc chắn: Công việc khó khăn nhất trong việc đánh giá thiệt hại do bão trong trường hợp tác động của nó không có giá trên thị trường. Làm thế nào để định giá các tác động giống nhau ở các khu vực, vùng địa lý khác nhau? Nên định giá rủi ro trong cuộc sống của người dân tại một vùng do bão bằng mức sẵn lòng chi trả của họ để tránh được những rủi ro này hay bằng mức sẵn lòng chi trả trung bình của thế giới? Tính không chắc chắn còn bộc lộ trong việc chuyển giao giá trị. Trên thực tế các loại cây trồng khi được mang ra trồng thì không chỉ phụ thuộc vào độ mặn của đất như trong nghiên cứu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong đất như đạm, kali, độ màu mỡ,…Sau cơn bão, không chỉ có độ nhiễm mặn của đất bị tăng lên mà rất nhiều các chỉ tiêu trong đất đối với cây trồng cũng bị thay đổi xấu đi do đó năng suất cây trồng thực tế giảm đi rất nhiều so với nghiên cứu của WB và FAO thực hiện. Mà ở đây không có số liệu đầy đủ để đánh giá chính xác thiệt hại của ngành nông nghiệp do bão gây ra. Trong việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, chúng ta phải lấy tỷ lệ chiết khấu nào cho phù hợp với thiệt hại đó bởi vì thiệt hại của bão không chỉ là các thiệt hại trực tiếp mà nó còn là thiệt hại gián tiếp, lâu dài. 1.4.5. Biện pháp giảm yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn: - Để định giá được các tác động vật lý do bão trong thời gian dài trước hết cần nhận dạng chính xác các tác động đó. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự liên hệ và đúc kết qua nhiều năm về tác hại của bão để tìm ra được đặc điểm chung - Về việc định lượng rủi ro cuộc sống thay đổi do bão của người dân thì tùy thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của vùng đó để quyết định sử dụng mức sẵn lòng chi trả của người dân vùng đó để giảm thiểu rủi ro hay sử dụng mức sẵn lòng chi trả trung bình của thế giới. - Đối với phương pháp chuyển giao giá trị, chúng ta nên chọn hai địa điểm càng giống nhau càng tốt về cả địa lý cũng như đặc điểm khí hậu, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng,… để thay thế được nhiều giá trị hơn, tăng độ chính xác cho việc đánh giá. - Việc chọn giá trị chiết khấu cần kết hợp với tình hình phát triển kinh tế của vùng trong năm có bão để lấy chiết khấu cho phù hợp. Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An: 2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và một thị trấn, có tọa độ địa lý từ 18°51’31’’ đến 19°11’05’’ Vĩ độ Bắc; 105° 30’13’’ đến 105° 39’26’’ Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau: Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu; Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc; Phía Đông: Giáp Biển Đông; Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành; Huyện nằm trên trục giao thông Bắc – Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, Tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Địa hình: Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển. + Vùng đồi núi được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: chủ yếu là núi thấp( bình quân độ cao 200 – 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 15°, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15°. Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15- 20°. Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá. + Vùng đồng bằng: Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 – 3,5m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao của địa hình vùng thấo trũng từ 0,5 – 1,7m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện. + Vùng cát ven biển: Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông( Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 – 3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn. - Khí hậu: Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn( từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa ( từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4°C, phân hóa theo mùa khá rõ nét( cao nhất 40,1°C và thấp nhất 5,7°C). Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng( độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây. Lượng mưa bình quân 1.690 mm/ năm nhưng phân bố không đều : thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa ( từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8,9,10 dễ gây ngập úng ở những khu vực trũng thấp. Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão( bình thường mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diễn tích ven các cửa sông. - Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huỵện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất có diện tích và cơ cấu theo bảng sau: Bảng 2.1 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu. Stt Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41 2 Đất cát biển C 8.618 28,26 3 Đất mặn ít Mi 691 2,27 4 Đất mặn trung bình M 48 0,16 5 Đất mặn nhiều Mn 442 1,45 6 Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09 7 Đất phù sa glây Pg 1.870 6,13 8 Đất phù sa ngập úng Pj 1.600 5,25 9 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4.354 14,28 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 303 0,99 11 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 1.395 4,57 12 Đất đỏ vàng biển đổi do trồng lúa nước. Fl 122 1,57 13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 41 0,13 14 Đất xói mòn trơ sỏi đá. E 1.557 5,11 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, Nghệ An. + Tài nguyên nước: Huyện Diễn Châu có cả nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thủy triều lên. + Tài nguyên rừng: Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tram hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ. + Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; ohân bố chủ yếu dọc theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch,… Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương. + Tài nguyên biển: Với 25 km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy sản khá phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanhm sinh sản quanh năm rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải dương học, trong vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhièu loài nhuyễn thể khác như sò; mực;…Trữ lượng cá đáy ở khu vực này khoảng 100 tấn, trữ lượng mực khoảng 600 – 700 tấn. Đây là nền tảng lớn để phát triển các trung tâm nghề cá ở khu vực ven biển của huyện. 2.1.3. Đặc điểm dân cư – xã hội: 2.1.3.1. Văn hóa: Hoạt động văn hóa, thông tin của huyện trong những năm vừa qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng cao chất lượng truyền thống( như làng, thôn, xóm,…) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hóa của xã. Toàn huyện có 320 thôn, xóm phân bố rải rác trên địa bàn thuộc 38 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 6.709,71 ha và 287.550 nhâm khẩu. Bình quân mỗi thôn, xóm có quy mô diện tích 16 ha gần 540 khẩu. Các khu dân cư của huyện cũng được chia thành 3 dạng là đồng bằng, ven biển và miền núi. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp. Đặc biệt có sự chênh lệch giữa các khu vực miền núi, đồng bằng và ven biển, mỗi khu vực dân cư hiện có những bất cập nhất định. 2.1.3.2.Giáo dục: Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có : 40 trường mần non, 42 trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông( trong đó có 4 trường dân lập bán công). Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100 % số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100 % và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng. * Đội ngũ giáo viên các cấp: + Bậc mầm non: 621 giáo viên; + Bậc tiểu học: 1.230 giáo viên; + Bậc trung học cơ sở: 1.437 giáo viên; * Số học sinh các cấp: + Bậc mần non:12.914 học sinh; + Bậc tiểu học: 25.174 học sinh; + Bậc trung học cơ sở: 2.997 học sinh; + Bậc trung học phổ thông: 16.216 học sinh; 2.1.3.3. Y tế - dân số: Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một sội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn. Năm 2006 ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 57.712 lượt người, trong đó điều trị nội trú 5.331 trường hợp, ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh( tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng,…), chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa y tế, vận dộng toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh. Năm 2006 dân số của huyện là 293.501 người, chủ yếu là dân tộc kinh, tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm còn 1,38 % ( năm 2006). Mật độ dân số phân bố không đồng đều: cao nhất là thị trấn Diễn Châu 5.000 người/ km² và thấp nhất là xã Diễn Lâm 400 người/ km². Dân cư tập trung cao chủ yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A , đây là những địa bàn đang ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai. Tỷ lệ dân số nông nghiệp 68 % và dân số phi nông nghiệp 32 %. 2.1.4. Tình hình phát triền kinh tế: 2.1.4.1. Nông nghiệp: - Nông nghiệp: Năm 2006, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 133.383 tấn ( trong đó thóc 102.174 tấn); bình quân lương thực đầu người 458 kg/ năm. Tốc độ tăng trưởng 8,0 %/ năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( GCĐ 94) đạt 487,6 tỷ đồng. Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Năm 2006, tổng đàn trâu có 7.500 con, đàn bò có 36.152 con ( trong đó bò lai sin 189.200 con), đàn lợn có 170.000 con và đàn gia cầm có 794.000 con. - Lâm nghiệp: Hoạt động lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan,… Trong những năm qua huyện đã trồng mới được khoảng 300 ha đất rừng đưa tổng diện tích rừng trong huyện lên 6.115,74 ha vào năm 2006. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 12,5 tỷ đồng. - Thủy sản: Năm 2006, giá trị sản xuất đạt 166,12 tỷ đồng, tăng 13,2 % so với năm 2005. Sản lượng thủy sản cả năm 29.0480 tấn, giảm 1,9 % so với năm 2005. Trong đó sản lượng đánh bắt 25.290 tấn, giảm 3,7 % so với năm 2005; nuôi trồng đạt 320 tấn, tăng 23,1 % so với 2005. Một số khu vực đã cải tạo diện tích hồ đầm ven biển để nuôi trồng thủy sản( tôm, cua, ghẹ,…). 2.1.4.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 18,4 % / năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 201 tỷ đồng, tăng 23,5 % so với năm 2005. Các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được củng cố và mở rộng. Một số ngành đạt được mức tăng trưởng khá như: Chế biến hải sản, nông sản, phôi thép, tôn lợp,… 2.1.4.3. Dịch vụ: Năm 2006 giá trị sản xuất dịch vụ đạt 478 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Diễn Châu thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,…có tốc độ phát triển nhanh. 2.2. Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An trong những năm gần đây: Nhìn chung Diễn Châu là huyện đồng bằng nằm tiếp giáp với biển Đông, vị trí địa lý khá thuận lợi tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên do là một huyện ven biển, thuộc vùng chiêm trũng của tỉnh nên hàng năm huyện phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Hầu như không năm nào bão lụt “bỏ qua” với huyện Diễn Châu. Bão đổ bộ gây thiệt hại lớn về người và của. Theo thống kê các cơn bão đổ bộ vào địa bàn huyện từ năm 1975 đến nay đã gây tử vong, mất tích nhiều người và phá hủy nhiều nhà dân. Số người chết lên tới 60 người, bị thương 112 người, gây thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đồn Một số lượng lớn diện tích lúa, hoa màu bị ngập trong nước hoặc cuốn trôi, tổng số thiệt hại về lương thực của huyện khoảng 189.495 tấn. Thiệt hại về muối và sản xuất thủy sản lên tới hàng chục tỷ đồng từ chi phí sửa chữa, khắc phục hệ thống làm muối, các đầm nuôi trồng thủy hải sản. Bão làm sạt lở và vỡ một số đoạn đê xung yếu. Đặc biệt gần đây là cơn bão số 5, 2007 có tên quốc tế là Lekima đã đổ bộ vào Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ, riêng huyện Diễn Châu có 3 người chết, 4 người mất tích, làm hư hại khoảng 460 ha lúa và khoảng 720 ha hoa màu , gần 7000 m³ đất bị sạt lở. 2.3. Diễn biến và thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An. 2.3.1. Diễn biến và tác động của bão số 7 ở Việt Nam: 2.3.1.1. Diễn biến của bão số 7 ở Việt Nam: Hồi 13 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 111,0 độ kinh đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật trên cấp 9. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 29/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 7 hoạt động trên biển Đông trong năm 2008 và có tên quốc tế là Mekkhala.  Vào hồi 10 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật trên cấp 8.  Tính từ 22h ngày 29/9 trong 24 giờ, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 16h ngày 30/9, vị trí tâm bão ở cách bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình khoảng 70 km về phía Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật trên cấp 10. Hình 2.1: Đường đi của bão số 7, 2008 ở Việt Nam Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Từ sáng ngày 30/9, ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật trên cấp 10. Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, gây lũ lớn trên các sông suối, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các vùng trũng. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh. 2.3.1.2. Tác động của bão số 7 ở Việt Nam: Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương, bão số 7 và lũ quét đã làm 68 người chết và mất tích, 22 người khác bị thương; tổng thiệt hại về vật chất lên đến 3.293 tỉ đồng, chủ yếu do nhà cửa bị đổ; đê kè, cầu cống, đường bị vỡ, sạt; hoa màu bị ngập, ao đầm thủy sản bị tràn, vỡ... Yên Bái là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với 51 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 96 tỉ đồng. Thanh Hóa là tỉnh bị thiệt hại vật chất lớn nhất với 747 tỉ đồng, kế tiếp là Nam Định: 517 tỉ đồng, Thái Bình: 178 tỉ đồng, Ninh Bình: 150 tỉ đồng, Hải Phòng: 53 tỉ đồng, Nghệ An: 48 tỉ đồng... Bão số 7 là cơn bão gây thiệt hại lớn thứ 2 cả về người và tài sản ở nước ta từ trước đến nay, chỉ sau cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào Nam Bộ tháng 11.1997. Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa cho biết, hiện nay ở 3 xã Tân Trường, Tân Dân và Thanh Sơn của huyện Tĩnh Gia đang xuất hiện dịch sốt xuất huyết Dengue. Tính đến ngày 1.10, ở 3 xã này đã có 73 người mắc bệnh. Theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng thì trong điều kiện thời tiết như hiện nay, dịch sốt xuất huyết Dengue đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ cao sẽ bùng phát thành dịch lớn trên diện rộng. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa đang khẩn trương phối hợp với các cơ sở y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp nhằm bao vây, khống chế dịch. 2.3.2. Hoạt động của huyện Diễn Châu đối phó với bão số7: Năm 2008 công tác chỉ đạo, triển khai đối phó với các đợt ATNĐ, bão, mưa lụt đã được UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh chỉ đạo rất quyết liệt, cụ thể. Nắm bắt kịp thời các thông tin về các đợt bão lụt, thực hiện nghiêm túc các công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo PCLB TW, Uỷ ban Quốc gia TKCN, triển khai đối phó kịp thời với các đợt ATNĐ, các cơn bão và mưa lũ. 2.3.2.1. Hoạt động của địa phương trước bão: - Chủ tịch UBND, Ban chỉ huy PCLB đã ban hành công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai phương án đối phó với cơn bão. - Kêu gọi, ngăn chặn tàu thuyền các loại cùng ngư dân về nơi trú ẩn an toàn trước khi bão đổ bộ. - Chỉ đạo các công ty, xí nghiệp thủy lợi vận hành công trình đúng quy trình đảm bảo tiêu úng và chống bão lụt. Các các công tiêu Diễn Thành, Diễn Thủy, tiêu nước kịp thời, kiểm tra và chuẩn bị tốt vận hành các tràn xả lũ hồ chứa. - Kiểm tra hệ thống đê điều. Chuẩn bị tốt phương tiện và người dân tham gia hộ đê. - Chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu, mùa sớm và các diện tích nuôi trồng thủy sản. - Các cơ sở y tế đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết, lưu động để cấp cứu người bị nạn. - Người dân có các biện pháp chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây to có khả năng bị đổ do bão. 2.3.2.2. Hoạt động của địa phương trong bão: - Chủ tịch UBND, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh đã ban hành các Công đỉện để chỉ đạo các địa phương, đơn vị đối phó với các tình huống của bão. Bố trí lãnh đạo tỉnh, các ngành đi kiểm tra nắm bắt tình hình và chỉ đạo tại địa bàn huyện. - Văn phòng BCH PCLB tỉnh và Ban chỉ huy túc trực tìm TKCN thường xuyên để theo dõi tình hình, cập nhật thông tin, tổng hợp tình hình để báo cáo. - Triển khai đủ lực lượng, phương tiện để thực hiện tốt phương án phòng chống bão.Tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ các công trình hồ đập, đê điều thường trực 24/24 giờ. - Các lực lượng quân sự, Công an và Bộ đội biên phòng thường trực 100% quân số để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều hơn 50 cán bộ chiến sỹ d41 và trường quân sự tỉnh ém sẵn tại huyện Diễn Châu. Bộ đội biên phòng, công an tỉnh đã bố trí các tổ công tác cùng tàu, xuồng cứu hộ thường trực tại các bến sông để sẵn sàng giúp dân sơ tán, kêu gọi tàu thuyền, tìm kiếm người bị nạn trong bão lụt, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn của các công trình trọng điểm, các tuyến đường sông. Điển hình đã tổ chức tốt TKCN vụ đắm tàu tại bờ biển xã Diển Kim, Diễn Châu: Lúc 18h.00 ngày 30/9/2008 xà lan của Công ty thi công cơ giới đường thủy, Bộ giao thông vận tảivào tránh trú bão bị chết máy, mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Kim. Ban chi huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 1 tàu biên phòng, 3 tàu dân quân tự vệ tham gia cứu hộ cứu nạn, đã cứu được tàu và 7 thuyền viên. - Vận hành các hệ thống tiêu úng thoát lũ kịp thời, liên tục, đảm bảo tốt việc tiêu lũ và an toàn công trình. - Huy động nhân dân và các lực lượng vũ trang ứng cứu các công trình của huyện. 2.3.2.3. Hoạt động của địa phương sau bão: - Ban chỉ huy PCLB tỉnh và UBND huyện Diễn Châu phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Kiếm tra ra soát các hộ gia đình bị thiệt hại và gặp khó khăn do bão lụt để giúp đỡ, hỗ trợ cứu đói, ổn định đời sống. - Khắc phục thiệt hại các công trình hạ tầng, giải quyết thông tuyến đảm bảo giao thông thông suốt, tu sửa công trình thủy lợi, hồ đập để sẵn sàng đối phó với mưa lũ tiếp và phục vụ sản xuất. - Các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường thành lập các đoàn cùng các huyện thực hiện cong tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh, nhất là vùng bị ngập úng, lụt, lũ quét, Phát động nhân dân ra quân làm thủy lợi. Kịp thời phân phối hỗ trợ của Chính phủ cho các gia đình có người chết, nhà bị trôi, đổ sập, khôi phục sản xuất nông nghiệp, thủy sản, mua thuốc phòng dịch bệnh y tế và khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi, thiết bị thông tin phục vụ đánh bắt thủy sản địa phương khắc phục hậu quả mưa lụt. - Tập trung cho việc tu sửa trường lớp để các cháu học sinh sớm được đến trường trở lại. 2.3.3. Tác động của bão số 7 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An: Cơn bão số 7 không gây thiệt hại về người như tử vong, mất tích hay bị thương đáng kể cho huyện Diễn Châu. Nó chỉ gây ra một số loại bệnh về tiêu hóa do chất lượng môi trường sau bão bị ô nhiễm như kiết lỵ, tiêu chảy,… Bão số 7 ảnh hưởng phần lớn lên ngành nông nghiệp, làm tổn thất đến sản lượng lúa và hoa màu, làm chết một sô lượng gia súc, gia cầm,…Tiếp đó là hệ thống thủy lợi và ngành thủy sản. Ngoài ra nó làm hư hại đến một số nhà dân, hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh,… Nó không gây ảnh hưởng đáng kể đến các công trình kiên cố, không gây ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện của huyện. Tác động của bão số 7 đối với huyện Diễn Châu sẽ được trình bày cụ thể trong bảng 3.1: Các loại thiệt hại do bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu và phương pháp đánh giá ở chương 3, phần 3. Chương 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 7, 2008 TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN. 3.1. Các bước thực hiện: Các bước thực hiện đánh giá thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An bao gồm: + Bước 1: Xác định các loại chi phí/ thiệt hại do bão số 7. Bước này chỉ ra các loại chi phí/ thiệt hại cụ thể do bão số 7 gây ra tại huyện Diễn Châu. So sánh v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111326.doc
Tài liệu liên quan